1. Thôi kệ - Thây kệ:
Từ điển Tiếng Việt Phổ thông (Viện Ngôn ngữ học, 2009) không có hai từ này.
Từ điển online Soha:
- Thôi kệ: Không có.
- Thây kệ (động từ, thông tục): Giống "Mặc kệ": Thây kệ nó, muốn làm gì thì làm.
Mình nghĩ rằng cả hai từ này đều bắt nguồn từ từ "Kệ" hoặc "Mặc kệ". Theo từ điển Tiếng Việt Phổ thông (Viện Ngôn ngữ học, 2009):
- Kệ (động từ, khẩu ngữ): Để cho tùy ý và tự chịu trách nhiệm lấy, coi như không biết gì đến. Bảo không nghe thì kệ.
- Mặc kệ (động từ, khẩu ngữ": 1/ Giống "Kệ". 2/ Không để ý đến, coi như chẳng có thể ảnh hưởng gì đến việc mình làm. Nó muốn là làm, ai khen chê mặc kệ.
Hai từ "Thôi kệ" và "Thây kệ" có thể bắt nguồn như thế này: Chúng ta có từ "Kệ xác nó", tương đương với "Kệ thây nó", có thể sau đó đã biến hóa thành "Thây kệ"; còn từ "Thôi kệ" có thể là như thế này: "Thôi, kệ nó đi" rút ngắn lại thành "Thôi kệ". Đối với câu ví dụ của bạn, mình nghĩ rằng nên dùng từ "mặc kệ" thì đúng hơn, cá nhân mình sẽ dùng "mặc kệ" chứ không dùng hai từ kia.
Bổ sung từ Người phủi bụi:
Thây kệ: CÓ LẼ ĐÚNG &
Thôi kệ:
CÓ LẼ SAI
2. "Tíc tắc" và "Tích tắc":
Mình ghép các phụ âm đầu vào sẽ có một số từ như thế này: bích, đích, hích, kích, lích, mích, ních, phích, thích, xích... Chúng ta không có các từ như: bíc, đíc, híc, kíc, líc, míc, níc, phíc, thíc, xíc. Như vậy "tích tắc" đúng. Tiếng Việt có âm "ích" chứ không có âm "íc".
Bổ sung thêm là "-ch" là phụ âm cuối mặt lưỡi, chỉ đi sau các nguyên âm hàng trước là -a-, -e-, -ê-, -i-.
Bổ sung từ Người phủi bụi:
Tích tắc:
CÓ LẼ ĐÚNG &
Tíc tắc:
CÓ LẼ SAI