Nhật Hy Hay quá.
. Chương này em viết rất hay.
Trới vẫn còn tối, bóng tối như bao chùm tất cả, cái bếp lửa của bà Mười chỉ như một đốm sáng trong cái không gian này, mọi thứ im lặng chẳng còn nghe bất cứ tiếng, ngoài tiếng những con cú kêu âm ỉ.
Hy ơi, chị hỏi nè, Vu Lan là rằm tháng Bảy đúng không? Mà mình có câu "Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng" vì vậy đến tháng Bảy chắc thời gian không xê dịch nhiều, như ý của em để lúc này "bóng tối bao trùm tất cả" thì chắc ba giờ sáng đổ lại hả? Chị chưa biết được chợ huyện cách bao xa, hai bà cháu bán hàng lúc mấy giờ... nên chỗ này em có thể để một mốc thời gian để dễ tưởng tượng.
Cú hình như không kêu âm ỉ, hay em chen tiếng ếch nhái cho nó đồng quê.
Thằng Cỏ cũng vừa thức dậy, hôm nay nó phải dậy từ sớm để giúp bà nó dọn hàng bán ngoài chợ huyện.
Nếu mà câu trước có thời gian, thì câu sau khỏi cần "hôm nay nó phải dậy từ sớm".
Khuôn mặt thằng Cỏ phờ phạc, như còn chưa tỉnh ngủ miệng thì cứ ngắn ngáp dài, nó đi ra ngoài cái chum nước gần đó múc một ít nước bằng cái gáo dừa, uống một chút rồi rửa mặt cho tỉnh.
Từ "phờ phạc" hình như dùng để chỉ làm việc nặng nhọc.
=> "Khuôn mặt thằng Cỏ vẫn còn ngái ngủ, miệng thì cứ ngáp ngắn ngáp dài..." được không?
Thằng Cỏ bước lảo đảo vào nhà, gánh cái đòn gánh ra, cái đòn nặng trĩu nó đi không vững cứ lắc qua lắc lại. Sau khi chuẩn bị xong xuôi, bà thằng Cỏ lại gánh hết cái đòn gánh trên vai, từng bước chân nhịp nhàng trên con đường làng quanh co, tiếng đòn gánh cứ kĩu cà kĩu kẹt, âm thanh nghe rõ bên tai vì bay giờ xung quanh yên tĩnh và vắng vẻ vô cùng.
=> thứ nhất là ban đầu thằng Cỏ đã "lảo đảo" rồi nên dù đòn gánh có nặng hay nhẹ thì nó cũng "lắc qua lắc lại" được.
tiếp theo em xem lại chỗ này, "cái đòn nặng trĩu nó đi không vững cứ lắc qua lắc lại", đọc theo như vậy giống như là "nó" thay cho "cái đòn".
==> Em xem lại cả câu để chỉnh sửa nha.
Trước mặt hai bà cháu là làn xương mù buổi sớm dày đặc, bao quanh cả đường đi mù mịt, chẳng còn thấy gì.
"làn sương mù" có vẻ mỏng chứ không dày, chuyển thành "màn sương mù" luôn đi
. Nhưng mà như chị nói ở trên, chị thường thấy có sương dày buổi sớm khi chưa có mặt trời, em nên tìm hiểu kỹ thời gian lúc đó nha.
Thằng Cỏ vội nắm lấy cái đòn gánh từ phía sau, hai bà cháu lại tiếp tục bước đi ra chợ huyện.
=> hai động từ chỗ này không cần thiết
Người nào cũng gánh những gánh hàng cồng kềnh đi tới đi lui dọn hàng, không thấy lúc nào ngơi tay ngơi chân.
=> "gánh những gánh hàng cồng kềnh" thì chỉ có thể "đi tới đi lui rao hàng" sao "dọn hàng" được?
Ông ăn mày vẫn còn ngủ ở một góc bên đường trong cái bộ quần áo rách rứa, cái chén mẻ đẻ ngay cạnh bên, tay thì ôm cây đàn bầu khư khư. Nghe thấy ồn ào ổng cũng lồm cồm bò dậy, phủ phủ (phủi phủi?) vài cái lại ngồi ngay im đó, mang cây đàn của mình ra gảy mấy tiếng, hòa vào cái cái tấp nập của chợ huyện.
Câu này hơi thiên về cảm nhận cá nhân, "Ông ăn mày vẫn..." chị thấy một sự thân quen của Cỏ với ông ấy (dù nó chỉ đi chợ huyện mỗi năm hai lần) => "Một ông lão ăn mày..."
Mặt trời lấp ló sau dãy tre làng, sau nhữngrặng cỏmía cao vút che khuất tầm nhìn.
Chợ làng (chợ huyện) hôm nay tấp nập hơn mọi khi. Hàng trái cây, hàng hoa là đông nhất, đi khắp chợ đâu đâu cũng có. Vì hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy, ngày lễ Vu Lan. Lễ hội này ở đây diễn ra khá lớn, chỉ thua tết nguyên đán (hình như cần viết hoa) thôi.
Hai bà cháu thằng Cỏ dọn hàng bên một góc gần cây đa ngay chợ. Cây đa to sững sững, phải năm người ôm mới hết thân của nó, tàn cây to che bóng cả một vùng đất lớn, những hạt xương nhỏ vẫn còn đọng lại trên những phiến lá xanh, tạo một không khí mát mẻ xung quanh.
Tiếng rao của bà thằng Cỏ vang rất lớn vá xa:
Bỗng từ xa có một đám thanh niên từ đâu đi đến gần xạp, bà Mười vui mừng chào khách từ xa:
Thằng Tam lúc này nhỏ tiếng lại, tỏ vẻ ngoan hiền, nó nhưng thay đổi thành một con người khác:
là sao?
Sau một hồi khách đã vắng hơn, thắng Cỏ đầm đìa mồ hôi trên chán, nó thởi phù nhẹ nhõm, ngồi xuống uống lấy cốc nước trà tươi mang ở nhà đi.
Cái đoạn hồi ức cảm động quá.
---
Lời của bupbecaumua:
Bình luận hay được tặng xu.