Chương 16: Những kẻ u buồn chúng ta (Kanashimi no bokura)
SECOND WALTZ Shostakovich 4 hands (Phần thứ hai)
Bất chợt, màng nhĩ tôi thu được một giọng nữ thanh thanh thông báo rằng chuyến tàu chúng tôi đang chờ đợi sắp tới và hành khách cần nhanh chóng chuẩn bị. Tiếng còi tàu từ xa dội thẳng vào tận cùng linh hồn tôi. Con tàu màu xám khá cũ kỹ chậm chạp trườn tới trước mặt hai đứa bọn tôi như một con trăn lười nhác. Cửa tàu xịch mở, hàng người đứng chờ tự động tránh sang hai bên đề những vị khách trên tàu có thể dễ dàng di chuyển đến chỗ cầu thang.
Bên trong con tàu quả nhiên là ấm áp hơn chỗ sân ga rất nhiều. Lớp tuyết đọng trên quần áo tôi bắt đầu tan ra khiến tôi hắt xì liên tục. Có lẽ khi về lại nhà của thằng Naruse, tôi sẽ lăn ra ốm mất thôi. Từ bé đến giờ, tôi là một đứa rất hay ốm vặt. Và bởi vì cả cha lẫn mẹ tôi đều đi làm nên mỗi lần tôi đổ bệnh, bà luôn là người chăm sóc cho tôi. Tôi muốn mau chóng gặp bà. Ước gì con tàu này có thể di chuyển nhanh hơn thì tốt biết mấy. Tuy vậy, tôi có thể đòi hỏi gì hơn ở một cái vé tàu giá 180 yên chứ?
Trong toa tàu chỉ có tôi, Kazuya, và một người thanh niên cỡ chừng hai mươi tuổi đang đứng dựa vào cửa ra vào, mắt dán chặt vào một tờ tạp chí điện ảnh. Tôi và Kayuza ngồi đối diện nhau. Trong lúc cậu ta đang thiêm thiếp ngủ, tôi gióng mắt ra ngoài khung cửa sổ. Tuyết vẫn mải miết rơi như thể chẳng muốn ngừng. Những nóc nhà, những cánh đồng, những rặng cây ven sườn núi bên ngoài lớp kính cửa sổ phía bên tay trái tôi bị khỏa lấp đi bởi những lớp tuyết trắng phau phau. Còn mặt biển phía bên tay phải thì trông như giác bạc.
Bỗng, cảnh vật bên ngoài bất giác thay đổi. Những mái nhà mây phủ, những cánh đồng trắng xóa, hay những cành cây nặng trĩu tuyết được thay thế lần lượt bằng những tấm biển quảng cáo lớn, những tòa nhà cao tầng và những ô cửa sổ sáng choang ánh đèn. Con tàu chạy chầm chậm lại. Những toa tàu im lìm, những thùng hàng đồ sộ, những hàng cột bê tông đều tăm tắp và cả những người nhân viên lầm lì, cam chịu hiện ra hai bên cửa sổ. Ga tàu của thành phố lớn bên cạnh hiện ra. Tôi nhớ lần cuối cùng mình tới đây là gần năm, sáu năm gì đó về trước. Hình ảnh ga tàu trong tâm trí tôi đã phai nhạt rất nhiều. Giá như hình ảnh về người đàn ông nào đó cũng nhanh chóng bị xóa nhòa như thế thì hay biết mấy.
Chúng tôi bước xuống thềm ga lát gạch cáu bẩn, ướt át. Quả nhiên là ga lớn. Dù là cuối tuần vẫn đông nghịt người. Kazuya và tôi luồn lách trong dòng người cuồn cuộn một cách vô cùng khổ sở mới có thể lê chân tới được chỗ soát vé. Tôi rất ghét những chỗ đông người. Cứ nghĩ tới chuyện sau này phải tới Tokyo hay Osaka để làm việc là sống lưng tôi lại lạnh cứng cả lại. Tôi chỉ muốn như mẹ tôi, tìm một công việc văn phòng ở cái thị trấn quê hương nhỏ bé làm kế sinh nhai. Lương có thể hơi bèo bọt một chút nhưng được cái đỡ phải ganh đua này nọ. Và nhất là mỗi ngày đều không phải chen lấn trong những con tàu chật kín hành khách.
Ra khỏi nhà ga thành phố. Kazuya khe khẽ bảo: “Lối này!” rồi dẫn tôi đến một khu đất trống bị vây quanh bởi những tòa chung cư sang trọng, có trồng độc nhất mỗi cây hoa anh đào cổ thụ, cành nhánh khẳng khiu trơ trụi.
“Cháu chào bà ạ. Cháu đã đưa cậu ấy tới rồi đây ạ.” Kayuya bất chợt cất tiếng chào hỏi lễ phép khiến tôi giật mình. Một dòng điện công suất nhỏ truyền khắp cơ thể tôi. Tôi dụi mắt hết lần này đến lần khác và cố mở mắt thật to để nhìn cho kỹ nhưng chẳng thấy gì khác ngoài một thân cây già cỗi màu nâu sẫm.
“Cậu bảo bà tớ đang ở đây ư?” Tôi kéo tay Kazuya, hỏi dồn. Lồng ngực tôi sắp nổ tung đến nơi rồi.
“À, tớ quên mất. Xin lỗi cậu nhé. Bây giờ, cậu hãy nhắm mắt lại đi!”
Tôi hãy bán tin bán nghi nhưng vẫn ngoan ngoãn làm theo lời cậu ta. Tôi nhắm tịt mắt lại. Trong bóng tối mịt mùng, tôi vẫn cảm nhận được hai đầu ngón tay của cậu ta chạm nhẹ lên mi mắt tôi, từ từ di chuyển đến chỗ giữa hai đầu lông mày rồi ấn mạnh một cái. Miệng cậu ta lẩm bẩm điều gì đó không rõ, có lẽ là một câu thần chú.
“Rồi, giờ cậu hãy mở mắt ra đi!”
Tội rụt rè kéo mi mắt của mình lên để rồi sững sờ đến tê cứng cả người. Hai mắt tôi chẳng tài nào rời khỏi khung cảnh kỳ diệu đương diễn ra. Tim tôi nghẹn thắt lại, còn nước mắt thì nối đuôi nhau trào ra ngoài. Tôi òa khóc nức nở. Đôi con ngươi tưởng chừng muốn tan ra như những đụn tuyết dưới nắng xuân ấm áp. Nơi gốc cây anh đào cổ thụ, bà tôi, mặc trên mình tấm kimono trắng hơn cả tuyết, đương mỉm cười dịu dàng. Nét mặt bà ngời ngời, đẹp đẽ như tượng Phật. Tôi chạy nhào đến toan ôm bà nhưng lại xuyên qua như thể chẳng có gì phía trước. Tôi chợt nhớ ra là bà tôi đã mất rồi. Đây hẳn chỉ là linh hồn của bà đợi chờ ở chốn này để từ biệt tôi. “Sao lại là cháu?” Tôi thầm tự hỏi. Tại sao lại không phải là cha tôi? Rõ ràng tình yêu của cha tôi dành cho bà là điều thiêng liêng và mãnh liệt nhất trần đời. Vậy mà bà lại chọn tôi để nói lời vĩnh biệt. Thế giới này quả nhiên đầy rẫy những điều bất công và có lẽ, tình yêu chính là điều bất công nhất.
“Tomo chan à, cho bà xin lỗi nhé. Vì bà mà cha cháu mới đánh cháu đau như thế.” Bà đưa bàn tay trong suốt vuốt ve bờ má đã từng bị cha giáng một cú tát tóe lửa. Bàn tay bà lạnh như băng giá. Đây là bàn tay của linh hồn một người đã khuất. Tôi ngậm ngùi nhớ tời bàn tay ấm áp vẫn thường xoa lưng ru tôi ngủ vào những đêm đông lạnh lẽo.
“Không đâu ạ. Là vì cháu hư đốn nên mới khiến bà trở bệnh. Bà cứ rầy la cháu đi ạ.” Tôi vừa nói, vừa rấm rứt khóc.
“Ngốc quá. Tomo chan của bà ngốc quá.” Bà trách tôi bằng chất giọng đong đầy yêu thương.
Tôi với bà nói về rất nhiều chuyện, cả vui lẫn buồn, trong suốt những năm hai bà cháu sống bên nhau. Tuy nhiên, chẳng hiểu vì nguyên cớ gì mà tôi tuyệt nhiên không hỏi bà lý do tại sao bà lại muốn gặp tôi chứ không phải là cha tôi.
“Tomo chan, cháu biết tại sao bà lại muốn gặp cháu trước khi siêu thoát không?” Bà lúc nào cũng như đọc được suy nghĩ của tôi vậy.
