Nếu chúng ta giở từ-điển ra xem, chúng ta sẽ thấy hầu hết các từ-điển đều ghi là "trăng trối," thí dụ:
Việt-nam Tự-điển của Lê Văn Đức-Lê Ngọc Trụ, trang 1656.
Từ Điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ Học Hà Nội, ấn-bản 1992, trang 1008.
Tự Điển Việt-Anh của Viện Ngôn Ngữ Học Hà Nội, trang 754.
Từ Điển Tiếng Việt của Văn Tân không có "trăng trối" nhưng có "trối trăng," trang 1259.
Vietnamese-English Student Dictionary của Nguyễn Đình Hòa cũng không có "trăng trối" nhưng ở trang 613 có "trối trăng" và nói "xem giối giăng."
Bạn BÍCH dẫn chứng một số từ điển và em có tìm hiểu từ điển Việt-nam Tự-điển của Lê Văn Đức-Lê Ngọc Trụ, vì em thấy nó lâu đời nhất và có lẽ có sự phản ánh đúng nhất nguồn gốc của từ
trăng trối, em chưa tìm ra trang sách đó nhưng em tìm được một số hình ảnh sau đây của một số từ điển do hai bác này biên soạn để mọi người suy ngẫm chút.
Ngày xưa viết
chánh tả, ngày nay viết
chính tả. Phải chăng có sự thay đổi trong cách nói?
Vì sao có những dấu gạch nối giữa những chữ như Việt-Ngữ hoặc thông-lệ? Phải chăng có sự thay đổi trong cách viết?
Theo những cách giải thích trên và sau một lượt tra tìm hiểu trên mạng, em vẫn không hiểu vì sao chữ
trăng lại hợp lý hơn chữ
trăn. Trong từ điển của em dùng cũng không có từ
giối giăng hay
giăng giối nào cả, có thể đây là do cách phát âm ngoài Bắc? Chữ
giăng và
trăng dù do cách phát âm thì đứng một mình nó cũng không có nghĩa giống nhau.
(1) Danh từ: đốt ở sát mặt đất như cây mạ, có vòng rễ ăn vào đất.
Mạ nhổ bị đứt trối.
(2) Động từ: Dặn dò lại trước khi chết.
Chết không kịp trối. Những điều trối lại cho con cháu.
Theo như định nghĩa thì
trối lại những
trăn trở trước khi chết mới hợp lý hơn chứ. Nói chung ai nói em dốt còn la làng cãi cùn thì em chịu, chứ cách giải thích chỉ dẫn chứng vài chục từ điển mà chẳng có rõ ràng nguồn gốc chỉ nói kiểu "từ điển viết sao thì mình viết vậy" thì em cũng không phục (gần đây có quá nhiều từ điển bậy bạ bị thu hồi rồi nên em không hoàn toàn tin tưởng chúng nữa). Phải mà có một quyển sách như thế này để tham khảo thì hay: