Re:
Gác Sách yêu tiếng Việt
Có lẽ chị cũng chưa nói hết ý - lỗi của chị
.
Chị giải thích lại như sau:
1/ Đúng chị đồng ý với Tim về các từ, nếu có thể, dùng hoài thành đúng và gần như được chấp nhận tồn tại song song, trong rất nhiều văn bản và văn bản lâu đời, tạm gọi là được số đông những người trí thức sử dụng đi. Ví dụ: từ rỉ sét và gỉ sét - không thể phủ nhận từ nào là sai, như mọi người bàn luận trước đây đúng có lẽ là gỉ sét, nhưng văn bản dùng rỉ sét thì không sai, tụi em không thể cho nó là sai và kiên quyết đó là lỗi chính tả được, vì rỉ sét là một từ có mặt ở từ điển tiếng Việt và được dùng rất lâu rất nhiều. Hoặc giả từ hoen rỉ. Tương tự: dùm hay giùm. Bây giờ, các văn bản các chứng cứ cho rằng giùm mới đúng, dùm là sai. Nhưng chị đọc qua nhiều sách trước đây, toàn xài dùm nha. Vậy làm sao em khẳng định được liệu giùm có phải là từ dùng hoài thành đúng không? Hay cha ông mình xài dùm hồi xưa nhiều là sai?
2/ Có rất nhiều từ ghép mới, được ghép và giải nghĩa cho phù hợp ngôn ngữ sau này. Ngoài ví dụ như hoang hoải Tim đưa, còn rất nhiều từ chị thấy ngớ ngẩn, nhưng người ta vẫn dùng và cũng chưa có tranh luận nào chứng tỏ là những từ đó sai, tối nghĩa, hay dở... Ví dụ như chị rất khó chịu với từ: hôn trường (hội trường tổ chức lễ kết hôn), hoặc bịa tạc (bịa đặt và xuyên tạc) thì ai nói từ này đúng hay không đúng? Tùy người dùng thôi.
3/ Chắc chắn văn nói không được đưa vào văn viết, trừ một số sách truyện, tản văn mang hơi hướm địa phương dân dã. Ví dụ đọc sách Nguyễn Ngọc Tư, chị thấy khá nhiều từ mang tính văn nói chẳng hạn. Và ở đây, chị cũng không có ủng hộ phương ngữ hay từ ngữ văn nói đưa vào văn viết nghiêm túc.
4/ Từ ngữ tiếng Việt không có gốc nhiều đâu em ạ. Phần lớn là vay mượn rất là nhiều, và mình ăn theo, nương tựa và sử dụng những ngôn ngữ khác để tối ưu hóa tiếng Việt em à. Cho nên, quan điểm cá nhân chị, cái gì có đổi mới mà mang tính ưu việt, có ưu điểm thì chị sẽ thích. Chỉ sợ trường hợp gốc chưa có đã chăm chăm đòi sử dụng cái mới thôi
.
Ví dụ đoạn văn sau đây, những từ chị tô đậm là từ Hán-Việt và chị không tìm ra từ thuần Việt nào hay hơn để thay thế.
"Giờ đây tôi muốn giới thiệu ý niệm như sau. Giữa tầm tuổi từ chín đến mười bốn xuất hiện những thiếu nữ để lộ cho một số lữ khách bị bỏ bùa, già hơn họ gấp đôi hoặc gấp nhiều lần tuổi, thấy bản chất đích thực của họ, bản chất tiên nữ (nghĩa là yêu quái), chứ không phải của con người; và tôi xin được đặt tên cho những vưu vật này là “nymphet”."
![happy :) :)](/styles/yahoo/1.gif)
Chị giải thích lại như sau:
1/ Đúng chị đồng ý với Tim về các từ, nếu có thể, dùng hoài thành đúng và gần như được chấp nhận tồn tại song song, trong rất nhiều văn bản và văn bản lâu đời, tạm gọi là được số đông những người trí thức sử dụng đi. Ví dụ: từ rỉ sét và gỉ sét - không thể phủ nhận từ nào là sai, như mọi người bàn luận trước đây đúng có lẽ là gỉ sét, nhưng văn bản dùng rỉ sét thì không sai, tụi em không thể cho nó là sai và kiên quyết đó là lỗi chính tả được, vì rỉ sét là một từ có mặt ở từ điển tiếng Việt và được dùng rất lâu rất nhiều. Hoặc giả từ hoen rỉ. Tương tự: dùm hay giùm. Bây giờ, các văn bản các chứng cứ cho rằng giùm mới đúng, dùm là sai. Nhưng chị đọc qua nhiều sách trước đây, toàn xài dùm nha. Vậy làm sao em khẳng định được liệu giùm có phải là từ dùng hoài thành đúng không? Hay cha ông mình xài dùm hồi xưa nhiều là sai?
2/ Có rất nhiều từ ghép mới, được ghép và giải nghĩa cho phù hợp ngôn ngữ sau này. Ngoài ví dụ như hoang hoải Tim đưa, còn rất nhiều từ chị thấy ngớ ngẩn, nhưng người ta vẫn dùng và cũng chưa có tranh luận nào chứng tỏ là những từ đó sai, tối nghĩa, hay dở... Ví dụ như chị rất khó chịu với từ: hôn trường (hội trường tổ chức lễ kết hôn), hoặc bịa tạc (bịa đặt và xuyên tạc) thì ai nói từ này đúng hay không đúng? Tùy người dùng thôi.
3/ Chắc chắn văn nói không được đưa vào văn viết, trừ một số sách truyện, tản văn mang hơi hướm địa phương dân dã. Ví dụ đọc sách Nguyễn Ngọc Tư, chị thấy khá nhiều từ mang tính văn nói chẳng hạn. Và ở đây, chị cũng không có ủng hộ phương ngữ hay từ ngữ văn nói đưa vào văn viết nghiêm túc.
4/ Từ ngữ tiếng Việt không có gốc nhiều đâu em ạ. Phần lớn là vay mượn rất là nhiều, và mình ăn theo, nương tựa và sử dụng những ngôn ngữ khác để tối ưu hóa tiếng Việt em à. Cho nên, quan điểm cá nhân chị, cái gì có đổi mới mà mang tính ưu việt, có ưu điểm thì chị sẽ thích. Chỉ sợ trường hợp gốc chưa có đã chăm chăm đòi sử dụng cái mới thôi
![happy :) :)](/styles/yahoo/1.gif)
Ví dụ đoạn văn sau đây, những từ chị tô đậm là từ Hán-Việt và chị không tìm ra từ thuần Việt nào hay hơn để thay thế.
"Giờ đây tôi muốn giới thiệu ý niệm như sau. Giữa tầm tuổi từ chín đến mười bốn xuất hiện những thiếu nữ để lộ cho một số lữ khách bị bỏ bùa, già hơn họ gấp đôi hoặc gấp nhiều lần tuổi, thấy bản chất đích thực của họ, bản chất tiên nữ (nghĩa là yêu quái), chứ không phải của con người; và tôi xin được đặt tên cho những vưu vật này là “nymphet”."