Hoàn thành Về quê - Hoàn thành - Lê La

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
4.000,0
Chương 3 - phần 1

Tôi làm nó trong một buổi tối.
Tôi hoàn thành nó trong một buổi tối.

Phòng được lợp mái tôn, dù đã đóng trần thạch cao cũng không giúp làm giảm nhiệt độ trong phòng chút nào. Xung quanh lại không có nhà khác che nên cái nắng rọi thẳng vào mấy bức tường, khiến cho nhiệt độ trong phòng luôn cao hơn bên ngoài một vài độ C. Buổi tối, dù ngoài sân gió mát đến mấy thì trong phòng cũng hầm hập như cái lò. Những ngày nóng đỉnh điểm, đến hai giờ đêm tôi vẫn chưa ngủ được vì quá nóng. Trước đây, tôi đã không thích mùa hè vì cái nóng làm tôi khó chịu, đến khi sống ở phòng trọ này hơn hai năm, tôi càng ghét mùa hè hơn.
Cái này làm chị nhớ ngày trước mẹ chị xây một phòng trên sân thượng cũng lợp mái tôn. Vì là phòng mới nên mấy anh chị em trong nhà tranh giành nhau vào đó ngủ, ngủ được một đêm đứa nào cũng than trời vì quá nóng... trời mưa thì ầm ầm to đến không ngủ được. :))

Đi qua cầu thang số một là đến phòng của Trang và Duyên. Phòng này cũng được ngăn với lối đi bằng những tấm nhôm, nhưng là phòng rộng nhất. Cạnh phòng này có một cầu thang nữa, gọi là cầu thang số hai, tôi không đánh số cho cái cầu thang lên chỗ nuôi gà. Có thể hình dung là từ phòng khách đi thẳng vào sẽ đến cầu thang này, nó chiếm một nửa lối đi, lối đi nằm giữa phòng cái Trang và cái cầu thang số hai. Cầu thang số hai dẫn lên phòng chị Nga. Phòng chị Nga nằm ngay trên phòng cái Trang, chỉ cần chị mở cửa ra là nhìn xuống được một nửa phòng bên dưới. Nếu bỏ hết những ngoại cảnh xung quanh, phòng chị Nga giống như một cái nhà sàn.
Đoạn tả phòng trọ này và đoạn trước và sau đó, hình như hơi dài dòng mà cũng khó hình dung. Chị hình dung được tí xíu nhưng sau đó lại bảo đến những hai mươi phòng thì chị không hình dung ra được. Nói chung chị hiểu những cái miêu tả để chỉ ra nó chật chội thế nào nhưng thay vì tả lên cầu thang có một cái phòng, phòng chị này bên phải, phòng chị kia bên trái v.v... thì chị nghĩ những ý đó có thể cô đọng lại bằng những cảm xúc khác để diễn tả sự ngột ngạt.

Anh Chiến ngớ ra, ấp úng thanh minh nhưng ông Cát cứ hùng hùng hổ hổ đuổi anh về. Hôm sau, bọn tôi nghe cái Duyên kể mà cười lăn lộn trên giường, gặp anh Chiến đứa nào cũng nói: “Anh Chiến, anh đừng có mà lợi dụng vẻ đẹp trai của anh nhá.” Anh Chiến không biết phải làm gì, cười cũng không được mà khóc cũng chẳng xong.

Ông Cát tắt điện định đi ngủ nhưng thấy phòng chị Nga vẫn sáng nên đứng bên dưới hỏi vọng lên: “Mấy đứa kia không về phòng ngủ à?” Cũng đến giờ giới nghiêm rồi thật....
Hai đoạn này hình như chuyển ý không hợp lý lắm, hơi thiếu thiếu cái gì... Chị nghĩ nên thêm vào như sau:
Đến khoảng mười giờ rưỡi tối ông Cát tắt điện định đi ngủ....

