Chương 4: Thi Hương (3)
Thấm thoắt đã một tháng trôi qua, ngày thi Hương vòng đầu tiên cũng tới. Vì có đọc chút sách vở, lại được Vũ giảng giải một phen nên Hân biết cuộc thi Hương có cả thảy bốn kì thi. Đỗ ba kì đầu thì được gọi là Sinh Đồ[1]. Như cha của Vũ nghe nói mười lăm tuổi đã đậu Sinh Đồ, được mọi người xưng tụng là ông Đồ Nguyễn (ông Đồ họ Nguyễn), đáng tiếc tới kì thi cuối cùng thì ông ốm và phải bỏ thi giữa chừng. Những năm sau đi thi cũng vậy, sức khỏe giảm sút quá nhiều, tới được địa điểm thi đã mất nửa cái mạng, không có cách nào trụ được cho tới thi xong vì thế ba lần thi sau đó đều rớt. Còn thầy đồ họ Đặng* thì bốn lần thi Hương đều chỉ qua được ba kì thi đầu. Vũ nói đỗ một lần Sinh Đồ thì được gọi là ông Đồ hoặc ông Tú, đỗ hai lần là ông Kép[1], đỗ ba lần gọi là ông Mền[1] còn như thầy đồ Đặng đỗ tới bốn lần khiến cả Hân và Vũ đều che miệng cười không biết phải gọi ông là gì.
*Thầy đồ Đặng: sợ mọi người quên, vị này là thầy đồ dạy vỡ lòng cho mấy anh em họ Đỗ, có cô con gái bị ốm vẫn ở nhờ trong phủ họ Đỗ.
Vòng đầu tiên thi kinh nghĩa, thư nghĩa[2], chủ yếu là kiểm tra khả năng đọc sách của thí sinh, vì thế đâu làm khó được những đứa trẻ đọc sách từ bé như Vũ và mấy anh em nhà họ Đỗ. Vòng thi này đến cậu Chín mới mười một tuổi cũng thi đậu thì đừng nói tới Vũ, cậu Hai, và cậu Năm.
Vòng thi thứ hai thi chế, chiếu, biểu[3] kiểm tra cách hành văn của thí sinh. Vòng thi này em Chín trượt. Bà Năm (mẹ em Chín) cứ ôm con sụt sịt khóc mãi, còn cha thì chỉ xoa đầu thằng bé nói nó còn nhỏ, không vội, song bà Tư vẫn khóc không thôi. Số là sau kì thì Hương này cả nhà có khả năng được chuyển về kinh đô vì đợt khảo sát của Phiên Lại[6] vừa qua, nhiều khả năng Đỗ Minh được thăng chức và mời về kinh. Ai cũng biết là so với kinh đô sầm uất, nhiều người đọc sách, lại còn có cả trường Quốc Tử Giám nhiều thầy tài, trò giỏi thì ở trấn Sơn Nam hẻo lánh này cơ hội thi đậu sẽ cao hơn. Thêm nữa kinh đô quan lại quyền quý nhiều, một cái chức Thừa Ty tứ phẩm như Đỗ Minh không thể một tay che trời như ở nơi này được. Vì thế thầy đồ Nguyễn Đăng đã khuyên em Chín không nên thi nhưng bà Năm vẫn một mực đòi đức ông cho em ấy đi thi với hi vọng may ra trúng cái Sinh Đồ.
Vòng thi thứ ba, Hân thấy Vũ vẫn bình tĩnh nhưng anh Năm, anh Hai đều tỏ ra lo lắng vì dù sao đây cũng là một bước quyết định. Vòng thi này kiểm tra khả năng thi phú[4] của thí sinh. Vũ dễ dàng đứng đầu bảng, anh Hai trượt còn anh Năm đứng chót bảng. Anh Hai năm nay đã hai mươi mốt, thi tới ba lần ở trấn Sơn Nam này không đỗ thì còn có hi vọng gì mà đỗ được khi cả nhà chuyển tới kinh đô? Anh Năm đứng chót bảng thì cũng xác định là vòng thi cuối không có khả năng đậu rồi. Vì thế mà không khí hài hòa trong nhà đột nhiên căng như dây đàn. Mẹ Cả, anh Năm và mẹ Hai (mẹ của anh Hai), anh Hai luôn nhìn Vũ với ánh mắt ghen tị và khó chịu. Từ lúc Vũ và Hân chuyển lên nhà trên ở, cơm tối họ phải dùng bữa với cả nhà. Và sau kì thi Hương thứ ba thì không khí trên bàn ăn trở nên căng thẳng, mệt mỏi. Có bữa ăn xong, Vũ khẽ nói với Hân khiến cô cứ khúc khích cười.
