Hoàn thành Về quê - Hoàn thành - Lê La

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
4.000,0
:D, lại cười ngại ngùng :">, là hai bạn khác nhau và trùng tên chị ạ, em phải viết cả họ các bạn ấy ra thôi. :)
Chị nghĩ dùng tên lót (vd Thu Hồng, Minh Hồng...) hoặc dùng biệt danh (vd Hồng béo, Hồng cô đơn...). Chị thiên về biệt danh hơn vì đời học trò và sinh viên mà ai lại không đặt biệt danh cho người khác, độc giả cũng dễ nhớ hơn. :))

@Lê La đã viết:
Em hi vọng sang phần Linh về quê chị không bị choáng ngợp với những từ em sử dụng. :))
Chị thích được học thêm từ mới, thấy rất hay chứ bộ. Thật nha! :x
 

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.511
Gạo
2.620,0
Câu cuối có vẻ đi ngược lại với ba câu trên. Cả làng ai cũng biết ai chỉ có cái Linh hay tự kỷ là không biết tất cả mọi người? :D (Nếu đúng thật vậy thì nên sửa lại câu cuối cho phù hợp. :P)

Đúng là bạn ấy tự kỷ nhưng chắc do tự kỷ quá nên mới không biết ai với ai chị ạ. :v

Chị nghĩ dùng tên lót (vd Thu Hồng, Minh Hồng...) hoặc dùng biệt danh (vd Hồng béo, Hồng cô đơn...). Chị thiên về biệt danh hơn vì đời học trò và sinh viên mà ai lại không đặt biệt danh cho người khác, độc giả cũng dễ nhớ hơn. :))
Hai bạn này không có tên đệm nào ngoài "Thị" cũng không có biệt danh đặc biệt nào trên lớp nên em ghi họ của hai bạn thôi, chị conruoinho. :P
 
Chỉnh sửa lần cuối:

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
4.000,0
Chương 7

Bố chuyên làm giường Hàn Quốc, nhưng nếu phải làm những cái khác như tủ, ghế, kệ… bố cũng làm được.
Giường Hàn Quốc là sao ợ? Giường kiểu Hàn Quốc? Mà ghi vậy chị cũng chưa hình dung ra. :D

Những con người không biết gì đến mỹ thuật, điêu khắc hay kiến trúc nhưng những sản phẩm họ làm ra đều hài hòa về hình khối và chi tiết.
Câu này chị nghĩ nên sửa lại như sau:
Những con người không biết gì về nghệ thuật theo những định nghĩa trong sách vở, và cũng chưa qua đào tạo mỹ thuật hoặc điêu khắc chuyên nghiệp nào nhưng những sản phẩm họ làm ra đều hài hòa về hình khối và chi tiết.
Vì thật ra biết làm gỗ là cũng biết điêu khắc rồi, còn mỹ thuật thì đương nhiên có biết và có gu mỹ thuật mới làm được. Còn kiến trúc thì không liên quan gì mấy vì đâu có xây và thiết kế nhà gỗ đâu nhỉ?

ạo hình theo mẫu, đục mộng, lắp ghép, dung cốn để gắn hoặc đóng đinh để cố định…
Chỗ này có phải lỗi đánh máy: dùng cốn để...?

Có bốn cửa ra vào và ba cửa sổ, như vậy, bố sẽ phải làm năm cánh cửa ra vào và mười cánh cửa sổ.
Chỗ này không biết có đếm lộn không em? Chị không hiểu lắm.

Đánh giấy ráp tay rất hại da tay, nếu không quen sẽ nhanh cảm thấy đau rát. Những thợ đánh giấy ráp thường buộc vải quanh đầu ngón cái và ngón trỏ để hạn chế da tay tiếp giáp với mặt giấy ráp cho đỡ đau, nhưng cũng chỉ đỡ phần nào thôi. Hồi chưa có máy rung thì người ta lót giấy ráp quanh một miếng gỗ vuông nhỏ, rồi cứ cầm miếng gỗ chà qua chà lại là được.
Hồi cách đây hai năm chị lượm được cái tủ người ta bỏ ngoài đường, hì hục đem về nhà lau chùi sạch sẽ rồi đánh giấy ráp, sơn lại hoa hòe chút rồi sử dụng, vui phết. Làm mấy cái này phải đeo găng tay, không gỗ chưa đánh xong đã đánh luôn ngón tay. :))

Gần đây việc phun sơn mới thịnh hành vì phun sơn đắt hơn đánh véc ni.
Chỗ này chị nghĩ một là sửa thành đắt tiền hơn hai là sửa thành mắc hơn, vì chỉ ghi đắt hơn thì có thể hiểu thành đắt hàng hơn (buôn may bán đắt).