Chương 3 - phần 2

Từ phòng tôi đi xuống, hết cầu thang là đến luôn phòng tắm, nên chỉ cần đứng ở trên ngó xuống là biết có ai ở trong đó hay không.
Câu này hơi dễ bị hiểu thành không "chong xáng" nha, nghe tưởng như nhìn thấy tuốt bên trong nhà tắm. :))
Từ phòng tôi đi xuống, hết cầu thang là đến luôn phòng tắm, nên chỉ cần đứng ở trên ngó xuống xem cửa có đóng hay mở là biết có ai ở trong đó hay không.

Khi nói chuyện với chúng tôi, chị nói rất bình thường, còn khi nói chuyện điện thoại với người yêu, chị điệu không thể tả được. Tôi nghe mà sởn cả da gà.
Chỗ chữ điệu thay bằng tử ỏng ẹo chị nghĩ đúng hơn. Người Nam hay dùng từ điệu để chỉ mấy cô hơi ỏng ẹo chăm chút hình thức hơn là ỏng ẹo trong lời ăn tiếng nói.

Thật chẳng bù cho tôi chút nào, cái gì cũng không biết. Nhìn nó quán xuyến việc gia đình mà tôi tự thấy bản thân mình còn kém cỏi lắm, chẳng biết lúc nào mới đủ bản lĩnh mà lấy chồng.
Cái này chị không đồng ý nha. Lấy chồng đâu cần bản lĩnh, mà cần yêu thương, lấy về rồi mới cần đến bản lĩnh để chịu đựng nhau. :))

Chương này làm chị nhớ thời sinh viên quớ đi. :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Hexagon

-trong sáng-
Tham gia
6/12/13
Bài viết
4.042
Gạo
320,0
Chỗ chữ điệu thay bằng tử ỏng ẹo chị nghĩ đúng hơn. Người Nam hay dùng từ điệu để chỉ mấy cô hơi ỏng ẹo chăm chút hình thức hơn là ỏng ẹo trong lời ăn tiếng nói.
Người Bắc dùng từ "điệu" cho cả hình thức, hành động và giọng nói. Kiểu: "Con bé đó điệu chảy nhớt". Và từ "ỏng ẹo" chính xác phải là "õng ẹo" ^^.
 

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.511
Gạo
2.620,0
Cái này làm chị nhớ ngày trước mẹ chị xây một phòng trên sân thượng cũng lợp mái tôn. Vì là phòng mới nên mấy anh chị em trong nhà tranh giành nhau vào đó ngủ, ngủ được một đêm đứa nào cũng than trời vì quá nóng... trời mưa thì ầm ầm to đến không ngủ được. :))
Chuẩn luôn chị ợ, trời mùa hè thì nóng kinh người, mùa đông thì lạnh kinh người, trời mưa thì như nghe pháo nổ bên tai. :))

Đoạn tả phòng trọ này và đoạn trước và sau đó, hình như hơi dài dòng mà cũng khó hình dung. Chị hình dung được tí xíu nhưng sau đó lại bảo đến những hai mươi phòng thì chị không hình dung ra được. Nói chung chị hiểu những cái miêu tả để chỉ ra nó chật chội thế nào nhưng thay vì tả lên cầu thang có một cái phòng, phòng chị này bên phải, phòng chị kia bên trái v.v... thì chị nghĩ những ý đó có thể cô đọng lại bằng những cảm xúc khác để diễn tả sự ngột ngạt.
Cái đoạn phòng trọ là em nhận được nhiều phản hồi nhất đó chị. :)) Toàn kêu em hại não người đọc, mà thật ra thì ý em... đúng là như thế. :D Em muốn phác họa chi tiết về nhà trọ ấy, vì em thấy nó có một không hai, một nhà trọ như kiểu từ thế kỉ nào ấy giữa đất thủ đô bây giờ... Nhưng chắc cái em thành công nhất là làm nản chí bạn đọc. :3

Hai đoạn này hình như chuyển ý không hợp lý lắm, hơi thiếu thiếu cái gì... Chị nghĩ nên thêm vào như sau:
Đến khoảng mười giờ rưỡi tối ông Cát tắt điện định đi ngủ....
Hị, em sẽ thêm. :">

Câu này hơi dễ bị hiểu thành không "chong xáng" nha, nghe tưởng như nhìn thấy tuốt bên trong nhà tắm. :))
:)) Sự thật là chỉ nhìn thấy cái bóng mờ mờ bên trong thôi ạ. :))

Chỗ chữ điệu thay bằng tử ỏng ẹo chị nghĩ đúng hơn. Người Nam hay dùng từ điệu để chỉ mấy cô hơi ỏng ẹo chăm chút hình thức hơn là ỏng ẹo trong lời ăn tiếng nói.
Ngoài Bắc dùng từ "điệu" đúng như anh Hexagon nói đó chị. Có vẻ hai từ "điệu" và "õng ẹo" được thay thế nhau trong cách sử dụng ở hai miền. :D Bản thân em thì thấy ở ngoài Bắc sử dung từ "điệu" và từ "õng ẹo" như là hai từ mang sắc thái khác nhau, "õng ẹo" mang sắc thái đậm hơn một chút, nói "õng ẹo" nghĩa là rất điệu ấy.

Cái này chị không đồng ý nha. Lấy chồng đâu cần bản lĩnh, mà cần yêu thương, lấy về rồi mới cần đến bản lĩnh để chịu đựng nhau. :))
Ui, em nói nhỏ nha chị Ruồi, em có yêu thương rồi nhá, nhưng vẫn sợ lấy chồng. :((

Chương này làm chị nhớ thời sinh viên quớ đi. :))
Hê hê, em vui ạ. :v
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
4.000,0
Chương 4

Tôi và Duyên giúp Trang chuyển đồ. Xong đâu đấy, nhìn lại căn phòng trống huơ trống hoác, chỉ còn đồ của tôi và cái Duyên, tự nhiên nỗi buồn ập đến, rất nhanh và chiếm trọn suy nghĩ của tôi.

Tôi mang điện thoại và tai nghe ra sân ngồi. Tận ngoài cùng, có một khoảng trống không có mái che, nếu ngồi ở đó, tôi có thể nhìn xuống một góc chợ dưới ngõ và một đoạn của đường Trần Thái Tông.
Đoạn này có lẽ có thể thêm một hai câu tả cảm xúc buồn mang mác đại loại vậy rồi bị phá vỡ vì điện thoại reo, hoặc chuyển ý vì buồn nên đem máy ra ngoài nghe nhạc? Chị nói vậy là vì đoạn sau chuyển ý tự nhiên mang điện thoại và tai nghe ra (nghe nhạc? nghe điện thoại?) hơi khó hiểu, đọc đến đoạn nhạc Zensky chị mới hiểu. :D

Khi chuyển đến đây, thời tiết đang là mùa đông, so với xóm trọ nhà ông Cát, lại có thêm một khoảng sân trước phòng, chúng tôi đã vô cùng thích thú.
Đoạn tô đậm này chị không hiểu lắm đang so sánh cái gì với cái gì? :-/ Hình như có nhiều ý hơi pha trộn vào nhau. Chị nghĩ em đang muốn nói:
Chúng tôi chuyển đến đây trong cái lạnh của mùa đông, chỗ này so với xóm trọ nhà ông Cát lại có thêm một khoảng sân trước phòng, khiến chúng tôi vô cùng thích thú.

Khi nhìn bầu trời, mỗi người chắc sẽ có những suy nghĩ khác nhau. Với tôi, bầu trời luôn mang lại cảm giác bình yên. Ngay từ hồi bé tôi đã thích nhìn bầu trời, bởi sự rộng lớn và đẹp đẽ của nó. Ai cũng bảo trời chiều gợi nỗi buồn nhưng tôi không thấy vậy. Tôi thích những buổi chiều tối mùa hè, khi mà mặt trời sắp lặn, đứng trên trần và nhìn những đám mây, mỗi đám mây mang một hình thù khác nhau. Nếu chịu khó tưởng tượng, sẽ thấy nhiều cái hay, cả những cái kì diệu nữa.

Lớn hơn một chút, tôi thích bầu trời đêm, nhiều sao, lấp lánh. Hồi đó tôi đọc Thủy thủ Mặt Trăng nên thích cả những vì sao. Rồi thấy vũ trụ bao la ấy dường như không có điểm dừng, giống như thời gian vậy. Lớn thêm chút nữa, tôi thích bầu trời đêm nhưng không có sao, đen thẫm. Đó là khoảng thời gian tôi có nhiều suy nghĩ tiêu cực, thích một mình, chỉ muốn nhìn bầu trời đen thẳm đó và suy nghĩ, nghĩ về tương lai nhưng mà vô vọng lắm. Sau đó tôi không còn phân biệt bầu trời như thế nữa. Chỉ biết rằng mình thích nhìn lên thật cao, không thấy gì khác ngoài bầu trời. Lúc đó, tâm hồn thật dễ chịu.
Đoạn này hay ợ. Làm chị nhớ lần đầu về quê lúc 6 7 tuổi gì, trời tối đen như mực, ngó lên thấy quá trời sao sáng, lần đầu tiên mới biết trên trời có sao. Đó là những hình ảnh mà trẻ con sống những nơi bị ô nhiễm ánh sáng như thành thị không bao giờ được thấy, :))

Chương này hay. Hình như càng đọc thấy càng hay. :x
 

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.511
Gạo
2.620,0
Chị conruoinho,
Lần đầu tiên em nghe nói "ô nhiễm ánh sáng" đấy ạ, hay quớ. :v
Nghe chị khen chương 4 hay mà em thấy rưng rưng, hức. Chỉ cần 1 chương chị khen hay cũng đủ khiến em vui rồi, cảm ơn chị ạ. :3
Tình hình là laptop của em đang có vấn đề nghiêm trọng nên em chưa thể sửa bản thảo luôn được, em mong chị tiếp tục góp ý cho em, khi nào có thể em sẽ sửa luôn và ngay, hi. Yêu chị Ruồi nhiều ạ. :x
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
4.000,0
Chương 5 - phần 1

chiếc hòm tôn đựng quần áo mùa đông ra
Chiếc hòm tôn là chiếc hòm làm bằng kim loại "tôn" hả em? Hay là chiếc hòm tôi đựng quần áo...? :-/

Phòng có bốn người: Hòa, Phượng, Mến học cùng lớp với tôi; Hồng từng học với chúng tôi một năm rồi thi lại sang ngành khác, học khoa khác.
Chị nghĩ đoạn này nên sửa lại như sau để dễ hiểu hơn (vì ban đầu đọc chị hiểu nhầm :D):
Phòng có bốn người, giở thêm tôi nữa là năm. Hòa, Phượng, Mến học cùng lớp với tôi; Hồng từng học với chúng tôi một năm rồi thi lại sang ngành khác, học khoa khác.

Điều tôi ghét là sự không công bằng, thiên vị, sự kèn cựa cá nhân làm ảnh hưởng đến người khác, sự thiếu nhất quán…
Sự thiếu nhất quán của cái gì? Câu này dường như chưa hết ý dù đã có dấu ba chấm.