- Ăn thế này tôi thấy thà ăn cháo cám lợn của em còn ngon hơn.
Cuối cùng thì kì thứ tư thi văn sách[5] cũng kết thúc. Chưa có kết quả nhưng cha không cho anh Năm so bài thi, chỉ bắt anh ngồi một bên nghe Vũ trình bày lại bài viết của hắn. Càng nghe mặt anh Năm càng tái mét, Hân âm thầm thè lưỡi, kiểu này chắc trượt vỏ chuối rồi. Bữa ăn cơm, anh Năm ủ rũ ngồi một góc nghe nghe mẹ cả nhiếc móc, chỉ cây dâu mắng cây hòe khiến Vũ và Hân đều nuốt không trôi cơm. May mà cha vẫn điềm đạm nho nhã cười với hai đứa chứ nếu không Hân cá là mẹ Cả sẽ lập tức gọi người tới đánh Vũ cho bõ tức vì can cái tội dám giỏi hơn con bà. Hân cũng không thoát tội vì là kẻ dám để Vũ xuất hiện chiếm hết ánh hào quang của con trai bà.
Nhưng không hiểu sau đó cha đã nói gì với mẹ Cả và anh Năm, Hân thấy họ đối xử với Vũ tốt hơn hẳn. Vũ cảm động cha lắm, hắn cứ nghĩ ông đã trách tội già và anh họ nên họ mới biết điều mà đối xử tốt với hắn. Nhưng sự khó hiểu không chỉ dừng lại ở đó, nửa tháng sau có kết quả, cả anh Năm và Vũ đều đỗ kì thi cuối và chính thức được gọi là Hương Cống[1]. Vũ đứng đầu bảng được gọi là Giải Nguyên, điều này Hân đã dự đoán được nên không bất ngờ, nhưng anh Năm không những đỗ còn đứng thứ 10 trong 32 người được đề tên khiến cô giật mình. Lần này mẹ cả không giận dữ với Vũ, bà ta còn bận ăn mừng. Đỗ Minh năm xưa cũng chỉ đỗ tới Hương Cống, nhưng sau đó nhà có căn cơ, lại có tiền bạc, giỏi luồn lách nên xin được một chân tri huyện, rồi cứ từ đó đi lên tới Thừa Ty như bây giờ. Bà Cả cũng chỉ cầu cho thằng con mình được bằng Đỗ Minh là phúc đức tổ tiên phù hộ rồi.
Hân nhìn vẻ thản nhiên của cha khi biết kết quả thì trong lòng dường như đã rõ. Ở cái trấn Sơn Nam này có mấy người to hơn Thừa Ty cha cô? Cô lờ mờ hiểu rằng có gì đó lắt léo bên trong, nhưng giả bộ không biết gì là tốt nhất, mười mấy năm sống cùng đám tôi tớ Hân giỏi nhất là trò giả ngu đúng chỗ. Nhưng cô sợ cái gã nho sĩ cổ hủ kia sẽ mở miệng ra hỏi cha cô nên vội thò tay xuống gầm bàn ăn, định kép nhẹ ống tay áo của Vũ nhắc nhở. Ngờ đâu Vũ cũng đang thò tay xuống gầm bàn ăn định kéo ống tay áo của Hân. Sau lần Hân để bài luận của Vũ ở trong phòng của Đỗ Minh, dù may mắn là kết quả như mong muốn nhưng Vũ vẫn rất sợ cô nhóc này tự cho mình là thông minh và làm liều. Vũ dù chưa va chạm chốn quan trường nhưng gần mười năm ăn nhờ ở đậu Vũ cũng biết cái gì nên nói cái gì không.
Hai bàn tay dưới gầm bàn đột nhiên chạm vào nhau, cả hai đều có nhút giật mình, nhẹ đưa mắt nhìn nhau một cái. Mặt Hân chợt đỏ bừng, cô thụt tay lại để lên đùi, tay còn lại bê vội bát canh làm bộ uống để che mặt. Ai ngờ bàn tay đặt trên đùi của cô đột nhiên bị kéo lấy, nắm chặt. May mà Hân chỉ giả bộ chứ nếu uống canh thật hẳn là phun hết ra rồi. Gã Vũ này phải gọi là nhà nho dởm chứ nhà nho cổ hủ cái nỗi gì. Nghĩ vậy nhưng liếc sang nhìn cái thái độ giả vờ đạo mạo lắng nghe Đỗ Minh giảng giải nhưng viền tai lại ửng hồng của Vũ. Hân mỉm cười, xiết chặt tay hơn, bụng thầm nghĩ:
- Anh giỏi cứ nắm tay đi, xem anh sẽ ăn bằng cách nào.