Dần dần, những người bạn thời cấp ba bị thay thế bởi những người bạn hiện tại chúng tôi đang gặp gỡ từng ngày. Không phải lãng quên nhau mà nhịp sống mới đã cuốn chúng tôi đi cùng nó, thời gian để hoài niệm không còn nữa, thay vào đó, chúng tôi tiếp tục tiến về phía trước và vị trí của mỗi người đối với những người còn lại cũng thay đổi theo.
Đoạn này đúng a. Càng già càng thích hoài niệm. =))
Nhưng bởi vậy mới thấy tình cảm vợ chồng gắn bó biết bao. Ai rồi cũng sẽ đi qua đời ta, chỉ có người ấy ở lại bên ta suốt cuộc đời. (Má ơi, lên cơn sến súa. :)) )

Đúng là cái làng La, chuyện này mà cũng lôi ra soi mói và bàn luận được.
Đúng là cái làng La, chuyện này mà cũng lôi ra soi mói, bàn luận và la làng mới được.
(Thêm vô cho mắc cười hơn. :D )

“Ừ, cháu đá, xinh gái mà chăm nhất xóm đấy.”
Ủa, cháu đá là sao em? :-/

Chương này thấy vui vui, buồn buồn. Nhịp sống ở làng không nhanh không chậm, rất thanh bình. Bố rất là bố, và mẹ cũng rất là mẹ. Đoạn nói tục buồn cười thật, mà chắc viết thành văn nên chị thấy hông tục lắm. Còn thằng em, cho nằm gác xép nhé để chị mày nằm phòng mới. Ha ha ha. :))
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
300,0
Ôi, khổ thân người phụ nữ nông thôn là bác Lý, không biết trả đến bao giờ mới hết nợ em nhỉ, chắc là hết đời bác thì mới hết nợ thôi. :-ss

Chương 8 này chị đọc khá lâu rồi, bằng chứng là chị đã like (chắc em có thấy) nhưng thời gian đó chị ít ngồi máy nên khó ghi chú lại, giờ còn nhớ được bi nhiêu thôi à. :-ss

8.1

Các anh chị đều đã có gia đình, con cái.
=> và con cái.

(bị) lây căn bệnh thế kỷ của chồng mà cả chồng

Cũng có khi chúng tôi lấy lá chuối đan chiếu vào giấu dưới đầu giường của anh Trung, anh Bình, bảo là tặng anh chiếu để anh cưới vợ.
=> rồi.

dần dần con số lên đến bằng quãng đường từ làng tôi vào Sài Gòn
=> dần dần con số lên đến/lên tới/lên bằng quãng đường từ làng tôi vào Sài Gòn.

Đêm ông còn ngồi nắn bóp khắp lưng, bụng xem có gãy cái xương nào không.
Hỏi lại, ông nắn bóp khắp lưng và bụng hay bụng (định bụng)? Theo ngữ cảnh chị nghĩ là và bụng, nếu đúng vậy em thêm từ và vào nhé.

dù nhà tôi, bố làm một cái bàn nhỏ với mấy cái ghế gỗ kê ngoài sân, khách đến ngồi luôn ở đó, hút thuốc lào, thuốc lá thoải mái, vào trong nhà lại sợ bẩn nhà, nhưng người ta vẫn vui vẻ sang, ngồi nói chuyện dăm ba câu rồi mới về làm.
=> dù nhà tôi, bố chỉ làm một cái bàn nhỏ với mấy cái ghế gỗ kê ngoài sân, khách đến ngồi luôn ở đó, hút thuốc lào, thuốc lá thoải mái vì sợ vào bên trong sẽ làm bẩn nhà, nhưng người ta vẫn vui vẻ sang, ngồi nói chuyện dăm ba câu rồi mới về làm.

8.2

công cuộc đi chơi của nó cũng lắm thằng trầm.

Một hôm, bác Lý sang nhà tôi, (bác nói): “Thằng Dương nhà tao nó bị bê đê.”

Ngày nào ông cũng xem bản tin dự báo thời tiết (ở tivi), nghe tin dự báo thời tiết (ở đài)
=> Ngày nào ông cũng xem bản tin dự báo thời tiết trên tivi, nghe tin dự báo thời tiết trên đài.

