Gác Sách yêu tiếng Việt

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Bà con, có ai bị nhầm cặp từ này với nhau không vậy?:-?:-?:-?
Phong thanh & Phong phanh.
Ngữ cảnh:
Ăn xong bữa thịt dê đó với dăm bảy ly rượu tiết dê rồi, Tạ Đình Bính nói gì tôi cũng ô ke, mặc dầu trước đó, tôi đã nghe phong phanh rằng báo này ra đời là do tiền của Đỗ Hùng lúc đó làm việc với Tây.
Không thấy bạn nào bình luận thêm về hai cặp từ này nữa nhỉ? Như Chim CụtFuju đã bình luận, mình xin đưa ra thêm thông tin mình tra được như sau:

Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, xuất bản năm 2003. Hoàng Phê chủ biên.
  • Phong phanh:
Tính từ:
1. (Quần áo mặc) mỏng manh và ít, không đủ ấm. Rét thế mà chỉ mặc phong phanh một chiếc áo sơmi.
2. (Khẩu ngữ): Như phong phanh, nghe phong phanh. (Cái này mình bó tay :-??- cùng một chủ biên mà hai cách lý giải khác nhau, các bạn xem xuống dưới tiếp thì rõ.)
  • Phong thanh:
Tính từ: (Tin tức) thoáng nghe được, thoáng biết được, chưa lấy gì làm chắc lắm. Mới nghe phong thanh, còn chưa rõ lắm.
Theo Sổ tay dùng từ tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học - NXB KHXH 2002 - Hoàng Văn Thành - Hoàng Phê - Đào Thản.
Phong thanhphong phanh là hai từ rất giống nhau về âm nên dễ dùng lẫn lộn, kiểu như: nghe phong thanh | nghe phong phanh... Thực ra thì nghĩa của hai từ này hoàn toàn khác nhau.
  • Phong phanh có hai nghĩa:
1. Nói quần áo mặc ít và mỏng, ví dụ: Trời lạnh thế mà con chỉ mặc phong phanh có mỗi một cái áo!
2. Nói tình trạng che chắn mỏng manh, không kín đáo, ví dụ: Cửa ngõ phong phanh, không chắc chắn.​

  • Phong thanh là một từ Hán-Việt, được ghép từ hai yếu tố: Phong là gió, thanh là tiếng. Do đó, phong thanh có nghĩa đen là tiếng bay trong gió, nghe trong gió. Trong tiếng Việt hiện nay, phong thanh thường chỉ được dùng với nghĩa bóng là tiếng đồn, tìn đồn chưa chắc lắm, ví dụ: Nghe phong thanh người ta sắp làm đường qua đây,... Với nghĩa này, phong thanh gần nghĩa với Phong văn. Song phong văn rất ít được sử dụng.
=> Từ những thông tin trên, mình thấy trong trường hợp ngữ cảnh đã nêu:
Nghe phong thanh: CÓ LẼ ĐÚNG & Nghe phong phanh: CÓ LẼ SAI.
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Em thắc mắc không biết nên dùng từ "sán" hay "xán".
Ngữ cảnh:
- Đừng có xán lại gần tôi nữa.
Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, xuất bản năm 2003. Hoàng Phê chủ biên.
Từ này thì timbuondoncoi cũng đã nói với bạn rồi. Mình xin phép giải thích thêm để các bạn khác sau này tham khảo thêm.
  • Xán: xem Sán.
  • Sán:
Động từ: (khẩu ngữ) Do bị thu hút mà đến ngay gần, đến sát một bên. Mấy chú bé tò mò sán đến gần chiếc xe lạ. Đứa cháu nhỏ sán lại đứng cạnh bà.
=> Sán: CÓ LẼ ĐÚNG & Xán: CÓ LẼ ĐÚNG
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Em thắc mắc nên dùng từ nào trong hai từ "trăn trối" và "trăng trối"
Ngữ cảnh:
- Anh cần nói trước lời trăn trối, chỉ để đề phòng thôi.
Cái này mình cũng nhầm xưa giờ, toàn dùng "trăn trối".
Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, xuất bản năm 2003. Hoàng Phê chủ biên.
  • Trăn trối: Không có.
  • Trăn trối: như Trối trăng, Lơi trăng trối.
Nói thêm:
  • Trối:
(1) Danh từ: đốt ở sát mặt đất như cây mạ, có vòng rễ ăn vào đất. Mạ nhổ bị đứt trối.
(2) Động từ: Dặn dò lại trước khi chết. Chết không kịp trối. Những điều trối lại cho con cháu.

=> Trăng trối: CÓ LẼ ĐÚNG & Trăn trối: CÓ LẼ SAI.
(Cái này chắc nhiều người sai lắm nè.)
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
4.671,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Không thấy bạn nào bình luận thêm về hai cặp từ này nữa nhỉ? Như Chim CụtFuju đã bình luận, mình xin đưa ra thêm thông tin mình tra được như sau:

Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, xuất bản năm 2003. Hoàng Phê chủ biên.
  • Phong phanh:
Tính từ:
1. (Quần áo mặc) mỏng manh và ít, không đủ ấm. Rét thế mà chỉ mặc phong phanh một chiếc áo sơmi.
2. (Khẩu ngữ): Như phong phanh, nghe phong phanh. (Cái này mình bó tay :-??- cùng một chủ biên mà hai cách lý giải khác nhau, các bạn xem xuống dưới tiếp thì rõ.)
  • Phong thanh:
Tính từ: (Tin tức) thoáng nghe được, thoáng biết được, chưa lấy gì làm chắc lắm. Mới nghe phong thanh, còn chưa rõ lắm.
Theo Sổ tay dùng từ tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học - NXB KHXH 2002 - Hoàng Văn Thành - Hoàng Phê - Đào Thản.
Phong thanhphong phanh là hai từ rất giống nhau về âm nên dễ dùng lẫn lộn, kiểu như: nghe phong thanh | nghe phong phanh... Thực ra thì nghĩa của hai từ này hoàn toàn khác nhau.
  • Phong phanh có hai nghĩa:
1. Nói quần áo mặc ít và mỏng, ví dụ: Trời lạnh thế mà con chỉ mặc phong phanh có mỗi một cái áo!
2. Nói tình trạng che chắn mỏng manh, không kín đáo, ví dụ: Cửa ngõ phong phanh, không chắc chắn.​

  • Phong thanh là một từ Hán-Việt, được ghép từ hai yếu tố: Phong là gió, thanh là tiếng. Do đó, phong thanh có nghĩa đen là tiếng bay trong gió, nghe trong gió. Trong tiếng Việt hiện nay, phong thanh thường chỉ được dùng với nghĩa bóng là tiếng đồn, tìn đồn chưa chắc lắm, ví dụ: Nghe phong thanh người ta sắp làm đường qua đây,... Với nghĩa này, phong thanh gần nghĩa với Phong văn. Song phong văn rất ít được sử dụng.
=> Từ những thông tin trên, mình thấy trong trường hợp ngữ cảnh đã nêu:
Nghe phong thanh: CÓ LẼ ĐÚNG & Nghe phong phanh: CÓ LẼ SAI.
Hồi nào giờ em toàn dùng nghe phong phanh không ạ. Giờ em mới biết từ nghe phong thanh đấy. :3:3:3
Em không có quyển từ điển nào trên tay, nhưng từ diển mạng nó bảo hai từ này đồng nghĩa đó chị. Đây.
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
4.671,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
=> Trăng trối: CÓ LẼ ĐÚNG & Trăn trối: CÓ LẼ SAI.
(Cái này chắc nhiều người sai lắm nè.)
Hự hự, hộc máu mà chết.
Em cũng toàn dùng trăn trối, bạn nào dùng trăng trối bên box em không khéo em... nhắc.
Thank chị Du Ca nha!
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Ủa từ Bắc vào Nam cả Bình Định miền Trung cũng xài trăn trối mà đều sai hết à. :))
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Em không có quyển từ điển nào trên tay, nhưng từ diển mạng nó bảo hai từ này đồng nghĩa đó chị.
Chị cũng có nêu về sự đồng nghĩa của nó ở trên đó, nhưng nhìn chung về mặt giải nghĩa thì từ "nghe phong thanh" vẫn đúng hơn em.
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Thêm một tư liệu nữa về chữ "Trăng trối" hay "Trăn trối", bà con xem thêm nhé.

Về chữ “trăng trối” thay vì “trăn trối” trên tựa sách, tôi nhận được lá thư này của tác giả chuyển qua tác giả Phan Thanh Tâm. Vì chữ “trăn trối” phổ biến hơn là “trăng trối”, nên tôi đưa thư của tác giả lên đây để độc giả có thể tham khảo (lth, chủ biên gio-o.com)

On Tuesday, June 17, 2014 8:04 AM, long <….nguyen@aol.com> wrote:

Thân gởi Anh Phan Thanh Tâm
(và xin nhờ Anh chuyển đến cho những ai thắc mắc),

Về vấn-đề chữ "trăng trối" trên bìa sách TRẦN ĐỨC THẢO thì tôi xin thưa như sau:

Có một ngộ-nhận khá phổ-biến là chữ "trăng trối" phải viết là "trăn trối," nghĩa là chữ "trăng" không có "g." Có lẽ ngộ-nhận này xuất phát từ sự gần như đồng-hóa "trăng trối" với "trăn trở," một chuyện khác hoàn-toàn.

Nếu chúng ta giở từ-điển ra xem, chúng ta sẽ thấy hầu hết các từ-điển đều ghi là "trăng trối," thí dụ:

Việt-nam Tự-điển của Lê Văn Đức-Lê Ngọc Trụ, trang 1656.

Từ Điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học Hà Nội, ấn-bản 1992, trang 1008.

Tự Điển Việt-Anh của Viện Ngôn Ngữ Học Hà Nội, trang 754.

Từ Điển Tiếng Việt của Văn Tân không có "trăng trối" nhưng có "trối trăng," trang 1259.

Vietnamese-English Student Dictionary của Nguyễn Đình Hòa cũng không có "trăng trối" nhưng ở trang 613 có "trối trăng" và nói "xem giối giăng."

Và hầu hết các từ-điển chính-tả Việt-ngữ cũng đều viết "trăng trối."

Không hiểu sao ngộ-nhận "trăng trối" phải viết không "g" có thể phổ-biến đến như thế!

Có hai cách để ta xác-định "trăng trối" bắt buộc phải có "g." Đó là:

Thứ nhất, có lẽ ai cũng dễ dàng đồng-ý "trăng trối" là đảo ngược của "trối trăng," mà "trối trăng" thì không ai viết thành "trối trăn" cả.

Thứ hai, trong tiếng Việt lịch-sử có một sự tương-đồng giữa "tr" và "gi":
trời - giời
trăng - giăng
trả - giả
trao - giao v.v.

Và như vậy thì:
trăng trối tương-đồng với giăng giối
cũng như
trối trăng tương-đồng với giối giăng (không ai nói hay viết "giối giăn" cả)

Mong là các bạn nào thắc mắc đồng-ý với sự phân-tích nói trên.

Và cũng xin Anh Phan Thanh Tâm chuyển giùm giải thích của tôi đến các anh chị em ở Gió O, nhất là nếu Gió O còn muốn giữ sự trong sáng của tiếng Việt! Và có lẽ cũng nên xin Gió O tôn trọng cách viết của tác giả và nhà xuất bản!

Cười nhất là nhiều độc-giả đến Little Saigon Radio (ở Quận Cam) mua cuốn sách xong gọi vào phản-đối chữ "trăng" có "g" trong "trăng trối." Có người còn đi xa đến chỗ đòi trả lại sách và đòi tiền lại! Tôi nói đùa: "Nếu họ đòi thì cứ hoàn trả tiền họ, và để cho họ giữ cái dốt, cái sai của họ."

Thân,
BÍCH
6/17/2014
Nguồn: Gió O
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Em mới nghe giối giăng lần đầu luôn. :-/
Và cách giải thích của bạn BÍCH này nghe... lý sự cùn quá, chỉ đưa ra cách viết hoặc cách nói không quen thuộc (trối trăng/giối giăng) chứ không giải thích rõ nghĩa vì sao nó là trăng chứ không phải trăn. Em không phục. [-X
 
Bên trên