À, thì ra Vũ dùng tay phải để nắm lấy bàn tay trái của Hân.
…
Bữa cơm kết thúc, trên đường trở về Hân như con cún nhỏ quấn lấy chân Vũ, không ngừng tâng bốc Vũ, nào là người trẻ nhất đỗ Giải Nguyên, nào là không có ai chăm chỉ và học hành khắc khổ như Vũ, nào là ông Cử họ Nguyễn Đăng cũng nói Vũ có khả năng đậu Tiến Sĩ… Những lời này khi nghe cha nói Vũ đậu Giải Nguyên cô đã muốn nói ra nhưng cả phòng ăn đầy người như thế cô không dám nói, nghẹn một bụng cho tới tận giờ. Với lại, cái nắm tay khi nãy vẫn còn làm cô ngượng ngùng, vì thế cô nói liên tục để chứng tỏ mình bình thường. Nhưng kì thực, sống cùng cô nhóc này ngần ấy năm, Vũ còn lạ gì tính cô, đắc ý thì chu môi một cái rồi khóe môi nhếch sang trái, lúng túng thì nói liên mồm. Dù vậy hắn cũng chẳng vạch trần cô bởi bản thân hắn cũng cảm thấy lúng túng vì cái nắm tay vừa rồi.
Khi tới chỗ ở của Vũ, Hân ngó trước ngó sau không thấy ai mới nhìn Vũ hỏi:
- Anh Vũ anh nghĩ anh Năm làm sao mà đỗ?
Vũ vội che miệng Hân, nhưng nhìn quanh cũng không thấy ai nên thấp giọng:
- Em đừng nói bừa chuyện này, không hay ho đâu.
- Em có nói bừa đâu, em hỏi anh mà!
Nhìn Hân nheo mắt, khịt mũi, ngẩng cổ lên nhìn mình, Vũ thấy đáng yêu vô cùng, không ngăn được bản thân nhéo mũi cô một cái.
Tuy mới mười bảy tuổi nhưng Vũ đã phần nào hiểu được những khuất tất và lắt léo trong hệ thống quan lại và khoa cử hiện nay. Thời này so với thời Uy Nam Vương[7] Trịnh Giáng thì đã tốt hơn rất nhiều. Thời đó quy chế thi cử quả thực suy đồi và mất kỷ cương. Những người muốn dự thi Hương chỉ cần nộp ba quan tiền là được dự thi không cần được ai tiến cử hay sát hạch, vì thế có rất nhiều thành phần hỗn tạp đi thi như người đi buôn, nhà hàng thịt, người làm ruộng… Có đợt người đi thi đông quá còn giày xéo lên nhau khiến có người chết ở cổng trường thi; mà trong trường thi việc trông coi cũng thả lỏng, thí sinh mang cả sách vào phòng thi mà chép hay mượn người thi hộ cũng có. Từ khi Minh Đô Vương[8] Trịnh Doanh nắm quyền thì tình hình khoa cử mới dần được chỉnh đốn. Tuy nhiên với một người có vị trí và sự khéo léo như Đỗ Minh, ông ta hẳn biết phải làm thế nào để chạy “cửa sau” cho con trai rồi. Vũ không muốn giải thích rõ tất cả những chỗ lắt léo với Hân nên chỉ nói ngắn gọn:
- Thì hẳn là nhờ dượng (cha Hân) rồi.
- Nhưng em có chỗ không hiểu, nếu thế tại sao cha không giúp cả anh Hai và em Chín?
Vũ phì cười, con bé này sao tự dưng lại ngốc thế?
- Cái này gọi là tham đó em biết không? Cha mặc kệ Chín và anh Hai là vì Năm* đó?
* Trước Vũ bị coi như tôi tớ trong nhà nên mới gọi Năm là cậu, nhưng thực ra Năm bằng tuổi nên từ đoạn này Vũ gọi Năm là Năm.
- Là sao?
Hân nhăn mặt khó hiểu.
- Tự suy nghĩ chút đi!
Vũ vừa nói vừa lấy ngón tay điểm vào trán Hân một cái. Hân ngoẹo đầu suy nghĩ một hồi mới lẩm bẩm:
- Để người ngoài nhìn vào nói cha là người đạo mạo, không làm cái chuyện đi “cửa sau” đó, vì bằng chứng là em Chín và anh Hai đến Sinh Đồ cũng không đỗ…
Vũ cười vỗ tay.
- Giỏi, nhưng chưa đủ hết lí do.
Hân nắm lấy vạt áo Vũ bắt đầu mè nheo.