Bố tôi thỉnh thoảng lại nói với ông: “Nắng mưa là chuyện của trời!” ông lại cười.
=> Bố tôi thỉnh thoảng lại nói với ông: “Nắng mưa là chuyện của trời!”, ông lại cười.

Mẹ tôi bảo: “không mưa đâu, đang nắng thế này, báo 4 giờ mưa mà giờ hơn 4 giờ rồi, có thấy gì đâu”.

cứ chằng buộc kỹ lưỡng thì bão sợ, không vào nên lần này mặc kệ
=> cứ chằng buộc kỹ lưỡng thì bão sợ không vào nên lần này mặc kệ.

Thằng Cương có biệt danh là Cường Đời

mồ hôi kệt vào, chưa cả kịp mốc.
=> hỏi lại, kệt là phương ngữ? Ý sau: chưa kịp cả mốc.

thằng Cường chỉ trực đi đón Cún.
=> hỏi lại là trực hay chực, ngữ cảnh này có vẻ là chực?
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
300,0
Chương 9: Có một mùa đông đã trôi qua như vậy

“Mr. Dark: Mai cậu làm gì?

Linh Ta Linh Tinh: Chắc là sang trường học.

Mr. Dark: Cho theo với.

Linh Ta Linh Tinh: Cũng được.”

Đoạn chat đó mở đầu cho một tuần đầy kiên trì của tôi.

Mùa đông đã đến rồi. Tôi nằm trong chăn ấm, nghĩ đến cái lạnh bên ngoài mà tự nhiên co người lại. Mới có 6 giờ sáng nên tôi cứ nằm lì trong chăn như vậy, nhớ lại cuộc nói chuyện trên Yahoo của tôi với Đức hồi năm thứ hai.

Khi đó, cũng đang là mùa đông, gần đến Giáng sinh. Chúng tôi sắp bước vào kì thi hết học kì một năm hai. Dù trời rét đến mấy tôi cũng cố gắng dậy sớm để sang trường học bài, tại vì có hẹn Đức đến học cùng. Nếu không có thêm một người, chắc tôi đã bỏ cuộc ngay từ buổi đầu tiên cắp sách sang trường ngồi làm đề cương. Tôi vốn lười học, học một tẹo là chán thế mà cả một tuần trước khi thi môn Pháp luật đại cương, tôi đều chăm chỉ không bỏ buổi tự học nào. Đến môn tiếp theo thì tôi chịu, Đức tự học ở nhà nên bệnh lười của tôi có cơ hội tái phát, tôi nằm trong chăn ôn thi.

Mùa đông năm đó tôi còn làm thêm cho chị Hải cùng xóm trọ nhà ông Cát. Chị bảo tôi đăng bài cho một website bán hàng trực tuyến mới lập, chủ yếu là tôi copy từ những trang khác về đó, mỗi ngày một trăm tin, mất gần bốn tiếng đồng hồ. Vừa ôn thi vừa làm, nhiều lúc tôi cũng thấy căng thẳng, nhưng khi được nhận tiền lương, tôi quên hết mọi khó khăn trước đó, dẫn Thu với Huyền đi ăn khao.

Thu học cùng tôi từ những năm cấp hai, rồi đến hết cấp ba. Lên đại học, Thu học Sư phạm Hà Nội, cũng gần trường tôi nên chúng tôi hay gặp nhau hẹn hò, thỉnh thoảng Thu sang phòng tôi chơi. Cũng từ khi học đại học, tôi, Huyền, Thu trở thành ba anh em. Huyền còi bé nhất nên là em út. Thu gần gấp đôi Huyền nên được làm chị. Còn tôi tuy nhỏ hơn Thu nhưng suy nghĩ có phần già trước tuổi trong khi Thu thì lúc nào cũng như trẻ con nên tôi là anh cả. Nhà neo đơn, phải có anh có chị thì mới vui. Lúc mới kết tình anh em, tôi bảo Huyền sẽ là người đầu tiên có người yêu trong ba đứa, tiếp đó đến Thu, cuối cùng mới là tôi. Hiện tại thì phán đoán đầu đã đúng, không biết hai cái kia có linh nghiệm không.

Thu là một cô gái trong sáng và ngây thơ. Mặc dù trước đây nó cũng sống nội tâm và hay suy nghĩ, nhưng từ khi lên Hà Nội học, Thu thay đổi nhiều, sống hướng ngoại, và bộc lộ hết cái tính trẻ con vô tư của mình. Bây giờ Thu cũng về quê, dạy ở một trường cấp ba trong huyện, bận tối ngày, không có thời gian nói chuyện với một đứa rảnh rỗi như tôi nữa.

Mùa đông, nhóm "Xí xớn" bọn tôi năm nào cũng tụ tập ăn lẩu nhân dịp sinh nhật Loan bánh bao và Liên. Địa điểm ăn chơi của chúng tôi là phòng Hương và phòng Loan bà già, hai đứa trọ ở hai phòng kề nhau. Khách mời của chúng tôi là các bạn nam trong lớp, nhưng thường không có mặt đầy đủ cả bảy bạn, chỉ có Chiến, Thượng, Đức, Tùng, Cương. Lúc ăn thì khỏi phải nói, mọi thứ lộn xộn và nhí nhố vô cùng, nhiều khi miếng ăn gần miệng mà cũng phải ngậm ngùi cho ra. Vừa ăn vừa cười, chúng tôi không ăn được là bao. Sau mỗi bữa liên hoan như vậy, ảnh nóng được tung dồn dập trên Facebook, mà nhân vật chính phải đi đe dọa để đứa đăng chịu gỡ xuống mới thôi. Trong một lần ăn uống tưng bừng, Tùng bỗng chốc có biệt danh phải nói là chuẩn không cần chỉnh: Ngao Sếch Tùng. Trước, Tùng có biệt danh Tùng Sếch, đến hôm đó chúng tôi phát hiện ra nó thích ăn ngao nên Thượng buột mồm gọi ra cái tên mĩ miều với ba chữ cũng vô cùng mĩ miều như thế.

Tôi nằm hồi tưởng quá khứ rồi cười một mình trong chăn không khác gì đứa dở hơi. Đến lúc nhìn vào đồng hồ trên điện thoại mới biết muộn thế nào. Tôi lập cập ra khỏi chăn, vừa mặc cái áo khoác vừa run lẩy bẩy. Khi đã quen với cái lạnh tôi mới ra khỏi giường, xuống dưới nhà.

Nhà tôi luôn ăn sáng bằng mì tôm. Thỉnh thoảng mẹ mua bánh cuốn hoặc ngô để đổi bữa nhưng ăn mì tôm vẫn no lâu hơn. Mùa đông ngồi làm ngoài sân đúng là có hơi lạnh hơn trong nhà nhưng làm một lúc là sẽ nóng người lên.

Lao động chân tay được cái là đầu óc sẽ rảnh rỗi, nên vừa làm tôi vừa nghĩ tiếp chuyện lúc mới ngủ dậy. Những kỉ niệm từ quá khứ thi nhau ùa về trong tâm trí tôi. Hồi nhỏ, cứ đến mùa đông là tối nào bác Lý cũng bán bánh rán ở cổng nhà bác. Tôi với em trai lại sang ngồi ở đó, cũng có khi chúng tôi thèm ăn bánh thật, nhưng cũng có khi chỉ vì thích thôi. Ngồi ở đó vừa ấm, vừa được nói chuyện với chị Hằng và cái Nga. Bốn người chúng tôi là bộ tứ siêu quậy, lúc nào cũng dính lấy nhau. Trời dần về khuya, khách thưa dần, bốn đứa vẫn nô đùa ở đường, trêu người qua lại, không ít lần bị người ta mắng cho một trận mà không chừa. Đến lúc mẹ gọi về đi ngủ, tôi còn vùng vằng không muốn về, còn xin mẹ cho ngủ lại bên nhà bác. Mới đó mà bây giờ chúng tôi đều đã lớn cả rồi, chị Hằng và cái Nga đều đã có con, con chị Hằng gọi tôi là dì, cái Cún thì chưa nói sõi, chỉ gọi tên tôi thôi.

Vừa làm vừa nghĩ nên tôi có cảm giác thời gian trôi đi thật nhanh. Bác Lý đã đi chợ về, một lúc nữa bác Trường sẽ đi đón cái Cún về để trêu bác Lý, bởi cái Cún chỉ theo bà ngoại, mà bác thì lắm việc phải làm. Thế là tôi lại thấy cảnh bác Lý vừa bế Cún vừa chửi bác Trường, đi từ nhà bên kia sang nhà bên này (bác có hai nhà), qua nhà tôi thì dừng lại kêu ca rồi bảo Cún gọi tên tôi. Tôi sẽ vẫy vẫy tay gọi nó vào, cho nó cái bánh hoặc cái kẹo. Hôm nào không thấy Cún lên là bác Lý lại nhớ, tôi cũng nhớ con bé lắm.

