Gác Sách yêu tiếng Việt

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Châm nối nghĩa là chi? Giống như chắp nối vậy hả?
Không mụ ơi. Châm nối là mụ dùng một điếu thuốc 555 Anh :D đang cháy dở châm tiếp cho một điếu 555 Anh khác chưa được mồi, mà không qua quẹt ga hay quẹt diêm, hay bất thứ cái gì khác có lửa. :))

Cái này là hành động của mấy anh hút liên tục (lười châm lửa), hoặc là mấy anh không kiếm đâu ra lửa. :v
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Không mụ ơi. Châm nối là mụ dùng một điếu thuốc 555 Anh :D đang cháy dở châm tiếp cho một điếu 555 Anh khác chưa được mồi, mà không qua quẹt ga hay quẹt diêm, hay bất thứ cái gì khác có lửa. :))

Cái này là hành động của mấy anh hút liên tục (lười châm lửa), hoặc là mấy anh không kiếm đâu ra lửa. :v
Đúng là không có ngữ cảnh thì đoán không ra từ đó, nhưng có ngữ cảnh như mụ tả trên đây thì tui nhận ra ngay. :D
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Đúng là không có ngữ cảnh thì đoán không ra từ đó, nhưng có ngữ cảnh như mụ tả trên đây thì tui nhận ra ngay. :D
Biết thế quăng cái ngữ cảnh cho mụ trước coi mụ tịt ngòi như nào. :)) Kia là tui giải thích ra, ngữ cảnh nó khác mụ ạ (lười lục lại để gõ quá :P). Lúc đọc, tui tưởng thằng nào đánh máy nhầm châm mồi thành châm nối mới đau chứ. =))
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Hôm trước viết một ít nó lưu rồi mà giờ quay lại thì biến mất, giờ chả nhớ hết được. :'(
Em có một ít cặp từ thắc mắc:
- Dãn hay giãn:
Ví dụ: Sợi dây chun bị kéo dãn.
Như timbuondoncoi đã trả lời giúp em rồi, chị giải thích cụ thể hơn để em và các bạn dễ tham khảo nhé, :D
  • Dãn hay Giãn:
Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, xuất bản năm 2003.
Giãn: xem dãn
Dãn:
Động từ:
1. Tăng độ dài hoặc thể tích mà khối lượng không thay đổi.
VD: Dây cao su bị dãn.

2. Trở lại trạng thái các cơ không còn co rắn lại, không còn biểu hiện của sự căng thẳng nữa.
VD: Nụ cười làm dãn các nếp nhăn trên mặt./ Vươn mình cho dãn gân cốt.

3. Trở lại trạng thái không còn tập trung nữa, mà thưa ra, rải rộng ra.
VD: Đám đông dãn ra nhường lối cho xe đi.

4. Thải bớt, đuổi bớt (công nhân).
VD: Chủ mỏ tăng giờ làm và dãn thợ.

=> Dãn: CÓ LẼ ĐÚNG & Giãn (ít dùng): CÓ LẼ ĐÚNG.

* Bổ sung: Có một trường hợp hơi lạ một tí. Nếu căn cứ theo cách lý giải này thì từ Thư giãn mà chúng ta sử dụng xưa giờ là Thư dãn (từ điển có ghi thế ạ). Nhưng hình như mình thấy hiếm người dùng Thư dãn bao giờ. Nên chúng ta thống nhất Thư giãn nhé các bạn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
- Xoi mói hay soi mói:
Ví dụ: A nhìn bằng cặp mắt soi mói.
Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, xuất bản năm 2003.
Xoi mói hay Soi mói:
  • Xoi mói: xem Soi mói
Trong đó, chị có thấy từ Xoi được giải thích nghĩa như thế này:
Xoi:
Động từ:
1. Làm cho hết tắc bằng cách dùng vật hình que nhỏ chọc vào cho thông.
VD: Xoi cống

2. Làm cho thủng, cho có lỗ bằng cách dùng vật nhọn chọc vào.
VD: Xoi vỏ sò, xâu làm dây chuyền.

3. Mở thông đường xuyên qua những trở ngại
VD: Xoi đường trong rừng./ Hai khúc địa đạo được xoi thông với nhau.

4. Tạo thành đường rãnh trên mặt gỗ bằng lưỡi bào nhỏ.
VD: Xoi cạnh bàn./ Những đường xoi, nét chạm tinh tế.

  • Soi mói:
Động từ: cũng như xoi mói: Chú ý moi móc tìm những sai sót của người khác, kể cả sai sót nhỏ nhất với dụng ý xấu.
VD: Người hay soi mói.