- Anh Vũ nói đi mà, nói đi mà, đi đi mà…
Vũ luôn vô phương với màn mè nheo này đành giơ tay hàng.
- Vì Năm học tốt hơn hai người kia, và còn là con mẹ Cả, hai người kia là con vợ lẽ, nên đương nhiên cha em phải dồn sức vào anh Năm em.
Hân à ra một tiếng, đúng là cô suy nghĩ không thấu đáo thật.
Nhìn điệu bộ tư lự của Hân, Vũ thấy trong lòng có một cảm giác khó gọi tên, ấm áp chăng, dịu ngọt chăng?
Nơi hai người đang đứng là dưới bóng một cây nhãn lớn trong sân chỗ Vũ ở. Đang mùa hoa nhãn, những bông hoa vàng nhàn nhạt li ti rơi xuống đầu Hân. Vũ đưa tay gạt nhẹ những bông hoa vương trên tóc khiến Hân đang suy tư giật mình ngẩng đầu lên. Và một giây sau đó, chằng biết ma xui quỷ khiến thế nào Vũ hạ môi hôn lên mắt Hân.
Hân giật mình, cảm giác ấm áp, mềm mại vừa mới chạm vào viền mi đột nhiên biến mất. Đến khi nhận ra là mình vừa bị kẻ-nào-đó hôn lên mắt thì kẻ-nào-đó đã co giò chạy biến vào trong phòng đóng chặt cửa lại như ăn trộm bị bắt quả tang. Hân lấy tay xoa xoa một bên mắt, lại nhìn nhìn vào cánh cửa đóng chặt và bật cười. Anh giỏi lắm Nguyễn Vũ, dám làm không dám chịu trách nhiệm hả?
-----
Chú thích:
[1] Sinh đồ, ông Đồ, ông Kép, ông Mền, Hương Cống (Cử Nhân), Giải Nguyên: theo Wiki
[2] Kinh là Ngũ Kinh (tức Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu). Thư là Tứ Thư (gồm Luận Ngữ, Đại Học, Trung Dung và Mạnh Tử). Đề thi thường hỏi về thời tiền sử Trung Hoa: Nghiêu Thuấn Vũ và nhà Chu, Lịch sử Trung Hoa, Triết học, lý luận cơ bản về chính trị và nhân sinh quan, luân lý, văn chương…
[3] Chế, Chiếu, Biểu: Đây là ba loại văn về chính trị và hành chính phổ biến trong các triều đại phong kiến ngày xưa.
[4] Thi, Phú: Thi làm thơ theo đề ra, thể loại thơ Đường, nội dung thi có thể tự do. Phú có khi còn khó làm hơn một bài thơ vì đây là thể loại nửa văn xuôi, nửa thơ mà yêu cầu đối ngẫu rất chặt chẽ.
[5]Văn sách: Bàn về sách lược của tiền nhân Trung Hoa, hỏi những điểm khác nhau giữa Ngũ Kinh và Tứ Thư cùng chính sự tốt xấu của các đời trước. Mỗi triều đại có thể thay đổi nội dung đề thi cho phù hợp với thời thế.
[6] Phiên lại: tương đương với Bộ Lại, chuyên chủ quản các công việc của quan văn như bổ nhiệm, bãi miễn, khảo khóa, thăng giáng, huân phong, điều động. Năm 1718, chúa Trịnh Cương lập ra đủ Lục phiên ở phủ chúa, kể từ đó vua Lê chỉ có tác dụng tượng trưng, toàn bộ thực quyền về tay chúa Trịnh.
[7]Uy Nam Vương Trịnh Giang (1711–1762) là vị chúa Trịnh thứ bảy thời Lê trung hưng, ở ngôi từ tháng 10 năm 1729 đến tháng giêng năm 1740.
[8]Minh Đô Vương Trịnh Doanh (1720–1767) là vị chúa Trịnh thứ tám thời Lê trung hưng, ở ngôi từ năm 1740 đến 1767, đồng thời là một nhà thơ Việt Nam. Ông người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa,Việt Nam. Trịnh Doanh là người có công đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài, ổn định lại chính trị ở Bắc Hà vốn suy yếu trầm trọng thời Trịnh Giang.