Mùa đông là mùa cưới, từ đầu tháng chín đến giờ đã có bao nhiêu là đám cưới rồi. Mẹ ngồi tính từ giờ đến Tết có ba, bốn đám phải đi, trong đó có đám cưới anh Hải con trai bác tôi.

Đám cưới đâu có đơn giản là đến mừng rồi ăn cỗ đâu, các cô các chị còn lo khoản giầy dép, quần áo, đầu tóc sao cho đẹp để đến chỗ đông người người ta bàn tán. Công cuộc làm đẹp của chị em phụ nữ là đề tài muôn thuở của mẹ tôi với cô Nga. Thật ra thì phái đẹp ở làng tôi hay ở đâu cũng đều thế cả. Hôm mẹ tôi đi làm tóc, có tất cả bốn người đi với nhau: mẹ tôi, cô Nga, cô Huệ, cô Vân, cả bốn đều đi uốn xoăn. Năm nay có mốt làm tóc xoăn, từ người trẻ cho đến người trung trung tuổi đều xoăn hết. Đi đâu người ta cũng thấy tóc xoăn, đủ các thể loại. Làm xong rồi có phải là xong hẳn đâu, mẹ tôi mỗi lần gội đầu lại gọi tôi ra cuốn lô. Được một thời gian, mẹ tôi và cô Nga lại đi duỗi thẳng.

Thỉnh thoảng mẹ lại mang một cái áo hoặc một cái quần ở chợ về cho tôi thử, rồi quyết định mua hay không cũng do mẹ. Tôi ở nhà suốt ngày, chẳng đi đến đâu nên mặc gì chẳng được, mẹ mua thì tôi cứ mặc thôi, không quan trọng, miễn là thoải mái. Cũng may là mẹ tôi có mắt thẩm mĩ tốt, cũng thích cho con gái ăn diện như mấy em mười bảy mười tám ở làng, nên tôi cũng không lo. Tôi mà mua thì mẹ sẽ chê, nào là như quần áo con trai, nào là như quần áo cũ, lỗi mốt. Tôi không thích nghe mẹ cằn nhằn nên cho mẹ tự quyền quyết định.

Đám cưới ở làng tôi diễn ra trong hai ngày, đúng ra là một ngày rưỡi, nhưng việc chuẩn bị thì khá là vất vả. Từ thuê mượn bàn ghế, phông bạt, loa đài đến bát đĩa, thực phẩm… Anh Hải cưới ngày mùng 9 tháng 12 thì chiều ngày mùng 7 tôi và mẹ phải ra nhà bác Bắc rửa bát. Sáng ngày mùng 8, người ta đến bắc rạp, làm cổng. Buổi chiều hôm đó, anh em đến làm cỗ chiều, có gì cần chuẩn bị trước cho ngày hôm sau thì chuẩn bị. Ăn cỗ chiều xong thì ai về nhà nấy tắm rửa, mặc quần áo đẹp để tối đến chúc mừng chú rể.

Buổi tối trước ngày cưới là vui nhất. Khách khứa đến chia vui cùng gia đình, anh em có mặt đông đủ, ngồi xem hát hoặc cắn hướng dương, trò chuyện giữa nền nhạc ầm ĩ. Khi những vị khách có tuổi ra về, tầm 9 giờ trở đi, thanh niên bắt đầu lên nhảy loạn xì ngầu.

Anh Hải thuê một nữ DJ về mix nhạc cho bạn bè nhảy. Cô DJ này mặc một chiếc váy đen ôm sát cơ thể từ ngực đến đùi, vừa làm việc cô vừa lấy tay kéo váy lên cho đỡ lộ hàng. Mà chẳng hiểu sao sợ lộ hàng mà cô lại mặc cái váy ấy. Tôi buồn cười với ý kiến của mấy chú ngồi dưới, lần đầu tiên các chú thấy người ta mặc váy mà không cần quai, thế mà không tụt.

Đám thanh niên vừa nhảy vừa hò hét ầm ĩ, có đứa còn cầm quả pháo điện chạy khắp nơi, cảnh tượng thật là hỗn loạn, đầu tôi bắt đầu ong ong. Đến hơn 10 giờ mọi thứ mới kết thúc, tôi cùng mẹ và mấy cô nữa quét dọn và thu gọn bàn ghế lại.

