Hoàn thành Gốm - Hoàn thành - Ô ăn quan

Ô ăn quan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/4/15
Bài viết
677
Gạo
400,0
Tags: Ivy_Nguyen , Lâm Diệu Anh
Trong hộp thue khó trích từng chỗ. Nên 4 chương cuối tui xài. Giờ bỏ ra đây cho tiện hai mụ quote.
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Cô đã cất thói quen vào một nơi kĩ khác,
=> Chỗ này cố tình lặp đúng không?
mò lê đôi mách chuyện của dì
=> ngồi lê đôi mách chứ nhỉ?
Mùa đông năm nay rét đậm, đến mức mấy luống rau đều chết cả,
Bữa cơm trưa dọn lên chỉ có vài món, hầu như là rau cả, vì rét quá chẳng ra chợ bán.
=> Có một sự phi logic nhẹ.
Quyền nắm chặt tay, cậu ngốc nhiều rồi, người Phụng thích là Chức, cậu có thế nào thì Phụng cũng không thích. Cậu không nên cứ bám lấy Phụng nữa.
=> Thay bằng: cậu định giả ngốc tới bao giờ thì hợp lý hơn á.

Sao đọc chương này tui có cảm giác: logic giữa các đoạn sao sao á. Chương này đọc có cảm giác không liền mạch, hơi thiếu logic giữa các chương. Các vấn đề đề cập tới nhiều, nhưng cái gì cũng chun chút. Và làm sao hai đứa đi với nhau tự dưng bị lạc vậy cà. Đoạn đom đóm, đẹp nhưng hơi ảo. Tui chưa hiểu lắm ý nghĩa của chương này, đợi chương mới thôi, vì có vẻ bà đang định gợi cái gì đó.
Mặt ao lặng như tờ,
=> phải là im lặng như tờ chứ nhỉ, chưa nghe lặng như tờ.
Phụng xoa cằm, còn Quyền chà mạnh đỉnh đầu. Vì ngẩng lên đột ngột nên Quyền đụng trúng cằm Phụng.
=> chỗ này mãi tới đoạn cõng tui mới thấy hợp lý, ban đầu nghĩ Quyền lùn dí. ^^. Hóa ra cụm đầu lúc đang cõng nhau.
- Ừm, nếu là tao bói.
=> ? Cây vải bói chứ?
Phụng ngồi sột dậy.

Sau tiếng kêu của Phụng, đám đom đóm đột nhiên bay vụt lên rồi tụ lại một chỗ, những cái cánh nhỏ xíu quẫy liên hồi, đuôi chúng nhấp nháy không thôi.
=> Tui ngắm đom đóm rồi, quan sát được kĩ thế này sao? Chỉ thấy đốm sáng bay lượn thôi bà ạ.Hic.
Tiếng côn trùng chạy sưới lớp lá khô loạt soạt xen lẫn với tiếng chân đạp lên cành khô răng rắc,
 

Ô ăn quan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/4/15
Bài viết
677
Gạo
400,0
1. Rau là do Phụng trồng chết, không có nghĩa người ta trồng cũng chết mụ ạ. Trồng bán thì khác.
2. Vì thường trồng vải á, người ta gom chung1 chỗ, rộng lắm, 1 vườn cả mấy héc ta, ví dụ có 10 vườn vải thì sẽ chung vào luôn, đánh dấu lên cây để phân biệt thôi. Quyền vì đi cùng người lớn nên quen. Còn lúc đi với Phụng thì không nhớ, quay lại thì đâu cũng là cây, trời tối nên là lạc. Kiểu thế. Bà thấy vậy logic ko thì để tui sửa.
3. Cho Chức xuất hiện thôi, việc cậu học ở thành phố mấy tháng, cũng thu nạp được nhiều thứ, sẽ có cái nhìn mới mẻ so với người ở đây.
=> Tui ngắm đom đóm rồi, quan sát được kĩ thế này sao? Chỉ thấy đốm sáng bay lượn thôi bà ạ.Hic.
Bà hãy chấp nhận như là xem phim Hàn đi nha. ^^
=> Chỗ này cố tình lặp đúng không?
Ùa, cố tình lặp để nhấn mạnh.
=> ngồi lê đôi mách chứ nhỉ?
Khẩu ngữ, để tui coi lại.
=> ? Cây vải bói chứ?
Cây vải bói quả đúng rùi, nhưng người bói là người vặt cái quả ấy á. Tay thúi là tèo luôn, như đợt tui về quê, vặt quả nhãn nhà bác tui ấy, thế là nó đụt luôn, chả ra trái, kinh chưa?
 