“Dạ, không ạ.”
“Thứ nhất là vì bà rất yêu Tomo chan. Thứ hai là vì bà biết cháu khác hẳn với cha cháu, cháu là người rất mạnh mẽ. Nếu cha cháu gặp được bà như thế này thì lại càng thêm đau khổ. Nó sẽ chẳng thể sống tiếp được đâu. Bà sinh nó ra bà biết. Từ trước đến giờ, nó luôn là đứa để tình cảm lấn át lý trí. Nó luôn yếu đuối và ngốc nghếch. Vì thế, bà muốn nhờ cháu và mẹ cháu nữa, hãy chăm sóc cho cha cháu hộ bà.”
Có lẽ bà tôi đã loáng thoáng thấu hiểu được chuyện cha tôi yêu thương bà hơn bất cứ ai, bất cứ điều gì trên đời này, và bà cũng dành cho cha một tình cảm tương tự. Đột nhiên, tôi cảm thấy mình mới là người ngấm ngầm ghen tỵ với cha mình bởi mẹ của cha yêu cha tha thiết nhất, còn người được mẹ tôi đặt mối quan tâm lên hàng đầu chắc chắn không phải là tôi rồi.
“Xin lỗi vì cháu đã cắt ngang cuộc nói chuyện của hai người nhưng thưa bà, ông ấy đã tới rồi ạ.”
Nghe giọng Kayuza, bà tôi khẽ nghiêng sang một bên. Đôi mắt ban nãy còn lấp lánh những tia sáng vui tươi vì gặp lại tôi bất chợt trĩu nặng u sầu. Tôi cũng vội quay ra đằng sau, thoáng nhớ ra rằng Kayuza kỳ quái đã nhắc tới một người nữa mà bà tôi đang ngóng chờ. Từ đằng xa, một ông cụ dáng người dong dỏng cao, cặp mắt trũng sâu đỏ quạch, mái tóc lưa thưa để lộ vầng trán sáng loang loáng, đang chậm rãi cất từng bước nặng nề đến chỗ tôi. Vừa thoáng thấy bóng ông cụ, Kazuya vội chạy lại đỡ lấy tay ông, tôi cũng vội vã làm theo. Hai đứa chúng tôi cùng dìu ông đến trước mặt bà. Ông cố mở mắt nhìn bà tôi, đôi môi khô mấp máy, có vẻ ông vẫn chưa dám tin sự thật đang hiển hiện trước mắt, sự tồn tại của linh hồn người bà đã khuất của tôi.
“Yosuke san, đã lâu lắm không gặp.” Bà tôi cúi đầu rất thấp chào người đối diện. “Ông vẫn khỏe chứ ạ?”
“Vâng, đã lâu lắm rồi, Hanako san. Lần cuối cùng chúng ta gặp nhau cũng là hơn sáu mươi năm trước rồi.” Ông cụ móm mém cười đáp lời. “Hanako” chính là tên thời con gái của bà tôi. Nói rồi, ông đảo mắt, hết nhìn tôi rồi lại nhìn Kayuza.
“Trong hai cậu bé này thì cậu nào là cháu trai của bà?”
“Thằng bé thấp hơn có đôi mắt đen ấy.”
A, bà nói thì tôi mới nhận ra rằng mình thấp hơn Kazuya chừng năm phân. Đã thế đôi mắt lại xấu vô cùng, trông như mắt cá chết vậy. Tôi cũng muốn sở hữu một đôi mắt biết nói như cậu ta.
“Thằng bé rất ngoan. Cả cậu bé bên cạnh nữa, cũng rất ngoan ngoãn.”
Bà vừa nói vừa giơ tay xoa đầu hai đứa tôi.
“Vậy là xem ra bà đã có một gia đình hạnh phúc.” Ông xúc động nói.
“Vâng. Các con các cháu tôi rất thương tôi. Tôi tự cảm thấy bản thân rất may mắn.” Dừng lại một chút để đưa tay áo lên lau nước mắt, bà tôi nói tiếp. “Còn gia đình ông thì sao, Yosuke san?”
“Bà nhà tôi vẫn khỏe mạnh. Con trai tôi vốn cùng gia đình nó định cư ở Mỹ. Tháng trước mới đưa vợ con về đón Tết. Cũng phải gần năm năm rồi tụi nó mới về thăm chúng tôi. Thường thì chỉ có hai ông bà già vò võ với nhau thôi.”
“Thế ạ. Vậy...” Bà tôi bỗng nhiên ngập ngừng. Tôi cứ tưởng rằng con người ta ở tuổi này sẽ giống như những cây đại thụ hững hờ trước gió mưa sấm chớp, họ sẽ chẳng lo sợ bất cứ chuyện gì. Nhưng ngay lúc này, bà tôi đang vò hai ống tay áo kimono, bẽn lẽn như cô gái mới lớn trò chuyện với người tình trong mộng.
“Yosuke san, vậy vợ của Yosuke san, ý tôi là bà nhà, nấu ăn ngon chứ ạ?”
“Ồ, bà vợ tôi hoàn toàn không biết nấu ăn. Từ hồi mới cưới nhau đến giờ, mọi bữa ăn đều do cô giúp việc từ phía nhà bà ấy lo toan cả. Ngay cả trà cũng cần có người pha cho cơ mà. Cũng may là cô giúp việc ấy nấu ăn cũng hợp khẩu vị tôi.”
Ông cười lớn, đảo mắt nhìn bâng quơ, có vẻ như muốn né tránh khỏi nhận thấy một nét buồn thoáng vương trên gương mặt bà tôi.
“Vậy chắc món soup miso bí đỏ của cô ấy cũng rất ngon nhỉ?”
Bà tôi vừa dứt lời thì tiếng cười của ông cụ cũng trở nên câm lặng. Ông thở ra một hơi khó nhọc rồi mới dõng dạc nói.
“Suốt sáu mươi năm nay, tôi chưa từng ăn lại món soup miso bí đỏ bởi vì tôi chỉ muốn một người duy nhất nấu cho tôi ăn thôi. Người mà chỉ một chút nữa đã trở thành vợ tôi. Người đã nói với tôi rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi nhưng cuối cùng lại kết hôn với người khác ấy.”
Trong cách nói chuyện của ông cụ có chút gì đó như hờn trách. Bà tôi vỗ nhẹ vào lưng ông, giọng thủ thỉ như tâm tình.
“Chúng ta đã có gia đình. Con cháu cũng đã khôn lớn cả rồi. Đâu thể hờn trách nhau những chuyện quá khứ nữa. Huống hồ tôi đã không còn sống trên cõi đời này nữa. Ông cũng hiểu mà, mấy ai có thể nên duyên nên phận với mối tình đầu của mình. Mà nhiều người, dẫu có đến được với nhau cũng chắc gì đã hạnh phúc. Biết đâu ngày xưa đôi ta lấy nhau lại là làm tình làm tội nhau thì sao? Hoàn cảnh của hai chúng ta lúc đó đều quá bi đát. Thôi thì, cuộc tình mình cứ để cho gió đông cuốn đi vậy.”
Ông cụ Yosuke không đáp, chỉ nắm chặt bàn tay lại thành nắm đấm. Nhìn ngọn lửa bùng lên trong đôi mắt đã mờ đi của ông, tôi biết rằng ông rất muốn thốt lên câu: “Không phải như bà nói đâu.” nhưng khối uất nghẹn đã chắn ngang cổ họng ông cụ. Không thể chịu nổi cảnh tượng trước mắt, tôi đành lên tiếng:
“Bà ơi, thế tại sao bà không bao giờ nấu món canh bí cho ông cháu, cha cháu và cả cháu ăn nữa ạ? Bà bảo là chỉ cần ngửi mùi bí đỏ là bà sẽ bị buồn nôn nên không thể nấu được món này. Nhưng hình như không phải thế phải không ạ?”
Bà tôi gần như chết lặng, lắp bắp nói chẳng đặng lời. Ông cụ mở to mắt nhìn tôi rồi quay phắt sang phía bà. Ánh mắt của ông cụ vừa chiếu vào bà tôi thì bà liền ngồi thụp xuống, đưa hai tay bưng mặt khóc tức tưởi. Ông cụ cũng rớt nước mắt, quàng tay ôm lấy cái dáng hình trong suốt của bà. Hai người cứ ở trong tư thế đó suốt gần mười lăm phút. Với họ, cả thời thanh xuân chợt hiện về trong một khắc. Tôi cố nuốt ngược nước mắt của mình vào trong. Khi lén nhìn sang chỗ Kazuya, khuôn mặt của cậu ta trông vẫn thanh thản như tượng địa tạng bồ tát.