Sáng ngày đón dâu, tôi phải dậy sớm, ra nhà bác để kê bàn ghế, trải khăn trải bàn, bày hoa, cốc chén… Đúng 7 giờ sáng nhà trai xuất phát đi xuống nhà gái ở trong xóm tôi. Nhà bác Bắc ở gần đình, đi bộ vào nhà gái cũng khá là xa, nhưng vì đông người nên không còn cảm giác đoạn đường quá xa nữa. Lễ tổ chức ở nhà gái diễn ra khá nhanh chóng. Đại diện bên nhà trai lên phát biểu, xin đón dâu. Đại diện nhà gái lên phát biểu, tỏ ý đồng tình với lời phát biểu của nhà trai. Mọi người ngồi uống nước, ăn bánh kẹo, đợi đến giờ đẹp thì đưa cô dâu về nhà chồng.

Về nhà trai thì lễ tổ chức diễn ra lâu hơn, tất nhiên vẫn không thể thiếu màn phát biểu của đại diện hai bên gia đình, cô dâu chú rể thắp hương lên bàn thờ tổ tiên để ông bà chứng giám. Sau đó là những tiết mục văn nghệ, ca sĩ có, cây nhà lá vườn cũng có. Rồi màn trao nhẫn, chú rể hôn cô dâu trong tiếng vỗ tay tán thưởng của mọi người. Thường thì cứ phải ba mươi đến bốn mươi phút mới tổ chức xong. Chụp ảnh lung tung một lúc thì bạn bè cô dâu ra về hết, chỉ còn cô dâu mới ở nhà chồng.

Khoảng 10 giờ là bắt đầu ăn cỗ. Cỗ chiều hôm trước chủ yếu chỉ có anh em trong nhà, hôm nay mới là cỗ chính, cỗ mời khách. Tôi cùng mấy chị khác bê bát, bê cơm, mâm nào thiếu gì thì đi lấy, chạy đi chạy lại đến nóng cả người, chóng cả mặt, mãi cũng được ngồi vào ăn. Ăn xong lại đi thu dọn, quét tước, đến 12 giờ trưa mới tạm xong công việc. Chỉ còn vài mâm của những ông uống rượu rề rà vẫn chưa xong, tôi buồn ngủ díp mắt, chỉ mong dọn cho nhanh còn về đi ngủ.

Chiều hôm đó, tôi với mẹ ngủ cả buổi chiều để bù đắp năng lượng cho hai ngày lóc xóc. Anh Hải cưới xong, cũng gần đến Tết rồi.

Đám cưới đám cưới về trên làng quê. Đọc chương này thì thấy phong tục đám cưới ở chỗ em và chỗ chị không khác gì mấy. Chỉ khác là bây giờ cái gì người ta cũng đặt nấu, đặt nhà hàng, không còn sự quây quần của cô bác họ hàng tất bật chuẩn bị cho đám cưới như trước nữa, giờ chỗ chị thường thì chỉ làm lễ ở nhà, sau đó là dắt nhau ra nhà hàng đãi tiệc thôi. Nhà nào có mặt bằng để đãi thì cũng thuê người nấu nên cái không khí thân tình của ngày xưa cũng giảm đi ít nhiều, lắm khi tiệc cưới chỉ còn được xem là "trả nợ miệng".

Khi đó, cũng đang là mùa đông, gần đến Giáng sinh. Chúng tôi sắp bước vào kì thi hết học kì một năm hai.
Khi đó, cũng đang là mùa đông, gần đến Giáng sinh, chúng tôi sắp bước vào kì thi hết học kì một năm hai.

từ người trẻ cho đến người trung trung tuổi đều (uốn) xoăn hết

Sáng ngày mùng 8, người ta đến bắc rạp, làm cổng.
=> che rạp.

Chiều hôm đó, tôi với mẹ ngủ cả buổi chiều để bù đắp năng lượng cho hai ngày lóc xóc.
=> tất bật, từ lóc xóc không phù hợp trong hoàn cảnh này.
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
300,0
Bà tác giả kết thúc truyện bằng đêm giao thừa quả thật rất thông minh, tạo được cảm giác sum vầy và lắng đọng trong lòng độc giả. Có thể trong năm mọi người không vừa lòng vừa ý nhau, nhưng vẫn quây quần bên mâm cơm sum họp, có thể bỏ qua tất cả mọi chuyện không vui trong năm, đó mới chính là tình thân, là tình cảm gia đình.

