Chương 8 - phần 1
Đường hạt là sự mô phỏng một chuỗi hạt cườm xâu liền vào nhau, chỉ nhìn được một nửa hạt, nên cái đang nằm trước mặt tôi là một thanh gỗ dài một mét sáu, nửa hạt một nối đuôi nhau từ đầu này đến đầu kia.
Đoạn này chị không hiểu lắm, vì cái chỗ "nên...", không hiểu là vì cái gì mà có "nên" ở đây. Có phải ý em nói:
Đường hạt là sự mô phỏng một chuỗi hạt cườm xâu liền vào nhau, chỉ nhìn được một nửa hạt, nên cái đang nằm trước mặt tôi
trông như một thanh gỗ dài một mét sáu,
từng nửa hạt
một nối đuôi nhau từ đầu này đến đầu kia.
Nhìn cái hoa chẳng có gì mà dùng bao nhiêu là đục.
Chỗ này chị cũng không hiểu lắm, ý em là dũng nhiều mũi đục khác nhau?
Tách sẽ tạo những chi tiết nhỏ trên sản phẩm như đường gân lá, trên những cánh hoa, nhị hoa; chi tiết trên thân một con vật (lông, cánh, mắt…),…
Chỗ này nhiều dấu ba chấm đi liền tù tì nhìn hơi loạn.
Tách
là giai đoạn tạo những chi tiết nhỏ trên sản phẩm như đường gân lá, trên những cánh hoa, nhị hoa; hay những chi tiết như lông, cánh, mắt,... trên thân một con vật; v.v.
Hồi tôi thi đỗ đại học, bố mẹ mừng lắm, còn mở tiệc liên hoan, mời anh em đến chung vui. Bây giờ mấy em học sinh mới học lớp mười một, mười hai bố mẹ đã khuyên nghỉ học về nhà lấy chồng giàu. Nghỉ sớm, học nghề sớm, lấy chồng rồi sinh con sớm, sau này nhàn hạ. Không ít người lấy tôi ra làm dẫn chứng cho sự vô nghĩa của việc học để động viên con bỏ học. Cảnh đó không biết khiến người ta nên vui hay nên buồn.
Đoạn này thấy buồn nha em. Mỗi người mỗi chí hướng, có lẽ bằng cấp không phải là cái ai ai cũng nên hướng tới, nhưng việc học thì lúc nào cũng cần, không phải lúc nào cũng học ở trường lớp, mà còn có trường nghề, trường nhà, trường đời, học từ những người xung quanh.
Cô Nga thỉnh thoảng lại sang kể tình hình ở nhà cô cho mẹ tôi nghe. Cô cũng lo cái Thương thi đỗ, lấy đâu ra tiền mà mua xe đạp điện cho nó. Nó nghỉ học ở nhà làm, vừa đỡ tốn tiền học, vừa biết làm sớm, một hai năm nữa lấy chồng là cô chú nhàn, chỉ phải lo cho thằng Chính nữa thôi.
Lấy chồng rồi mà nhỡ chồng có chuyện gì thì vợ cũng không có học hay không có nghề để làm được gì thì cũng chưa chắc nhàn...
Tôi chưa xin được việc nên chỉ bị hỏi thăm về công việc, còn cái Nhung bạn tôi đã có công việc ổn định thì bị hỏi chuyện người yêu. Những câu hỏi kiểu: “Cháu đã có người yêu chưa?”, “Bao giờ thì cho cô ăn cỗ?”… Nói chung, rất là mệt. Mà chẳng hiểu sao nhà tôi lại nhiều người đến chơi như vậy, cứ như ông Phùng chẳng hạn, ngày nào cũng sang nhà tôi vài lần. Thê nên số lần tôi bị "phỏng vấn" không phải là ít.
Ờ những câu hỏi không bao giờ dứt... có người yêu rồi thì sẽ hỏi khi nào cưới, cưới rồi thì sẽ hỏi khi nào sanh con, có đứa con đầu thì hỏi khi nào có đứa tiếp theo,...không việc làm thì hỏi sao ăn ở không, có việc làm thỉ hỏi lương bao nhiêu...
Chương 8 - phần 2
Lấy bác Trường, bác Lý bắt đầu khổ, khổ vì chồng, khổ vì gia đình chồng. Bác Trường không biết làm nghề, cứ lông bông chơi bời, cờ bạc, lô đề đủ cả, phiêu bạt khắp nơi, ra tù vào tội, cuối cùng lại về ăn bám vợ. Chồng đã vô tích sự, gia đình chồng lại không biết đường ăn ở, coi bác không ra gì. Bây giờ, bác khổ vì con, bên cạnh cái khổ vốn có từ khi lấy chồng.
À đây, như chị nói ở trên... lấy chồng chưa chắc nhàn.
Nhưng thằng Dương, con thứ ba trong nhà, lại chẳng thua kém gì bố nó.
Chị nghĩ chỗ này phải là
chẳng hơn gì bố nó mới đúng nghĩa.
(Cũng là so sánh nhưng chị nghĩ nghĩa của nó, em xem thử đọc có sắc thái khác nhau không nha:
-- chẳng thua kém: tài giỏi chẳng thua kém ai, học hành chẳng thua kém ai
-- chẳng hơn gì: tồi tệ chẳng hơn gì ai, học hành chẳng hơn ai.)
Đọc chương này thấy Linh cũng không đến nỗi tự kỷ nhỉ, cũng rành rọt chuyện trong nhà ngoài xóm.
Khổ thân bác Lý, nhà có mấy ông con trai thịt thối, từ cha đến con. Cô gái nào gả vào nhà này thì cũng đừng có mơ chuyện được nhàn nhã. Đọc chương này thấy sao sao í. Quả thật có nhiều suy nghĩ giữa làng và thành phố khác nhau mà không biết hướng nào là hướng đi tốt cho người ở làng. Không thể bắt họ học hành vì ai cũng học thành ông này bà kia mang mấy tấm bằng ra trường mà không nghề ngỗng cũng chẳng giúp ích được gì cho xã hội. Nhưng không học hành thì dân trí không cao và cũng chẳng ai bíêt đường nào mà vươn lên ngoại trừ bám víu vào cái nghề truyền thống đang ngày một mai một đi.