Cuối cùng, bà tôi cũng ngẩng mặt lên để nhìn thằng vào ông cụ. Ông dùng hai ngón tay cái nhăn nheo, cố gắng lau nước mắt cho bà tôi, nhưng rồi lại nhăn mặt đau đớn vì sự cách trở âm dương.
“Yosuke san, liệu cậu có bằng lòng đọc cho tôi nghe bài thơ đầu tiên do cậu dịch không?” Bà tôi đã thay đổi cách xưng hô. “Bài thơ của một nhà thơ người Việt Nam ấy.”
“Cậu vẫn còn nhớ bài thơ đó ư?”
“Vâng, vì lúc đó tôi rất ngưỡng một người bạn cùng lớp, dù chỉ mới mười sáu tuổi, đã có thể dịch bài thơ viết bằng thứ tiếng khó như thế. Lại còn được in trên tạp chí văn học của thành phố nữa. Sau đó, cũng chính chàng trai ấy đã dùng số tiền nhuận bút ít ỏi đó để mua cho tôi một hộp kẹo Tây với những viên kẹo đẹp như đá quý. Đó là món kẹo ngon nhất mà tôi được ăn.”
“Cậu nói dối. Cậu đâu có ăn chúng. Cậu đã để cho chúng chảy nước rồi dính cứng lại với nhau đúng không?” Ông cụ phì cười. “Em gái của cậu đã kể lại cho tôi rồi.”
Rồi chính bà tôi cũng bật cười trước sự ngây thơ thời thiếu nữ của mình.
Và để không phung phí khoảng thời gian ở cạnh nhau quý báu, ông cụ chậm rãi ngâm nga bài thơ về một mối tình dang dở.
“Hai mươi bốn năm xưa,
một đêm vừa gió lại vừa mưa,
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
hai cái đầu xanh kề nhau than thở;
“Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
mà lấy nhau hẳn đà không đặng:
Để đến nỗi tình trước phụ sau,
chi bằng sớm liệu mà buông nhau!"
"Hay nói mới bạc làm sao chớ!
buông nhau làm sao cho nỡ?
Thương được chừng nào hay chừng ấy,
chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng,
mà tính chuyên thuỷ chung!"
Hai mươi bốn năm sau,
tình cờ đất khách gặp nhau:
Đôi cái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung,
đố có nhìn ra được?
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,
con mắt còn có đuôi.” (1)
Dù âm điệu và từ ngữ được sử dụng trong bài thơ nghe khá buồn bã nhưng đối với một đứa có khả năng cảm thụ văn học bằng không như tôi thì cũng chả khác gì đàn gảy tai trâu. Đặc biệt, tôi chẳng thể nào hiểu được ngữ nghĩa của câu: “Con mắt còn có đuôi” ở cuối bài. Mắt người nào có phải là sinh vật sống như con chồn, con cáo, sao có thể có “đuôi”? Khi tôi đương mải miết nghĩ ngợi bài thơ kỳ lạ thì bà tôi vẫn không thể dừng tiếng thổn thức. Cả ông cụ Yosuke nữa.
Đột nhiên, lúc chẳng ai kịp phòng hờ, phía trên đầu bà tôi hiện lên một vùng sáng chói lóa và bà tôi bị hút ngược lên trên, giống như Hằng Nga trong câu truyện truyền thuyết kể về mối tình của nàng và chàng Hậu Nghệ. Dưới ánh sáng chói lòa đó, bà tôi hóa thành cô gái trẻ trung với suối tóc tuyền dài đến tận eo. Ông Yosuke, mặc kệ đôi chân bị viêm khớp nặng, cố gắng đuổi theo, giữ chặt lấy cánh tay trái của bà. Trong khoảnh khắc này, bà tôi bỗng dưng có hình hài thực thể. Nước mắt bà rơi tí tách trên mu bàn tay lấm tấm nốt đồi mồi của ông. Tôi cũng bổ nhào tới, tóm chặt lấy tay phải của bà. Kazuya ở phía sau tôi hét thất thanh:
“Hai người không được giữ bà ấy lại. Nếu quá giờ lành, bà ấy sẽ trở thành hồn ma vất vưởng, không bao giờ siêu thoát được đâu.”
Tiếng hét của Kazuya như làm tôi và ông Yosuke thức tỉnh. Chúng tôi lập tức buông tay bà ra. Trước khi hoàn toàn bị kéo tuột vào trong vùng ánh sáng đó bà đã kịp nói những lời cuối cùng với người đàn ông bà yêu nhất trên đời này.
“Yosuke san, cậu cho phép tôi đợi cậu nhé?”
“Tôi sẽ không để cậu đợi lâu đâu.”
Ông cụ đáp lời với vẻ mặt vô cùng tự tin. Bà tôi mỉm cười hạnh phúc, rồi quay sang tôi, dặn dò:
“Tomo chan, cho bà gửi lời xin lỗi đến mẹ cháu nhé.”
Và rốt cuộc, dù vùng ánh sáng linh thiêng đã hoàn biến mất ngay sau khi nuốt chửng linh hồn cảu bà tôi, tôi và ông Yosuke vẫn thẫn thờ đứng nhìn bầu trời trống rỗng như thể chờ đợi một điều kỳ diệu khác sẽ xuất hiện.
Đến tận lúc này, khi đang ngồi chiêm nghiệm lại những tháng ngày đã qua, những lời sau cuối của bà vẫn vọng vang mãi trong tiềm thức tôi, như những đồng vọng ngược chiều không bao giờ kết thúc.
Sau đó, tôi và Kazuya xin phép được đưa ông Yosuke về tận nhà nhưng ông nhất quyết từ chối. Ông cáu kỉnh bảo rằng có thể tự đi về được. Thái độ quả nhiên khác hẳn với lúc ở bên cạnh bà tôi.
“Ông ơi, chiều nay gia đình cháu sẽ rải tro cốt của bà ở ngoài bãi biển thị trấn. Xin ông hãy đến, ông nhé.”
Tôi cố nói với theo trước khi bóng hình ông mất hút sau màn tuyết trắng bời bời. Và tôi không nhận được câu trả lời.
Kazuya cùng tôi về nhà. Chúng tôi chẳng nói với nhau lời nào. Trên chuyến tàu trở về thị trấn, cậu ta đút hai tay vào túi, mắt ngó trân trân vào tấm poster quảng cáo một loại thức uống mùa đông. Tôi thì cứ úp mặt vào tấm khăn quàng cổ cậu ta cho mượn mà khóc rưng rức, cốt là để không ai ngoài cậu ta thấy được cái bộ dạng yếu đuối của mình. Mùi trầm hương mắc kẹt giữa những sợi vải khiến nỗi buồn thương trong lòng tôi dịu đi đôi chút. Con trai vốn không được rơi quá nhiều nước mắt, nhưng sau tất cả những chuyện vừa xảy ra, làm sao tôi có thể kìm được cơn xúc động mãnh liệt này. Sáu mươi năm, so với một đời người, cũng đâu phải là ít. Hai thành phố, kề sát bên nhau. Vậy mà cả hai lại chẳng liên lạc, để rồi tương tư. Liệu có đáng không? Đến bây giờ, khi âm dương đã chia đôi ngã mới có dịp trùng phùng, có phải là đã quá muộn màng?
Năm mười lăm tuổi, lần đâu tiên tôi mù mờ hiểu được khái niệm về “cái chết”.
Tới khúc ngã tư đường dẫn về nhà Naruse, nước mắt tôi cũng cạn. Tôi khẽ nấc lên một tiếng trước khi nói lời chào tạm biệt Kazuya.
“Cảm ơn cậu về tất cả.” Tôi cúi gập mình. “Còn chiếc khăn quàng cổ này, tớ sẽ giặt sạch rồi đem trả cậu. Tạm biệt.”
Cậu ta không đáp, chỉ khẽ gật đầu. Hai bàn tay cậu ta vẫn đút trong túi áo khoác. Luồng hơi thở trắng xóa của chúng tôi nương theo gió phân tán ra xung quanh. Tôi cúi chào cậu ta lần nữa rồi cắm mặt xuống đất, bỏ đi. Bỗng dưng, giọng nói hiền lành của cậu ta bám đuổi theo phía sau tôi.
“Bà cậu đã rất hạnh phúc khi có một người cháu đáng tin cậy như cậu đấy.”
Tôi quay đầu lại. Giương đôi mắt đỏ hoe nhìn Kazuya
“Ít nhất thì bà đã nói như thế với tớ. Vì thế,” Nụ cười như Phật lại chớm nở trên đôi môi mỏng của cậu ta. “Mọi chuyện chắc chắn sẽ ổn thôi.”