Các nghi thức truyền thống để đón một năm mới cũng được miêu tả rất tỉ mỉ, khiến độc giả như đang sống trong những ngày cận tết, không khí ấm áp của chương 10 dường như có sức lan tỏa đến tất cả mọi người.

Kết thúc một năm sẽ là một năm mới, kết thúc một câu chuyện, nhưng lại mở ra câu chuyện mới. Ngày mai là một ngày mệt mỏi nhưng lại là ngày vui và tràn ngập tình yêu thương. Năm mới đã đến rồi.

Lời cuối cùng, chúc bà tác giả sớm hoàn thiện bản thảo và đăng lên thư viện Gác, xa hơn nữa là xuất bản sách nhé.
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
300,0
À, quên làm nhiệm vụ chương cuối. :))

Mẹ tôi túc mục chuẩn bị đồ ăn thức uống
=> phương ngữ?

Mèo nhát, hay trước người lạ nhưng lại thông minh hơn Khánh
=> là đơ chứ em nhỉ? Còn nếu là dơ thì từ này không hợp trong ngữ cảnh. :-ss, theo chị hiểu là em Mèo sợ người lạ.

mặc dù nhiều khi nó cũng không chú tâm vào nghe tôi lải nhải
=> chị nghĩ nên thay vào bằng mà, chú tâm vào thường sau cụm từ này sẽ là một danh từ hoặc cụm danh từ.

gỗ lạt được che đậy cẩn thận, ra Giêng lại tấp nập mua bán ngay.
=> câu này hơi mờ nghĩa, có phải ý em là, ra Giêng là có thể mua bán tấp nập ngay?

Những cảnh cửa nếu bẩn quá

ngọn rủ xuống thì mất hết cả tinh thần.

vòng đi vòng lại khắp Gôi
=> là chợ Gôi hay là gì em có thể chú thích hoặc làm rõ nghĩa hơn địa điểm này nhé.

đến giờ này thì chợ chỉ còn lại những bộ bàn ghế trơ chọi của mấy người bán thịt
=> trọi.

Sáng, phụ nữ vào sớm làm cơm.
=> câu này hơi mờ nghĩa.

Thời tiết hôm nay khá là đẹp
=> khá đẹp.

cười suýt (nữa) thì sặc

nhưng chắc ông bà thấy anh hỗn quá nên coi như không nghe thấy lời nguyện ước của anh.
=> anh này chỉ mong trúng đề dùng cái lý do hỗn nghe có hơi không hợp vì trước đó cũng không thấy giới thiệu anh này có tính hỗn hào với cha mẹ (chẳng hạn).

đôi lúc một quả pháo được bắn lên giữa nên trời
=> nền.
 

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.511
Gạo
2.620,0
Cuối cùng mạng cũng đã về làng :)), hi vọng được lâu lâu. @_@

Giường Hàn Quốc là sao ợ? Giường kiểu Hàn Quốc? Mà ghi vậy chị cũng chưa hình dung ra. :D
Nó là tên một kiểu giường chị ạ, em thấy mọi người gọi như thế chứ cũng không biết tại sao. :v

Câu này chị nghĩ nên sửa lại như sau:
Những con người không biết gì về nghệ thuật theo những định nghĩa trong sách vở, và cũng chưa qua đào tạo mỹ thuật hoặc điêu khắc chuyên nghiệp nào nhưng những sản phẩm họ làm ra đều hài hòa về hình khối và chi tiết.
Vì thật ra biết làm gỗ là cũng biết điêu khắc rồi, còn mỹ thuật thì đương nhiên có biết và có gu mỹ thuật mới làm được. Còn kiến trúc thì không liên quan gì mấy vì đâu có xây và thiết kế nhà gỗ đâu nhỉ?
Hi hi, cảm ơn chị Ruồi đã giúp em viết lại câu này. :x
Thật ra thì cũng có người nhận được hợp đồng làm nhà gỗ, hoặc làm đồ nội thất chẳng hạn, em thấy nó cũng hơi hơi liên quan đến kiến trúc. :D

Chỗ này có phải lỗi đánh máy: dùng cốn để...?
Là lỗi đánh máy chị ạ. :"> (Không hiểu sao em gõ comment trên này toàn bị lỗi đó, em gõ có dấu nhưng khi nhấn cách nó lại tự động chuyển về không dấu hoặc một từ tiếng Anh, em chịu không tìm được cách khắc phục. :()

Chỗ này không biết có đếm lộn không em? Chị không hiểu lắm.
À, em hơi bị lười chỗ này nên dẫn đến hậu quả như chị nói :)). Em sửa lại rồi chị ạ.

Hồi cách đây hai năm chị lượm được cái tủ người ta bỏ ngoài đường, hì hục đem về nhà lau chùi sạch sẽ rồi đánh giấy ráp, sơn lại hoa hòe chút rồi sử dụng, vui phết. Làm mấy cái này phải đeo găng tay, không gỗ chưa đánh xong đã đánh luôn ngón tay. :))
:-bd Chị sáng suốt khi đeo găng tay đấy. Nhưng đeo nó rất là vướng nên thợ giấy ráp rất ít người đeo.

Chỗ này chị nghĩ một là sửa thành đắt tiền hơn hai là sửa thành mắc hơn, vì chỉ ghi đắt hơn thì có thể hiểu thành đắt hàng hơn (buôn may bán đắt).
Chỗ này chắc là do thói quen trong giao tiếp hoặc thói quen dùng từ của hai miền rồi, "đắt hơn" cũng có nghĩa như "mắc hơn" đó chị. :)

Đoạn này đúng a. Càng già càng thích hoài niệm. =))
Nhưng bởi vậy mới thấy tình cảm vợ chồng gắn bó biết bao. Ai rồi cũng sẽ đi qua đời ta, chỉ có người ấy ở lại bên ta suốt cuộc đời. (Má ơi, lên cơn sến súa. :)) )
Hí hí, thế này thấy chị Ruồi rất yêu chồng nhá. ;))

Đúng là cái làng La, chuyện này mà cũng lôi ra soi mói, bàn luận và la làng mới được.
(Thêm vô cho mắc cười hơn. :D )
Chuẩn, chuẩn chị ạ. =D>

Ủa, cháu đá là sao em? :-/
Đây là một lời chào, đúng ra phải là "Cháu đã." nhưng do nói nhanh và thói quen phát âm mà thành "Cháu đá." :)) Chắc em phải thêm chú thích chỗ này.

Chương này thấy vui vui, buồn buồn. Nhịp sống ở làng không nhanh không chậm, rất thanh bình. Bố rất là bố, và mẹ cũng rất là mẹ. Đoạn nói tục buồn cười thật, mà chắc viết thành văn nên chị thấy hông tục lắm. Còn thằng em, cho nằm gác xép nhé để chị mày nằm phòng mới. Ha ha ha.
Em đã lược bỏ một số từ tục hơn :>. Con gái thường thích cái mới và cái đẹp mờ chị. :3
 

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.511
Gạo
2.620,0
Ôi, khổ thân người phụ nữ nông thôn là bác Lý, không biết trả đến bao giờ mới hết nợ em nhỉ, chắc là hết đời bác thì mới hết nợ thôi. :-ss
Em cũng nghĩ thế, chắc bác khổ đến lúc chết mất chị ạ. :(

Hỏi lại, ông nắn bóp khắp lưng và bụng hay bụng (định bụng)? Theo ngữ cảnh chị nghĩ là và bụng, nếu đúng vậy em thêm từ và vào nhé.
Em đã thêm rồi chị. :D

=> hỏi lại, kệt là phương ngữ? Ý sau: chưa kịp cả mốc.
Chắc là phương ngữ rồi, em sẽ chú thích thêm từ này. Lần này không viết hẳn vào chính văn được rồi. :))

=> hỏi lại là trực hay chực, ngữ cảnh này có vẻ là chực?
Hí hí, là "chực" ạ. :">

Đám cưới đám cưới về trên làng quê. Đọc chương này thì thấy phong tục đám cưới ở chỗ em và chỗ chị không khác gì mấy. Chỉ khác là bây giờ cái gì người ta cũng đặt nấu, đặt nhà hàng, không còn sự quây quần của cô bác họ hàng tất bật chuẩn bị cho đám cưới như trước nữa, giờ chỗ chị thường thì chỉ làm lễ ở nhà, sau đó là dắt nhau ra nhà hàng đãi tiệc thôi. Nhà nào có mặt bằng để đãi thì cũng thuê người nấu nên cái không khí thân tình của ngày xưa cũng giảm đi ít nhiều, lắm khi tiệc cưới chỉ còn được xem là "trả nợ miệng".
Chỗ em cũng có nhiều nhà thuê người về nấu nhưng những việc chuẩn bị bàn ghế, tiếp đón khách khứa thì người nhà vẫn làm.
 
Bên trên