Cái Hòa thực sự bị tổn thương, tổn thương nhưng không buồn, nỗi buồn bị nỗi tức giận áp chế. Bản thân tôi cũng có cảm giác tương tự như nó, thậm chí tôi nghĩ rằng, tôi và nó như cùng chịu hoàn cảnh như nhau. Và mọi điều tốt đẹp về người đã theo sát chúng tôi bốn năm bỗng vụt tan biến. Cái ý nghĩ rằng mọi hành động, lời nói trước đây đều là giả tạo đã hình thành trong bộ não hỗn độn của tôi và nhất quyết không chịu rời đi. Tôi không muốn nhìn thực tại đó nữa, tôi muốn chúng biến mất hoặc tôi có thể biến khỏi đó.
Đoạn này chị hiểu ý em. Nhưng chị thấy nó thiếu tình tiết dẫn đến cảm xúc. Giống như đùng một cái bảo vệ luận văn xong, độc giả chưa rõ đầu đuôi hay chưa thấy có tình huống giật gân nào xảy ra thì đã thấy Linh và Hòa thất vọng và tổn thương. Không hiểu vì sao? Đọc tiếp nữa thì có vẻ như Linh và Hòa bị trù dập vì BGK không ưa người hướng dẫn của hai bạn, nhưng dường như vẫn thiếu sự thuyết phục trong lý do vì sao hai bạn này có cảm xúc như vậy.

Chương 5 - phần 2
Hình như sau bốn năm sống giữa đất thủ đô, tôi vẫn không thay đổi chút nào, từ ngoại hình cho đến suy nghĩ. Nhìn bạn bè tôi mà xem, ai nấy đều xinh đẹp hơn, trưởng thành hơn, biết cách ăn mặc hơn… Giữa những bộ váy đầy nữ tính và duyên dáng, giữa một hội trường trang trọng và lịch sự, tôi giống như một kẻ không may đi lạc, lạc vào thế giới không dành cho tôi.
Thật ra thì ai cũng có thay đổi, nhưng không ai nhận ra sự thay đổi của chính mình. Đọc đoạn này làm chị muốn nhảy chương để xem Linh về quê mọi người nghĩ thế nào về Linh của hôm nay, so với Linh của bốn năm trước. :)

Trước khi về quê, tôi, Mến, Hòa và Hương rủ nhau đi thăm Lăng Bác. Kể ra thì từ khi học đại học, chưa có lần nào tôi vào Lăng viếng Bác.
Truyện có quá nhiều nhân vật phụ nên khó mà theo kịp xem là ai với ai... chị nhớ là 4 cô bạn cùng phòng là Hòa, Mến, Phượng, Hồng mà giờ có cô Hương này ở đâu ra chị không nhớ nổi. #-o

Tôi nhận được tin nhắn của Hồng, người bạn ngồi cạnh tôi suốt bốn năm đại học.
Bình luận như trên: nhiều nhân vật quá dễ làm cho độc giả bị lộn xộn về tình tiết câu chuyện, hoặc nhân vật trùng tên mà không có sự phân biệt rất khó nhớ hết ai là ai của ai. Bạn Hồng này khác với bạn Hồng cùng phòng? Vì chị tưởng Hồng cùng phòng đã chuyển ngành khác sau một năm học, nếu đã chuyển ngành sao có thể ngồi cạnh nhau suốt bốn năm.

Phần 5 này chị học được thêm vài từ miền Bắc mới của Lê La. :D
 

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.511
Gạo
2.620,0
Chiếc hòm tôn là chiếc hòm làm bằng kim loại "tôn" hả em? Hay là chiếc hòm tôi đựng quần áo...?
Là hòm tôn làm bằng kim loại tôn chị ạ. :D

Chị nghĩ đoạn này nên sửa lại như sau để dễ hiểu hơn (vì ban đầu đọc chị hiểu nhầm :D):
Phòng có bốn người, giở thêm tôi nữa là năm. Hòa, Phượng, Mến học cùng lớp với tôi; Hồng từng học với chúng tôi một năm rồi thi lại sang ngành khác, học khoa khác.
Em sẽ sửa ạ.