Nguồn tài liệu:
Wiki – Từ khóa: Khoa biểu, hành chính Đàng ngoài thời Lê trung hưng, giáo dục khoa cử Đàng ngoài thời Lê trung hưng, Trịnh Giang, Trịnh Doanh.
ngheandos.gov.vn – Từ khóa: Khoa cử Việt Nam thời phong kiến:
---
Chương 3 << >> Chương 5
Thấm thoắt đã một tháng trôi qua, ngày thi Hương vòng đầu tiên cũng tới. Vì có đọc chút sách vở, lại được Vũ giảng giải một phen nên Hân biết cuộc thi Hương có cả thảy bốn kì thi. Đỗ ba kì đầu thì được gọi là Sinh Đồ[1]. Như cha của Vũ nghe nói mười lăm tuổi đã đậu Sinh Đồ, được mọi người xưng tụng là ông Đồ Nguyễn (ông Đồ họ Nguyễn), đáng tiếc tới kì thi cuối cùng thì ông ốm và phải bỏ thi giữa chừng. Những năm sau đi thi cũng vậy, sức khỏe giảm sút quá nhiều, tới được địa điểm thi đã mất nửa cái mạng, không có cách nào trụ được cho tới thi xong vì thế ba lần thi sau đó đều rớt. Còn thầy đồ họ Đặng* thì bốn lần thi Hương đều chỉ qua được ba kì thi đầu. Vũ nói đỗ một lần Sinh Đồ thì được gọi là ông Đồ hoặc ông Tú, đỗ hai lần là ông Kép[1], đỗ ba lần gọi là ông Mền[1] còn như thầy đồ Đặng đỗ tới bốn lần khiến cả Hân và Vũ đều che miệng cười không biết phải gọi ông là gì.
*Thầy đồ Đặng: sợ mọi người quên, vị này là thầy đồ dạy vỡ lòng cho mấy anh em họ Đỗ, có cô con gái bị ốm vẫn ở nhờ trong phủ họ Đỗ.
Vòng đầu tiên thi kinh nghĩa, thư nghĩa[2], chủ yếu là kiểm tra khả năng đọc sách của thí sinh, vì thế đâu làm khó được những đứa trẻ đọc sách từ bé như Vũ và mấy anh em nhà họ Đỗ. Vòng thi này đến cậu Chín mới mười một tuổi cũng thi đậu thì đừng nói tới Vũ, cậu Hai, và cậu Năm.
Vòng thi thứ hai thi chế, chiếu, biểu[3] kiểm tra cách hành văn của thí sinh. Vòng thi này em Chín trượt. Bà Năm (mẹ em Chín) cứ ôm con sụt sịt khóc mãi, còn cha thì chỉ xoa đầu thằng bé nói nó còn nhỏ, không vội, song bà Tư vẫn khóc không thôi. Số là sau kì thì Hương này cả nhà có khả năng được chuyển về kinh đô vì đợt khảo sát của Phiên Lại[6] vừa qua, nhiều khả năng Đỗ Minh được thăng chức và mời về kinh. Ai cũng biết là so với kinh đô sầm uất, nhiều người đọc sách, lại còn có cả trường Quốc Tử Giám nhiều thầy tài, trò giỏi thì ở trấn Sơn Nam hẻo lánh này cơ hội thi đậu sẽ cao hơn. Thêm nữa kinh đô quan lại quyền quý nhiều, một cái chức Thừa Ty tứ phẩm như Đỗ Minh không thể một tay che trời như ở nơi này được. Vì thế thầy đồ Nguyễn Đăng đã khuyên em Chín không nên thi nhưng bà Năm vẫn một mực đòi đức ông cho em ấy đi thi với hi vọng may ra trúng cái Sinh Đồ.
Vòng thi thứ ba, Hân thấy Vũ vẫn bình tĩnh nhưng anh Năm, anh Hai đều tỏ ra lo lắng vì dù sao đây cũng là một bước quyết định. Vòng thi này kiểm tra khả năng thi phú[4] của thí sinh. Vũ dễ dàng đứng đầu bảng, anh Hai trượt còn anh Năm đứng chót bảng. Anh Hai năm nay đã hai mươi mốt, thi tới ba lần ở trấn Sơn Nam này không đỗ thì còn có hi vọng gì mà đỗ được khi cả nhà chuyển tới kinh đô? Anh Năm đứng chót bảng thì cũng xác định là vòng thi cuối không có khả năng đậu rồi. Vì thế mà không khí hài hòa trong nhà đột nhiên căng như dây đàn. Mẹ Cả, anh Năm và mẹ Hai (mẹ của anh Hai), anh Hai luôn nhìn Vũ với ánh mắt ghen tị và khó chịu. Từ lúc Vũ và Hân chuyển lên nhà trên ở, cơm tối họ phải dùng bữa với cả nhà. Và sau kì thi Hương thứ ba thì không khí trên bàn ăn trở nên căng thẳng, mệt mỏi. Có bữa ăn xong, Vũ khẽ nói với Hân khiến cô cứ khúc khích cười.