Lâm Diệu Anh

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/14
Bài viết
1.705
Gạo
600,0
Chức đã tìm ra Phụng nhờ những bông hoa tre vàng rộ với mùi hương đặc trưng lẩn quẩn trong không khí, chúng rớt ở vệ cỏ ven lối vào vườn vải, cách xa rặng tre già cả đoạn dài.
Cái chương này mụ ngắt nhiều quá đâm ra nó kì cục!+_+ Cứ như là mụ đem nguyên cái đùi béo chặt ra từng khúc ý, mụ thử chuyển cảnh bằng đoạn văn cho nó kiền mạch cảm xúc đi.
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Cái chương này mụ ngắt nhiều quá đâm ra nó kì cục!+_+ Cứ như là mụ đem nguyên cái đùi béo chặt ra từng khúc ý, mụ thử chuyển cảnh bằng đoạn văn cho nó kiền mạch cảm xúc đi.
Chuẩn luôn, mà dao chặt còn cùn, ăn toàn gặm phải mảnh vỡ xương, khó chịu.
1. Rau là do Phụng trồng chết, không có nghĩa người ta trồng cũng chết mụ ạ. Trồng bán thì khác.
Ai quan tâm đọc phần bà giải thích với tui? Chỉ thấy trong bài câu trên câu dưới đối nhau chan chát á. Bà xem lại trong bài á.
2. Vì thường trồng vải á, người ta gom chung1 chỗ, rộng lắm, 1 vườn cả mấy héc ta, ví dụ có 10 vườn vải thì sẽ chung vào luôn, đánh dấu lên cây để phân biệt thôi. Quyền vì đi cùng người lớn nên quen. Còn lúc đi với Phụng thì không nhớ, quay lại thì đâu cũng là cây, trời tối nên là lạc. Kiểu thế. Bà thấy vậy logic ko thì để tui sửa.
Ok với giải thích, nhưng thêm vào trong bài ấy bà.
 

Ô ăn quan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/4/15
Bài viết
677
Gạo
400,0
11.1

Xoảng!

- Đập đi, đập hết mẹ đi! - Bác Cần phun nước miếng phèo phèo, chửi.

- Đập hết đi rồi dắt nhau ra đường mà ở!

Bác Cần vừa dứt lời, tiếng gốm vỡ vang lên giòn tan.

Xoảng! Xoảng!

- Em lạy bác, tiền cả đấy, bác bình tĩnh giùm em. - Cô Sương tiếc của, ra sức níu tay bác Đại nài nỉ.

Mặc cô Sương gần như mếu, Bác Đại vẫn hăng máu giơ cái vại to lên quá đầu, mặt đỏ bừng bừng. Nhưng rồi, không hiểu sao bác không ném về phía trước nữa mà giữ nguyên cái vại trên đầu, đuôi mắt giật giật, mấy giọt mồ hôi chảy xuống tóc mai, nhễ nhại. Là do cô Sương níu giữ mạnh nên mỏi tay? Không rõ. Chỉ biết mặt bác Đại nguội dần. Rồi bác đặt vại xuống, chống tay lên thành vại, môi run run.

Bác Cần thở dài, lại chỗ bác Cả, rót tách trà nóng nhấp một ngụm.