Sự thiếu nhất quán của cái gì? Câu này dường như chưa hết ý dù đã có dấu ba chấm.
Ở đây em chỉ liệt kê những cái Linh ghét, nhưng có lẽ em phải xem lại để viết rõ hơn. :)

Đoạn này chị hiểu ý em. Nhưng chị thấy nó thiếu tình tiết dẫn đến cảm xúc. Giống như đùng một cái bảo vệ luận văn xong, độc giả chưa rõ đầu đuôi hay chưa thấy có tình huống giật gân nào xảy ra thì đã thấy Linh và Hòa thất vọng và tổn thương. Không hiểu vì sao? Đọc tiếp nữa thì có vẻ như Linh và Hòa bị trù dập vì BGK không ưa người hướng dẫn của hai bạn, nhưng dường như vẫn thiếu sự thuyết phục trong lý do vì sao hai bạn này có cảm xúc như vậy.
Đúng là đoạn này hơi không rõ ràng vì em không muốn kể chi tiết sự việc. Căn bản là có động chạm đến các cá nhân khác. :( Em chỉ dẫn dắt bằng suy nghĩ của em. Để em xem lại rồi tìm cách sửa cho hợp lý hơn.

Thật ra thì ai cũng có thay đổi, nhưng không ai nhận ra sự thay đổi của chính mình. Đọc đoạn này làm chị muốn nhảy chương để xem Linh về quê mọi người nghĩ thế nào về Linh của hôm nay, so với Linh của bốn năm trước. :)
Vâng, đó là suy nghĩ của bản thân nhân vật thôi ạ, như kiểu muốn nghĩ như vậy và tự tách mình ra ấy.
Ực, em làm chị thất vọng rồi, phần Linh về quê em viết những cái khác ạ, nhưng bản thân Linh nhận thấy sự thay đổi trong suy nghĩ của mình. :D

Truyện có quá nhiều nhân vật phụ nên khó mà theo kịp xem là ai với ai... chị nhớ là 4 cô bạn cùng phòng là Hòa, Mến, Phượng, Hồng mà giờ có cô Hương này ở đâu ra chị không nhớ nổi. #-o
Hị hị, Hương là cô bạn thực tập cùng Linh từ năm trước đó chị, tại vì học cùng lớp nên chơi với nhau cả. :v

Bình luận như trên: nhiều nhân vật quá dễ làm cho độc giả bị lộn xộn về tình tiết câu chuyện, hoặc nhân vật trùng tên mà không có sự phân biệt rất khó nhớ hết ai là ai của ai. Bạn Hồng này khác với bạn Hồng cùng phòng? Vì chị tưởng Hồng cùng phòng đã chuyển ngành khác sau một năm học, nếu đã chuyển ngành sao có thể ngồi cạnh nhau suốt bốn năm.
:D, lại cười ngại ngùng :">, là hai bạn khác nhau và trùng tên chị ạ, em phải viết cả họ các bạn ấy ra thôi. :)

Phần 5 này chị học được thêm vài từ miền Bắc mới của Lê La. :D
Em hi vọng sang phần Linh về quê chị không bị choáng ngợp với những từ em sử dụng. :))
Em đi sửa đây ạ, cảm ơn chị Ruồi nhé. >:D<
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
4.000,0
Chương 6

Nhìn cảnh vật và màu sắc thay đổi bên ngoài cửa kính ô tô, tôi chợt nhớ đến nhân vật ông họa sĩ với cách ông nhìn cuộc sống xung quanh trong Nghệ thuật nhìn thế giới [1] của K. Paustovsky.
Chỗ này gợi cho người đọc sự tò mò về ông họa sĩ mà tác giả lại không triển khai thêm vì sao nghĩ đến ông ta? có liên hệ gì với ông ta? Chẳng hạn như: Linh thấy mình có suy nghĩ giống ông họa sĩ? Hay những cảnh vật xung quanh giống với những gì ông ấy vẽ về cuộc sống xung quanh ông ta?...
Cái nữa là hình như bên Nga họ thích ghi tên tắt theo kiểu K.G. Paustovsky, tức là dùng viết kèm cả từ tắt của tên lót. (Cái này chị mới học được trong sách Chuyện nghề, chuyện nghiệp, chuyện ngoại giao của Nguyễn Trí.) :D

