[Khoa học viễn tưởng] Người Sao Hỏa - Update - Andy Weir (conruoinho dịch)

martianedit_464.jpg

Tên tác phẩm: The Martian (Người Sao Hỏa)
Tác giả: Andy Weir
Người dịch: conruoinho
Lời người dịch:

Đây là tác phẩm mình đọc hồi cuối năm ngoái và là tác phẩm mình thấy hay nhất được xuất bản trong năm 2014 (Quyển sách đã được viết trên mạng từ năm 2011 nhưng chỉ được xuất bản chính thức năm 2014). Tác phẩm kể về một chàng kỹ sư kiêm thực vật học bị mắc kẹt trên sao Hỏa. Mark Watney là một nhân vật thông minh, yêu đời, tháo vát và đặc biệt rất hài hước (kiểu mỉa mai). Khi đọc truyện mình có cảm giác như được thử thách và phải cố động não suy nghĩ cùng nhân vật bằng cách nào để trải qua những khó khăn trong một môi trường sống khắc nghiệt như sao Hỏa. Bản thân làm việc trong ngành khoa học kỹ thuật nên mình luôn hay xét nét những tác phẩm có nhiều chi tiết liên quan những vấn đề này, và mình phải thú nhận rằng mình hoàn toàn ngã mũ thán phục sự tài tình của tác giả với những hiểu biết và lý luận của ông trong tác phẩm này. Tác giả Andy Weir năm 15 tuổi đã bắt đầu sự nghiệp kỹ sư công nghệ thông tin của mình cho đến nay. Dù không làm cho NASA nhưng tác phẩm của ông cũng được nhiều chuyên gia NASA đánh giá cao.

me_for_reddit.jpg
http://
Tác giả: Andy Weir (trên trang Reddit)​

Năm 2014 cũng như 2015 là những năm đánh dấu những sự kiện vĩ đại trong khoa học không gian khi con người lần đầu tiên đưa được một chiếc Rover (xe do thám) lên sao Hỏa, hay như những tin tức về các dự án đưa con người lên sao Hỏa trong vài năm sắp tới đây. (Cá nhân mình chỉ tin dự án năm 2030 của NASA chứ không tin dự án Mars One của tổ chức phi lợi nhuận nào đó.) Do đó mình cảm thấy những câu chuyện như thế này không còn viễn vông dù nó thuộc thể loại "khoa học viễn tưởng". Nhân dịp Hollywood sắp công chiếu bộ phim này vào cuối năm nay, mình xin phép được dịch tác phẩm gửi đến độc giả Gác và để kiếm bạn cùng ngồi hóng phim với mình nhé. :D

***
Truyện dịch chưa được sự đồng ý của tác giả.
Truyện dịch từ bản Advance Read nên có thể không giống hoàn toàn với bản xuất bản.

Mục lục
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7 phần 1 & chương 7 phần 2
Chương 8
Chương 9
...

***

Movie Trailer


 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Uhm, đọc cái này nhớ Uchuu Kyodai (Space brother) ghê nhá.
Bạn conruoinho ơi, lịch up truyện này thế nào vậy để mình tiện theo dõi. Với cho mình xin tên gốc của truyện được không?
Soi theo tên tác giả là tìm ngay được mà, đồ lười.
The Martian (Andy Weir novel)
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
4.000,0
Uhm, đọc cái này nhớ Uchuu Kyodai (Space brother) ghê nhá.
Bạn conruoinho ơi, lịch up truyện này thế nào vậy để mình tiện theo dõi. Với cho mình xin tên gốc của truyện được không?
Mình cố gắng 1 tuần 1 chương ha bạn. Phim công chiếu vào cuối tháng 9 nên mình sẽ ráng xong nó trước khi phim ra rạp. Bạn đọc có gì nhớ góp ý với, nhất là các khi dịch các từ chuyên môn mình cũng bát nháo lắm. :3
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Uhm, đọc cái này nhớ Uchuu Kyodai (Space brother) ghê nhá.
Hơi phũ nhưng tuôi nghĩ trình tiếng Nhật của ông không đủ để đọc Uchuu Kyodai và trình tiếng Anh không đủ để đọc The Martian. :))
P/s: Tuôi cũng thế mà. ^^
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
4.000,0
The-Martian-man-on-Mars-Stimulated-Boredom (800x421).jpg

Chương 2


Nhật trình: Sol 7


Ok, tôi đã có một giấc ngủ ngon, và mọi chuyện dường như không vô vọng như ngày hôm qua.