Hai má tôi nóng bừng lên. Cảm tưởng như vùng da ở vị trí đó sắp nứt nẻ ra vậy. Tôi vùng bỏ chạy. Tôi đúng là một đứa hèn nhát mà. Tôi ước mình cũng có đủ can đảm để mỉm cười thiện lương như thế. Tôi cũng muốn truyền cho ai đó niềm tin và sức mạnh. Tôi cũng muốn sống một cách thật đẹp đẽ. Khi tôi chạy đến trước cửa nhà Naruse thì cũng là lúc nó đương mời chị gái tôi vào nhà.
Chị tôi vận chiếc áo khoác màu đen dài chấm gối. Hàng khuy phía trước không cài để lộ chiếc váy tang bên trong. Khuôn mặt chị xanh xao, buồn bã. Khuôn mặt điển hình của những người đang chịu tang. Chị cảm ơn Naruse nhưng đành từ chối vào nhà vì kiêng cữ. Đoạn, chị xoay người về hướng tôi, vẫy tay ra hiệu cho tôi tới gần, rồi ôm gì tôi vào lòng, giọng thương xót:
“Tomo chan tội nghiệp của chị. Chị thương em lắm. Cha đã tha thứ cho em rồi. Ông còn bảo chiều nay em hãy về để rải tro cốt của bà. Nếu không, cha lo rằng bà sẽ không siêu thoát được.”
Tôi toan nói với chị rằng bà của chúng tôi đã về trời rồi, nhưng lại quyết định im bặt. Chắc chắn chị tôi sẽ không tin những chuyện vô lý như thế đâu. Chính tôi cũng chả dám tin rằng mình thực sự đã chứng kiến tất cả từ đầu chí cuối.
Thế là, tôi theo chị trở về. Gặp lại cha, tôi lí nhí cất tiếng xin lỗi. Cha lắc đầu, nhận cái sai về mình. Trong mắt tôi lúc ấy, cha mới lớn lao và vĩ đại làm sao. Dù đó là quyết định của bà nhưng tôi vẫn thấy tội lỗi đè nặng trĩu trên đôi vai mình.
Ngay chiều hôm đó, cũng bộ gakuran trên người, tôi cùng cha đi rải tro cốt của bà. Con thuyền nhỏ chứa chấp hai cha con chúng tôi trôi dập dềnh trên những con sóng chuyển động nhịp nhàng. Sương mù giăng kín đường chân trời. Tôi phải nín thở mỗi khi có làn gió lạnh thổi tới. Tro cốt của bà tôi bị gió cuốn bay lên giữa tầng không cao vút, xoay tròn, rồi nhẹ nhõm rơi xuống, hòa vào biển cả mênh mông. Hai cha con tôi vừa rải tro được chừng mười phút đồng hồ thì tuyết bắt đầu rơi. Dần dà, tôi không thể phân biệt được đâu là tuyết và đâu là tro cốt của người bà yêu dấu của mình. Có lẽ, bà tôi đang có cuộc hội ngộ ấm cúng với cô chủ hàng tạp hóa ngày xưa trên thiên đàng. Tôi mong cô ấy có thể giúp bà tôi vơi bớt nỗi buồn khi phải lìa xa những người bà yêu thương.
Tôi và cha rải nửa lọ tro và giữ lại một nửa để thờ cúng. Tôi vừa quay lại bờ thì phát hiện ra một chiếc xe hơi kiểu cũ của hãng Honda đang đậu gần lùm có rậm rạp ở gần đó. Đứng bên cạnh chiếc xe là một người đàn ông trung niên bảnh bao với cặp mắt sáng như sao và ông cụ Yosuke. Cả hai đều đang mặc đồ tang. Tranh thủ lúc cha tôi đang điền giấy tờ trả lại con thuyền nhỏ đã thuê, tôi hấp tấp chạy đến chỗ họ. Ba người chúng tôi trao nhau những cái cúi chào lịch sự rồi ông Yosuke từ tốn nói:
“Cảm ơn cháu vì đã mời ta đến đây.”
“Dạ, không có gì đâu ạ.” Tôi rối rít xua tay. “Đây cũng là việc cháu nên làm mà.”
Thế rồi, tôi ngần ngại rút trong túi áo ngoài ra một cái túi thêu nhỏ chừng hai ngón tay người lớn màu xanh trứng sáo có trang trí họa tiết hình những dải hoa tử đằng phất phơ trong gió. Phía miệng túi được cột lại bằng một sợi ruy băng trắng. Tôi kính cẩn trao cho ông cụ bằng hai tay.
“Cái gì đây? Sao cháu lại đưa nó cho ta.” Ông cụ ngạc nhiên hỏi.
“Đây là chiếc túi vải do chính tay bà may cho cháu. Ban đầu bà định làm túi thơm nhưng chưa kịp hoàn thành thì bà đã... ” Nhắc đến sự ra đi của bà, cảm giác trống vắng lại xâm chiếm tâm hồn tôi. “Nếu ông mở túi ra sẽ thấy trong đó có một lọ thủy tinh rất nhỏ. Trong cái lọ đó...có một ít tro của bà cháu.”
Cả ông Yosuke và người đàn ông đi cùng đều tròn mắt nhìn tôi. Cũng đúng thôi. Việc một người cháu lấy tro cốt của bà mình đem trao tặng lại cho mối tình đầu của bà ấy thật sự chẳng bình thường chút nào. Nếu tôi mà là ông cụ thì cũng sẽ kinh hãi lắm. Ông run rẩy đưa đôi bàn tay già nua hứng lấy cái túi như thể đang hứng lấy một giọt sương mong manh.
“Cảm ơn cháu.” Khó khăn lắm ông mới thốt được nên lời. “Ông thật lòng rất biết ơn cháu. Bây giờ, ông muốn tĩnh tâm lại một chút.”
Ông cụ giơ cao cánh tay phải lên, người đàn ông trung niên lập tức đỡ lấy. Người đàn ông ấy dìu ông cụ lên xe xong xuôi liền đạo mạo trở lại chỗ tôi đứng, cúi đầu đầy thành ý.
“Cảm ơn cháu. Cháu đã làm cho cha chú một điều vô cùng tuyệt vời. Điều mà dù cố gắng cách mấy chú cũng chẳng thể làm cho ông ấy.”
Khi người đàn ông ấy cúi xuống, tôi ngấm ngầm phát hiện ra vầng trán đẹp của chú ấy hơi nhăn lại. Tôi chợt nghĩ rằng con trai cụ Yosuke và người cha tội nghiệp của tôi đang vướng vào cùng chung một cảnh ngộ. Cảnh ngộ của những người con dù có làm bao nhiêu chuyện cho cha mẹ mình cũng cảm thấy không đủ. Cảnh ngộ của những cá thể luôn nghi ngờ tình yêu của đấng sinh thành dành cho mình. Cảnh ngộ của những kẻ hậu duệ không thể thoát khỏi lời nguyền nảy sinh từ sai lầm trong quá khứ của các bậc tiền nhân. Bất hạnh làm sao! Những người con luôn mặc cảm rằng mình sẽ chẳng bao giờ làm cho cha mẹ thật sự hạnh phúc.
Người đàn ông đẹp trai cúi đầu chào tôi lần nữa, phủi lớp tuyết phủ trên vai áo một cách đầy trang nhã, rồi ngồi vào ghế lái của xe. Tiếng động cơ vang lên ầm ĩ. Vài giây sau, chiếc xe se sẽ lăn bánh. Qua kính cửa sổ mờ mờ, tôi nhìn thấy ông cụ Yosuke đang rỏ những giọt nước mắt nóng hổi lên chiếc túi con con đựng một phần cơ thể của bà tôi.
Tuyết đã ngừng rơi. Những đám mây ở phía đằng Tây rẽ sang hai bên, hé lộ vùng trời màu cam nhạt. Tro cốt của bà tôi có lẽ đã hòa làm một với biển, với trời, với vạn vật xung quanh. Lời cảm ơn của ông cụ Yosuke khiến tôi có cảm giác chính mình vừa mới tạo nên một phép mầu nhiệm. Nỗi đau về sự vô dụng của bản thân đã tiêu biến đi, trả lại cảm giác bình yên cho tâm hồn. Tôi đâu thể ngờ, đó là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất tôi được đóng vai một vị cứu tinh. Tuy nhiên, tại thời điểm ấy, nó chính là nguồn động lực để tôi tiếp tục phấn đấu trong tương lai vô định.
Và không hiểu vì sao, khuôn mặt của Nomura Kazuya thấp thoáng hiện lên trong tâm trí tôi. Tôi khao khát muốn chuẩn bị bữa trưa cho cậu ta. Một kẻ suốt mười mấy năm nay chỉ biết ngốn lấy ngốn để những của ngon do bà nấu cho như tôi ư?
Có lẽ tôi thực sự đã trúng phải bùa phép của gã lập dị ấy rồi.
--------------------
(1) Bài thơ "Tình già" của nhà thơ Phan Khôi.