Nhìn bố có vẻ ít nói nhưng thật ra lúc nào cần nói bố nói rất nhiều.
Chị nghĩ nên sửa từ nhìn thành: Bình thường bố có vẻ ít nói....
Từ nhìn chị thấy thường được dùng như sau: Nhìn anh ta trông có vẻ ốm yếu nhưng thật ra rất dẻo dai. Kiểu như chỉ một nhận định nào có thể cảm thụ được bằng mắt hoặc nhìn sơ qua thì thấy vậy. Còn về sau của em thật ra lúc nào cần thì đã có ý chỉ, quả thật bố nói ít nhưng khi cần thì nói nhiều. :D

Làng tôi là làng nghề chuyên làm đồ gỗ. Nó phát triển nhanh chóng với nhịp sống khá vui tươi chứ không buồn tẻ như một số làng quê khác. Đôi khi tôi thấy sống ở làng còn vui hơn là sống ở thành phố.
Câu miêu tả in đậm dường như nó không xuôi tai chỗ nào í mà chị nghĩ không ra nên giải thích thế nào, hình như từ phát triển không phù hợp, gợi cho người đọc cảm giác nó chỉ mới nhanh chóng và vui tươi gần đây thôi, như một quá trình đã, đang và sẽ có sự thay đổi. Và do đó, nhanh chóng và vui tươi thật ra không phải là bản chất của cái làng này.
Chị nghĩ em muốn nói:
Nhịp sống của làng tôi khá nhanh chóng và vui tươi chứ không buồn tẻ....
(Hoặc có lẽ em muốn nói "phát triển" như chị ghi ở trên. :D)

Người làng tôi thích bàn chuyện thiên hạ, người này dòm ngó chuyện người khác, có khi người trong nhà chưa biết thì người ngoài đã thông tường đầu đuôi cả rồi. Nhưng được cái người ta cũng quan tâm lẫn nhau, lấy chuyện người khác làm chuyện của mình, nên ai cũng biết ai, có sự vụ gì đã có cả làng chia sẻ, không sợ phải cô đơn. Vì làng tôi khá là rộng nên có nhiều chuyện, nhiều người tôi không biết.
Câu cuối có vẻ đi ngược lại với ba câu trên. Cả làng ai cũng biết ai chỉ có cái Linh hay tự kỷ là không biết tất cả mọi người? :D (Nếu đúng thật vậy thì nên sửa lại câu cuối cho phù hợp. :P)

Về đến nhà văn hóa thôn là tôi có thể nhìn thấy nhà mình. Nhà tôi đang xây tầng hai, để khi cả hai chị em tôi về còn có chỗ ngủ. Nhà tôi vốn rộng chứ không chật chội gì, nguyên nhà tắm đã rộng bằng phòng trọ đầu tiên của tôi trên Hà Nội rồi. Nhưng nhà tôi không có nhiều phòng ngủ, nên mới phải xây thêm. Từ cổng đi vào là một khoảng sân rộng chừng bảy mươi mét vuông, là nơi bố tôi làm việc, bên trên có lợp mái tôn. Đi hết sân là nhà chính có phòng khách và phòng ngủ của bố mẹ, ở quê tôi gọi là buồng, bên trên phòng ngủ này có một cái gác xép. Bên phải sân là dãy nhà được ngăn làm ba, một phòng kê hàng, phía trong là phòng ăn, bếp và phòng tắm. Nhà này gọi là nhà dưới còn nhà chính gọi là nhà trên. Kết cấu nhà tôi là kết cấu hình chữ L. Đi từ phòng khách, qua buồng của bố mẹ là tới phòng ăn. Tất cả các phòng đều thông với nhau, phòng nào cũng có cửa để đi ra sân trừ phòng tắm và vệ sinh (vì phòng này nằm trong cùng, bao quanh bởi phòng ăn và nhà trên) nên nhà tôi có rất nhiều cửa.
Đoạn này làm chị có cảm xúc giống đoạn tả nhà trọ 20 phòng. :))

Chương này không có cảm xúc gì đặc biệt. Hết. :D
 
Bên trên