Hôm nay tôi đếm lại hết số lượng đồ đạc, và làm một đợt kiểm tra EVA toàn diện chóng vánh cho các thiết bị bên ngoài. Tình hình của tôi như sau:

Phi vụ đổ bộ đáng lý được thực hiện trong 31 ngày. Để dư thừa ra, lượng cung cấp trong các tàu thăm dò có đủ lương thực cho cả đoàn đến 56 ngày. Theo cách này nếu một trong hai tàu thăm dò gặp vấn đề, chúng tôi vẫn có đủ thức ăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Mới bắt đầu phi vụ sáu ngày thôi thì mọi chuyện trời ơi đất hỡi xảy ra, vậy là còn đủ lương thực cho sáu người trong 50 ngày. Tôi chỉ còn mình ên, thế nên mớ thức ăn ấy sẽ đủ để nuôi tôi 300 ngày. Và đó là nếu như tôi không hạn chế bớt khẩu phần của mình. Vậy nên tôi cũng có kha khá thời gian.

Căn Hab chống đỡ cơn bão mà chẳng hề hấn gì. Còn bên ngoài, mọi chuyện chẳng phải màu hồng. Tôi không tìm thấy đĩa vệ tinh, có lẽ nó bị thổi bay xa mấy cây số rồi.

Đương nhiên, chiếc MAV cũng mất tăm. Các bạn phi hành đoàn của tôi đã đem nó về Hermes. Nhưng nửa phần còn lại (bộ phận hạ cánh) vẫn còn đó. Chẳng lý do gì phải đem nó theo khi trọng lượng chính là kẻ thù. Nó bao gồm thiết bị hạ cánh, máy năng lượng, và bất cứ thứ gì NASA đã quyết định rằng chúng chẳng cần thiết cho chuyến bay về quỹ đạo.

Chiếc MDV nằm nghiêng người sóng soài và có một lỗ thủng trên thân nó. Trông như thể cơn bão đã lột sạch cái nắp đậy khỏi chiếc dù dự trữ (chúng tôi đã không cần dùng đến nó lúc hạ cánh). Một khi chiếc dù bị bật ra nó lôi chiếc MDV đi xềnh xệch tứ tung, đập nó vào từng hòn đá một trong khu vực. Chả phải MDV hữu dụng gì với tôi cả. Máy bắn của nó còn chẳng đủ khả năng để tự nâng trọng lực của mình lên. Nhưng nó có thể có một số bộ phận quý giá. Có thể vẫn còn [dùng được].

Cả hai chiếc rover (xe do thám) đều gần như bị chôn vùi dưới cát, nhưng ngoài chuyện đó ra thì chúng vẫn ổn cả. Xi dán áp suất của chúng đều nguyên vẹn. Hợp lý thôi. Quy trình hoạt động định rằng khi bị bão đánh đến thì phải dừng mọi máy móc lại cho đến khi cơn bão đi qua. Chúng được chế tạo để chống chọi mọi hình phạt. Tôi sẽ có thể đào chúng lên trong vòng một hai ngày làm việc.

Tôi đã mất liên lạc với các đài khí tượng nằm cách căn Hab một cây số ở bốn phương hướng. Chúng có thể vẫn hoạt động bình thường hay không thì tôi cũng không biết nữa. Hệ thống liên lạc của căn Hab lúc này quá yếu có lẽ tín hiệu của chúng chẳng đi xa nổi một cây số.

Giàn pin năng lượng mặt trời bị cát bao phủ, thế nên chúng trở nên vô dụng (gợi ý: pin năng lượng mặt trời cần ánh mặt trời để tạo ra điện). Nhưng sau khi tôi phủi bụi sạch sẽ, hiệu suất của chúng trở về trạng thái trăm phần trăm. Bất cứ chuyện gì tôi rồi sẽ phải làm thì tôi sẽ có tràn trề năng lượng để làm. 200 mét vuông pin năng lượng mặt trời, và pin năng lượng hydrô đủ để dự trữ. Tôi chỉ phải làm mỗi việc là phủi bụi chúng vài ngày một lần.

Mọi thứ bên trong vẫn tuyệt vời, nhờ thiết kế chắc chắn của căn Hab.

Tôi cho chạy chẩn đoán trên máy chế ôxy. Hai lần. Nó hoàn hảo. Nếu có chuyện gì xảy ra với nó, tôi có một chiếc máy thay thế tôi có thể dùng trong thời gian ngắn. Nhưng nó được dùng cho tình huống khẩn cấp trong lúc sửa chửa máy chính mà thôi. Nó chỉ hấp thụ CO2 giống cách bộ đồ phi hành thực hiện. Nó có công suất 5 ngày để hoàn toàn vô hiệu hóa bộ lọc, tức 30 ngày cho tôi (chỉ một người hít thở, thay vì sáu). Thế nên cũng có chút bảo hiểm ở đấy.

Máy cải tạo nguồn nước cũng hoạt động bình thường. Tin xấu là chẳng có chiếc máy phòng bị nào. Nếu nó ngừng hoạt động, tôi sẽ phải uống lượng nước dự trữ, và trong khoảng thời gian đó tôi phải chế ra một cái máy chưng cất ban sơ để đun sôi nước tiểu. Còn nữa, tôi sẽ mất mỗi ngày nửa lít nước để thở cho đến khi độ ẩm trong căn Hab đạt đến mức tối đa và đọng lại trên tất cả các bề mặt. Rồi tôi sẽ phải liếm mấy bức tường. Yay. Dù sao đi nữa, lúc này đây, chẳng có vấn đề gì với chiếc máy cải tạo nguồn nước.

Thế đấy. Thức ăn, nước uống, chỗ ở tất cả đều được thu xếp chu đáo. Tôi sẽ bắt đầu hạn chế khẩu phần ăn ngay lúc này. Mỗi bữa ăn đã rất ít rồi, nhưng tôi nghĩ mình có thể ăn ¾ khẩu phần cho mỗi bữa mà vẫn không sao. Nó sẽ biến mớ lương thực trị giá 300 ngày của tôi thành 400. Lục lọi trong khu y tế, tôi thấy có lọ vitamin to đùng. Có đủ vitamin cho vài năm. Nên tôi không lo về vấn đề dinh dưỡng (dù vậy tôi vẫn sẽ đói chết khi hết thức ăn, dù tôi có uống bao nhiêu vitamin đi chăng nữa).

Khu y tế có thuốc morphine (thuốc giảm đau) cho trường hợp khẩn cấp. Và đủ cho một liều chết người. Nói cho bạn biết, tôi sẽ không chết dần chết mòn trong cơn đói. Nếu phải đến mức đó, tôi thà chọn con đường dễ đi.


Mọi người tham gia phi vụ đều phải có hai chuyên môn. Tôi là nhà thực vật học kiêm kỹ sư cơ khí. Cơ bản là, tôi là anh sửa-tuốt của phi vụ và chơi với cây cỏ. Khâu kỹ sư cơ khí có lẽ sẽ cứu mạng tôi nếu thứ gì đó hư hỏng.

Tôi đã căng óc nghĩ mãi làm cách nào để sống sót trận này. Cũng không hoàn toàn vô vọng. Sẽ có con người trở lại sao Hỏa trong bốn năm tới khi Ares 4 đến (với giả định rằng họ không hủy cả chương trình do những hệ lụy từ “cái chết” của tôi).

Ares 4 sẽ đáp xuống Miệng núi lửa Schiaparelli (Schiaparelli Crater), cách khoảng 3,200 km từ vị trí của tôi tại Đồng trũng Acidalia (Acidalia Planitia) này. Chẳng cách nào để tôi một mình đi đến đó được. Nhưng nếu tôi có thể liên lạc, tôi có thể sẽ được cứu hộ. Không chắc họ sẽ xoay xở thế nào với nguồn lực có sẵn trong tầm tay, nhưng NASA có rất nhiều người thông minh.

Cho nên đó là nhiệm vụ của tôi lúc này. Tìm cách liên lạc với Trái đất. Nếu tôi không làm được chuyện đó, thì phải tìm cách liên lạc với Hermes khi nó trở lại trong vòng 4 năm với phi hành đoàn Ares 4.

Đương nhiên, tôi chẳng có kế hoạch sống sót cho 4 năm trong khi chỉ có 1 năm lương thực. Nhưng lo từng chuyện một đây thôi. Lúc này đây, tôi ăn no và có một mục đích: “Sửa cái radio mắc dịch.”


Nhật trình: Sol 10

À, tôi đã làm ba chuyến EVA và chẳng tìm thấy chút dấu vết nào của chiếc đĩa liên lạc.

Tôi đào một chiếc rover lên và có chuyến chạy long nhong khá tốt đẹp, nhưng sau vài ngày lang thang tôi nghĩ đã đến lúc nên bỏ cuộc. Cơn bão có lẽ đã thổi bay chiếc đĩa và xóa hết những dấu lôi kéo hay vết va chạm có thể làm dấu dẫn đường. Có lẽ cũng đã chôn lấp nó luôn.

Tôi dành phần lớn ngày hôm nay ở ngoài với những gì còn lại của giàn hệ thống liên lạc. Nó quả thật là một cảnh tượng đáng thương. Kiểu này thì chẳng thà tôi la hét về hướng Trái đất vì những chuyện tốt đẹp mà cái đồ quỷ ấy đã ban tặng tôi.

Tôi có thể lắp ráp một chiếc đĩa sơ đẳng từ đống kim loại tôi tìm thấy xung quanh căn cứ, nhưng cái tôi làm đây chẳng phải mấy bộ đàm a lô á lô. Liên lạc từ sao Hỏa về Trái đất là chuyện lớn, và nó đòi hỏi những thiết bị cực kỳ chuyên dụng. Tôi sẽ không thể làm chơi chơi cái gì đó từ mớ giấy thiếc và sing gum.

Tôi cần hạn chế những chuyến EVA của tôi cũng như hạn chế lương thực. Mấy đầu lọc CO2 không thể tái dụng (làm sạch) được. Một khi chúng đã bão hòa, là chúng đã hết đời. Nhiệm vụ cho phép một chuyến EVA kéo dài 4 tiếng cho mỗi phi hành gia mỗi ngày. May thay, đầu lọc CO2 nhẹ và nhỏ nên NASA hào phóng gửi nhiều hơn số lượng chúng tôi cần. Nói ra thì, tôi có chừng 1500 giờ để dùng đầu lọc CO2. Nhưng hết mớ đó, thì mấy chuyến EVA của tôi phải thực hiện bằng cách thay máu không khí.

1500 giờ nghe có vẻ nhiều, nhưng tôi đang đối diện với khả năng ở lại đây ít nhất 4 năm nếu tôi còn có bất kỳ hy vọng được cứu nào đó, với ít nhất vài giờ đồng hồ mỗi tuần phải dành ra để ra ngoài phủi bụi giàn pin năng lượng mặt trời. Đại khái vậy. Không EVA khi không cần thiết.


Còn có tin khác, tôi bắt đầu nghĩ ra ý tưởng về mặt lương thực. Cuối cùng thì nền tảng thực vật học của tôi cũng có thể phát huy tác dụng.

Tại sao lại đem một nhà thực vật học lên sao Hỏa? Xét cho cùng, nó nổi tiếng là chẳng có thứ gì mọc nổi ở đấy. À thì, chuyện là họ muốn tìm hiểu mọi thứ mọc được đến đâu trong lực hút của sao Hỏa, và để xem, có bất cứ thứ gì, chúng ta có thể làm được với đất sao Hỏa. Câu trả lời ngắn gọn là: rất nhiều thứ… hầu như thế. Đất sao Hỏa có những vật chất cơ bản cần thiết để cây cỏ mọc được, nhưng có rất nhiều thứ trong đất của Trái đất mà đất sao Hỏa không có, ngay cả khi nó được đem về trong không khí của Trái đất và tưới nhiều nước vào. Hoạt động vi khuẩn, những dinh dưỡng nhất định được động vật cung cấp, vân vân. Chẳng thứ nào trong số đó xảy ra trên sao Hỏa. Một trong những nghĩa vụ của tôi trong phi vụ này là xem xét làm sao cho cây cỏ mọc trên này, trong nhiều kết hợp đa dạng của đất Trái đất hoặc đất sao Hỏa và cả không khí nữa.

Đó là lý do vì sao tôi có một số lượng đất Trái đất nho nhỏ và một mớ hạt giống bên mình.

Tuy nhiên, tôi không thể quá phấn khích. Nó chỉ chừng lượng đất bạn bỏ vào cái chậu hoa nhỏ treo bên cửa sổ thôi, và những hạt giống tôi có chỉ là vài loại cỏ và dương xỉ. Chúng là những thứ chịu được sự khắc nghiệt và dễ trồng nhất trên địa cầu, nên NASA chọn chúng để làm vật thử nghiệm.

Cho nên tôi có hai vấn đề: không đủ đất, và không có giống cây nào ăn được để trồng trong đó.

Nhưng tôi là nhà thực vật học, mẹ kiếp nó chứ. Tôi phải có khả năng tìm cách làm được điều đó. Nếu không thì, tôi sẽ là nhà thực vật học rất là đói bụng trong vòng một năm.


Nhật trình: Sol 11

Tôi tự hỏi đội bóng Cubs mùa này chơi thế nào nhỉ.


Nhật trình: Sol 14

Tôi lấy bằng Cử nhân tại Đại học Chicago. Hơn nửa số người học ngành thực vật học là đám hippy nghĩ rằng họ có thể trở về thế giới tự nhiên. Bằng cách nào đó có thể nuôi 7 tỉ người ăn no chỉ bằng cách lượm nhặt nguyên thủy. Họ dành phần lớn thời gian của mình tìm cách nào hiệu quả hơn để trồng cần sa. Tôi chẳng thích họ. Tôi luôn theo đuổi ngành ấy vì khoa học, chứ chẳng vì Một Trật Tự Thế Giới Mới khỉ khô nào cả.

Khi họ làm mấy đống phân trộn và cố gắng bảo toàn từng ounce (1 ounce = 28,35 gam) một những vật thể sống, tôi cười vào mũi họ. “Coi cái bọn hippy ngớ ngẩn này!” Tôi sẽ giễu cợt. “Nhìn mấy cố gắng đáng thương hại của họ để mô hình hóa hệ sinh thái toàn cầu trong vườn sau nhà đây này.”

Đương nhiên giờ đây tôi làm chính cái công việc ấy. Tôi tích cóp tất cả những vật chất sinh học tôi có thể tìm được. Mỗi khi tôi ăn xong một bữa, tất cả những thứ dư thừa đều được bỏ vào chậu phân trộn. Về phần những vật liệu sinh học khác…

Căn Hab có mấy cái toa lét rất tinh vi. Phân thường được hút chân không cho khô, rồi tích tụ lại trong bao dán kín để bỏ ra ngoài bề mặt.

Không còn chuyện đó nữa!

Thật sự là, tôi còn làm một chuyến EVA để tìm lại những bao phân thải ra từ trước khi phi hành đoàn rời khỏi đây. Vì đã hoàn toàn bị sấy khô, mớ phân này chẳng còn chút vi khuẩn nào nữa, nhưng nó vẫn có những phức hợp đạm và có thể dùng làm phân bón hữu dụng. Thêm nước và vi khuẩn còn hoạt tính sẽ giúp nhanh chóng phát triển lại, thay thế toàn bộ dân số bị giết trong Toa Lét Diệt Vong.

Tôi tìm thấy một cái thùng lớn và đổ ít nước vào đó, rồi thêm mớ phân khô. Rồi từ đó đến giờ, tôi đã thêm vào cả phân của mình nữa. Chúng càng hôi thúi thì mọi việc diễn ra càng thành công hơn. Đó chính là các vi khuẩn đang hoạt động!

Một khi tôi đem đất sao Hỏa vào trong đây, tôi có thể trộn chúng với phân và trải chúng ra thêm. Rồi tôi có thể rắc đất Trái đất phía trên. Có lẽ bạn không nghĩ đó là một bước quan trọng, nhưng nó là thế. Có hàng tá giống loài vi khuẩn sống trong đất Trái đất, và chúng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của cây cỏ. Chúng sẽ lan ra và sinh sôi nảy nở như… à, như một sự nhiễm khuẩn…

Trong vòng một tuần, đất sao Hỏa sẽ sẵn sang cho cây nảy mầm trong đó. Nhưng tôi sẽ chưa trồng gì đâu. Tôi sẽ trải nó ra một khu rộng gấp đôi. Nó sẽ tự “nhiễm trùng” vùng đất sao Hỏa mới. Sau một tuần nữa, tôi lại nhân đôi tiếp. Cứ thế tiếp tục. Dĩ nhiên, trong suốt thời gian đó, tôi vẫn sẽ thêm phân bón vào đống thành quả này.

Cái hậu môn của tôi hoạt động không kém gì cái não của tôi để giúp tôi sống sót.

Đây chẳng phải ý tưởng mới mẻ mà tôi vừa nghĩ ra. Người ta đã dự đoán làm cách nào để chế tạo đất trồng trọt từ đất sao Hỏa cả mấy thập kỷ nay rồi. Tôi chỉ đem chúng ra thử nghiệm lần đầu tiên mà thôi.

Tôi tìm trong mớ lương thực dự trữ và kiếm ra đủ thứ hầm bà lằng tôi có thể trồng. Đậu Hà Lan chẳng hạn. Nhiều đậu đũa nữa. Tôi còn tìm thấy vài củ khoai tây. Nếu *bất cứ* cái nào trong đám bọn chúng còn có thể nảy mầm sau những thử thách chúng đã trải qua thì thật tuyệt. Với lượng vitamin dự trữ gần như vô hạn, tôi chỉ cần có bất cứ loại calories nào là đủ để sống còn.

Diện tích sàn căn Hab chừng 92 mét vuông. Tôi dự định cống hiến tất cả cho công cuộc này. Tôi không ngại đi trên đất cát. Chuyện này mất nhiều công sức, nhưng tôi cần phải phủ đầy hết sàn nhà một lớp đất chừng 10 cm. Có nghĩa là tôi phải vận chuyển 9,2 mét khối đất sao Hỏa vào căn Hab. Mỗi đợt vận chuyển tôi có thể đem chừng 1/10 mét khối đất qua cửa khóa khí, và thu gom đủ số đó sẽ là công việc khó nhọc đến gãy lưng mất thôi. Nhưng đến cuối cùng, nếu mọi thứ theo kế hoạch, tôi sẽ có 92 mét vuông đất dùng để trồng trọt được.

Á à ố yeah tôi là nhà thực vật học! Hãy kinh hãi quyền năng thực vật học của ta!

Nhật trình: Sol 15

Ối ồi ôi! Công việc nặng nhọc đến gãy lưng!

Tôi dành 12 tiếng đồng hồ hôm nay cho mấy chuyến EVA để mang đất vào căn Hab. Tôi chỉ xoay xở để đem được một góc nhỏ của gian chính, có lẽ chừng 5 mét vuông. Với tốc độ này phải mất vài tuần tôi mới đem hết đống đất vào được. Nhưng này, thời gian là thứ duy nhất tôi có.

Những chuyến EVA đầu thật không hiệu quả; tôi lấp đầy mấy thùng chứa nhỏ rồi đem chúng vào cửa khóa khí. Rồi tôi khôn lên chút và chỉ đem một thùng lớn đến ngay cửa khóa khí rồi lấp mấy thùng nhỏ cho đến chúng đầy ngập. Cách đó giúp cho công đoạn này nhanh hơn nhiều vì đi qua khu cửa khóa khí cũng mất hết 10 phút.

Khắp người tôi mỏi dứ dừ. Và mấy cái xẻng tôi có chỉ để dùng để lấy mẫu thử nghiệm chứ không phải để đào xới dữ dội kiểu này. Cái lưng đau chết tôi đi được. Tôi lục tung mớ đồ y tế và tìm được vài viên Vicodin (thuốc giảm đau). Tôi mới uống chúng chừng 10 phút trước. Chắc sắp sửa có hiệu lực đến nơi.

Dù sao đi nữa, thấy mọi việc có tiến triển thật dễ chịu. Đã đến lúc cho đám vi khuẩn hoạt động trong mớ khoáng chất này rồi. Sau bữa trưa. Hôm nay không hạn chế khẩu phần xuống ¾. Tôi đã cật đủ công để được một bữa ăn toàn phần.

Nhật trình: Sol 16

Một rắc rối tôi chưa nghĩ đến: Nước.

Hóa ra khi sống trên bề mặt sao Hỏa vài triệu năm thì tất cả lượng nước trong đất bị loại bỏ hoàn toàn. Bằng thạc sỹ thực vật học của tôi khiến tôi đoan chắc rằng cây cỏ cần đất ướt để mọc. Chưa kể đến đám vi khuẩn cần phải sống trong ấy trước.

May thay, tôi có nước. Nhưng không nhiều như tôi muốn. Để sống được, đất cần 40 lít nước cho mỗi mét khối. Kế hoạch tổng thể của tôi có 9,2 mét khối. Do đó tôi sẽ cần 368 lít nước để chăm chúng.

Căn Hab có máy tái tạo nguồn nước xuất sắc. Kỹ thuật tốt nhất của Trái đất. Nên NASA kết luật “vì sao lại đem cả đống nước lên đó? Chỉ đem đủ cho tình huống khẩn cấp thôi.” Con người cần 3 lít nước mỗi ngày để sống thoải mái. Họ cho chúng tôi mỗi người 50 lít nước. Tổng cộng có 300 lít nước trong căn Hab.

Xem ra tôi sẽ không thể phủ hết bề mặt căn Hab với đống đất màu mỡ được. Tôi chấp nhật dành hết số nước ấy cho việc này, chỉ chừa lại 50 lít dùng khi nguy cấp. Đó có nghĩa là tôi có thể vun xới 62,5 mét vuông đất với độ sâu 10 phân. Chừng 2/3 diện tích sàn căn Hab. Nó phải vậy thôi. Dù sao thì, bây giờ tôi chỉ có một mẩu 5 mét cỏn con phủ đất.

Sau giai đoạn đó, mọi thứ trở nên tởm lợm. Tôi dành ba giờ đồng hồ rải phân khắp mặt cát sao Hỏa. Ít ra tôi đã không phải làm chuyện đó chính đôi tay mình.

Tôi trải đống cát vào một góc của căn Hab, dày chừng 10cm. Tôi chèn vài tấm mền và mấy bộ đồng phục của những người đồng đội đã rời khỏi của mình để dùng làm rìa cho chậu trồng (phần chu vi còn lại được làm từ đường vòng của bức tường căn Hab). Rồi tôi hiến tế 20 lít nước quý giá cho các vị thần đất.

Năm mét vuông cũng vừa vặn với đống phân bón tôi có sẵn. Tôi đổ hết thùng phân của mình vào đống đất và gần như ói mửa vì mùi hôi thúi của nó.

Cái hương thơm nồng nàn này cũng sẽ nán lại đây thật lâu. Mà tôi cũng chẳng thể mở cửa sổ. Nhưng, rồi sẽ quen dần thôi. Tôi dùng xẻng để trộn đất và phân lại với nhau, rồi dàn chúng ra bằng phẳng lại. Xong tôi rắc đất Trái đất lên trên cùng. Vi khuẩn à, làm việc đi. Tao trông chờ vào chúng mày đấy.

Còn một tin tức khác, hôm nay là lễ Tạ ơn. Gia đình tôi sẽ tụ họp ở Chicago cho bữa tiệc thường lệ tại nhà ba mẹ tôi. Tôi đoán là họ sẽ chẳng có chuyện vui vẻ gì, với việc tôi vừa qua đời 11 ngày trước. Ôi mẹ nó, có lẽ họ sẽ tụ tập lại cho chuyện ma chay của tôi.

Tôi tự hỏi họ sẽ biết được chuyện gì thật sự đã xảy ra không.


Nhật trình: Sol 22

Wow. Mọi chuyện thật sự có tiến triển.

Tôi đem hết đống cát vào và mọi thứ đã sẵn sang. Giờ thì 2/3 gian chính chỉ toàn đất là đất. Và hôm nay tôi thực hiện việc nhân đôi số lượng đất. Đã một tuần rồi, và đống đất sao Hỏa trước kia nay đã trở nên màu mỡ tuyệt diệu. Chỉ cần nhân đôi số đất thêm hai lần nữa là tôi sẽ phủ hết cánh đồng này.

Tất cả những công việc này rất có ích cho nhuệ khí của tôi. Nó cho tôi việc gì đó để làm. Nhưng sau khi mọi chuyện ổn định hơn một tí, và khi ăn bữa tối ngồi nghe bộ sưu tầm nhạc Beatles của Johanssen, tôi lại thấy ủ rũ.

Theo tính toán, chuyện này sẽ không giúp tôi thoát nạn chết đói.

Cú đặc cược tốt nhất của tôi để tạo calories là khoai tây. Chúng sinh trưởng nhanh chóng và có lượng calories khá hợp lý (770 calo/kg). Tôi rất chắc chắn những củ khoai tôi có sẽ nảy mầm. Vấn đề là tôi không thể trồng đủ số được. Trong 62 mét vuông, tôi có thể trồng chừng 150 kg khoai tây trong vòng 400 ngày (thời gian tôi có trước khi ăn hết lương thực dự trữ). Tổng cộng tất cả những 115.500 calories, trung bình cầm cự được bằng 288 calories mỗi ngày. Với trọng lượng và chiều cao của tôi, nếu chịu nhịn một chút, tôi cần 1500 calories một ngày.

Chả bỏ dính răng.

Thế ra là tôi không thể sống nhờ vào đất làng mãi mãi được. Nhưng tôi có thể kéo dài cuộc đời mình. Mớ khoai tây này sẽ cho tôi sống thêm 76 ngày nữa.

Khoai tây sẽ tiếp tục sinh trưởng, nên trong 76 ngày ấy, tôi có thể trồng thêm 22.000 calories khoai tây, đủ để duy trì cái mạng tôi thêm 15 ngày. Sau đó, thật hơi vô ích nếu cứ tiếp tục đi hướng này. Nói ra hết thì nó giúp tôi có thêm 90 ngày.

Cho nên bây giờ tôi sẽ bắt đầu chết đói vào ngày Sol 490 thay vì Sol 400. Có tiến triển, nhưng không phải là bất cứ hy vọng sống còn nào đến Sol 1412 khi Ares 4 đáp xuống.

Đó chỉ chừng một ngàn ngày cần lượng lương thực mà tôi không có. Và tôi chẳng có phương án nào để kiếm ra nó.

Cứt thật.

 
Chỉnh sửa lần cuối:

Phong Vu

Gà cận
Tham gia
13/9/14
Bài viết
387
Gạo
600,0
Mò đại vô thôi, thiệt không nghĩ có chương mới. Thank bạn Ruồi nhiều nhé, nếu có thể lần sau please tag tên mình có được không?
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Tôi chỉ còn mình ênh, thế nên mớ thức ăn ấy sẽ đủ để nuôi tôi 300 ngày
Chiếc MDV nằm nghiêng người sóng soài và
Quy trình hoạt động rằng khi bị bão
=> Câu này chưa mượt: Quy trình hoạt động chỉ ra/ghi lại/nói rằng khi bị bão
Chúng có lẽ vẫn hoạt động bình thường hay không thì tôi cũng không biết nữa.
=> Em thấy từ có thể thì nghe nó xuôi hơn chị ạ. (Mặc dù về nghĩa nó same same)
tức 30 ngày chô tôi (chỉ một người hít thở, thay vì sáu).
Ares 4 sẽ đám xuống Miệng núi lửa Schiaparelli
=> đáp
Cơn bão có đã thổi bay chiếc đĩa và xóa hết những dấu vết lôi kéo hay trầy trụa dẫn đường.
=> có lẽ
=> Từ trầy trụa sao sao á chị ạ, mà câu này diễn đạt cũng khó hiểu. => Cơn bão có lẽ đã thổi bay chiếc đĩa và xóa hết những dấu vết tìm kiếm như vết lôi kéo hay vết trầy trụa. (Hic, em không chắc vì câu này khó hiểu quá.)
Nó quả thật là một cảnh tượng đang thương.
=> đáng thương? tang thương?
Tôi có thể lắp ráp một chiếc đĩa sơ đẳng từ đống kim loại tôi tìm thấy lòng vòng nơi căn cứ,
=> Chưa mượt, và từ lòng vòng sao á, theo em bỏ từ nơi => Tôi có thể lắp ráp một chiếc đĩa sơ đẳng từ đống kim loại tôi tìm thấy xung quanh căn cứ,
Nhưng hết mớ đó, thì mấy chuyến EVA của tôi phải thực hiện bằng cách thay máu không khí.
=> Em có bỏ qua chỗ nào không mà đọc đến đây bỗng chả hiểu cụm từ bôi đen?
nhưng tôi đang đối diện với khả năng ở lại đây ít nhất 4 năm nếu tôi không có hy vọng được cứu hộ nào,
nhưng tôi đang đối diện với khả năng ở lại đây ít nhất 4 năm nếu tôi không có hy vọng nào được cứu,
Cho nên tôi có hai vấn đề: không đủa đất,
Cái hậu môn của tôi hoạt động không kém gì cái não của tôi để giúp tôi sống sót.
Sau khi::)):)):))=))=))=)) thì ^:)^^:)^^:)^.
Nếu *bất cứ* cái nào trong đám bọn chúng còn có thể nảy mầm sau những thử thách thì thật tuyệt.
=> Nếu *bất cứ* cái nào trong đám bọn chúng còn có thể nảy mầm sau những thử thách này thì thật tuyệt.
Em thấy thêm từ này vô câu văn nó mềm hơn.
Tôi đã cật đủ công để được một bữa ăn toàn phần.
=> ?
Tôi dành ba giờ đồng hồ rải phân khắp mặt cát sao Hỏa. Ít ra tôi đã không phải làm chuyện đó chính đôi tay mình.
=> Tôi dành ba giờ đồng hồ rải phân khắp mặt cát sao Hỏa. Ít ra tôi đã không phải làm chuyện đó bằng chính đôi tay mình.
Tôi chèn vài tấm mền và mấy bộ đồng phục của những người đồng đội đã ra đi của mình để dùng làm rìa cho chậu trồng
=> Nghe như đã chết thế chị? Em nghĩ mấy người này trở về trái đất thôi chị nhỉ?
Chả bỏ dính răng.
=> bõ
Thế ra là tôi không thể sống nhờ vào đất làng mãi mãi được.
=>?
Wa, em đang nghĩ trần căn Hab phải làm bằng thủy tinh, vì thực vật cần mặt trời cho quang hợp mà. :P
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
4.000,0
Mấy chỗ kia chị sẽ sửa nha, cảm ơn Ivy. :x

Chiếc MDV nằm nghiêng người sóng soài và
Ủa sóng soài đúng mà Ivy? :-/

Tôi đã cật đủ công để được một bữa ăn toàn phần.
Cật này là cật trong cật lực hay cật sức đó à. Cách nói này chị hay nói mà chắc không thông dụng. :D

Nhưng hết mớ đó, thì mấy chuyến EVA của tôi phải thực hiện bằng cách thay máu không khí.
Từ "thay máu" này có được định nghĩa trong chương 1 nè Ivy:
Bộ đồ nhận ra ngay vấn đề này và chuyển vào trạng thái khẩn cấp mà đám kỹ sư gọi đó là “thay máu”. Không có cách nào để tách CO2, bộ đồ tự tiện mở lỗ thông cho khí thoát ra khí quyển Sao Hỏa, rồi lấp đầy lại bằng khí nitơ. Với lỗ thủng và quá trình thay máu, khí nitơ cạn đi nhanh chóng. Chỉ còn lại bình ôxy của tôi.

Nghe như đã chết thế chị? Em nghĩ mấy người này trở về trái đất thôi chị nhỉ?
Ừ đúng rồi, chỉ "ra đi" về trái đất thôi, để chị chỉnh lại từ khác.

Cơn bão có đã thổi bay chiếc đĩa và xóa hết những dấu vết lôi kéo hay trầy trụa dẫn đường.
Chị sửa lại đây:
Cơn bão có lẽ đã thổi bay chiếc đĩa và xóa hết những dấu vết lôi kéo hay vết va chạm có thể làm dấu dẫn đường.

Chúng có lẽ vẫn hoạt động bình thường hay không thì tôi cũng không biết nữa.
Em thấy từ có thể thì nghe nó xuôi hơn chị ạ. (Mặc dù về nghĩa nó same same)
Chị thấy nó hơi khác khác trong tiếng Anh nhưng tiếng Việt thì hao hao. :D

Wa, em đang nghĩ trần căn Hab phải làm bằng thủy tinh, vì thực vật cần mặt trời cho quang hợp mà. :P
Đâu cần đâu nha, chỉ cần có đèn điện là được. Mà trên đó còn có pin năng lượng để sạc điện cho căn Hab nên dùng đèn là trồng trọt được ngay. (Mấy đứa trồng ma túy trong nhà toàn xài đèn điện trồng không đó.>:);;))

Thế ra là tôi không thể sống nhờ vào đất làng mãi mãi được.
Câu này giống mấy nông dân hay nói đó, sống nhờ vào đồng ruộng hay đất làng. :|

Khi tôi chếnh choáng đứng lên, tôi tự hỏi vì sao tôi chưa chết, chết nữa, chết mãi cho rồi.
Chị sửa chỗ chết hơn thế nữa rồi nè, thấy được hông? :D #:-s
 
Bên trên