SECOND WALTZ Shostakovich 4 hands (Phần thứ hai)
Bất chợt, màng nhĩ tôi thu được một giọng nữ thanh thanh thông báo rằng chuyến tàu chúng tôi đang chờ đợi sắp tới và hành khách cần nhanh chóng chuẩn bị. Tiếng còi tàu từ xa dội thẳng vào tận cùng linh hồn tôi. Con tàu màu xám khá cũ kỹ chậm chạp trườn tới trước mặt hai đứa bọn tôi như một con trăn lười nhác. Cửa tàu xịch mở, hàng người đứng chờ tự động tránh sang hai bên đề những vị khách trên tàu có thể dễ dàng di chuyển đến chỗ cầu thang.
Bên trong con tàu quả nhiên là ấm áp hơn chỗ sân ga rất nhiều. Lớp tuyết đọng trên quần áo tôi bắt đầu tan ra khiến tôi hắt xì liên tục. Có lẽ khi về lại nhà của thằng Naruse, tôi sẽ lăn ra ốm mất thôi. Từ bé đến giờ, tôi là một đứa rất hay ốm vặt. Và bởi vì cả cha lẫn mẹ tôi đều đi làm nên mỗi lần tôi đổ bệnh, bà luôn là người chăm sóc cho tôi. Tôi muốn mau chóng gặp bà. Ước gì con tàu này có thể di chuyển nhanh hơn thì tốt biết mấy. Tuy vậy, tôi có thể đòi hỏi gì hơn ở một cái vé tàu giá 180 yên chứ?
Trong toa tàu chỉ có tôi, Kazuya, và một người thanh niên cỡ chừng hai mươi tuổi đang đứng dựa vào cửa ra vào, mắt dán chặt vào một tờ tạp chí điện ảnh. Tôi và Kayuza ngồi đối diện nhau. Trong lúc cậu ta đang thiêm thiếp ngủ, tôi gióng mắt ra ngoài khung cửa sổ. Tuyết vẫn mải miết rơi như thể chẳng muốn ngừng. Những nóc nhà, những cánh đồng, những rặng cây ven sườn núi bên ngoài lớp kính cửa sổ phía bên tay trái tôi bị khỏa lấp đi bởi những lớp tuyết trắng phau phau. Còn mặt biển phía bên tay phải thì trông như giác bạc.
Bỗng, cảnh vật bên ngoài bất giác thay đổi. Những mái nhà mây phủ, những cánh đồng trắng xóa, hay những cành cây nặng trĩu tuyết được thay thế lần lượt bằng những tấm biển quảng cáo lớn, những tòa nhà cao tầng và những ô cửa sổ sáng choang ánh đèn. Con tàu chạy chầm chậm lại. Những toa tàu im lìm, những thùng hàng đồ sộ, những hàng cột bê tông đều tăm tắp và cả những người nhân viên lầm lì, cam chịu hiện ra hai bên cửa sổ. Ga tàu của thành phố lớn bên cạnh hiện ra. Tôi nhớ lần cuối cùng mình tới đây là gần năm, sáu năm gì đó về trước. Hình ảnh ga tàu trong tâm trí tôi đã phai nhạt rất nhiều. Giá như hình ảnh về người đàn ông nào đó cũng nhanh chóng bị xóa nhòa như thế thì hay biết mấy.
Chúng tôi bước xuống thềm ga lát gạch cáu bẩn, ướt át. Quả nhiên là ga lớn. Dù là cuối tuần vẫn đông nghịt người. Kazuya và tôi luồn lách trong dòng người cuồn cuộn một cách vô cùng khổ sở mới có thể lê chân tới được chỗ soát vé. Tôi rất ghét những chỗ đông người. Cứ nghĩ tới chuyện sau này phải tới Tokyo hay Osaka để làm việc là sống lưng tôi lại lạnh cứng cả lại. Tôi chỉ muốn như mẹ tôi, tìm một công việc văn phòng ở cái thị trấn quê hương nhỏ bé làm kế sinh nhai. Lương có thể hơi bèo bọt một chút nhưng được cái đỡ phải ganh đua này nọ. Và nhất là mỗi ngày đều không phải chen lấn trong những con tàu chật kín hành khách.
Ra khỏi nhà ga thành phố. Kazuya khe khẽ bảo: “Lối này!” rồi dẫn tôi đến một khu đất trống bị vây quanh bởi những tòa chung cư sang trọng, có trồng độc nhất mỗi cây hoa anh đào cổ thụ, cành nhánh khẳng khiu trơ trụi.
“Cháu chào bà ạ. Cháu đã đưa cậu ấy tới rồi đây ạ.” Kayuya bất chợt cất tiếng chào hỏi lễ phép khiến tôi giật mình. Một dòng điện công suất nhỏ truyền khắp cơ thể tôi. Tôi dụi mắt hết lần này đến lần khác và cố mở mắt thật to để nhìn cho kỹ nhưng chẳng thấy gì khác ngoài một thân cây già cỗi màu nâu sẫm.
“Cậu bảo bà tớ đang ở đây ư?” Tôi kéo tay Kazuya, hỏi dồn. Lồng ngực tôi sắp nổ tung đến nơi rồi.
“À, tớ quên mất. Xin lỗi cậu nhé. Bây giờ, cậu hãy nhắm mắt lại đi!”
Tôi hãy bán tin bán nghi nhưng vẫn ngoan ngoãn làm theo lời cậu ta. Tôi nhắm tịt mắt lại. Trong bóng tối mịt mùng, tôi vẫn cảm nhận được hai đầu ngón tay của cậu ta chạm nhẹ lên mi mắt tôi, từ từ di chuyển đến chỗ giữa hai đầu lông mày rồi ấn mạnh một cái. Miệng cậu ta lẩm bẩm điều gì đó không rõ, có lẽ là một câu thần chú.
“Rồi, giờ cậu hãy mở mắt ra đi!”
Tội rụt rè kéo mi mắt của mình lên để rồi sững sờ đến tê cứng cả người. Hai mắt tôi chẳng tài nào rời khỏi khung cảnh kỳ diệu đương diễn ra. Tim tôi nghẹn thắt lại, còn nước mắt thì nối đuôi nhau trào ra ngoài. Tôi òa khóc nức nở. Đôi con ngươi tưởng chừng muốn tan ra như những đụn tuyết dưới nắng xuân ấm áp. Nơi gốc cây anh đào cổ thụ, bà tôi, mặc trên mình tấm kimono trắng hơn cả tuyết, đương mỉm cười dịu dàng. Nét mặt bà ngời ngời, đẹp đẽ như tượng Phật. Tôi chạy nhào đến toan ôm bà nhưng lại xuyên qua như thể chẳng có gì phía trước. Tôi chợt nhớ ra là bà tôi đã mất rồi. Đây hẳn chỉ là linh hồn của bà đợi chờ ở chốn này để từ biệt tôi. “Sao lại là cháu?” Tôi thầm tự hỏi. Tại sao lại không phải là cha tôi? Rõ ràng tình yêu của cha tôi dành cho bà là điều thiêng liêng và mãnh liệt nhất trần đời. Vậy mà bà lại chọn tôi để nói lời vĩnh biệt. Thế giới này quả nhiên đầy rẫy những điều bất công và có lẽ, tình yêu chính là điều bất công nhất.
“Tomo chan à, cho bà xin lỗi nhé. Vì bà mà cha cháu mới đánh cháu đau như thế.” Bà đưa bàn tay trong suốt vuốt ve bờ má đã từng bị cha giáng một cú tát tóe lửa. Bàn tay bà lạnh như băng giá. Đây là bàn tay của linh hồn một người đã khuất. Tôi ngậm ngùi nhớ tời bàn tay ấm áp vẫn thường xoa lưng ru tôi ngủ vào những đêm đông lạnh lẽo.
“Không đâu ạ. Là vì cháu hư đốn nên mới khiến bà trở bệnh. Bà cứ rầy la cháu đi ạ.” Tôi vừa nói, vừa rấm rứt khóc.
“Ngốc quá. Tomo chan của bà ngốc quá.” Bà trách tôi bằng chất giọng đong đầy yêu thương.
Tôi với bà nói về rất nhiều chuyện, cả vui lẫn buồn, trong suốt những năm hai bà cháu sống bên nhau. Tuy nhiên, chẳng hiểu vì nguyên cớ gì mà tôi tuyệt nhiên không hỏi bà lý do tại sao bà lại muốn gặp tôi chứ không phải là cha tôi.
“Tomo chan, cháu biết tại sao bà lại muốn gặp cháu trước khi siêu thoát không?” Bà lúc nào cũng như đọc được suy nghĩ của tôi vậy.
“Dạ, không ạ.”