- Ăn thế này tôi thấy thà ăn cháo cám lợn của em còn ngon hơn.
Cuối cùng thì kì thứ tư thi văn sách[5] cũng kết thúc. Chưa có kết quả nhưng cha không cho anh Năm so bài thi, chỉ bắt anh ngồi một bên nghe Vũ trình bày lại bài viết của hắn. Càng nghe mặt anh Năm càng tái mét, Hân âm thầm thè lưỡi, kiểu này chắc trượt vỏ chuối rồi. Bữa ăn cơm, anh Năm ủ rũ ngồi một góc nghe nghe mẹ cả nhiếc móc, chỉ cây dâu mắng cây hòe khiến Vũ và Hân đều nuốt không trôi cơm. May mà cha vẫn điềm đạm nho nhã cười với hai đứa chứ nếu không Hân cá là mẹ Cả sẽ lập tức gọi người tới đánh Vũ cho bõ tức vì can cái tội dám giỏi hơn con bà. Hân cũng không thoát tội vì là kẻ dám để Vũ xuất hiện chiếm hết ánh hào quang của con trai bà.
Nhưng không hiểu sau đó cha đã nói gì với mẹ Cả và anh Năm, Hân thấy họ đối xử với Vũ tốt hơn hẳn. Vũ cảm động cha lắm, hắn cứ nghĩ ông đã trách tội già và anh họ nên họ mới biết điều mà đối xử tốt với hắn. Nhưng sự khó hiểu không chỉ dừng lại ở đó, nửa tháng sau có kết quả, cả anh Năm và Vũ đều đỗ kì thi cuối và chính thức được gọi là Hương Cống[1]. Vũ đứng đầu bảng được gọi là Giải Nguyên, điều này Hân đã dự đoán được nên không bất ngờ, nhưng anh Năm không những đỗ còn đứng thứ 10 trong 32 người được đề tên khiến cô giật mình. Lần này mẹ cả không giận dữ với Vũ, bà ta còn bận ăn mừng. Đỗ Minh năm xưa cũng chỉ đỗ tới Hương Cống, nhưng sau đó nhà có căn cơ, lại có tiền bạc, giỏi luồn lách nên xin được một chân tri huyện, rồi cứ từ đó đi lên tới Thừa Ty như bây giờ. Bà Cả cũng chỉ cầu cho thằng con mình được bằng Đỗ Minh là phúc đức tổ tiên phù hộ rồi.
Hân nhìn vẻ thản nhiên của cha khi biết kết quả thì trong lòng dường như đã rõ. Ở cái trấn Sơn Nam này có mấy người to hơn Thừa Ty cha cô? Cô lờ mờ hiểu rằng có gì đó lắt léo bên trong, nhưng giả bộ không biết gì là tốt nhất, mười mấy năm sống cùng đám tôi tớ Hân giỏi nhất là trò giả ngu đúng chỗ. Nhưng cô sợ cái gã nho sĩ cổ hủ kia sẽ mở miệng ra hỏi cha cô nên vội thò tay xuống gầm bàn ăn, định kép nhẹ ống tay áo của Vũ nhắc nhở. Ngờ đâu Vũ cũng đang thò tay xuống gầm bàn ăn định kéo ống tay áo của Hân. Sau lần Hân để bài luận của Vũ ở trong phòng của Đỗ Minh, dù may mắn là kết quả như mong muốn nhưng Vũ vẫn rất sợ cô nhóc này tự cho mình là thông minh và làm liều. Vũ dù chưa va chạm chốn quan trường nhưng gần mười năm ăn nhờ ở đậu Vũ cũng biết cái gì nên nói cái gì không.
Hai bàn tay dưới gầm bàn đột nhiên chạm vào nhau, cả hai đều có nhút giật mình, nhẹ đưa mắt nhìn nhau một cái. Mặt Hân chợt đỏ bừng, cô thụt tay lại để lên đùi, tay còn lại bê vội bát canh làm bộ uống để che mặt. Ai ngờ bàn tay đặt trên đùi của cô đột nhiên bị kéo lấy, nắm chặt. May mà Hân chỉ giả bộ chứ nếu uống canh thật hẳn là phun hết ra rồi. Gã Vũ này phải gọi là nhà nho dởm chứ nhà nho cổ hủ cái nỗi gì. Nghĩ vậy nhưng liếc sang nhìn cái thái độ giả vờ đạo mạo lắng nghe Đỗ Minh giảng giải nhưng viền tai lại ửng hồng của Vũ. Hân mỉm cười, xiết chặt tay hơn, bụng thầm nghĩ:
- Anh giỏi cứ nắm tay đi, xem anh sẽ ăn bằng cách nào.