Trong đó, từ Soi được giải thích với nghĩa như sau:
Soi:
Động từ:
1. Chiếu ánh sáng vào làm cho thấy rõ.
VD: Soi đèn.

2. Nhìn vào mặt gương hoặc vật tựa như gương để thấy bóng mình.
VD: Soi gương chải tóc.

3. Nhìn cho rõ hơn bằng cách giơ lên phía có ánh sáng chiếu xuyên qua.
VD: Soi tờ giấy bạc xem thật hay giả.

4. Nhìn cho rõ hơn bằng dụng cụ quang học cho thấy ảnh phóng to nhiều lần.
VD: Soi kính hiển vi.

Giải thích thêm:
Thêm nữa, từ Moi có nghĩa như sau:
Động từ:
1. Lấy từ chỗ sâu kín bên dưới, bên trong, bằng cách gạt bớt hoặc luồn qua những gì phủ bên trên, bên ngoài.
VD: Moi ruột cá.

2. Tìm cách làm cho người khác tiết lộ hoặc cung cấp cái, điều mà người ấy muốn giữ kín.
VD: Moi tin tức.

Moi móc:
Động từ:
1. Lấy, lôi ra bằng hết, bằng được từ chỗ kín, chỗ chật hẹp (nói khái quát).
VD: Moi rác trong xó xỉnh.

2. Nói ra, trực tiếp, gián tiếp, điều riêng tư nhỏ nhặt của người khác, với dụng ý xấu.
VD: Moi móc đời tư./ Tính hay xét nét, moi móc.

>>> Từ nghĩa của hai từ Xoi Soi, chị thấy từ Soi có nghĩa hợp lý cho nghĩa của cặp từ Soi mói hơn. Xoi là nghĩa chung là làm cho thông nhau, xuyên qua nhau. Còn Soi thì nghĩa chung của nó là cố tìm ra điểm mình cần tìm.

>>> Từ nghĩa của từ Moi, ta thấy có lẽ từ Mói trong Xoi mói/Soi mói là đọc lệch đi của từ Moi.

Vậy nên, kết hợp ý nghĩa của các từ Xoi, Soi, Moi, Moi móc, chị thấy từ Soi mói đúng ý nghĩa "Vạch lá tìm sâu" của nó hơn từ Xoi mói.

=> Soi mói: CÓ LẼ ĐÚNG. & Xoi mói: CÓ LẼ SAI.
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Chiều trả lời em tiếp mấy cái sau nữa nha Fuju .:D
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, xuất bản năm 2003.
Xoi mói hay Soi mói:
  • Xoi mói: xem Soi mói
Trong đó, chị có thấy từ Xoi được giải thích nghĩa như thế này:
Xoi:
Động từ:
1. Làm cho hết tắc bằng cách dùng vật hình que nhỏ chọc vào cho thông.
VD: Xoi cống

2. Làm cho thủng, cho có lỗ bằng cách dùng vật nhọn chọc vào.
VD: Xoi vỏ sò, xâu làm dây chuyền.

3. Mở thông đường xuyên qua những trở ngại
VD: Xoi đường trong rừng./ Hai khúc địa đạo được xoi thông với nhau.

4. Tạo thành đường rãnh trên mặt gỗ bằng lưỡi bào nhỏ.
VD: Xoi cạnh bàn./ Những đường xoi, nét chạm tinh tế.

  • Soi mói:
Động từ: cũng như xoi mói: Chú ý moi móc tìm những sai sót của người khác, kể cả sai sót nhỏ nhất với dụng ý xấu.
VD: Người hay soi mói.

Trong đó, từ Soi được giải thích với nghĩa như sau:
Soi:
Động từ:
1. Chiếu ánh sáng vào làm cho thấy rõ.
VD: Soi đèn.

2. Nhìn vào mặt gương hoặc vật tựa như gương để thấy bóng mình.
VD: Soi gương chải tóc.

3. Nhìn cho rõ hơn bằng cách giơ lên phía có ánh sáng chiếu xuyên qua.
VD: Soi tờ giấy bạc xem thật hay giả.

4. Nhìn cho rõ hơn bằng dụng cụ quang học cho thấy ảnh phóng to nhiều lần.
VD: Soi kính hiển vi.

Giải thích thêm:
Thêm nữa, từ Moi có nghĩa như sau:
Động từ:
1. Lấy từ chỗ sâu kín bên dưới, bên trong, bằng cách gạt bớt hoặc luồn qua những gì phủ bên trên, bên ngoài.
VD: Moi ruột cá.

2. Tìm cách làm cho người khác tiết lộ hoặc cung cấp cái, điều mà người ấy muốn giữ kín.
VD: Moi tin tức.

Moi móc:
Động từ:
1. Lấy, lôi ra bằng hết, bằng được từ chỗ kín, chỗ chật hẹp (nói khái quát).
VD: Moi rác trong xó xỉnh.

2. Nói ra, trực tiếp, gián tiếp, điều riêng tư nhỏ nhặt của người khác, với dụng ý xấu.
VD: Moi móc đời tư./ Tính hay xét nét, moi móc.

>>> Từ nghĩa của hai từ Xoi Soi, chị thấy từ Soi có nghĩa hợp lý cho nghĩa của cặp từ Soi mói hơn. Xoi là nghĩa chung là làm cho thông nhau, xuyên qua nhau. Còn Soi thì nghĩa chung của nó là cố tìm ra điểm mình cần tìm.

>>> Từ nghĩa của từ Moi, ta thấy có lẽ từ Mói trong Xoi mói/Soi mói là đọc lệch đi của từ Moi.

Vậy nên, kết hợp ý nghĩa của các từ Xoi, Soi, Moi, Moi móc, chị thấy từ Soi mói đúng ý nghĩa "Vạch lá tìm sâu" của nó hơn từ Xoi mói.

=> Soi mói: CÓ LẼ ĐÚNG. & Xoi mói: CÓ LẼ SAI.
Tim thấy đối với từ điển thông thường nếu đã ghi Xoi mói: xem Soi mói có nghĩa là cả hai sẽ cùng được sử dụng. Cá nhân Tim thì trước giờ chỉ sử dụng soi mói.
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Tim thấy đối với từ điển thông thường nếu đã ghi Xoi mói: xem Soi mói có nghĩa là cả hai sẽ cùng được sử dụng. Cá nhân Tim thì trước giờ chỉ sử dụng soi mói.
Đúng vậy, trong từ điển của mình cũng có ghi như thế. Ở trên từ Xoi mói mình cũng có ghi là xem Soi mói đó Tim.
Nhưng khi đi phân tích nghĩa sâu hơn, Tim có thấy từ Xoi nó có nghĩa gì liên quan đến việc vạch lá tìm sâu, hoặc làm cho sáng rõ cái gì đó không? Mình thấy không có, nghĩa chính của nó chủ yếu là làm cho Thủng, hoặc thông nhau hoặc xuyên qua. Không liên quan gì đến ý nghĩa mà từ Soi mói/Xoi mói muốn đề cập. Vậy nên mình mới kết luận là từ Soi mói đúng nghĩa hơn Xoi mói.:D
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Đúng vậy, trong từ điển của mình cũng có ghi như thế. Ở trên từ Xoi mói mình cũng có ghi là xem Soi mói đó Tim.
Nhưng khi đi phân tích nghĩa sâu hơn, Tim có thấy từ Xoi nó có nghĩa gì liên quan đến việc vạch lá tìm sâu, hoặc làm cho sáng rõ cái gì đó không? Mình thấy không có, nghĩa chính của nó chủ yếu là làm cho Thủng, hoặc thông nhau hoặc xuyên qua. Không liên quan gì đến ý nghĩa mà từ Soi mói/Xoi mói muốn đề cập. Vậy nên mình mới kết luận là từ Soi mói đúng nghĩa hơn Xoi mói.:D
Vì từ có lẽ đúng và có lẽ sai nó không thể hiện hết ý của Du. Du nói như thế này thì Tim đồng ý.
Có lẽ đúng hơn thì Tim đã không thắc mắc.
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Vì từ có lẽ đúng và có lẽ sai nó không thể hiện hết ý của Du. Du nói như thế này thì Tim đồng ý.
Có lẽ đúng hơn thì Tim đã không thắc mắc.
Ừm, bởi vì mình thấy từ Xoi nó không có nghĩa gì liên quan đến ý đó nên mình mới ghi là Có Lẽ Sai. Chứ nếu nó có ý nghĩa nhỏ nào đó tương tự thì mình sẽ ghi nó Có lẽ đúng (nhưng ít dùng hoặc ít đúng hơn):D đó Tim.
 
Bên trên