“Thứ nhất là vì bà rất yêu Tomo chan. Thứ hai là vì bà biết cháu khác hẳn với cha cháu, cháu là người rất mạnh mẽ. Nếu cha cháu gặp được bà như thế này thì lại càng thêm đau khổ. Nó sẽ chẳng thể sống tiếp được đâu. Bà sinh nó ra bà biết. Từ trước đến giờ, nó luôn là đứa để tình cảm lấn át lý trí. Nó luôn yếu đuối và ngốc nghếch. Vì thế, bà muốn nhờ cháu và mẹ cháu nữa, hãy chăm sóc cho cha cháu hộ bà.”
Có lẽ bà tôi đã loáng thoáng thấu hiểu được chuyện cha tôi yêu thương bà hơn bất cứ ai, bất cứ điều gì trên đời này, và bà cũng dành cho cha một tình cảm tương tự. Đột nhiên, tôi cảm thấy mình mới là người ngấm ngầm ghen tỵ với cha mình bởi mẹ của cha yêu cha tha thiết nhất, còn người được mẹ tôi đặt mối quan tâm lên hàng đầu chắc chắn không phải là tôi rồi.
“Xin lỗi vì cháu đã cắt ngang cuộc nói chuyện của hai người nhưng thưa bà, ông ấy đã tới rồi ạ.”
Nghe giọng Kayuza, bà tôi khẽ nghiêng sang một bên. Đôi mắt ban nãy còn lấp lánh những tia sáng vui tươi vì gặp lại tôi bất chợt trĩu nặng u sầu. Tôi cũng vội quay ra đằng sau, thoáng nhớ ra rằng Kayuza kỳ quái đã nhắc tới một người nữa mà bà tôi đang ngóng chờ. Từ đằng xa, một ông cụ dáng người dong dỏng cao, cặp mắt trũng sâu đỏ quạch, mái tóc lưa thưa để lộ vầng trán sáng loang loáng, đang chậm rãi cất từng bước nặng nề đến chỗ tôi. Vừa thoáng thấy bóng ông cụ, Kazuya vội chạy lại đỡ lấy tay ông, tôi cũng vội vã làm theo. Hai đứa chúng tôi cùng dìu ông đến trước mặt bà. Ông cố mở mắt nhìn bà tôi, đôi môi khô mấp máy, có vẻ ông vẫn chưa dám tin sự thật đang hiển hiện trước mắt, sự tồn tại của linh hồn người bà đã khuất của tôi.
“Yosuke san, đã lâu lắm không gặp.” Bà tôi cúi đầu rất thấp chào người đối diện. “Ông vẫn khỏe chứ ạ?”
“Vâng, đã lâu lắm rồi, Hanako san. Lần cuối cùng chúng ta gặp nhau cũng là hơn sáu mươi năm trước rồi.” Ông cụ móm mém cười đáp lời. “Hanako” chính là tên thời con gái của bà tôi. Nói rồi, ông đảo mắt, hết nhìn tôi rồi lại nhìn Kayuza.
“Trong hai cậu bé này thì cậu nào là cháu trai của bà?”
“Thằng bé thấp hơn có đôi mắt đen ấy.”
A, bà nói thì tôi mới nhận ra rằng mình thấp hơn Kazuya chừng năm phân. Đã thế đôi mắt lại xấu vô cùng, trông như mắt cá chết vậy. Tôi cũng muốn sở hữu một đôi mắt biết nói như cậu ta.
“Thằng bé rất ngoan. Cả cậu bé bên cạnh nữa, cũng rất ngoan ngoãn.”
Bà vừa nói vừa giơ tay xoa đầu hai đứa tôi.
“Vậy là xem ra bà đã có một gia đình hạnh phúc.” Ông xúc động nói.
“Vâng. Các con các cháu tôi rất thương tôi. Tôi tự cảm thấy bản thân rất may mắn.” Dừng lại một chút để đưa tay áo lên lau nước mắt, bà tôi nói tiếp. “Còn gia đình ông thì sao, Yosuke san?”
“Bà nhà tôi vẫn khỏe mạnh. Con trai tôi vốn cùng gia đình nó định cư ở Mỹ. Tháng trước mới đưa vợ con về đón Tết. Cũng phải gần năm năm rồi tụi nó mới về thăm chúng tôi. Thường thì chỉ có hai ông bà già vò võ với nhau thôi.”
“Thế ạ. Vậy...” Bà tôi bỗng nhiên ngập ngừng. Tôi cứ tưởng rằng con người ta ở tuổi này sẽ giống như những cây đại thụ hững hờ trước gió mưa sấm chớp, họ sẽ chẳng lo sợ bất cứ chuyện gì. Nhưng ngay lúc này, bà tôi đang vò hai ống tay áo kimono, bẽn lẽn như cô gái mới lớn trò chuyện với người tình trong mộng.
“Yosuke san, vậy vợ của Yosuke san, ý tôi là bà nhà, nấu ăn ngon chứ ạ?”
“Ồ, bà vợ tôi hoàn toàn không biết nấu ăn. Từ hồi mới cưới nhau đến giờ, mọi bữa ăn đều do cô giúp việc từ phía nhà bà ấy lo toan cả. Ngay cả trà cũng cần có người pha cho cơ mà. Cũng may là cô giúp việc ấy nấu ăn cũng hợp khẩu vị tôi.”
Ông cười lớn, đảo mắt nhìn bâng quơ, có vẻ như muốn né tránh khỏi nhận thấy một nét buồn thoáng vương trên gương mặt bà tôi.
“Vậy chắc món soup miso bí đỏ của cô ấy cũng rất ngon nhỉ?”
Bà tôi vừa dứt lời thì tiếng cười của ông cụ cũng trở nên câm lặng. Ông thở ra một hơi khó nhọc rồi mới dõng dạc nói.
“Suốt sáu mươi năm nay, tôi chưa từng ăn lại món soup miso bí đỏ bởi vì tôi chỉ muốn một người duy nhất nấu cho tôi ăn thôi. Người mà chỉ một chút nữa đã trở thành vợ tôi. Người đã nói với tôi rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi nhưng cuối cùng lại kết hôn với người khác ấy.”
Trong cách nói chuyện của ông cụ có chút gì đó như hờn trách. Bà tôi vỗ nhẹ vào lưng ông, giọng thủ thỉ như tâm tình.
“Chúng ta đã có gia đình. Con cháu cũng đã khôn lớn cả rồi. Đâu thể hờn trách nhau những chuyện quá khứ nữa. Huống hồ tôi đã không còn sống trên cõi đời này nữa. Ông cũng hiểu mà, mấy ai có thể nên duyên nên phận với mối tình đầu của mình. Mà nhiều người, dẫu có đến được với nhau cũng chắc gì đã hạnh phúc. Biết đâu ngày xưa đôi ta lấy nhau lại là làm tình làm tội nhau thì sao? Hoàn cảnh của hai chúng ta lúc đó đều quá bi đát. Thôi thì, cuộc tình mình cứ để cho gió đông cuốn đi vậy.”
Ông cụ Yosuke không đáp, chỉ nắm chặt bàn tay lại thành nắm đấm. Nhìn ngọn lửa bùng lên trong đôi mắt đã mờ đi của ông, tôi biết rằng ông rất muốn thốt lên câu: “Không phải như bà nói đâu.” nhưng khối uất nghẹn đã chắn ngang cổ họng ông cụ. Không thể chịu nổi cảnh tượng trước mắt, tôi đành lên tiếng:
“Bà ơi, thế tại sao bà không bao giờ nấu món canh bí cho ông cháu, cha cháu và cả cháu ăn nữa ạ? Bà bảo là chỉ cần ngửi mùi bí đỏ là bà sẽ bị buồn nôn nên không thể nấu được món này. Nhưng hình như không phải thế phải không ạ?”
Bà tôi gần như chết lặng, lắp bắp nói chẳng đặng lời. Ông cụ mở to mắt nhìn tôi rồi quay phắt sang phía bà. Ánh mắt của ông cụ vừa chiếu vào bà tôi thì bà liền ngồi thụp xuống, đưa hai tay bưng mặt khóc tức tưởi. Ông cụ cũng rớt nước mắt, quàng tay ôm lấy cái dáng hình trong suốt của bà. Hai người cứ ở trong tư thế đó suốt gần mười lăm phút. Với họ, cả thời thanh xuân chợt hiện về trong một khắc. Tôi cố nuốt ngược nước mắt của mình vào trong. Khi lén nhìn sang chỗ Kazuya, khuôn mặt của cậu ta trông vẫn thanh thản như tượng địa tạng bồ tát.
Cuối cùng, bà tôi cũng ngẩng mặt lên để nhìn thằng vào ông cụ. Ông dùng hai ngón tay cái nhăn nheo, cố gắng lau nước mắt cho bà tôi, nhưng rồi lại nhăn mặt đau đớn vì sự cách trở âm dương.
“Yosuke san, liệu cậu có bằng lòng đọc cho tôi nghe bài thơ đầu tiên do cậu dịch không?” Bà tôi đã thay đổi cách xưng hô. “Bài thơ của một nhà thơ người Việt Nam ấy.”
“Cậu vẫn còn nhớ bài thơ đó ư?”
“Vâng, vì lúc đó tôi rất ngưỡng một người bạn cùng lớp, dù chỉ mới mười sáu tuổi, đã có thể dịch bài thơ viết bằng thứ tiếng khó như thế. Lại còn được in trên tạp chí văn học của thành phố nữa. Sau đó, cũng chính chàng trai ấy đã dùng số tiền nhuận bút ít ỏi đó để mua cho tôi một hộp kẹo Tây với những viên kẹo đẹp như đá quý. Đó là món kẹo ngon nhất mà tôi được ăn.”
“Cậu nói dối. Cậu đâu có ăn chúng. Cậu đã để cho chúng chảy nước rồi dính cứng lại với nhau đúng không?” Ông cụ phì cười. “Em gái của cậu đã kể lại cho tôi rồi.”
Rồi chính bà tôi cũng bật cười trước sự ngây thơ thời thiếu nữ của mình.
Và để không phung phí khoảng thời gian ở cạnh nhau quý báu, ông cụ chậm rãi ngâm nga bài thơ về một mối tình dang dở.
“Hai mươi bốn năm xưa,
một đêm vừa gió lại vừa mưa,
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
hai cái đầu xanh kề nhau than thở;
“Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
mà lấy nhau hẳn đà không đặng:
Để đến nỗi tình trước phụ sau,
chi bằng sớm liệu mà buông nhau!"
"Hay nói mới bạc làm sao chớ!
buông nhau làm sao cho nỡ?
Thương được chừng nào hay chừng ấy,
chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng,
mà tính chuyên thuỷ chung!"
Hai mươi bốn năm sau,
tình cờ đất khách gặp nhau:
Đôi cái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung,
đố có nhìn ra được?
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,
con mắt còn có đuôi.” (1)
Dù âm điệu và từ ngữ được sử dụng trong bài thơ nghe khá buồn bã nhưng đối với một đứa có khả năng cảm thụ văn học bằng không như tôi thì cũng chả khác gì đàn gảy tai trâu. Đặc biệt, tôi chẳng thể nào hiểu được ngữ nghĩa của câu: “Con mắt còn có đuôi” ở cuối bài. Mắt người nào có phải là sinh vật sống như con chồn, con cáo, sao có thể có “đuôi”? Khi tôi đương mải miết nghĩ ngợi bài thơ kỳ lạ thì bà tôi vẫn không thể dừng tiếng thổn thức. Cả ông cụ Yosuke nữa.
Đột nhiên, lúc chẳng ai kịp phòng hờ, phía trên đầu bà tôi hiện lên một vùng sáng chói lóa và bà tôi bị hút ngược lên trên, giống như Hằng Nga trong câu truyện truyền thuyết kể về mối tình của nàng và chàng Hậu Nghệ. Dưới ánh sáng chói lòa đó, bà tôi hóa thành cô gái trẻ trung với suối tóc tuyền dài đến tận eo. Ông Yosuke, mặc kệ đôi chân bị viêm khớp nặng, cố gắng đuổi theo, giữ chặt lấy cánh tay trái của bà. Trong khoảnh khắc này, bà tôi bỗng dưng có hình hài thực thể. Nước mắt bà rơi tí tách trên mu bàn tay lấm tấm nốt đồi mồi của ông. Tôi cũng bổ nhào tới, tóm chặt lấy tay phải của bà. Kazuya ở phía sau tôi hét thất thanh:
“Hai người không được giữ bà ấy lại. Nếu quá giờ lành, bà ấy sẽ trở thành hồn ma vất vưởng, không bao giờ siêu thoát được đâu.”
Tiếng hét của Kazuya như làm tôi và ông Yosuke thức tỉnh. Chúng tôi lập tức buông tay bà ra. Trước khi hoàn toàn bị kéo tuột vào trong vùng ánh sáng đó bà đã kịp nói những lời cuối cùng với người đàn ông bà yêu nhất trên đời này.
“Yosuke san, cậu cho phép tôi đợi cậu nhé?”
“Tôi sẽ không để cậu đợi lâu đâu.”
Ông cụ đáp lời với vẻ mặt vô cùng tự tin. Bà tôi mỉm cười hạnh phúc, rồi quay sang tôi, dặn dò:
“Tomo chan, cho bà gửi lời xin lỗi đến mẹ cháu nhé.”
Và rốt cuộc, dù vùng ánh sáng linh thiêng đã hoàn biến mất ngay sau khi nuốt chửng linh hồn cảu bà tôi, tôi và ông Yosuke vẫn thẫn thờ đứng nhìn bầu trời trống rỗng như thể chờ đợi một điều kỳ diệu khác sẽ xuất hiện.
Đến tận lúc này, khi đang ngồi chiêm nghiệm lại những tháng ngày đã qua, những lời sau cuối của bà vẫn vọng vang mãi trong tiềm thức tôi, như những đồng vọng ngược chiều không bao giờ kết thúc.
Sau đó, tôi và Kazuya xin phép được đưa ông Yosuke về tận nhà nhưng ông nhất quyết từ chối. Ông cáu kỉnh bảo rằng có thể tự đi về được. Thái độ quả nhiên khác hẳn với lúc ở bên cạnh bà tôi.
“Ông ơi, chiều nay gia đình cháu sẽ rải tro cốt của bà ở ngoài bãi biển thị trấn. Xin ông hãy đến, ông nhé.”
Tôi cố nói với theo trước khi bóng hình ông mất hút sau màn tuyết trắng bời bời. Và tôi không nhận được câu trả lời.
Kazuya cùng tôi về nhà. Chúng tôi chẳng nói với nhau lời nào. Trên chuyến tàu trở về thị trấn, cậu ta đút hai tay vào túi, mắt ngó trân trân vào tấm poster quảng cáo một loại thức uống mùa đông. Tôi thì cứ úp mặt vào tấm khăn quàng cổ cậu ta cho mượn mà khóc rưng rức, cốt là để không ai ngoài cậu ta thấy được cái bộ dạng yếu đuối của mình. Mùi trầm hương mắc kẹt giữa những sợi vải khiến nỗi buồn thương trong lòng tôi dịu đi đôi chút. Con trai vốn không được rơi quá nhiều nước mắt, nhưng sau tất cả những chuyện vừa xảy ra, làm sao tôi có thể kìm được cơn xúc động mãnh liệt này. Sáu mươi năm, so với một đời người, cũng đâu phải là ít. Hai thành phố, kề sát bên nhau. Vậy mà cả hai lại chẳng liên lạc, để rồi tương tư. Liệu có đáng không? Đến bây giờ, khi âm dương đã chia đôi ngã mới có dịp trùng phùng, có phải là đã quá muộn màng?
Năm mười lăm tuổi, lần đâu tiên tôi mù mờ hiểu được khái niệm về “cái chết”.
Tới khúc ngã tư đường dẫn về nhà Naruse, nước mắt tôi cũng cạn. Tôi khẽ nấc lên một tiếng trước khi nói lời chào tạm biệt Kazuya.
“Cảm ơn cậu về tất cả.” Tôi cúi gập mình. “Còn chiếc khăn quàng cổ này, tớ sẽ giặt sạch rồi đem trả cậu. Tạm biệt.”
Cậu ta không đáp, chỉ khẽ gật đầu. Hai bàn tay cậu ta vẫn đút trong túi áo khoác. Luồng hơi thở trắng xóa của chúng tôi nương theo gió phân tán ra xung quanh. Tôi cúi chào cậu ta lần nữa rồi cắm mặt xuống đất, bỏ đi. Bỗng dưng, giọng nói hiền lành của cậu ta bám đuổi theo phía sau tôi.
“Bà cậu đã rất hạnh phúc khi có một người cháu đáng tin cậy như cậu đấy.”
Tôi quay đầu lại. Giương đôi mắt đỏ hoe nhìn Kazuya
“Ít nhất thì bà đã nói như thế với tớ. Vì thế,” Nụ cười như Phật lại chớm nở trên đôi môi mỏng của cậu ta. “Mọi chuyện chắc chắn sẽ ổn thôi.”
