Gác Sách yêu tiếng Việt

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
- hay :
Ví dụ: Thằng Điền gí sát súng vào đầu.
hay
Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, xuất bản năm 2003.
  • : [Không có nghĩa.]
  • :
Động từ:
1. Làm cho chạm sát vào ở một điểm nào đó.
VD: Gí súng vào ngực.

2. Ép thật sát xuống một chỗ nào đó.
VD: Gí nát dưới bàn chân./ Đè bẹp gí.

=> : CÓ LẼ ĐÚNG & : CÓ LẼ SAI
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
- Râm bụt hay dâm bụt
Ví dụ: Hàng râm bụt nở đỏ rực bên bờ rào.
Râm bụt hay dâm bụt
Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, xuất bản năm 2003.
  • Râm bụt:
Danh từ: Cây nhở, lá răng cưa, hoa to, nhị hoa dính liền nhau thành một ống dài ở giữa, thường trồng làm cảnh hay làm hàng rào.
VD: Hàng rào râm bụt.

  • Dâm bụt: Xem Râm bụt. (ít dùng)
=> Râm bụt: CÓ LẼ ĐÚNG & Dâm bụt: CÓ LẼ ĐÚNG (ít dùng)
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Ví dụ: Hàng râm bụt nở đỏ rực bên bờ rào.
- Nhướng hay nhướn
Ví dụ: Nó nhướng mày ngó lom lom người ăn xin.
(Từ này trước đây em hay dùng "nhướn", giờ đọc văn bản thấy chỗ thì "nhướn" chỗ thì "nhướng", tra từ điển thì là "nhướng".)
Nhướng hay nhướn
Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, xuất bản năm 2003.
  • Nhướn (phương ngữ): xem nhướng.
  • Nhướng:
Động từ: (Mắt) mở to hết cỡ, lông mày cong lên, cố nhìn cho thật rõ.
VD: Cố nhướng mắt để tìm./ Đôi lông mày nhướng cao.

=> Nhướn: CÓ LẼ ĐÚNG (ít dùng) & Nhướng: CÓ LẼ ĐÚNG
Tái bút: Ngày xưa chị cũng dùng Nhướn, sau này xem từ điển, thấy dùng Nhướng đúng hơn, nên sửa lại "dồi";;). Giờ nhìn lại từ Nhướn thấy nó thiếu thiếu, mình có phải gió chiều nào bay chiều đó không ta?:-/
 

Haiiro

Gà BT
☆☆☆
Tham gia
9/12/13
Bài viết
2.021
Gạo
27.979,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Tái bút: Ngày xưa chị cũng dùng Nhướn, sau này xem từ điển, thấy dùng Nhướng đúng hơn, nên sửa lại "dồi";;). Giờ nhìn lại từ Nhướn thấy nó thiếu thiếu, mình có phải gió chiều nào bay chiều đó không ta?:-/
Không ạ. Em cũng giống chị, nên không phải gió chiều nào xoay chiều ấy đâu. :))
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Nhướng hay nhướn
Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, xuất bản năm 2003.
  • Nhướn (phương ngữ): xem nhướng.
  • Nhướng:
Động từ: (Mắt) mở to hết cỡ, lông mày cong lên, cố nhìn cho thật rõ.
VD: Cố nhướng mắt để tìm./ Đôi lông mày nhướng cao.

=> Nhướn: CÓ LẼ ĐÚNG (ít dùng) & Nhướng: CÓ LẼ ĐÚNG
Tái bút: Ngày xưa chị cũng dùng Nhướn, sau này xem từ điển, thấy dùng Nhướng đúng hơn, nên sửa lại "dồi";;). Giờ nhìn lại từ Nhướn thấy nó thiếu thiếu, mình có phải gió chiều nào bay chiều đó không ta?:-/
Trước giờ Tim toàn dùng nhướng.
Riêng từ gí thì cũng có một kinh nghiệm xương máu trong một lần biên tập cũng khá lâu nên có thể trả lời ngay em Fuju là vậy.
Ngày xưa, có lẽ do phát âm miền Nam không chuẩn gi và d nên mình toàn "dí súng vào đầu". :((
 

Catcat

Why so serious?
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
30/12/13
Bài viết
684
Gạo
13.406,1
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Giãn (ít dùng) và dãn đều đúng.
Xoi mói (ít dùng) và soi mói đều đúng.
Râm bụt và dâm bụt (ít dùng) đều đúng.
Gí đúng.
Nhướn (phương ngữ) hay nhướng đều đúng.
Dấm (ít dùng) hay giấm đều đúng.
Ờ chị không đồng ý theo bạn này. Theo chị, những từ sau dùng đúng:
1/ Giãn hay dãn tùy ngữ cảnh: co dãn, thư giãn.
2/ Soi mói (không dùng xoi mói)
3/ Nhướng: nhướng mày nhướng mắt là đúng, không dùng nhướn.
4/ Riêng từ này chị không phân biệt được, hầu như mọi người sử dụng đồng đều 2 từ: dấm và giấm.
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Ờ chị không đồng ý theo bạn này. Theo chị, những từ sau dùng đúng:
1/ Giãn hay dãn tùy ngữ cảnh: co dãn, thư giãn.
2/ Soi mói (không dùng xoi mói)
3/ Nhướng: nhướng mày nhướng mắt là đúng, không dùng nhướn.
4/ Riêng từ này chị không phân biệt được, hầu như mọi người sử dụng đồng đều 2 từ: dấm và giấm.
Mình chỉ trả lời bản chất của từng từ khi nó đứng riêng lẻ (như trong trường hợp 1 của bạn) và tất cả đều là có tra từ điển trước khi trả lời, nhưng không đi sâu vào phân tích như bạn Du.
 

Catcat

Why so serious?
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
30/12/13
Bài viết
684
Gạo
13.406,1
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Mình chỉ trả lời bản chất của từng từ khi nó đứng riêng lẻ (như trong trường hợp 1 của bạn) và tất cả đều là có tra từ điển trước khi trả lời, nhưng không đi sâu vào phân tích như bạn Du.
Uh mình chỉ nói ý kiến mình thôi, và theo thói quen quán tính chưa tra từ điển. Chỗ này để mọi người thảo luận tiếng Việt mà :).
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
- Dấm hay giấm
Ví dụ: Mùi giấm chua xông lên.
Dấm hay giấm
Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, xuất bản năm 2003.

  • Dấm: [Không có]
* Từ điển Soha:
  • Dấm: xem Giấm
  • Giấm:
Danh từ:
1. Dung dịch loãng acid acetic trong nước, có vị chua, thường chế từ rượu lên men, dùng làm gia vị,
2. Món ăn nước nấu bằng cá với chất chua như khế, mẻ và rau thơm.
VD: Giấm cá./ Nấu giấm.

=> Dấm: CÓ LẼ ĐÚNG (ít dùng) & Giấm: CÓ LẼ ĐÚNG
 
Bên trên