- Trà hôm nay đắng phết.

Cô Sương thểu não nhìn bác Cả. Cả buổi bác chẳng nói gì, cứ ngồi im uống trà, kệ cho bác Đại quậy phá.

Sân đất xám xịt bây giờ chi chít mảnh gốm vỡ. Bác Cần nhặt một mảnh vỡ dưới chân lên, cầm trong tay, trầm tư. Lớp men mật ong cứ loang loáng trong lòng bàn tay khiến bác nhớ lại lúc nặn xương gốm bác đã tỉ mẩn như thế nào, để khi quét men và nung, men chảy đều và lên màu bóng bẩy. Rồi đây, liệu bác có còn được chạm tay vào bàn xoay, chạm vào thứ đã gắn bó với bác hơn nửa đời người nữa không?

- Nếu không đủ, em sẽ bán… vườn vải. Chắc cũng thêm được kha khá… - Bác Cần nói.

- Không, chuyện này không thể tính thêm lên đầu cậu được. Còn thím Nhu nữa, cậu làm thế thím ấy nghĩ sao? Không, tuyệt đối không được. – Bác Cả xúc động nắm lấy bả vai bác Cần, lắc mạnh. – Tôi biết cậu tốt, nhưng chúng tôi không thể để cậu làm vậy đâu. Cậu nghe tôi đi!

Trong các hộ làm gốm, nhà bác Cần là khá giả nhất. Sở dĩ vậy là nhờ bác Nhu buôn bán thêm ngoài chợ, với gia đình còn có vài mảnh đất riêng cho thuê canh tác nữa. Lẽ ra bác còn có cả ruộng, nhưng khi xưởng lao đao bác đã đem bán để giúp xưởng trụ lại. Số tiền ấy, cho đến giờ bác vẫn kiên quyết không nhận lại.

- Bán mảnh này với mảnh lò đi cũng chỉ đủ trả tiền đất. Còn tiền củi tính thế nào đây? – Cô Sương nói.

Phải rồi, tiền củi, rồi tiền cất lò nữa… Cách đây mấy tháng, xưởng có cất thêm một cá lò cóc để phục vụ cho đơn hàng lớn, nó là cái lò duy nhất được trát xi măng láng o bên ngoài. Bác Cả bóp trán, nghĩ.

- Còn chưa nổi lửa lấy một lần. – Cô Sương cười chua chát.

- Cũ mới gì thì cũng phải đập đi người ta mua đất chứ ai mua lò? – Bác Đại cao giọng.

Phải, người ta mua đất chứ ai mua lò? Rồi người ta cũng bắt mình tự tay dỡ bỏ, chứ hơi đâu ôm việc vào người. Nghĩ thế, mắt bác Cả tối sầm lại, xót xa quá. Bán đi, rồi người ta sẽ làm gì trên mảnh đất này? Sẽ xây chuồng trại chăn nuôi, làm nhà ở hay bỏ hoang?...

- Bán, tưởng dễ chắc? Ai mua? – Bác Đại gằn giọng.

Bốn người lại im lặng. Mấy năm nay xuống giá, có bán thì dễ gì đã có người chịu thâu ngay.

- Hay là thuê một chuyến thuyền, chở lên thành phố bán? – Bác Cả nảy ra sáng kiến, gương mặt u tối có chút rạng rỡ.

- Thuê? Thêm tiền thuê nữa? Rồi lên thành phố để hàng chỗ nào? Biết ai mua không hay là lại bị gông cổ vào trại hết cả lũ! Thôi, thôi, dẹp, dẹp! Bao nhiêu là thứ cần tiền.– Bác Đại gân cổ lên phản đối.

Bác Cả đầy mong chờ nhìn cô Sương, rồi nhìn bác Cần, nhận thấy cả hai đều có vẻ đồng tình với bác Đại, thì không khỏi thất vọng, ngồi phịch xuống, chẳng buồn nói nữa.

- Hẵng còn ít đất đã ủ để trong kho, hay là ta cứ liều? Ông cụ ấy chả bảo nếu là men hoa đào thì giá nào ông ấy cũng mua còn gì? – Cô Sương dè chừng đề nghị. Cô vẫn mong được một lần trong đời được tận mắt trông thấy màu men hoa đào trứ danh Nam Bắc một thời.

Bác Đại đấm mạnh vào miệng vại gốm, nói chắc nịch:

- Hay cứ liều một phen? Chết thì chết, còn gì để sợ nữa?

Ừ. Chết thì chết, họ còn gì để sợ nữa? Bốn người cốt cán của xưởng nhìn nhau, im lặng, trong một sáng mùa đông trời trong vắt và nắng nhẹ nhàng rơi xuống lớp men nâu bóng, lốm đốm vàng. Lòng họ đều có lửa, có toan tính. Và hơn cả là hi vọng.



Chức dắt xe đạp bằng một tay, tay còn lại để Phụng vịn vào, hai đứa thả bộ trên triền đê. Đêm qua mới mưa nên sáng đường còn trơn và ẩm lạnh.

Phụng chậm rãi sóng bước bên cạnh Chức, nhìn dấu giày của anh hằn lên đất, hết cái này đến cái khác, không biết chán.

- Sao em không nói gì thế? – Chức đột nhiên hỏi.

- Em chả biết nói gì. – Phụng cười bẽn lẽn.

Khi viết thư thì lá nào cũng dài ngoằng, nhét vào bìa thư cộm cả lên. Thế mà gặp nhau lại ngậm thóc. Phụng vén tóc, ngón tay đặt trên cánh tay Chức khẽ động đậy, cô cảm thấy không được tự nhiên lắm.

- Anh có khác trước không?

- Không!

- Vậy sao em lại thế?

- Em sao?

- Cứ như anh không phải là Chức, còn em không phải là Phụng ấy.

- Thật à?

- Ừ.

Phụng mím mỗi nhìn trời, đám mây trắng đang kéo thành đủ thứ hình thù trên đó. Chức gạt chân chống xe, rồi ngồi lên yên, xoay cả người nhìn Phụng. Thấy Chức nhìn mình chằm chằm, Phụng ngại ngùng đan hai tay vào nhau, cố ý nhìn ra ruộng lúa. Ruộng chỉ còn nước và nước, người ta còn chưa cấy mạ sớm.

- Khi nào thì ủ phân anh nhỉ?

- Anh không biết! – Chức gãi đầu, nhà cậu có làm ruộng đâu.

Phụng mím môi, cô nghĩ mãi mới ra chuyện để hỏi, vậy mà một câu nói của anh làm cô tắt ngúm.

- Anh nghe bố bảo, xưởng có lẽ phải đóng cửa rồi. Bà em có nói gì không? – Chức sực nhớ ra, hỏi.

- Bà không nói gì cả, nhưng em biết bà buồn. – Phụng đột nhiên quay qua, giọng có chút hào hứng. – Lần đầu tiên em thấy bà mở khóa cái ngăn kéo của tủ ra… Bà cầm một bức hình ngắm mãi.

- Hình ai thế?

Phụng lắc đầu:

- Lúc em lại gần thì bà cất vào rồi. – Phụng nhìn thẳng vào mắt Chức, không dấu được tiếc nuối mà trả lời. – Bên trong còn có cái hộp gì đẹp lắm.

Chức mỉm cười.

- Anh cười gì thế?

- Cười em.

Phụng hơi chột dạ, cô rờ lại tóc tai, rồi lại rờ lên miệng xem có dính gì không.

- Trông em buồn cười lắm à? – Phụng cắn cắn môi.

- Không. – Chức điểm ngón tay lên chóp mũi Phụng, cười. – Em hết ngại anh rồi.

Khi tay Chức vừa thu lại, má Phụng ửng đỏ. Cô vuốt chóp mũi rồi ngẩng đầu nhìn anh, tủm tỉm cười.

Trời bắt đầu mưa lất phất. Mưa này chẳng đủ ướt người nhưng cũng khiến Phụng thấy lạnh.

Chức nhấc cái ô màu hồng tươi cột trước giỏ xe rồi bung ra, che cho Phụng.

- Ô này mua cho em đấy!

- Anh để xài đi, dì Tiến cũng cho em một cái rồi.

- Anh xài ô làm gì, mua cho em đấy.

Phụng quay qua nhìn Chức, nhoẻn cười:

- Vâng!

Chức dịu dàng phủi mấy hạt nước đọng trên cổ áo Phụng. Những tháng ngày học trên tỉnh, tận mắt thấy lối sống hiện đại của những con người trên ấy, Chức dần nhận ra lí do gốm làng mình không được ưa chuộng.

- Bữa nào nghỉ đông, anh sẽ xin phép bà dẫn em lên tỉnh một chuyến nhé?

Phụng tròn mắt:

- Thật á?

- Ừ. Anh phải thực hiện lời hứa của mình chứ? – Chức nháy mắt rồi cười.

- Nhưng… - Phụng ngập ngừng. – Sau đó ai đưa em về?

Chức nhún vai:

- Em tự mà về.

- Hở?

- Anh đùa thôi, dĩ nhiên đưa em đi thì phải đưa em về chứ. – Chức cười lớn.

Phụng lườm Chức một cái rồi ngoảnh mặt đi, dỗi. Chức nghiêng bên này, ngó bên nọ nhưng đều bị Phụng xoay người làm lơ. Cuối cùng anh phải giữ lấy vai cô, nịnh nọt:

- Anh sẽ dẫn em đi dạo dọc bờ hồ, xem cá chép hồng bơi thành từng đàn, nhả bọt li ti khắp mặt hồ.

- …

- Anh sẽ dẫn em ăn kem và uống nước ngọt nữa. – Chức kể, điệu bộ khoa trương, còn mắt thì thăm dò xem Phụng hết giận chưa.

Đúng như anh đoán, nghe tới nước ngọt, Phụng liền tò mò hỏi:

- Nước ngọt là nước đường à?

- Không. – Chức lắc đầu.

- Chứ nó là gì?

- Là một loại nước có nhiều mùi vị để chọn.

Phụng ồ lên một tiếng rồi háo hức hẳn, cô níu lấy áo Chức, hỏi:

- Khi nào mình đi?

- Giữa tháng nhé?

- Ừm. Nhưng…– Phụng ngạc nhiên nhìn Chức, - Anh không đi học à?

Chức xoay xoay cán ô trong tay, để những hạt nước sót lại trên ô văng ra, khẽ đáp:

- Có chứ! Anh đang chờ chuyển hồ sơ.

- Chuyển hồ sơ? – Phụng kinh ngạc lặp lại.

- Ừ, anh không muốn học trên đó nữa. Anh chuyển về trường làng học.

- …

Chức xòe tay ra, xem chừng đã hết mưa. Cậu cụp ô lại, rũ vài cái cho hết nước rồi treo vào ghi đông. Thấy Phụng nhìn mình chằm chằm thì bảo:

- Như vậy, năm sau anh với em lại học cùng trường, thích không?

Phụng có thích không?

Cô chưa nói với Chức về ý định chỉ học hết cấp hai của mình. Anh từng bảo cô nên học sư phạm, sau đó đem cái chữ về làng, dạy bọn trẻ nhỏ sáng dạ ra. Cô đã đồng ý.

Còn giờ, nghĩ kĩ lại, cô muốn được nhúng tay vào đất, hít thở mùi tanh tanh khai khai và trở về nhà vào buổi chiều với bộ quần áo lấm bẩn. Bà sẽ đứng ở của đón cô, như đã từng đón ông nội vậy.

- Em nghĩ gì thế?

