Gác Sách yêu tiếng Việt

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Theo trang này thì
http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Cà_trớn
Cà trớn

Tính từ
minus_section.jpg

(Phương ngữ, Khẩu ngữ) quá đà, không nghiêm túc
tính hay cà trớn
ăn nói cà trớn

Còn theo trang này thì:
http://vi.wiktionary.org/wiki/cà_chớn
Tính từ

cà chớn

  1. Xem ba trợn.
  2. Tính từ
    ba trợn
    1. (Ph.; kng.) . nhiều biểu hiện về tư cách rất đáng chê, như thiếu đứng đắn, thiếu thật thà, ba hoa, không ai có thể tin cậy được. Một người nói một đằng làm một nẻo. Không giữ lời hứa.
      Thằng cha ba trợn.
      Ăn nói ba trợn.
      Đồ ba trợn
      .
    Và theo vài trang xã hội thì "cà chớn" là: "Tôi ngần ngại mãi khi viết đến hai chữ “cà chớn” này. Bởi cà chớn khó định nghĩa như thế nào cho chính xác. Cà chớn không hề có nghĩa là láo lếu, cũng không có ý nghĩa là xấu xa, nhảm nhí. Thí dụ bạn hẹn một người bạn đi uống cà phê, nhưng anh ta đến muộn, bạn phán là “thằng cà chớn”. Vậy không có nghĩa là anh bạn kia là một người bạn xấu. Hoặc bạn nghe một người bạn nào đó đùa dai một câu như “trông cô gái kia phốp pháp, có vẻ hạp với ông đấy”. Bạn chỉ có thể kết tội anh ta là cà chớn chứ không thể cho là anh ta nói láo. Đôi khi nó có nghĩa là xấu, đôi khi nó có nghĩa là vui đùa, đôi khi nó có nghĩa là không tốt, không xấu nữa. Thí dụ, bạn nói về một người bạn rằng: “Thằng ấy nó cà chớn thế thôi chứ không xấu bụng đâu”. Vậy cà chớn là không tốt cũng không xấu.

    Xem ra hai tiếng “ cà chớn” này rất khó dịch sang tiếng ngoại quốc. Xin nhờ các dịch giả, các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ học làm ơn dịch giùm. Tôi cứ nghĩ, nếu không là người Việt Nam thì khó mà hiểu nổi “cà chớn” có nghĩa là gì. Tuy nhiên người Việt Nam nào cũng có thể cảm nhận được, hiểu ngầm được hai tiếng này. Nhóm chữ “văn hóa cà chớn” tôi dùng ở đây mang tất cả các ý trên.

    Lại cũng xin xác minh rằng hai tiếng “cà chớn” đã có từ thời xa xưa chứ không phải chữ nghĩa hay lời nói mới phát sinh vào thời đại ngày nay ở Việt Nam (không phải chữ nghĩa VC). Tôi nhớ rằng khi còn nhỏ, khoảng trên dưới 10 tuổi, mỗi buổi chiều khi tôi mê đá bóng hay đánh bóng chuyền, bóng bàn, về nhà trễ, tôi thường bị anh tôi mắng là “thằng cà chớn”. Tôi nghĩ ông ấy đã dùng chữ này thật chính xác. Nếu tôi mê đánh đinh đánh đáo, anh tôi có thể mắng là “thằng bố láo, thằng lười, ham chơi hơn thích học”, nhưng tôi mê thể thao cũng như ông ấy thì ông không dùng chữ “láo” được mà chỉ có thể có thể cho tôi là “thằng cà chớn” là đúng nhất. Đôi khi người ta còn dùng là “cà chớn, cà cháo”, nhưng chữ “cháo” này không có nghĩa gì khác cả, chỉ là câu nói quen miệng cho trơn, cho xôm tụ thôi. Nhưng khi người ta nói “người ngợm đâu mà bẩn thế”, chữ “ngợm” ở đây có thêm nghĩa xấu, chứ nói về một người tốt, không ai thêm chữ “ngợm” vào cả. Thế mới biết chữ nghĩa Việt Nam thâm thúy lắm. Cũng cùng một nhóm chữ, nhưng mỗi trường hợp phải được hiểu theo một ý khác nhau và hiểu được đúng lại càng khó. Đôi khi chỉ còn là sự cảm nhận của những người cùng chung một dân tộc, một huyết thống." (VQ)
Nguồn: http://vietcadao.com/huongdan/giao-duc/ban-ve-2-chu-quot-ca-chon-quot-23444.html