À, thì ra Vũ dùng tay phải để nắm lấy bàn tay trái của Hân.
…
Bữa cơm kết thúc, trên đường trở về Hân như con cún nhỏ quấn lấy chân Vũ, không ngừng tâng bốc Vũ, nào là người trẻ nhất đỗ Giải Nguyên, nào là không có ai chăm chỉ và học hành khắc khổ như Vũ, nào là ông Cử họ Nguyễn Đăng cũng nói Vũ có khả năng đậu Tiến Sĩ… Những lời này khi nghe cha nói Vũ đậu Giải Nguyên cô đã muốn nói ra nhưng cả phòng ăn đầy người như thế cô không dám nói, nghẹn một bụng cho tới tận giờ. Với lại, cái nắm tay khi nãy vẫn còn làm cô ngượng ngùng, vì thế cô nói liên tục để chứng tỏ mình bình thường. Nhưng kì thực, sống cùng cô nhóc này ngần ấy năm, Vũ còn lạ gì tính cô, đắc ý thì chu môi một cái rồi khóe môi nhếch sang trái, lúng túng thì nói liên mồm. Dù vậy hắn cũng chẳng vạch trần cô bởi bản thân hắn cũng cảm thấy lúng túng vì cái nắm tay vừa rồi.
Khi tới chỗ ở của Vũ, Hân ngó trước ngó sau không thấy ai mới nhìn Vũ hỏi:
- Anh Vũ anh nghĩ anh Năm làm sao mà đỗ?
Vũ vội che miệng Hân, nhưng nhìn quanh cũng không thấy ai nên thấp giọng:
- Em đừng nói bừa chuyện này, không hay ho đâu.
- Em có nói bừa đâu, em hỏi anh mà!
Nhìn Hân nheo mắt, khịt mũi, ngẩng cổ lên nhìn mình, Vũ thấy đáng yêu vô cùng, không ngăn được bản thân nhéo mũi cô một cái.
Tuy mới mười bảy tuổi nhưng Vũ đã phần nào hiểu được những khuất tất và lắt léo trong hệ thống quan lại và khoa cử hiện nay. Thời này so với thời Uy Nam Vương[7] Trịnh Giáng thì đã tốt hơn rất nhiều. Thời đó quy chế thi cử quả thực suy đồi và mất kỷ cương. Những người muốn dự thi Hương chỉ cần nộp ba quan tiền là được dự thi không cần được ai tiến cử hay sát hạch, vì thế có rất nhiều thành phần hỗn tạp đi thi như người đi buôn, nhà hàng thịt, người làm ruộng… Có đợt người đi thi đông quá còn giày xéo lên nhau khiến có người chết ở cổng trường thi; mà trong trường thi việc trông coi cũng thả lỏng, thí sinh mang cả sách vào phòng thi mà chép hay mượn người thi hộ cũng có. Từ khi Minh Đô Vương[8] Trịnh Doanh nắm quyền thì tình hình khoa cử mới dần được chỉnh đốn. Tuy nhiên với một người có vị trí và sự khéo léo như Đỗ Minh, ông ta hẳn biết phải làm thế nào để chạy “cửa sau” cho con trai rồi. Vũ không muốn giải thích rõ tất cả những chỗ lắt léo với Hân nên chỉ nói ngắn gọn:
- Thì hẳn là nhờ dượng (cha Hân) rồi.
- Nhưng em có chỗ không hiểu, nếu thế tại sao cha không giúp cả anh Hai và em Chín?
Vũ phì cười, con bé này sao tự dưng lại ngốc thế?
- Cái này gọi là tham đó em biết không? Cha mặc kệ Chín và anh Hai là vì Năm* đó?
* Trước Vũ bị coi như tôi tớ trong nhà nên mới gọi Năm là cậu, nhưng thực ra Năm bằng tuổi nên từ đoạn này Vũ gọi Năm là Năm.
- Là sao?
Hân nhăn mặt khó hiểu.
- Tự suy nghĩ chút đi!
Vũ vừa nói vừa lấy ngón tay điểm vào trán Hân một cái. Hân ngoẹo đầu suy nghĩ một hồi mới lẩm bẩm:
- Để người ngoài nhìn vào nói cha là người đạo mạo, không làm cái chuyện đi “cửa sau” đó, vì bằng chứng là em Chín và anh Hai đến Sinh Đồ cũng không đỗ…
Vũ cười vỗ tay.
- Giỏi, nhưng chưa đủ hết lí do.
Hân nắm lấy vạt áo Vũ bắt đầu mè nheo.
- Anh Vũ nói đi mà, nói đi mà, đi đi mà…
Vũ luôn vô phương với màn mè nheo này đành giơ tay hàng.
- Vì Năm học tốt hơn hai người kia, và còn là con mẹ Cả, hai người kia là con vợ lẽ, nên đương nhiên cha em phải dồn sức vào anh Năm em.
Hân à ra một tiếng, đúng là cô suy nghĩ không thấu đáo thật.
Nhìn điệu bộ tư lự của Hân, Vũ thấy trong lòng có một cảm giác khó gọi tên, ấm áp chăng, dịu ngọt chăng?
Nơi hai người đang đứng là dưới bóng một cây nhãn lớn trong sân chỗ Vũ ở. Đang mùa hoa nhãn, những bông hoa vàng nhàn nhạt li ti rơi xuống đầu Hân. Vũ đưa tay gạt nhẹ những bông hoa vương trên tóc khiến Hân đang suy tư giật mình ngẩng đầu lên. Và một giây sau đó, chằng biết ma xui quỷ khiến thế nào Vũ hạ môi hôn lên mắt Hân.
Hân giật mình, cảm giác ấm áp, mềm mại vừa mới chạm vào viền mi đột nhiên biến mất. Đến khi nhận ra là mình vừa bị kẻ-nào-đó hôn lên mắt thì kẻ-nào-đó đã co giò chạy biến vào trong phòng đóng chặt cửa lại như ăn trộm bị bắt quả tang. Hân lấy tay xoa xoa một bên mắt, lại nhìn nhìn vào cánh cửa đóng chặt và bật cười. Anh giỏi lắm Nguyễn Vũ, dám làm không dám chịu trách nhiệm hả?
-----
Chú thích:
[1] Sinh đồ, ông Đồ, ông Kép, ông Mền, Hương Cống (Cử Nhân), Giải Nguyên: theo Wiki
[2] Kinh là Ngũ Kinh (tức Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu). Thư là Tứ Thư (gồm Luận Ngữ, Đại Học, Trung Dung và Mạnh Tử). Đề thi thường hỏi về thời tiền sử Trung Hoa: Nghiêu Thuấn Vũ và nhà Chu, Lịch sử Trung Hoa, Triết học, lý luận cơ bản về chính trị và nhân sinh quan, luân lý, văn chương…
[3] Chế, Chiếu, Biểu: Đây là ba loại văn về chính trị và hành chính phổ biến trong các triều đại phong kiến ngày xưa.
[4] Thi, Phú: Thi làm thơ theo đề ra, thể loại thơ Đường, nội dung thi có thể tự do. Phú có khi còn khó làm hơn một bài thơ vì đây là thể loại nửa văn xuôi, nửa thơ mà yêu cầu đối ngẫu rất chặt chẽ.
[5]Văn sách: Bàn về sách lược của tiền nhân Trung Hoa, hỏi những điểm khác nhau giữa Ngũ Kinh và Tứ Thư cùng chính sự tốt xấu của các đời trước. Mỗi triều đại có thể thay đổi nội dung đề thi cho phù hợp với thời thế.
[6] Phiên lại: tương đương với Bộ Lại, chuyên chủ quản các công việc của quan văn như bổ nhiệm, bãi miễn, khảo khóa, thăng giáng, huân phong, điều động. Năm 1718, chúa Trịnh Cương lập ra đủ Lục phiên ở phủ chúa, kể từ đó vua Lê chỉ có tác dụng tượng trưng, toàn bộ thực quyền về tay chúa Trịnh.
[7]Uy Nam Vương Trịnh Giang (1711–1762) là vị chúa Trịnh thứ bảy thời Lê trung hưng, ở ngôi từ tháng 10 năm 1729 đến tháng giêng năm 1740.
[8]Minh Đô Vương Trịnh Doanh (1720–1767) là vị chúa Trịnh thứ tám thời Lê trung hưng, ở ngôi từ năm 1740 đến 1767, đồng thời là một nhà thơ Việt Nam. Ông người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa,Việt Nam. Trịnh Doanh là người có công đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài, ổn định lại chính trị ở Bắc Hà vốn suy yếu trầm trọng thời Trịnh Giang.
Nguồn tài liệu:
Wiki – Từ khóa: Khoa biểu, hành chính Đàng ngoài thời Lê trung hưng, giáo dục khoa cử Đàng ngoài thời Lê trung hưng, Trịnh Giang, Trịnh Doanh.
ngheandos.gov.vn – Từ khóa: Khoa cử Việt Nam thời phong kiến:
---
Chương 3 << >> Chương 5
Chỉnh sửa lần cuối: