[Khoa học viễn tưởng] Người Sao Hỏa - Update - Andy Weir (conruoinho dịch)

martianedit_464.jpg

Tên tác phẩm: The Martian (Người Sao Hỏa)
Tác giả: Andy Weir
Người dịch: conruoinho
Lời người dịch:

Đây là tác phẩm mình đọc hồi cuối năm ngoái và là tác phẩm mình thấy hay nhất được xuất bản trong năm 2014 (Quyển sách đã được viết trên mạng từ năm 2011 nhưng chỉ được xuất bản chính thức năm 2014). Tác phẩm kể về một chàng kỹ sư kiêm thực vật học bị mắc kẹt trên sao Hỏa. Mark Watney là một nhân vật thông minh, yêu đời, tháo vát và đặc biệt rất hài hước (kiểu mỉa mai). Khi đọc truyện mình có cảm giác như được thử thách và phải cố động não suy nghĩ cùng nhân vật bằng cách nào để trải qua những khó khăn trong một môi trường sống khắc nghiệt như sao Hỏa. Bản thân làm việc trong ngành khoa học kỹ thuật nên mình luôn hay xét nét những tác phẩm có nhiều chi tiết liên quan những vấn đề này, và mình phải thú nhận rằng mình hoàn toàn ngã mũ thán phục sự tài tình của tác giả với những hiểu biết và lý luận của ông trong tác phẩm này. Tác giả Andy Weir năm 15 tuổi đã bắt đầu sự nghiệp kỹ sư công nghệ thông tin của mình cho đến nay. Dù không làm cho NASA nhưng tác phẩm của ông cũng được nhiều chuyên gia NASA đánh giá cao.

me_for_reddit.jpg
http://
Tác giả: Andy Weir (trên trang Reddit)​

Năm 2014 cũng như 2015 là những năm đánh dấu những sự kiện vĩ đại trong khoa học không gian khi con người lần đầu tiên đưa được một chiếc Rover (xe do thám) lên sao Hỏa, hay như những tin tức về các dự án đưa con người lên sao Hỏa trong vài năm sắp tới đây. (Cá nhân mình chỉ tin dự án năm 2030 của NASA chứ không tin dự án Mars One của tổ chức phi lợi nhuận nào đó.) Do đó mình cảm thấy những câu chuyện như thế này không còn viễn vông dù nó thuộc thể loại "khoa học viễn tưởng". Nhân dịp Hollywood sắp công chiếu bộ phim này vào cuối năm nay, mình xin phép được dịch tác phẩm gửi đến độc giả Gác và để kiếm bạn cùng ngồi hóng phim với mình nhé. :D

***
Truyện dịch chưa được sự đồng ý của tác giả.
Truyện dịch từ bản Advance Read nên có thể không giống hoàn toàn với bản xuất bản.

Mục lục
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7 phần 1 & chương 7 phần 2
Chương 8
Chương 9
...

***

Movie Trailer


 
Chỉnh sửa lần cuối:

Azure

Gà con
Tham gia
24/10/14
Bài viết
60
Gạo
0,0
Truyện hay quá bạn ơi. Mình chờ bạn ra chương mới lâu lắm luôn rồi. Tiếc là mình không rảnh để đọc bản tiếng Anh nên chỉ có thể chờ bạn :)
Cảm ơn bạn đã dịch truyện này nhe. ^^
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Truyện hay quá bạn ơi. Mình chờ bạn ra chương mới lâu lắm luôn rồi. Tiếc là mình không rảnh để đọc bản tiếng Anh nên chỉ có thể chờ bạn :)
Cảm ơn bạn đã dịch truyện này nhe. ^^
Em thẹn lắm vì nhắc tới 2 lần rồi mà... ứ thấy gì. Nay có bạn nữa nhắc thì em vô ý kiến là em đồng ý kiến với bạn này nhé Ruồi.
 

Azure

Gà con
Tham gia
24/10/14
Bài viết
60
Gạo
0,0
Hì hì. Đọc truyện có cái hay của đọc truyện, phim cũng chưa chắc tả hết được suy nghĩ của nhân vật. Mong chờ lắm.
Cố lên chị Ruồi ạ. :tho26:
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
4.000,0
Chương 7 phần 2

Nhật trình: Sol 69

Đã tìm thấy RTG.

Chẳng khó khăn gì mấy. Tôi lái 4 cây số về hướng nam và nhìn thấy ngay lá cờ.

Chỉ huy Lewis đã chôn nó ngay trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ. Có lẽ cô ấy muốn chắc chắn rằng mọi người đều có thể nhìn thấy nó, và quả thật là hiệu quả! Ngoại trừ việc thay vì tránh nó, tôi phóng thẳng đến đó để đào xới nó lên. Không hẳn là chuyện mà cô đã dự trù.

Chiếc RTG là một cái ống trụ với một lớp trao đổi nhiệt bọc quanh nó. Tôi có thể cảm nhận được hơi ấm tỏa ra thấu tận xuyên qua bao tay áo du hành của mình. Điều đó thật đáng ngại. Nhất là khi bạn biết nguồn gốc của nhiệt chính là chất phóng xạ.

Chẳng có ích gì nếu phải để nó trên nóc xe; đằng nào thì kế hoạch của tôi là nó phải nằm trong khoang rồi. Nên tôi đem nó vào trong với mình, tắt máy sưởi đi, rồi lái về căn Hab.

Trong khoảng thời gian mười phút lái về nhà, ngay cả khi máy sưởi không hoạt động, bên trong con rover nóng lên đến mức hơi khó chịu ở nhiệt độ 37C. RTG chắc chắn sẽ có khả năng giữ ấm cho tôi.

Chuyến đi này cũng chứng minh được cách lắp ráp của tôi có hiệu lực. Pin mặt trời và pin dữ trữ nằm yên ổn ngay hàng thẳng lối tại vị trí của chúng khi được di chuyển suốt 8 km trên địa hình bất kỳ.

Tôi tuyên bố Sirius 2 là một đặc vụ thành công!

Tôi dành thời gian còn lại trong ngày để phá hoại phần nội thất của con rover. Khoang áp suất được xây bằng kim loại. Ngay bên trong là lớp cách nhiệt, được bao bọc bởi lớp nhựa cứng. Tôi dùng một biện pháp tinh vi để tháo lớp nhựa (dùng búa), rồi cẩn thận tháo gỡ lớp xốp cứng cách nhiệt (lại dùng búa nữa).

Sau khi xé bươm mớ cách nhiệt, tôi mặc áo du hành vào và đem chiếc RTG ra ngoài. Chẳng mấy chốc, con rover lạnh trở lại, và tôi đem nó vào trong. Tôi quan sát nhiệt độ chầm chậm tăng lên. Chẳng bằng một góc tốc độ tăng nhiệt trong chuyến đi về từ nơi nó đã được chôn.

Tôi cẩn thận gỡ bỏ thêm vật liệu cách nhiệt (bằng búa) và kiểm tra lại lần nữa. Sau vài lần như vậy, tôi đã tháo đủ lớp cách nhiệt để chiếc RTG gần như không thể theo kịp nữa. Trên thực tế, đó là một cuộc chiến thảm bại. Sau một thời gian, nhiệt dần bị hút mất đi. Cũng không sao. Tôi có thể bật sưởi lên một chốc nếu cần.

Tôi đem vật liệu cách nhiệt vào căn Hab với mình. Sử dụng kỹ thuật xây dựng tiên tiến (băng keo đa dụng) tôi lắp ráp lại một phần vật liệu ấy thành một hình vuông. Tôi kết luận rằng nếu trời chuyển thật lạnh, tôi có thể dán nó vào một mảng trống nào đó trong con rover, và chiếc RTG sẽ chiến thắng trong “cuộc chiến nhiệt lượng” này.

Ngày mai, Sirius 3 (cũng là Sirius 1 thôi, nhưng không bị lạnh cóng).


Nhật trình: Sol 70
Hôm nay, tôi viết cho bạn từ con rover. Tôi đã đi nữa đường của chuyến Sirius 3 và mọi việc vẫn ổn cả.

Vừa hửng sáng là tôi lên đường và lái vòng quanh căn Hab, cố đi trên những bề mặt chưa từng được đụng đến. Bảng pin thứ nhất chỉ dùng được chưa đến hai tiếng. Sau một chuyến EVA nhanh chóng để thay day nối, tôi chui vào lái tiếp. Sau khi hoàn thành mọi thứ, tôi đã lái tổng cộng 81km trong vòng 3 tiếng 27 phút.

Đó thật sự rất tốt! Nói cho bạn biết, vùng đất xung quanh căn Hab rất bằng phẳng, và cả vùng Acidalia Planitia cũng vậy. Tôi hoàn toàn không biết được hiệu suất của mình sẽ là bao nhiêu trên đoạn đường càng kinh tởm hơn để đến Ares 4.

Tôi đã có thể đi xa hơn, nhưng tôi cần những nguồn sống khác trong khi sạc pin. Khí CO2 thì được hấp thụ qua một quy trình hóa học, nhưng nếu chiếc quạt để đẩy luồng khí ấy không hoạt động, tôi sẽ bị mắc nghẹn. Máy bơm ôxy cũng khá là quan trọng.

Tôi dựng bảng pin mặt trời lên. Thật là việc mệt nhọc, lần trước còn có Vogel giúp tôi. Chúng cũng chẳng nặng nề gì, nhưng chúng hơi kềnh cồm. Sau khi dựng được một nửa, tôi thấy rằng mình có thể kéo lê chúng thay vì khiêng chúng lên và nhờ vậy mà có thể làm việc này nhanh hơn.

Giờ tôi chỉ đợi pin sạc. Tôi thấy chán, nên tôi cập nhật nhật trình này. Tôi có hết mấy quyển sách về Poirot trong máy tính của mình. Điều đó cũng có ích. Dù gì cũng phải mất đến 12 tiếng để sạc pin.

Bạn mới nói gì? 12 tiếng là sai? Nãy tôi mới nói 13 tiếng? Này, bạn của tôi, để tôi nói cho bạn rõ đây.

Chiếc RTG là một cái máy phát điện. Chỉ một chút năng lượng nhỏ nhoi, so với lượng điện con rover tiêu thụ, nhưng cũng không phải là không có gì. Nó được 100 Watt. Nó sẽ giúp giảm bớt một tiếng trong thời gian sạc pin của tôi. Vậy tại sao lại không dùng nó chứ?

Tôi tự hỏi NASA sẽ nghĩ thế nào về việc tôi phá chiếc RTG như thế này. Có lẽ họ sẽ trốn dưới gầm bàn và ôm ấp thước loga của mình cho thấy yên bụng.

Nhật trình: Sol 71
Như dự đoán, mất 12 tiếng để sạc đầy pin. Tôi đi thẳng về nhà.

Đã đến lúc lên kế hoạch cho Sirius 4. Và tôi nghĩ đây sẽ là một chuyến đi dã ngoại vài ngày.

Có vẻ như vấn đề về điện và sạc pin đã được giải quyết. Thức ăn cũng không phải là vấn đề; có nhiều chỗ để trữ đồ. Nước lại càng dễ dàng hơn thức ăn. Tôi chỉ cần 2L mỗi ngày để giữ cho người được thoải mái.

Trong chuyến dài hạn thì tôi sẽ mang theo máy tạo ôxy. Nhưng nó to và tôi chẳng muốn làm hỏng hóc nó lúc này. Nên tôi sẽ đặt niềm tin của mình vào bộ lọc O2 và CO2 trong chuyến Sirius 4.

CO2 không phải là vấn đề. Tôi bắt đầu chuyến du hành vĩ đại này với bộ lọc dùng được đến 1500 giờ, và thêm 720 giờ phòng hờ nữa. Tất cả các hệ thống đều dùng bộ lọc chuẩn (Apollo 13 đã dạy chúng ta một bài học quan trọng). Kể từ lúc đó, tôi mới dùng có 131 giờ cho vài chuyến EVA. Tôi còn 2089 giờ. Tức 87 ngày. Quá nhiều.

Con rover được thiết kế để chuyên chở 3 người đi suốt 2 ngày, thêm vài thứ dự trữ cho an toàn. Nên bình O2 của nó có thể giữ một lượng khí giúp tôi sống sót 7 ngày. Không đủ.

Sao Hỏa có 1/90 áp suất không khí của Trái đất. Bên trong con rover áp suất là 1 atm. Nên bình ôxy nằm bên trong (để có ít sự chênh lệch áp suất hơn). Vậy thì sao chứ? Điều này có nghĩa là tôi có thể đem thêm vài bình ôxy, và trung hòa chúng với bình trong con rover mà không phải làm một chuyến EVA.

Thế nên hôm nay, tôi tháo một trong hai bình ôxy 25L trong căn Hab và đem nó vào trong rover. Theo NASA, một người cần 588L ôxy mỗi ngày để sống. Dung dịch ôxy lỏng bị nén thì dày đặc hơn khí ôxy trong môi trường bình thường gấp 1000 lần. Nói tóm lại là: với bình của căn Hab, tôi có đủ khí để sống sót 42 ngày. Thế mới là nhiều.

Sirius 4 sẽ là một chuyến đi kéo dài 20 ngày.

Nghe có vẻ hơi lâu, nhưng tôi có một mục tiêu nhất định trong đầu. Ngoài ra, chuyến đi đến Ares 4 của tôi sẽ mất ít nhất 40 ngày. Đây sẽ là một mô hình với tỷ lệ khá tốt.

Trong khi tôi đi xa, căn Hab có thể tự lo cho chính nó, nhưng đám khoai tây là một mối lo. Tôi sẽ làm ngập đất với gần hết lượng nước tôi có. Rồi, tôi sẽ tắt hệ thống điều hòa không khí, để nó không thu hồi nước lại từ nguồn khí. Sẽ ẩm thấp đến khiếp được, và nước sẽ cô đọng ở khắp mọi bề mặt. Nhưng nó sẽ giữ cho đám khoai đủ nước trong lúc tôi đi vắng.

Vấn đề lớn hơn là khí CO2. Đám khoai cần phải thở. Tôi biết bạn đang nghĩ gì. “Mark, anh bạn già! ANH có thể tạo ra khí carbon! Đó là một phần tất yếu của vòng tuần hoàn tự nhiên huyền diệu này!”

Vấn đề là: Tôi sẽ để nó ở đâu chứ? Đương nhiên, tôi có thể tuôn ra CO2 với từng hơi thở nhưng tôi không có cách nào để trữ chúng. Tôi có thể tắt máy tạo ôxy và máy điều hòa không khí và chỉ cần thở để lấp đầy căn Hab trong một khoảng thời gian. Nhưng CO2 là khí độc với tôi. Tôi cần phải xả ra một mớ rồi lập tức bỏ chạy.

Có nhớ chiếc MAV là một máy tạo nhiên liệu hay không? Nó thu thập CO2 từ khí quyển sao Hỏa. Vụ mùa be bé của tôi thì không đòi hỏi như tôi, nên một thùng 10L CO2 lỏng nén, thả hơi vào căn Hab, là đủ cho vụ này rồi. Cái này chỉ mất chưa đến một ngày để chế tạo.

Đó là mọi thứ rồi đấy. Một khi tôi cho khí CO2 thoát vào trong căn Hab, tôi sẽ tắt máy điều hòa và máy lọc ôxy, đổ một đống nước lên đám cây, rồi đi.

Sirius 4. Một bước tiến lớn cho nghiên cứu rover của tôi. Và ngày mai là tôi có thể bắt đầu.

****
Đọc tiếp chương 8
 
Chỉnh sửa lần cuối:

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
4.000,0
Tag Ivy_Nguyen, Phong VuAzure nà.
(Bữa giờ chị chưa có thời gian chỉnh mấy chương kia theo bình luận của em nữa Ivy ui. Chắc dịch cho hết rồi quay lại chỉnh 1 lần luôn trong bản Word cho tiện á. :"> )
 

Kẹo Lạc

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/12/13
Bài viết
224
Gạo
0,0
"4 cây số về hướng nàm" kìa chị.
 
Bên trên