Từ này đã từng được đưa vào thảo luận, nay bạn Tim xin phép được bốc mộ lên lần nữa. Xưa giờ Tim toàn nghe "cà chớn" (có lẽ do Tim là người miền Nam) và trong văn viết Tim cũng rất vô tư dùng "cà chớn". Nhưng hôm nay đào sâu thì hết sức bàng hoàng. Ngoài những thông tin chị Cat đã nói ở trên thì Tim bổ sung thêm:

Theo từ điểm tiếng Nôm:
Nom37806.png

Trớn * (Hv trấn)
Đà xung lực: Sẵn có trớn, xe cứ lăn
Nom24910.png

Trớn * (Hv tâm chân)
- Vỗ về: Mơn trớn
- Ngỗ ngược: Cà trớn (tiếng bình dân)
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Từ này đã từng được đưa vào thảo luận, nay bạn Tim xin phép được bốc mộ lên lần nữa. Xưa giờ Tim toàn nghe "cà chớn" (có lẽ do Tim là người miền Nam) và trong văn viết Tim cũng rất vô tư dùng "cà chớn". Nhưng hôm nay đào sâu thì hết sức bàng hoàng. Ngoài những thông tin chị Cat đã nói ở trên thì Tim bổ sung thêm:

Theo từ điểm tiếng Nôm:
Nom37806.png

Trớn * (Hv trấn)
Đà xung lực: Sẵn có trớn, xe cứ lăn
Nom24910.png

Trớn * (Hv tâm chân)
- Vỗ về: Mơn trớn
- Ngỗ ngược: Cà trớn (tiếng bình dân)
Nhưng cũng có người nói từ Cà chớn mới đúng á Tim. Vì từ này chủ yếu dùng trong Nam bộ, đặc biệt miền Tây. Nó có nguồn gốc từ tiếng Miên, là từ Kchol, khi người Việt mình phát âm là thành Ca chon, sau này đọc trại đi thành Cà chớn. Tuy nhiên, do chưa có từ điển tiếng Miên - Việt nên Ca chưa có dẫn chứng được. Ý này cũng đã từng được chị .F. đề cập trong lần thảo luận trước là nó bắt nguồn từ tiếng Miên.
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Nhưng cũng có người nói từ Cà chớn mới đúng á Tim. Vì từ này chủ yếu dùng trong Nam bộ, đặc biệt miền Tây. Nó có nguồn gốc từ tiếng Miên, là từ Kchol, khi người Việt mình phát âm là thành Ca chon, sau này đọc trại đi thành Cà chớn. Tuy nhiên, do chưa có từ điển tiếng Miên - Việt nên Ca chưa có dẫn chứng được. Ý này cũng đã từng được chị .F. đề cập trong lần thảo luận trước là nó bắt nguồn từ tiếng Miên.
Có thấy Ca nói vụ tiếng Miên bên tường nè, Tim đang trải chiếu chờ Ca đào sâu vụ ấy đây. :v
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Có thấy Ca nói vụ tiếng Miên bên tường nè, Tim đang trải chiếu chờ Ca đào sâu vụ ấy đây. :v
Đành thôi người ơi. Ca mới tìm được tới đây à. Có thêm từ điển nữa hoặc hỏi được ai đó có kiến thức chuyên môn thì chắc ăn hơn.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Từ Chim mới lụm được trong cuốn Kinh cầu cho một đứa trẻ không ra đời: (Còn nữa mà quên ghi chú, giờ hổng nhớ. :v)

Ngữ cảnh: Đúng, và theo tôi không có lời giải thích cho điều này, cũng bởi nó không hợp lý so với sự hợp lý có thể sờ mó được của một suất ăn, mà trong tình trạng đặc biệt ở một trại tập trung, nó có thể giúp ta tránh khỏi kết cục, nếu nó có thể giúp, nếu sự giúp đỡ ấy không va vào sức cản trở - có khả năng dẹp bỏ các quyền lợi sống - của một khái niệm phi vật chất, và điều này, theo tôi là sự chứng thực rất quan trọng cho những số phận trong sự trao đổi chất vĩ đại của điều làm nên cuộc sống, quan trọng hơn nhiều những việc tầm thường và các hành động khủng khiếp hợp lý, mà bất kỳ thủ lĩnh, Chancellor và những kẻ tiếm vị có danh chức đã từng phục vụ và lẽ ra có thể phục vụ... (Trích trang 80)
  • tiếm tiếm ngôi, tiếm quyền. - tiếm đoạt, tiếm vị
    (Theo Từ điển chính tả tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, NXB Giáo Dục, 1988)
  • tiếm vị đg. (cũ). Chiếm đoạt ngôi vua; tiếm ngôi.
    (Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học - NXB Giáo Dục, 1994)
  • tiếm vị Nht. Tiếm chức.
  • tiếm chức đt. Giành chức vị không phải của mình.
    (Theo Từ điển tiếng Việt, Phan Canh biên soạn, NXB Mũi Cà Mau, 1997)
  • tiếm vị đg. Cướp ngôi vua
    (Theo Từ điển từ Hán Việt, Phan Văn Các biên soạn, NXB Giáo Dục, 1994)
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Đang đọc nửa chừng cuốn Cuộc phiêu lưu của Mít đặc và Biết tuốt, Chim gặp từ mới này. Chắc mấy bạn hông lạ nhưng Chim lần đầu tiên gặp, cũng dễ hiểu nghĩa nhưng cứ phải tra từ điển cho có cơ sở.

Ngữ cảnh: Mít đặc chẳng đợi phải ai mời lại! Trong nháy mắt, chú đã ngồi vào bàn: chú nhá hết bánh đến mứt, trong khi các cô tí hon sốt ruột muốn hỏi chuyện chú, chỉ ăn tí chút thôi. Cuối cùng Chuồn chuồn không thể nhịn được nữa.
- Tôi muốn hỏi cậu ai là người đề xướng ra việc du lịch bằng khinh khí cầu này?
- Tôi đấy! - Chú vừa nói vừa ra sức nhá để nuốt vội miếng bánh của chú. (Trích trang 79)
  • nhá đt. 1. Nhai: nhá rau còn tiếc mùi canh ngọt (Ng. B. Khiêm)
    2. trt. Nhé.
    (Theo Từ điển tiếng Việt, Phan Canh biên soạn, NXB Mũi Cà Mau, 1997)
  • nhá nhá cơm, chị nhớ nhá! - nhá nhem
    (Theo Từ điển chính tả tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, NXB Giáo Dục, 1988)
____________
Từ tiếm vị trong bài bên trên vừa bổ sung thêm nghĩa của các nguồn tham khảo khác.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Từ mới Chim lụm được trong cuốn Đèn lồng đỏ treo cao cao:

Ngữ cảnh:
Chân không còn đau, đi đứng trở lại bình thường, cô giáo mừng mừng tủi tủi, định tỏ lời cám ơn La Bân, nhưng anh đã vọt lên trước. Tôi cũng cố bám sát sau anh, lo lắng hỏi:
- Mấy anh chàng mặt rô, đầu bẹt, có thể nhân lúc không có anh, chúng nó dám đập bể hết xoong nồi, trách trả cho mà coi! (Trích trang 127)
  • trã d. Nồi đất rộng miệng, nông đáy, thường dùng để kho nấu. Trã cá kho.
  • trách d. (ph.) Trã nhỏ. Trách cá.
    (Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học - NXB Giáo Dục, 1994)
  • trã trã cá
  • trách một trách cá, trách bạn sai hẹn, thân thân trách phận, chả trách. - chê trách, chuyên trách, chức trách, đặc trách, hữu trách, khiển trách, miễn trách, oán trách, phụ trách, quở trách, tắc trách, thống trách, (cầu toàn) trách bị, trách cứ, trách móc, trách nhiệm, trách vụ, trọng trách, vô trách nhiệm.
    (Theo Từ điển chính tả tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, NXB Giáo Dục, 1988)
  • trã dt. Thứ nồi đất, rộng miệng, nông đáy
  • trách dt. Thứ nồi bằng đất, nông đáy: Trách cá.
    (Theo Từ điển tiếng Việt, Phan Canh biên soạn, NXB Mũi Cà Mau, 1997)
Đại khái là đã hiểu nghĩa của từ trách trả (trã). Tuy nhiên, một vấn đề khác phát sinh: trách trả hay trách trã. Theo các từ điển Chim có thì không có từ trả nào mang nghĩa nồi, niêu, xoong, chảo cả. Do đó, Chim nghiêng về phương án trách trã hơn.

Bạn nào có tài liệu khác có thể chia sẻ để thảo luận thêm hen.

__________
Lôi U HuyễnDu Ca vô đàm đạo. Nói chuyện một mình buồn tẻ quá đi hà. :v
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Ca nghĩ có lẽ là đánh máy sai dấu ngã thành dấu hỏi. Mặc dù cũng lần đầu nghe hai từ này có nghĩa tương đương xoong nồi nhưng dựa theo từ điển thì Trách trả trong trường hợp này không đúng rồi.
 
Bên trên