Phụng giật mình:

- Sao ạ? – Rồi như hiểu ra, cô cười. – Em nghĩ tới bà. Em lên thành phố, thế còn bà ở nhà ai trông?

- Đi vài ngày thôi, em nhờ dì Tiến ấy.

- Vài ngày ạ? À… ừm... - Phụng nhíu mày suy nghĩ.

Chức nắm lấy tay Phụng, nghiêm túc nói:

- Trên đây người ta cũng bán gốm nhiều lắm. Nhưng không có cái nào giống của làng mình. Anh muốn em tận mắt thấy.

- Không có cái nào giống của làng mình… - Cô nhìn Chức đầy hoài nghi.

Đáp lại, Chức siết nhẹ tay Phụng, cười buồn.

Phụng mở lòng bàn tay, nhìn trân trân vào vật mà Chức vừa đặt vào. Đó là một cái hũ nhỏ màu sắc sặc sỡ, hoa văn đẹp lạ lùng.

- Cái gì đây anh?

Chức nhấc cái nắp dài bằng thân lên, để lộ những đốm vàng kim sa bên trong, khẽ nói:

- Hũ đựng tăm.

Phụng ngạc nhiên:

- Đựng trong một cái hũ đẹp thế này?

- Ừm, trên đó họ toàn xài kiểu thế.

- Thật là lùng. Thật cầu kỳ – Phụng lẩm bẩm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Chương này không thú vị lắm, nhưng mà nó dễ chịu hơn chương trước. Bà không bị lỗi tung hỏa mù cho người đọc khi chuyển cảnh nữa. Đoạn đối thoại giữa Chức và Phụng gượng gạo và thiếu muối, nhưng tui cho là dụng ý của bà, kiểu như lâu ngày không gặp muốn nói mà lại chẳng biết nói gì ấy. Tạm thời mới soi được có thế thôi.
, chạm vào thứ đã gắn bó với bác hơn nửa đười ươi nữa không?
=> Cha mạ ơi, tui đọc mà cười nổ phổi. =))
xưởng có cất thêm một lò cóc để phục vụ
=> Lò cóc làm tui nghĩ tới lò be bé, phụ thôi, mà xem ra quy mô/mức độ hiện đại của nó còn hơn cả lò cũ bà nhỉ?
Gió thổi khiến mảnh gốm cong vốn cam chịu nằm yên trên đất nãy giờ xoay vòng vòng,
=> Khiếp, mảnh gốm mà tui thấy bà miêu tả như lá khô ấy. Gió có phải bão đâu mà làm mảnh gốm xoay vòng vòng.
Lòng họ đều có lửa, có toan tính. Và có cả hi vọng.
Lòng họ đều có lửa, có toan tính. Và hơn cả là hi vọng.
Tui muốn bà nhấn vào hi vọng, bởi chỗ này, tâm trạng chung/nổi trội nhất của cả 4 là hi vọng một lối thoát cho xưởng gốm.
Chức dắt xe đạp bằng một tay, tay còn lại để Phụng vịn vào, hai đứa thả bộ trên triền đê. Đêm qua mới mưa nên sáng đường còn trơn và ẩm lạnh.
=> Ui trùi ui, như đôi yêu nhau á. ^^
Phụng mím mỗi nhìn trời,

Lần đầu tiên em thấy bà mở khóa cái ngăn kéo của tủ ra
=> Cụm này rối quá.
không dấu được tiếc nuối mà trả lời.
=> giấu chứ nhỉ?
- Ừ. Anh phải thực hiện lời hứa của mình chứ? – Chức đá lông nheo rồi cườ
=> Tui (cảm giác) đá lông nheo nghe nó ngả ngớn thế nào á :)). Thay bằng nháy mắt được không?
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Lâm Diệu Anh

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/14
Bài viết
1.705
Gạo
600,0
Đập đi, đập hết mẹ đi! - Bác

Cần phun nước miếng phèo phèo, chửi.

- Đập hết đi rồi dắt nhau ra đường mà ở!
Bác Cần vừa dứt lời, tiếng gốm vỡ vang lên giòn tan.
=> Đoạn này kì cục thế mụ???
Chỉ biết mặt bác Đại từ đỏ bừng dần sỉn màu.
=> Dùng từ khác đi mụ. sỉm màu đâu có dùng cho người,
hạm vào thứ đã gắn bó với bác hơn nửa đười ươi nữa không?
=> Con lạy mẹ! Đến rớt hàm khi đọc cái này.
Lẽ ra bác còn có cả ruộng, nhưng khi xưởng lao đao bác đã đem bán để giúp xưởng trụ lại. Số tiền ấy, cho đến giờ bác vẫn quyết không nhận lại.
=> Lặp từ nè mụ ôi.
Anh có khác trước không?
=> Tui đọc thành "Anh khát nước không" mới đau chứ, tí nữa thì bảo mụ sai chính tả!=))=))=))

Là do cô Sương níu mạnh nên mỏi tay?
=> Câu này cụt ý vậy bà? Biết là bà muốn nói là do cô Sương níu lâu nên bác mỏi tay nhưng câu này nó cụt và kì cục lắm bà.
Gió thổi khiến mảnh gốm cong vốn cam chịu nằm yên trên đất nãy giờ xoay vòng vòng, nó không tạo vết xước trên gạch đỏ nhưng lại phát ra thứ âm thanh riu riu.
=> Gió mà thổi miếng gốm xoay hả mụ? :)):)):))
Phụng mím môi, cô nghĩ mãi mới ra chuyện để hỏi, vậy mà một câu nói của anh làm cô tắt ngúm.
Để tui đi nhóm lửa cho mụ thổi nhá!=))=))=)) Sao cái chương này mụ chơi mấy câu kì cục thế nhở???
- Ừ. Anh phải thực hiện lời hứa của mình chứ? – Chức đá lông nheo rồi cười.
Nháy mắt cho nó hợp hình tượng đi mụ.
 

Ô ăn quan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/4/15
Bài viết
677
Gạo
400,0
=> Tui (cảm giác) đá lông nheo nghe nó ngả ngớn thế nào á :)). Thay bằng nháy mắt được không?
Nháy mắt cho nó hợp hình tượng đi mụ.
-> ùa, tui tưởng nó nghĩa như nhau.
Lòng họ đều có lửa, có toan tính. Và hơn cả là hi vọng.
-> Đồng ý, cái này nhấn mạnh hơn. Để tui sửa.
=> Khiếp, mảnh gốm mà tui thấy bà miêu tả như lá khô ấy.
=> Gió mà thổi miếng gốm xoay hả mụ? :)):)):))
-> Mốt có biệt danh là Ô Nổ. =))
=> Lò cóc làm tui nghĩ tới lò be bé, phụ thôi, mà xem ra quy mô/mức độ hiện đại của nó còn hơn cả lò cũ bà nhỉ?
Lò cóc ko hiện đại. Lò cũ thì xây gạch lên thôi. Lò cóc sau này người ta mới trát vữa thêm cho chống thấm, giữ nhiệt bla bla. Hiện tại người ta dùng lò điện cả rồi nhé. Nhưng thời t viết chưa dùng, hoặc giả như có nhưng làng Ph lạc hậu, chưa biết đến. Hoặc biết nhưng điện mắc ko có điều kiện mà xài, vân vân...
=> Cha mạ ơi, tui đọc mà cười nổ phổi. =))
=> Con lạy mẹ! Đến rớt hàm khi đọc cái này.
-> =))=))=)) Lúc đấy chắc đang nghĩ tới con đười ươi xem trên kênh É ni mồ.
=> Tui đọc thành "Anh khát nước không" mới đau chứ, tí nữa thì bảo mụ sai chính tả!=))=))=))
Đọc hết hồn à, tưởng tui ghi thế thật. =.=
 
Bên trên