Gác Sách yêu tiếng Việt

Diên Vĩ

Gà BT
Tham gia
15/12/13
Bài viết
1.638
Gạo
124,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Lai căn/căng là gì ạ? :-ss
 

Catcat

Why so serious?
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
30/12/13
Bài viết
684
Gạo
13.406,1
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Theo trang này thì
http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Cà_trớn
Cà trớn

Tính từ
minus_section.jpg

(Phương ngữ, Khẩu ngữ) quá đà, không nghiêm túc
tính hay cà trớn
ăn nói cà trớn

Còn theo trang này thì:
http://vi.wiktionary.org/wiki/cà_chớn
Tính từ

cà chớn

  1. Xem ba trợn.
  2. Tính từ
    ba trợn
    1. (Ph.; kng.) . nhiều biểu hiện về tư cách rất đáng chê, như thiếu đứng đắn, thiếu thật thà, ba hoa, không ai có thể tin cậy được. Một người nói một đằng làm một nẻo. Không giữ lời hứa.
      Thằng cha ba trợn.
      Ăn nói ba trợn.
      Đồ ba trợn
      .
    Và theo vài trang xã hội thì "cà chớn" là: "Tôi ngần ngại mãi khi viết đến hai chữ “cà chớn” này. Bởi cà chớn khó định nghĩa như thế nào cho chính xác. Cà chớn không hề có nghĩa là láo lếu, cũng không có ý nghĩa là xấu xa, nhảm nhí. Thí dụ bạn hẹn một người bạn đi uống cà phê, nhưng anh ta đến muộn, bạn phán là “thằng cà chớn”. Vậy không có nghĩa là anh bạn kia là một người bạn xấu. Hoặc bạn nghe một người bạn nào đó đùa dai một câu như “trông cô gái kia phốp pháp, có vẻ hạp với ông đấy”. Bạn chỉ có thể kết tội anh ta là cà chớn chứ không thể cho là anh ta nói láo. Đôi khi nó có nghĩa là xấu, đôi khi nó có nghĩa là vui đùa, đôi khi nó có nghĩa là không tốt, không xấu nữa. Thí dụ, bạn nói về một người bạn rằng: “Thằng ấy nó cà chớn thế thôi chứ không xấu bụng đâu”. Vậy cà chớn là không tốt cũng không xấu.

    Xem ra hai tiếng “ cà chớn” này rất khó dịch sang tiếng ngoại quốc. Xin nhờ các dịch giả, các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học làm ơn dịch giùm. Tôi cứ nghĩ, nếu không là người Việt Nam thì khó mà hiểu nổi “cà chớn” có nghĩa là gì. Tuy nhiên người Việt Nam nào cũng có thể cảm nhận được, hiểu ngầm được hai tiếng này. Nhóm chữ “văn hóa cà chớn” tôi dùng ở đây mang tất cả các ý trên.

    Lại cũng xin xác minh rằng hai tiếng “cà chớn” đã có từ thời xa xưa chứ không phải chữ nghĩa hay lời nói mới phát sinh vào thời đại ngày nay ở Việt Nam (không phải chữ nghĩa VC). Tôi nhớ rằng khi còn nhỏ, khoảng trên dưới 10 tuổi, mỗi buổi chiều khi tôi mê đá bóng hay đánh bóng chuyền, bóng bàn, về nhà trễ, tôi thường bị anh tôi mắng là “thằng cà chớn”. Tôi nghĩ ông ấy đã dùng chữ này thật chính xác. Nếu tôi mê đánh đinh đánh đáo, anh tôi có thể mắng là “thằng bố láo, thằng lười, ham chơi hơn thích học”, nhưng tôi mê thể thao cũng như ông ấy thì ông không dùng chữ “láo” được mà chỉ có thể có thể cho tôi là “thằng cà chớn” là đúng nhất. Đôi khi người ta còn dùng là “cà chớn, cà cháo”, nhưng chữ “cháo” này không có nghĩa gì khác cả, chỉ là câu nói quen miệng cho trơn, cho xôm tụ thôi. Nhưng khi người ta nói “người ngợm đâu mà bẩn thế”, chữ “ngợm” ở đây có thêm nghĩa xấu, chứ nói về một người tốt, không ai thêm chữ “ngợm” vào cả. Thế mới biết chữ nghĩa Việt Nam thâm thúy lắm. Cũng cùng một nhóm chữ, nhưng mỗi trường hợp phải được hiểu theo một ý khác nhau và hiểu được đúng lại càng khó. Đôi khi chỉ còn là sự cảm nhận của những người cùng chung một dân tộc, một huyết thống." (VQ)
Nguồn: http://vietcadao.com/huongdan/giao-duc/ban-ve-2-chu-quot-ca-chon-quot-23444.html
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Catcat: Có khi nào từ Cà trớn/ Cà chớn này bị đọc lệch đi không chị? Kiểu như nói đớt chữ Tr thành chữ Ch hoặc ngược lại ý.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Catcat

Why so serious?
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
30/12/13
Bài viết
684
Gạo
13.406,1
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Vậy là theo định nghĩa, "cà trớn" nghĩa là ăn nói, hành động quá đà, quá trớn. Có thể bắt đầu được dùng nhiều, nhưng cá nhân cảm quan chị thấy từ này đọc không thuận.
"Cà chớn", theo ý chị, nghĩa là không nghiêm túc, đùa bỡn, tài tử, thiếu trách nhiệm ... tùy theo ngữ cảnh. Ví dụ chị đưa ra ngữ cảnh dưới đây thì thấy sử dụng từ "cà chớn" hoàn toàn thuận.
Ví dụ :
- Mai, hồi chiều con nhỏ Thúy có qua đưa chìa khóa cho mày không?
- Không thấy xuất hiện cũng không có nhắn gì hết
- Con nhỏ cà chớn vậy trời? Rồi tối sao mày có chìa khóa vô phòng?
Chị nhớ đâu trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh cũng có sử dụng từ "cà chớn", truyện Harry Potter Lý Lan dịch cũng sử dụng từ "cà chớn". Xét tính vùng miền, thì từ "cà chớn" sử dụng cho miền Nam nhiều nhất, bởi vậy chị nghĩ tùy theo văn phong, ngữ cảnh mà cần hay không cần sửa từ "cà chớn" thành "cà trớn".
* Lưu ý là nghĩa của mỗi từ hoàn toàn khác nhau nha.
 

Catcat

Why so serious?
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
30/12/13
Bài viết
684
Gạo
13.406,1
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Catcat: Có khi nào từ Cà trớn/ Cà chwsn này bị đọc lệch đi không chị? Kiểu như nói đớt chữ Tr thành chữ Ch hoặc ngược lại ý.
Chị có nghĩ, nhưng chị thấy không phải, nhất là xét theo tính vùng miền miền Nam hay nói chớt :). Nhưng hoàn toàn không phải vậy. "Cà chớn" ở đây thể hiện nghĩa rất rõ là một kiểu lông bông, nói đầu làm đuôi, vô tư lự, chưa đủ trách nhiệm với lời nói hành động, đôi khi từ này thốt trong tình trạng bực bội thì nó hàm ý xấu hơn chút, là chửi người kia láo lếu, không đáng tin.
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Nhưng mà sao em thấy khó phân biệt được 2 từ Cà trớn với Cà chớn nha chị Catcat , nếu nó khác nghĩa.:-/
 

.F.

Gà con
Tham gia
6/6/14
Bài viết
45
Gạo
1.240,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Về từ cà chớn/cà trớn, mình nghiêng về "cà chớn" nhiều hơn, có lẽ vì trước giờ từ này mình gặp nhiều hơn từ "cà trớn".

Về nguồn gốc của nó, mình thiên về lời giải thích của một số người cho rằng đó là từ Việt gốc Miên ( Khmer). Xét theo khía cạnh lịch sử, vùng đất Nam Bộ là vùng đất được mở rộng từ đời nhà Nguyễn nên dân cư trong miền mang nguồn gốc của khá nhiều dân tộc, vì vậy ngôn ngữ Nam Bộ phong phú với nhiều từ mượn nước ngoài. Mình cho rằng từ "cà chớn" cũng là một trong những từ như vậy. Tất nhiên, từ một số từ mượn có lẽ dân ta cũng dựa vào đó để tạo ra ngôn ngữ mới cho dân tộc, ví dụ một số từ mình hay được nghe: cà tưng, cà tửng, cà tàng,... Những từ này, theo kiến thức của mình, những từ sau từ "cà" đều là từ thuần Việt.

Vừa tìm được một tài liệu khá đầy đủ về những từ "cà" này: http://namkyluctinh.org/a-ngonngu/nhphuoc-ca.pdf

Còn từ lai căng/lai căn, mình thiên về "lai căn", với từ "lai" thuần Việt mang nghĩa lai tạo; và từ "căn", từ Hán - Việt mang nghĩa gốc rễ. Ý nghĩa của nó là: pha tạp văn hóa nước ngoài một cách quá đáng. Còn việc hầu hết từ điển xuất hiện từ "lai căng" thì mình đoán, sai nhiều thành đúng.
 
Bên trên