Hai má tôi nóng bừng lên. Cảm tưởng như vùng da ở vị trí đó sắp nứt nẻ ra vậy. Tôi vùng bỏ chạy. Tôi đúng là một đứa hèn nhát mà. Tôi ước mình cũng có đủ can đảm để mỉm cười thiện lương như thế. Tôi cũng muốn truyền cho ai đó niềm tin và sức mạnh. Tôi cũng muốn sống một cách thật đẹp đẽ. Khi tôi chạy đến trước cửa nhà Naruse thì cũng là lúc nó đương mời chị gái tôi vào nhà.
Chị tôi vận chiếc áo khoác màu đen dài chấm gối. Hàng khuy phía trước không cài để lộ chiếc váy tang bên trong. Khuôn mặt chị xanh xao, buồn bã. Khuôn mặt điển hình của những người đang chịu tang. Chị cảm ơn Naruse nhưng đành từ chối vào nhà vì kiêng cữ. Đoạn, chị xoay người về hướng tôi, vẫy tay ra hiệu cho tôi tới gần, rồi ôm gì tôi vào lòng, giọng thương xót:
“Tomo chan tội nghiệp của chị. Chị thương em lắm. Cha đã tha thứ cho em rồi. Ông còn bảo chiều nay em hãy về để rải tro cốt của bà. Nếu không, cha lo rằng bà sẽ không siêu thoát được.”
Tôi toan nói với chị rằng bà của chúng tôi đã về trời rồi, nhưng lại quyết định im bặt. Chắc chắn chị tôi sẽ không tin những chuyện vô lý như thế đâu. Chính tôi cũng chả dám tin rằng mình thực sự đã chứng kiến tất cả từ đầu chí cuối.
Thế là, tôi theo chị trở về. Gặp lại cha, tôi lí nhí cất tiếng xin lỗi. Cha lắc đầu, nhận cái sai về mình. Trong mắt tôi lúc ấy, cha mới lớn lao và vĩ đại làm sao. Dù đó là quyết định của bà nhưng tôi vẫn thấy tội lỗi đè nặng trĩu trên đôi vai mình.
Ngay chiều hôm đó, cũng bộ gakuran trên người, tôi cùng cha đi rải tro cốt của bà. Con thuyền nhỏ chứa chấp hai cha con chúng tôi trôi dập dềnh trên những con sóng chuyển động nhịp nhàng. Sương mù giăng kín đường chân trời. Tôi phải nín thở mỗi khi có làn gió lạnh thổi tới. Tro cốt của bà tôi bị gió cuốn bay lên giữa tầng không cao vút, xoay tròn, rồi nhẹ nhõm rơi xuống, hòa vào biển cả mênh mông. Hai cha con tôi vừa rải tro được chừng mười phút đồng hồ thì tuyết bắt đầu rơi. Dần dà, tôi không thể phân biệt được đâu là tuyết và đâu là tro cốt của người bà yêu dấu của mình. Có lẽ, bà tôi đang có cuộc hội ngộ ấm cúng với cô chủ hàng tạp hóa ngày xưa trên thiên đàng. Tôi mong cô ấy có thể giúp bà tôi vơi bớt nỗi buồn khi phải lìa xa những người bà yêu thương.
Tôi và cha rải nửa lọ tro và giữ lại một nửa để thờ cúng. Tôi vừa quay lại bờ thì phát hiện ra một chiếc xe hơi kiểu cũ của hãng Honda đang đậu gần lùm có rậm rạp ở gần đó. Đứng bên cạnh chiếc xe là một người đàn ông trung niên bảnh bao với cặp mắt sáng như sao và ông cụ Yosuke. Cả hai đều đang mặc đồ tang. Tranh thủ lúc cha tôi đang điền giấy tờ trả lại con thuyền nhỏ đã thuê, tôi hấp tấp chạy đến chỗ họ. Ba người chúng tôi trao nhau những cái cúi chào lịch sự rồi ông Yosuke từ tốn nói:
“Cảm ơn cháu vì đã mời ta đến đây.”
“Dạ, không có gì đâu ạ.” Tôi rối rít xua tay. “Đây cũng là việc cháu nên làm mà.”
Thế rồi, tôi ngần ngại rút trong túi áo ngoài ra một cái túi thêu nhỏ chừng hai ngón tay người lớn màu xanh trứng sáo có trang trí họa tiết hình những dải hoa tử đằng phất phơ trong gió. Phía miệng túi được cột lại bằng một sợi ruy băng trắng. Tôi kính cẩn trao cho ông cụ bằng hai tay.
“Cái gì đây? Sao cháu lại đưa nó cho ta.” Ông cụ ngạc nhiên hỏi.
“Đây là chiếc túi vải do chính tay bà may cho cháu. Ban đầu bà định làm túi thơm nhưng chưa kịp hoàn thành thì bà đã... ” Nhắc đến sự ra đi của bà, cảm giác trống vắng lại xâm chiếm tâm hồn tôi. “Nếu ông mở túi ra sẽ thấy trong đó có một lọ thủy tinh rất nhỏ. Trong cái lọ đó...có một ít tro của bà cháu.”
Cả ông Yosuke và người đàn ông đi cùng đều tròn mắt nhìn tôi. Cũng đúng thôi. Việc một người cháu lấy tro cốt của bà mình đem trao tặng lại cho mối tình đầu của bà ấy thật sự chẳng bình thường chút nào. Nếu tôi mà là ông cụ thì cũng sẽ kinh hãi lắm. Ông run rẩy đưa đôi bàn tay già nua hứng lấy cái túi như thể đang hứng lấy một giọt sương mong manh.
“Cảm ơn cháu.” Khó khăn lắm ông mới thốt được nên lời. “Ông thật lòng rất biết ơn cháu. Bây giờ, ông muốn tĩnh tâm lại một chút.”
Ông cụ giơ cao cánh tay phải lên, người đàn ông trung niên lập tức đỡ lấy. Người đàn ông ấy dìu ông cụ lên xe xong xuôi liền đạo mạo trở lại chỗ tôi đứng, cúi đầu đầy thành ý.
“Cảm ơn cháu. Cháu đã làm cho cha chú một điều vô cùng tuyệt vời. Điều mà dù cố gắng cách mấy chú cũng chẳng thể làm cho ông ấy.”
Khi người đàn ông ấy cúi xuống, tôi ngấm ngầm phát hiện ra vầng trán đẹp của chú ấy hơi nhăn lại. Tôi chợt nghĩ rằng con trai cụ Yosuke và người cha tội nghiệp của tôi đang vướng vào cùng chung một cảnh ngộ. Cảnh ngộ của những người con dù có làm bao nhiêu chuyện cho cha mẹ mình cũng cảm thấy không đủ. Cảnh ngộ của những cá thể luôn nghi ngờ tình yêu của đấng sinh thành dành cho mình. Cảnh ngộ của những kẻ hậu duệ không thể thoát khỏi lời nguyền nảy sinh từ sai lầm trong quá khứ của các bậc tiền nhân. Bất hạnh làm sao! Những người con luôn mặc cảm rằng mình sẽ chẳng bao giờ làm cho cha mẹ thật sự hạnh phúc.
Người đàn ông đẹp trai cúi đầu chào tôi lần nữa, phủi lớp tuyết phủ trên vai áo một cách đầy trang nhã, rồi ngồi vào ghế lái của xe. Tiếng động cơ vang lên ầm ĩ. Vài giây sau, chiếc xe se sẽ lăn bánh. Qua kính cửa sổ mờ mờ, tôi nhìn thấy ông cụ Yosuke đang rỏ những giọt nước mắt nóng hổi lên chiếc túi con con đựng một phần cơ thể của bà tôi.
Tuyết đã ngừng rơi. Những đám mây ở phía đằng Tây rẽ sang hai bên, hé lộ vùng trời màu cam nhạt. Tro cốt của bà tôi có lẽ đã hòa làm một với biển, với trời, với vạn vật xung quanh. Lời cảm ơn của ông cụ Yosuke khiến tôi có cảm giác chính mình vừa mới tạo nên một phép mầu nhiệm. Nỗi đau về sự vô dụng của bản thân đã tiêu biến đi, trả lại cảm giác bình yên cho tâm hồn. Tôi đâu thể ngờ, đó là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất tôi được đóng vai một vị cứu tinh. Tuy nhiên, tại thời điểm ấy, nó chính là nguồn động lực để tôi tiếp tục phấn đấu trong tương lai vô định.
Và không hiểu vì sao, khuôn mặt của Nomura Kazuya thấp thoáng hiện lên trong tâm trí tôi. Tôi khao khát muốn chuẩn bị bữa trưa cho cậu ta. Một kẻ suốt mười mấy năm nay chỉ biết ngốn lấy ngốn để những của ngon do bà nấu cho như tôi ư?
Có lẽ tôi thực sự đã trúng phải bùa phép của gã lập dị ấy rồi.
--------------------
(1) Bài thơ "Tình già" của nhà thơ Phan Khôi.
Chỉnh sửa lần cuối: