[Khoa học viễn tưởng] Người Sao Hỏa - Update - Andy Weir (conruoinho dịch)

martianedit_464.jpg

Tên tác phẩm: The Martian (Người Sao Hỏa)
Tác giả: Andy Weir
Người dịch: conruoinho
Lời người dịch:

Đây là tác phẩm mình đọc hồi cuối năm ngoái và là tác phẩm mình thấy hay nhất được xuất bản trong năm 2014 (Quyển sách đã được viết trên mạng từ năm 2011 nhưng chỉ được xuất bản chính thức năm 2014). Tác phẩm kể về một chàng kỹ sư kiêm thực vật học bị mắc kẹt trên sao Hỏa. Mark Watney là một nhân vật thông minh, yêu đời, tháo vát và đặc biệt rất hài hước (kiểu mỉa mai). Khi đọc truyện mình có cảm giác như được thử thách và phải cố động não suy nghĩ cùng nhân vật bằng cách nào để trải qua những khó khăn trong một môi trường sống khắc nghiệt như sao Hỏa. Bản thân làm việc trong ngành khoa học kỹ thuật nên mình luôn hay xét nét những tác phẩm có nhiều chi tiết liên quan những vấn đề này, và mình phải thú nhận rằng mình hoàn toàn ngã mũ thán phục sự tài tình của tác giả với những hiểu biết và lý luận của ông trong tác phẩm này. Tác giả Andy Weir năm 15 tuổi đã bắt đầu sự nghiệp kỹ sư công nghệ thông tin của mình cho đến nay. Dù không làm cho NASA nhưng tác phẩm của ông cũng được nhiều chuyên gia NASA đánh giá cao.

me_for_reddit.jpg
http://
Tác giả: Andy Weir (trên trang Reddit)​

Năm 2014 cũng như 2015 là những năm đánh dấu những sự kiện vĩ đại trong khoa học không gian khi con người lần đầu tiên đưa được một chiếc Rover (xe do thám) lên sao Hỏa, hay như những tin tức về các dự án đưa con người lên sao Hỏa trong vài năm sắp tới đây. (Cá nhân mình chỉ tin dự án năm 2030 của NASA chứ không tin dự án Mars One của tổ chức phi lợi nhuận nào đó.) Do đó mình cảm thấy những câu chuyện như thế này không còn viễn vông dù nó thuộc thể loại "khoa học viễn tưởng". Nhân dịp Hollywood sắp công chiếu bộ phim này vào cuối năm nay, mình xin phép được dịch tác phẩm gửi đến độc giả Gác và để kiếm bạn cùng ngồi hóng phim với mình nhé. :D

***
Truyện dịch chưa được sự đồng ý của tác giả.
Truyện dịch từ bản Advance Read nên có thể không giống hoàn toàn với bản xuất bản.

Mục lục
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7 phần 1 & chương 7 phần 2
Chương 8
Chương 9
...

***

Movie Trailer


 
Chỉnh sửa lần cuối:

nước mắt tử thần

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
8/9/14
Bài viết
682
Gạo
500,0
Có một đề nghị nho nhỏ là Ruồi mần ơn cập nhật link chương lên #1, đề nghị hết, mình bấm nút trở về làm silent reader tiếp... :3
 

Ktmb

Gà ngơ
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/2/14
Bài viết
2.766
Gạo
5.000,0
Em mù tiếng Anh, lại mù tịt hơn nữa về công nghệ, chạy vô nhặt lỗi chính tả cho Ruồi vậy. :P
và mình phải thú nhận rằng mình hoàn toàn ngã mũ thán phục sự tài tình của tác giả với những hiểu biết và lý luận của ông trong tác phẩm này.
Do đó mình cảm thấy những câu chuyện như thế này không còn viễn vông
Chương 1
Chúng tôi đến quỹ đạo trái đấy theo cách thông thường, theo một con tàu bình thường đến Hermes.
Khi đến Hermes, có thêm bốn phi vụ không người lái đem nhiên liệu và đồ dự trữ lên đó trong khi chúng tôi chuẩn cho hành trình của mình.
Do họ đã đưa nó đi rất sớm trước khi chúng tôi đến đây.
Rồi một trong những khúc ăng ten dài mỏng bay thẳng mũi đâm vào người tôi. Nó xuyên thủng qua bộ đồ của tôi ngọt sớt như đạn bắn vào bơ sữa
Cuối cùng, máu đóng lại những khe hở quanh cái lỗ và giảm sự rò xuống đủ cho bộ đồ trung hòa trở lại.
Nó chẳng khác gì mấy với một ống phểu có van ở đầu nhỏ,
Cái khó là phải lấy chiếc ăng ten ra cho khỏi choáng chỗ.
Khi nhấp nhô bước lên đến đình, tôi thấy một thứ khiến tôi vui mừng khôn tả
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Em mù tiếng Anh, lại mù tịt hơn nữa về công nghệ, chạy vô nhặt lỗi chính tả cho Ruồi vậy. :P

Chương 1
Còn nhiều thế này cơ à, Ruồi ơi em xấu hổ quá. :">
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Chương 6

Venkat trở về văn phòng của mình, vất cặp táp xuống sàn, rồi ngồi sụp xuống ghế da. Ông dành một vài giây phút nhìn ra khung cảnh Trung Tâm Không Gian Johnson ngoài cửa sổ.

Liếc về màn hình máy tính, ông để ý thấy 47 email chưa đọc đang khẩn nài sự lưu tâm của ông. Chúng có thể chờ được. Hôm nay là một ngày buồn bã. Hôm nay là lễ tưởng niệm cho Mark Watney.

Ngài Tổng thống đã đọc một bài diễn văn, ca ngợi sự dũng cảm và hy sinh của anh, và cả phản ứng nhanh chóng của Chỉ huy Lewis để đưa cả đoàn an toàn rời khỏi đó. Chỉ huy Lewis và đoàn phi hành sống sót, thông qua hệ thống liên lạc đường dài từ Hermes, đã đọc bài điếu văn của mình cho người đồng đội đã ra đi vào không gian sâu thẳm. Còn họ vẫn phải chịu đựng mười tháng còn lại của cuộc hành trình.

Cả Giám đốc cũng có một bài diễn văn, ông nhắc mọi người nhớ rằng du hành không gian là một việc vô cùng nguy hiểm, và chúng ta cũng không chùn bước trước những nghịch cảnh như thế nào.

Trong thời gian chuẩn bị cho buổi lễ, họ hỏi Venkat có muốn làm một bài diễn văn không. Ông đã từ chối. Để làm gì cơ chứ? Watney đã chết rồi. Những lời nói đẹp đẽ của Giám đốc Phi vụ sao Hỏa cũng chẳng thể đem anh trở về.

“Ông ok chứ, Venk?” một giọng nói vọng vào từ cửa.

Venkat xoay người lại. “Có lẽ vậy,” ông đáp.

“Ông đã có thể làm một bài diễn văn mà.”

“Tôi không muốn. Anh biết rồi mà.”

“Ừ, tôi biết. Tôi cũng không muốn. Nhưng tôi là giám đốc của NASA. Người ta trông đợi điều đó ở tôi. Ông chắc là ông ok chứ?”

“Ừ, tôi sẽ ổn thôi.”

“Được,” Teddy bước vào và nói. “Vậy hãy trở lại làm việc đi.”

“Được thôi,” Venkat nhún vai. “Ta bắt đầu với việc ông cho phép tôi có thời gian dùng vệ tinh đi.”

Teddy thở dài dựa vào tường. “Lại là chuyện này.”

“Đúng thế,” Venkat nói. “Lại là chuyện này. Có vấn đề gì chứ?”

“Ok, giải thích lại tôi nghe. Chính xác là, anh muốn cái gì?”

Venkat nghiêng người về phía trước. “Ares 3 là một thất bại, nhưng chúng ta có thể vớt vát được gì đó. Chúng ta được cấp quỹ cho năm phi vụ Ares. Tôi nghĩ chúng ta có thể xin Quốc hội cấp quỹ cho chuyến thứ sáu.”

“Tôi không biết nữa, Venk à…”

“Đơn giản thôi, Teddy,” Venkat tiếp tục. “Họ rút khỏi đấy sau sáu sol. Vật dụng gần như đủ cho cả một phi vụ vẫn còn trên đó. Chỉ tốn một phần nhỏ kinh phí cho một phi vụ bình thường. Thường thì phải mất 14 chuyến chuyển trước vật dụng lên chuẩn bị cho một nơi hạ cánh. Chúng ta có thể chỉ cần gửi những thứ còn thiếu trong vòng ba chuyến. Không chừng chỉ hai chuyến nữa là.”

“Venk, khu vực ấy bị một trận bão cát 175km/giờ đổ vào. Tình trạng của nó thật sự tệ hại.”

“Bởi vậy tôi mới muốn xem hình,” Venkat giải thích. “Tôi chỉ cần chụp vài pô ở khu vực. Chúng ta có thể biết được rất nhiều từ đó.”

“Như là gì chứ? Ông nghĩ chúng ta sẽ gửi người lên sao Hỏa mà không có đảm bảo rằng mọi thứ hoạt động hoàn hảo ư?”

“Mọi thứ chẳng cần phải hoàn hảo gì cả,” Venkat đáp vội. “Cái gì bị hỏng thì chúng ta gửi đồ thay thế cái đó. Thứ duy nhất chúng ta cần nó hoạt động là chiếc MAV. Và đằng nào thì chúng ta cũng phải gửi chiếc mới lên đó.”

“Làm sao mà chúng ta có thể từ những hình ảnh mà biết được cái nào bị hỏng chứ?”

“Đó chỉ là bước đầu. Họ rút về vì gió là mối đe dọa cho chiếc MAV, nhưng căn Hab có thể chịu đựng nhiều khắc nghiệt hơn thế. Có lẽ nó vẫn còn nguyên vẹn.

Và sẽ rất rõ ràng nữa. Nếu nó đã bị xì, nó sẽ hoàn toàn sụp xuống. Nhưng nếu nó vẫn đứng vững đàng hoàng, thì mọi thứ bên trong sẽ hoạt động tốt thôi. Và mấy con rovers rất chắc chắn. Tụi nó có thể chịu đựng mấy cơn bão cát thần sao Hỏa ban cho. Chỉ cho tôi xem thử đi, Teddy, tôi chỉ muốn thế thôi.”

Teddy nhìn xuống, “Ông không phải người duy nhất muốn dùng vệ tinh, ông biết rồi đó. Chúng ta có mấy nhiệm vụ đem đồ dự trữ cho Ares 4 sắp tới. Chúng ta phải tập trung vào khu Miệng núi lửa Schiaparelli.”

“Tôi không hiểu, Teddy. Có vấn đề gì ở đây chứ?” Venkat hỏi. “Tôi đang nói chuyện sẽ kiếm về cho chúng ta thêm một nhiệm vụ. Chúng ta có 12 vệ tinh bay quanh quỹ đạo sao Hỏa, tôi chắc anh có thể chia bớt một hoặc hai hoặc vài giờ sử dụng cho tôi chứ. Tôi có thể cho anh biết khoảng thời gian nào thì mỗi chiếc vệ tinh sẽ ở đúng góc độ có thể chụp hình khu Ares 3…”

“Vấn đề không phải ở chỗ thời gian dùng vệ tinh, Venk à,” Teddy ngắt lời.

Venkat cứng người. “Thế thì… nhưng… cái gì…”

Teddy cúi đầu. “Chúng ta là một tổ chức thuộc phạm vi công cộng. Chẳng có chuyện nào bí mật hoặc thông tin nào an toàn ở đây cả.”

“Thế thì sao?”

“Bất cứ hình ảnh nào chúng ta chụp cũng sẽ trực tiếp được công khai cho công chúng.”

“Nói lại: thế thì sao?”

“Thi thể của Mark Watney sẽ nằm trong vòng hai mươi mét cách căn Hab. Có thể phân nửa bị cát chôn vùi, nhưng vẫn có thể thấy được, và với một khúc ăng ten liên lạc chỉa thẳng ra từ ngực cậu ấy. Bất cứ hình ảnh nào chúng ta chụp cũng sẽ phơi bày cả ra.”

Venkat nhìn đăm đăm. Rồi liếc một cái. “Đây là lý do anh từ chối yêu cầu chụp hình của tôi suốt hai tháng qua?”

“Venk à, thôi nào…”

“Có thật không đây, Teddy?” ông nói. “Anh sợ gặp rắc rối về mặt PR?”

“Cơn nghiện của đám truyền thông với cái chết của Watney cuối cùng cũng bắt đầu suy giảm,” Teddy nói với giọng ngang ngang. “Hết tin xấu này đến tin xấu khác suốt hai tháng qua. Lễ tưởng niệm hôm nay đã cho mọi người một cái kết, và đám truyền thông có thể đi săn tìm những tin tức khác. Điều mà chúng ta không muốn làm chính là đào bới mọi chuyện lên lại nữa.”

“Vậy chúng ta làm gì đây? Anh ta sẽ không phân hủy đâu. Anh ta sẽ cứ nằm đó đến thiên thu ấy.”

“Không đến thiên thu đâu,” Teddy nói. “Trong vòng một năm, xác cậu ấy sẽ bị cát bao phủ dưới cát do những hoạt động bình thường của thời tiết thôi.”

“Một năm?” Venka đứng lên nói. “Chuyện đó thật điên khùng. Chúng ta không thể đợi một năm.”

“Tại sao không? Ares 5 còn đến năm năm nữa mới phóng. Còn nhiều thời gian chứ.”

Venkat hít một hơi sâu và suy nghĩ một lúc.

“Ok, xem xét cách này,” ông nói. “Sự thông cảm với gia đình Watney hiện nay rất cao. Ares 6 có thể đem xác về. Chúng ta không nói rằng đó là mục đích của nhiệm vụ, nhưng chúng ta có thể làm rõ rằng việc đó nằm trong nhiệm vụ. Nếu chúng ta trình bày theo hướng ấy, chúng ta sẽ được Quốc hội ủng hộ hơn. Nhưng sẽ không thế đâu nếu chúng ta đợi một năm. Sau một năm, người ta chẳng còn quan tâm nữa đâu.”

Teddy vân vê cằm. “Hừmm…”


Mindy nhìn lên trần nhà. Cô chẳng có mấy việc để làm. Ca 3 giờ sáng thật chán ngắt. Chỉ có dòng chảy không ngừng của cà phê giúp cô tỉnh thức.

Theo dõi tình trạng vệ tinh bay vòng sao Hỏa nghe có vẻ là một triển vọng nghề nghiệp khi cô nhận lời chuyển về đây. Nhưng mấy chiếc vệ tinh ấy thường tự chúng có thể lo cho bản thân. Rồi công việc của cô hóa ra là gửi email khi mấy tấm hình được chụp xong.

“Bằng Thạc sĩ Kỹ sư Cơ khí,” cô gầm gừ với mình. “Và mình đang làm việc trong một phòng chụp ảnh suốt đêm.”

Cô nhâm nhi cà phê.

Màn hình nhấp nháy báo một bộ hình ảnh mới đã sẵn sàng để gửi đi. Cô kiểm tra thông tin trên bộ hồ sơ. Venkat Kapoor.

Đăng xong thông tin trực tiếp vào server nội bộ, cô viết một email cho Tiến sĩ Kapoor. Khi điền thông tin vĩ tuyến và kinh tuyến của hình ảnh, cô nhận ra những con số ấy.

“31,2o Bắc, 28,5o Tây… Đồng trũng Acidalia… Ares 3?”

Cảm thấy tò mò, cô liền mở ảnh đầu của bộ hình gồm 17 bức.

Như cô nghi ngờ, đó là khu Ares 3. Cô có nghe nói họ sẽ thu thập hình ảnh của nó. Trong lòng hơi thấy xấu hổ, nhưng cô vẫn dò tìm trong bức ảnh xem có dấu hiệu nào chỉ ra xác của Mark Watney. Sau một phút tìm kiếm mà chẳng có kết quả gì, cô vừa thấy nhẹ nhõm vừa thấy thất vọng.

Cô rà xem tiếp những bức ảnh còn lại. Căn Hab vẫn nguyên vẹn; Tiến sĩ Kapoor sẽ thấy vui khi nhìn thấy nó.

Cô đưa tách cà phê lên miệng, rồi chợt cứng người.

“Ừm…” cô lầm bầm. “Ô…”

Cô nhanh tay mở trang web nội bộ của NASA, dò tìm đến trang có thông tin chi tiết về của phi vụ Ares. Sau khi xem qua một thoáng, cô nhấc điện thoại lên.
“Này, đây là Mindy Park ở SatCon. Tôi cần xem nhật trình của Ares 3, tôi có thể tìm thấy nó ở đâu?... Ừ… ừ… Ok… Cám ơn.”

Sau khi dành thêm chút thời gian xem web nội bộ, cô ngã lưng dựa vào ghế. Cô không còn cần đến thứ cà phê để giúp mình tỉnh táo nữa.

Cô nhấc điện thoại lên lần nữa, “Chào, Bảo vệ hả? Tôi Mindy Park ở bên SatCon đây. Tôi cần số điện thoại khẩn cấp của Tiến sĩ Venkat Kapoor… Vâng, Giám đốc Phi vụ sao Hỏa… Vâng đây là trường hợp khẩn cấp.”


Mindy đang ngồi thấp thỏm trên ghế mình thì Venkat lê bước vào.

“Cô là Mindy Park à?” Ông hỏi, trông ông có phần hơi khó chịu.

“Vâng,” giọng cô run rẩy đáp. “Xin lỗi đã lôi ông vào đây.”

“Tôi cho là cô có lý do chính đáng. Sao?”

“Ừm,” cô nhìn xuống nói. “Ừm, nó là. À đây. Đây là những hình ảnh ông đã yêu cầu. Ừm. Đến đây xem này.”

Ông kéo chiếc ghế đến bàn làm việc của cô rồi ngồi xuống. “Đây có phải là vì xác của Watney không? Có phải vì vậy cô hoảng hết cả lên không?”

“Ừm, không ạ,” cô nói. “Ừm. Đây… ừm.” Cô chỉ lên màn hình.

Venkat xem xét bức hình. “Xem ra căn Hab vẫn còn nguyên vẹn. Đó là tin tốt. Giàn pin mặt trời vẫn còn tốt. Rovers cũng ok nữa. Đĩa [liên lạc] chính không còn đó nữa. Cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên đây. Tình huống khẩn cấp là gì thế hả?”

“Ừm,” cô nói, ngón tay chạm màn hình. “Đó.”

Venkat nghiêng người đến gần để xem. Chỉ có căn Hab, bên cạnh mấy chiếc rover là hai vòng tròn trắng nằm trên cát. “Hừm. Nhìn như vải bạt của căn Hab. Có lẽ rốt cuộc thì căn Hab cũng không phải không có hề hấn gì? Tôi đoán là có vài mảnh vải bị xé rách bươm và…”

“Ừm,” cô ngắt lời. “Nhìn chúng giống căn lều bật.”

Venkat nhìn kĩ lại. “Hừm. Có lẽ cô đúng đấy.”

“Làm sao mà chúng tự bật lên?” Mindy hỏi.

Venkat nhún vai. “Chỉ huy Lewis có lẽ đã ra lệnh cho bật chúng trong lúc di tản. Cũng không phải ý tồi. Có chỗ trú khẩn cấp sẵn trong trường hợp chiếc MAV không hoạt động và căn Hab bị rách.”

“Vâng, ừm,” Mindy nói và mở một văn bản trên máy tính của mình. “Đây là toàn bộ nhật trình từ Sol 1 đến 6. Từ lúc MDV chạm đất cho đến khi MAV cất cánh khẩn cấp.”

“Ok, thì sao?”

“Tôi đã đọc hết. Vài lần. Họ chưa hề mở lều bật.” Giọng cô vỡ òa trong những chữ cuối cùng.

“Ừ, thì…” Venkat bối rối nói. “Rõ ràng họ đã bật lều, nhưng chuyện ấy lại không được ghi chép vào nhật trình.”

“Họ kích hoạt hai lều bật khẩn cấp và không nói với ai cả sao?”

“Hừm. Chuyện này chẳng hợp lý chút nào, không hợp lý. Có lẽ cơn bão đã phá hư mấy chiếc rovers và lều tự động bật lên.”

“Ừm,” Mindy lắp bắp, “thế nên sau khi tự động bật lên từ rover, chúng nó tự gỡ mình ra khỏi rover rồi sắp hàng cách nhau 20 mét?
Venkat nhìn lại bức hình. “Thì rõ ràng là cách nào đó chúng đã được kích hoạt.”

“Tại sao pin năng lượng lại vẫn sạch sẽ?” Mindy nói, nước mắt bắt đầu tuôn. “Đã có cơn bão lớn. Tại sao cát lại không phủ khắp bề mặt chúng chứ?”

“Một cơn gió mạnh đủ để phủi hết nó đi?” Venkat nói, không chắc chắn lắm.

“Tôi có nói tôi không hề tìm thấy xác anh Watney không?” Cô sụt sùi nói.

Venkat trừng mắt nhìn chăm chăm vào bức hình. “Ồ…” ông trầm giọng nói. “Ôi trời ơi…”

Mindy lấy tay che mặt và khóc thút thít.



“Con mẹ nó!” Bà Giám đốc Quan hệ Truyền thông Annie Montrose rủa. “Anh có phải đang đùa với tôi không!”

Teddy vò trán mình. “Chúng ta có chắc chắn bao nhiêu phần về chuyện này đây?”

“Gần như 100%,” Venkat nói.

“Mẹ nó” Annie nói.

“Chửi cũng chẳng lợi ích gì, Annie à,” Teddy nói.

“Anh có biết cấp độ của cơn bão tai quái này sẽ thế nào không?” Cô nạt lại.

“Từng việc một thôi,” Teddy nói. “Venk, sao ông chắc cậu ấy còn sống?”

“Trước hết là, không có xác.” Venkat giải thích. “Rồi nữa, lều bật được dựng lên. Pin mặt trời sạch bụi. Nhân tiện, anh có thể cảm ơn cô Mindy Park đã để ý thấy mấy chi tiết này.”

“Nhưng,” Venkat nói tiếp, “xác cậu ấy có thể bị cơn bão từ ngày Sol 6 vùi lấp. Mấy căn lều bật có thể tự động kích hoạt và gió có thể đã thổi chúng bay vòng vòng. Một cơn gió bão 30km/giờ trong thời gian sau ngày đó cũng đã đủ mạnh để phủi sạch pin mặt trời nhưng không đủ để sức để thổi cát đi. Không có khả năng cao, nhưng vẫn có thể được.”

“Thế nên tôi dành mấy tiếng đồng hồ vừa rồi kiểm tra mọi thứ tôi có thể. Chỉ huy Lewis có hai chuyến dùng Rover 2. Chuyến thứ hai vào ngày Sol 5. Theo nhật trình, sau khi trở về, cô gắm nó vào căn Hab để sạc điện. Và sau đó nó không được dùng nữa, 13 tiếng sau thì họ rút khỏi đó.”

Ông đẩy tấm hình qua bên kia bàn cho Teddy.

“Đây là một trong những bức hình chụp tối qua. Ông thấy đó, Rover 2 quay mặt hướng đi khỏi căn Hab. Ổ sạc ở phía mũi, và dây cáp thì không đủ dài để nối đến đó.”

Teddy nhăn mặt. “Cô ấy hẳn đã đậu nó quay mặt về hướng căn Hab, nếu không thì không thể nào gắm điện vào được,” ông nói. “Nó đã được di chuyển từ ngày Sol 5.”

“Đúng,” Venkat nói, đẩy một bức hình khác sang chỗ Teddy. “Nhưng đây mới là chứng cứ thật. Ông có thể thấy chiếc MDV dưới góc phải bức hình. Nó đã bị tháo rời ra. Tôi chắc chắn họ sẽ không làm vậy mà không báo cáo lại với chúng ta.”

“Và dẫn chứng đanh thép nhất là ngay bên phải bức hình,” Venkat chỉ. “Chỗ giàn chống hạ cánh của MAV ấy. Trông có vẻ như máy năng lượng đã bị tháo gỡ sạch sẽ, và trong lúc gỡ bỏ nó thì đã làm hỏng tan hoang giàn chống. Chuyện đó chẳng thể nào xảy ra trước khi cất cách. Nếu vậy thì nó sẽ gây nguy hiểm cho MAV đủ để Lewis cấm cất cánh.”

“Này,” Annie nhảy vào. “Sao không nói với Lewis? Chúng ta đi đến CAPCOM và trực tiếp hỏi cô ấy chuyện quỷ này cho ra nhẽ đi.”

Venkat nhìn ra hiệu với Teddy. Sau một hồi, Teddy thở dài.

“Bởi vì,” anh nói. “Nếu Watney thật sự còn sống, chúng ta không muốn phi hành đoàn Ares 3 biết chuyện này.”

“Cái gì!?” Annie nói. “Sao anh lại có thể không nói với họ chứ?”

“Họ còn mười tháng nữa trong chuyến khứ hồi về nhà,” Teddy giải thích. “Du hành không gian thật nguy hiểm. Họ phải cảnh giác cao độ và không bị xao nhãng. Họ buồn vì mất một người đồng đội, nhưng họ sẽ phát rồ lên nếu họ biết là mình đã bỏ rơi cậu ta lúc còn sống.”

Annie nhìn Venkat. “Ông đồng tình chuyện này chứ?”

“Chuyện con nít cũng hiểu mà,” Venkat nói. “Hãy để họ đối mặt với những tổn thương về mặt cảm xúc lúc họ không bay lòng vòng trên phi thuyền.”

“Vụ này sẽ là sự kiện được nói đến nhiều nhất kể từ Apollo 11,” Annie nói. “Làm thế nào mà chúng ta có thể giấu không cho họ biết được?”

Teddy nhún vai. “Dễ thôi. Chúng ta nắm hết mọi liên lạc với họ.”

“Mẹ nó,” Annie vừa nói vừa mở máy tính. “Khi nào thì anh muốn công khai?”

“Đó là do cô quyết định,” anh nói.

“Ừm,” Annie nói, “chúng ta có thể giữ những tấm hình này trong vòng 24 giờ, sau đó chúng ta bắt buộc phải công khai chúng. Chúng ta có thể đưa ra lời bình kèm theo. Chúng ta không muốn mọi người tự phát hiện ra. Khi đó chúng ta sẽ trông như một lũ chết dẫm.”

“Ok,” Teddy đồng ý, “viết một bài phát biểu đi.”

“Chuyện này thật quá bê bối,” cô nói.

“Tiếp theo chúng ta sẽ làm gì?” Teddy hỏi Venkat.

“Bước thứ nhất là liên lạc,” Venkat trả lời. “Từ mấy tấm hình, rõ ràng là giàn liên lạc đã bị hỏng. Chúng ta phải tìm cách khác để nói chuyện. Một khi nói chuyện được, chúng ta có thể đánh giá tình hình và lên kế hoạch.”

“Được rồi,” Teddy nói. “Bắt đầu ngay đi. Ông muốn dùng ai trong bộ này thì cứ dùng. Muốn làm thêm giờ bao nhiêu thì cứ làm. Tìm cách nói chuyện với cậu ấy. Giờ việc này là nhiệm vụ duy nhất của ông.”

“Đã rõ.”

“Annie, phải đảm bảo không ai biết gì về việc này đến khi chúng ta đưa ra thông báo.”

“Được thôi,” Annie nói. “Còn ai biết nữa?”

“Chỉ ba chúng ta và Mindy Park bên SatCon,” Venkat nói.

“Để tôi nói chuyện với cô ấy,” Annie nói.

Teddy đứng dậy và mở điện thoại di động. “Tôi đi Chicago. Trong ngày sẽ trở về.”
“Tại sao?” Annie hỏi.

“Đó là nơi bố mẹ cậu Watney sống,” Teddy nói. “Tôi nợ họ một lời giải thích trực tiếp trước khi tin tức nổ ầm ĩ trên báo đài.”

“Họ sẽ vui khi nghe tin con trai mình còn sống,” Annie nói.

“Đúng, cậu ấy còn sống,” Teddy nói. “Nhưng nếu tôi tính toán đúng, cậu ấy sắp đói đến chết trước khi chúng ta có thể giúp cậu ấy. Tôi không mong đợi có cuộc trò chuyện này.”

“Mẹ nó,” Annie nói, giọng trầm ngâm.


“Không gì? Không gì cả à?” Venkat lầm bầm. “Hai anh có đùa không? Hai anh có 20 chuyên gia làm việc suốt 12 tiếng đồng hồ. Chúng ta có hệ thống mạng liên lạc trị giá vài tỷ đô. Thế mà anh không thể tìm ra bất cứ cách nào để nói chuyện với cậu ta?”

Hai người đàn ông ngồi bồn chồn trên ghế trong văn phòng của Venkat.

“Cậu ấy chẳng có radio,” Chuck nói.

“Thật ra,” Morris nói, “cậu ấy có radio, nhưng không có đĩa [phát và thu sóng].”

“Vấn đề là,” Chuck nói tiếp, “khi không có đĩa thì tín hiệu phải cực mạnh…”

“Như là, phải mạnh đến độ nóng chảy chim bồ câu…” Morris tiếp lời.

“… thì cậu ấy mới nhận được.” Chuck kết câu.

“Chúng tôi đã cân nhắc dùng vệ tinh sao Hỏa,” Morris nói. “Chúng gần hơn nhiều. Nhưng tính toán không khớp. Ngay cả với con SuperSurveyor 3 là con có bộ phận truyền tín hiệu mạnh nhất thì nó cũng phải mạnh gấp 14 lần nữa…”

“17 lần,” Chuck nói.

“14 lần,” Morris cãi lại.

“Không, 17 lần. Cậu quên mất dòng điện tối thiểu cần để máy nhiệt giữ…”

“Này hai cậu,” Venkat ngắt lời họ. “Tôi đã hiểu vấn đề.”

“Xin lỗi.”

“Xin lỗi.”

“Xin lỗi nếu tôi hơi càu nhàu,” Venkat nói. “Tối qua tôi chỉ ngủ chừng 2 giờ thôi.”

“Không sao ạ,” Morris nói.

“Hoàn toàn thông cảm được,” Chuck nói.

“Ok,” Venkat nói. “Giải thích tôi nghe làm thế nào một cơn bão duy nhất lại có thể xóa bỏ khả năng liên lạc của chúng ta với Ares 3.”

“Thất bại về mặt tưởng tượng,” Chuck nói.

“Hoàn toàn không nghĩ chuyện đó có thể xảy ra,” Morris đồng ý.

“Thế một phi vụ Ares thì có bao nhiêu hệ thống liên lạc dự phòng?” Venkat nói.

“Bốn,” Chuck đáp.

“Ba,” Morris nói.

“Không, bốn.” Chuck chỉnh lưng.

“Ông ấy nói hệ thống dự phòng,” Morris khăng khăng. “Đó có nghĩa là không bao gồm hệ thống chính.”

“À, đúng. Ba.”

“Vậy là có bốn hệ thống tất cả,” Venkat nói. “Giải thích xem sao chúng ta lại mất cả bốn.”

“À thì,” Chuck nói, “hệ thống chính đi qua đĩa vệ tinh. Nó bị cơn bão thổi bay mất. Những hệ thống còn lại nằm trong chiếc MAV.”

“Đúng thế,” Morris đồng tình. “Chiếc MAV như là một máy liên lạc. Nó có thể nói chuyện với Trái đất, Hermes, và cả những vệ tinh vòng quanh sao Hỏa khi cần. Và nó có ba hệ thống độc lập để đảm bảo chỉ có chấn động nào to cỡ một cú bắn của sao băng thì mới cắt đứt liên lạc được.”

“Vấn đề là,” Chuck nói. “Chỉ huy Lewis và phi hành đoàn đã đem theo chiếc MAV lúc rời khỏi đó.”

“Nên bốn hệ thống liên lạc độc lập giờ nhập thành một. Và hệ thống đó bị hư,” Morris giải thích xong.

Venkat vấu phần xương mũi mình một cái. “Làm sao mà chúng ta có thể bỏ sót chuyện này chứ?”

Chuck nhún vai. “Chúng ta chẳng hề nhận ra luôn. Chúng ta chưa từng nghĩ sẽ có ai ở lại trên sao Hỏa khi không có MAV.”

“Ý tôi là, thôi nào!” Morris nói. “Cơ hội có bao nhiêu đâu chứ?”

Chuck quay sang cậu. “Một trên ba, dựa theo số liệu xác xuất thực tế. Nghĩ lại cậu sẽ thấy chuyện này thật tệ hại.”


“Cảm ơn mọi người đã đến khi được thông báo gấp như thế,” Annie nói. “Chúng tôi có một vài điều quan trọng muốn tuyên bố. Mọi người hãy ngồi vào chỗ của mình đi,”

“Về vấn đề gì thế, Annie?” Một nhà báo cất tiếng hỏi. “Có chuyện gì xảy ra với Hermes à?”

“Xin mời ngồi xuống,” Annie lặp lại.

Đám ký giả nhốn nháo trò chuyện một tí, cãi nhau xem ai ngồi chỗ nào một hồi, rồi cuối cùng mới chịu ổn định lại.

“Đây là một thông báo ngắn, nhưng rất quan trọng,” Annie nói. “Tôi sẽ không nhận một câu hỏi nào vào lúc này, nhưng chúng tôi sẽ có một buổi họp báo hoàn chỉnh cho các bạn đặt câu hỏi trong vòng một giờ. Gần đây chúng tôi xem lại những hình ảnh từ vệ tinh sao Hỏa, và chúng tôi đã xác nhận được rằng phi hành gia, Mark Watney, hiện nay, vẫn còn sống.”

Sau một giây im lặng như tờ, cả hội trường nổ đùng những âm thanh hỗn tạp.


“Tôi đang thấy chán mấy cuộc họp báo hằng ngày,” Venkat nói.

“Tôi đang thấy chán mấy cuộc họp báo hằng giờ,” Annie đáp.

“Xin lỗi tôi đến muộn,” Teddy nói khi bước vào căn phòng họp báo đông nghẹt. Nhóm quản lý từ tất cả các bộ đứng san sát nhau ở phía sau, trong khi đám nhà báo chen chúc dưới phòng.

Teddy lôi trong túi ra vài tấm giấy ghi chú, rồi đằng hắng giọng mình.

“Sau chín ngày kể từ khi thông báo việc anh Mark Watney còn sống, chúng tôi nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ mọi phía. Chúng tôi tận dụng mọi sự giúp đỡ mà không chút ngần ngại nào.”

Vài tiếng cười rúc rích lan tỏa khắp phòng.

“Hôm qua, theo yêu cầu của chúng tôi, toàn bộ đài SETI tập trung vào sao Hỏa. Chỉ vì lỡ như anh Watney đang gửi ra một tín hiệu radio yếu ớt nào đó. Hóa ra anh ấy chả gửi gì cả, nhưng việc này cũng đủ để chỉ ra mức độ cam kết mà mọi người đã chịu bỏ ra giúp đỡ chúng tôi.

Công chúng đều rất quan tâm, và chúng tôi sẽ làm trong hết khả năng mình để cung cấp tin tức cho mọi người. Gần đây tôi được biết đài CNN sẽ dành trọn một chương trình với độ dài nửa giờ mỗi tuần để báo cáo về việc này. Chúng tôi sẽ phân công vài thành viên trong ban Quan hệ Truyền thông làm việc với chương trình đó, để công chúng có thể có những tin tức mới nhất càng nhanh càng tốt.

Chúng tôi đã chỉnh quỹ đạo của ba vệ tinh để có thêm thời gian quan sát khu vực Ares 3, hy vọng có thể sớm chụp được hình ảnh của anh ấy đi ra ngoài. Nếu chúng tôi có thể thấy anh ấy ở bên ngoài, chúng tôi có thể dựa vào dáng người và hoạt động để đánh giá tình trạng sức khỏe của anh.

Có rất nhiều câu hỏi: Anh ấy có thể tồn tại được bao lâu? Anh còn bao nhiêu thức ăn? Ares 4 có thể cứu anh ấy không? Làm cách nào để nói chuyện với anh ấy? Câu trả lời cho những câu hỏi này không phải là điều chúng ta muốn nghe.

“Tôi không thể hứa rằng chúng tôi sẽ thành công trong việc giải cứu anh ấy, nhưng tôi có thể hứa điều này: Toàn bộ điều trọng tâm của NASA là đem anh Mark Watney về nhà. Đây sẽ là một vấn đề được chú tâm duy nhất và quan trọng hơn bất cứ vần đề nào cho đến khi anh ta trở về Trái đất, hoặc được xác định đã chết trên sao Hỏa.”


“Diễn văn hay đấy,” Venkat nói khi bước vào văn phòng của Teddy.

“Tôi hoàn toàn trung thực trong từng câu chữ đấy,” Teddy nói.

“Ồ, tôi biết mà.”

“Tôi có thể làm gì cho ông đây, Venk?”

“Tôi có một sáng kiến. À, JPL có một sáng kiến. Tôi chỉ là người đưa tin.”

“Tôi thích sáng kiến,” Teddy nói, chỉ tay về chiếc ghế.

Venkat ngồi xuống.

“Chúng ta có thể dùng Ares 4 để cứu cậu ấy. Chuyện này rất rủi ro. Tôi đã nói ý tưởng này với đoàn Ares 4. Họ không chỉ chịu nhận làm việc này, mà còn thúc đẩy cho nó được lên kế hoạch nữa.”

“Đương nhiên thôi,” Teddy nói. “Đám phi hành gia vốn đã điên cuồng. Và rất cao thượng nữa. Ý tưởng là gì nào?”

“À,” Venkat bắt đầu, “chỉ trong tình trạng sơ bộ, nhưng JPL nghĩ rằng chiếc MDV có thể được dùng sai phương thức để cứu cậu ta.”

“Ares 4 còn chưa phóng nữa. Sao lại phải dùng MDV sai phương thức. Sao không chế ra thứ gì đó tốt hơn?”

“Chúng ta không có thời gian để đặc chế. Thật ra, cậu ấy không thể nào sống sót đến lúc Ares 4 đặt chân đến đó, nhưng đó là một vấn đề khác.”

“Vậy nói tôi nghe về chiếc MDV đi.”

“JPL sẽ tháo gỡ mọi phụ tùng không cần thiết ra, bỏ ra bớt trọng lượng, thêm vào vài thùng năng lượng. Đoàn Ares 4 sẽ đáp xuống khu của Ares 3, với hiệu suất cao. Rồi, bằng cách đốt cháy toàn bộ [năng lượng], và tôi nói là đốt cháy toàn bộ đấy nhé, họ có thể cất cánh trở lại. Họ không thể quay lại quỹ đạo, nhưng họ có thể đến khu Ares 4 theo đường vòng đi ngang, mà chuyện đó cũng rất là đáng sợ. Rồi họ có một chiếc MAV. Vụ này đòi hỏi một công trình thiết kế và xây dựng thuộc hàng vĩ mô, nhưng JPL nói bọn họ sẽ làm được.”

“Làm thế nào mà họ giảm trọng lượng được?” Teddy hỏi. “Chẳng phải họ đã có trọng lượng nhẹ đến mức tối thiểu rồi sao?”

“Bằng cách tháo gỡ các thiết bị an toàn và khẩn cấp.”

“Tuyệt vời,” Teddy nói, “vậy là chúng ra sẽ đem thêm mạng của sáu người nữa ra để làm liều giai đoạn hạ cánh nguy hiểm, rồi bay trở lên, rồi hạ cánh lần nữa.”

“Đúng thế,” Venkat nói. “Nếu để đoàn Ares 4 lại trên Hermes sẽ an toàn hơn, và chỉ gửi phi công đi cùng với MDV thôi. Nhưng đó có nghĩa là phải hủy phi vụ và họ thà là chết còn hơn.”

“Họ là phi hành gia,” Teddy nói.

“Họ là phi hành gia,” Venkat xác nhận.

“Ôi. Đây là ý tưởng rồ dại và tôi sẽ không bao giờ chấp thuận nó đâu.”

“Chúng tôi sẽ nghiên cứu nó thêm,” Venkat nói. “Cố gắng để nó an toàn hơn.”

“Làm thế đi. Có ý tưởng nào cho việc giúp cậu ấy sinh tồn trong bốn năm nữa không?”

“Không.”

“Nghiên cứu chuyện đó luôn nhé.”

“Được thôi,” Venkat trả lời.

Teddy xoay ghế mình rồi nhìn ra cửa sổ đến bầu trời thăm thẳm phía trên. Đêm đang buông dần xuống. “Ở trên đó như thế nào?” Anh trầm tư. “Cậu mắc kẹt trên ấy. Cậu nghĩ cậu hoàn toàn cô độc và chúng tôi đều đã bỏ rơi cậu. Điều đó làm ảnh hưởng thế nào đến tâm lý của một người?”

Anh quay người hướng về Venkat. “Tôi tự hỏi cậu ta giờ đang nghĩ gì.”


Nhật trình: Sol 61
Vì sao anh hùng Aquaman lại điều khiển được cá voi chứ? Chúng la động vật có vú mà! Chả hợp lý chút nào.

Trở về Chương 5 << >> Đọc tiếp Chương 7 phần 1
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Ruồi già bận việc nên Ca đăng vài Chương giúp Ruồi già.
Và nhân tiện nhận like luôn thay Ruồi chị Ca ạ. ^^
Chương 6: Cuối cùng thì cũng có nhân vật khác ngoài anh Mark lên tiếng.:D

“Mọi thứ chẳng cần phải hoàn hảo gì ,”
Tụi nó có thể chịu đựng mấy cơn bão cát (mà) thần sao Hỏa ban cho. Chỉ cho tôi xem thử đi, Teddy, tôi chỉ muốn thế thôi.”
“Trong vòng một năm, xác cậu ấy sẽ bị cát bao phủ dưới cát do những hoạt động bình thường của thời tiết thôi.”
=> Lặp từ, có thể diễn đạt khác không?
Theo dõi tình trạng vệ tinh bay vòng sao Hỏa nghe có vẻ là một triển vọng nghề nghiệp khi cô nhận lời chuyển về
=> Thay bằng nghề có triển vọng được không?
“Tôi đã đọc hết. Vài lần. Họ chưa hề mở lều bật.” Giọng cô vỡ òa trong những chữ cuối cùng.”
“Ừ, thì… “Venkat bối rối nói. “Rõ ràng họ đã bật lều, nhưng chuyện ấy lại không được ghi chép vào nhật trình.”
=> Sai dấu ngoặc kép.
Venkat vấu phần xương mũi mình một cái.
=> ý chị là cấu?
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Tụi nó có thể chịu đựng mấy cơn bão cát (mà) thần sao Hỏa ban cho. Chỉ cho tôi xem thử đi, Teddy, tôi chỉ muốn thế thôi.”
“Trong vòng một năm, xác cậu ấy sẽ bị cát bao phủ dưới cát do những hoạt động bình thường của thời tiết thôi.”
=> Lặp từ, có thể diễn đạt khác không?
Cái này để conruoinho về xem xét em nhé. Ca sửa cái sai chính tả/đánh máy thôi à. Em cứ nhặt thoải mái.

Theo dõi tình trạng vệ tinh bay vòng sao Hỏa nghe có vẻ là một triển vọng nghề nghiệp khi cô nhận lời chuyển về
=> Thay bằng nghề có triển vọng được không?
Cái này cũng đợi Ruồi về.

Venkat vấu phần xương mũi mình một cái.
=> ý chị là cấu?
Từ "Vấu" này là một từ cũ, nó có nghĩa là Vuốt. Nên Ca nghĩ là không sai đâu, cũng không phải ý nghĩa là "Cấu".
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Chương 7 phần 1

Nhật trình: Sol 63
Tôi đã tạo xong nước cũng được một thời gian rồi. Tôi không còn ngập trong nguy cơ sẽ tự mình làm mình nổ tanh bành nữa. Đám khoai tây mọc tươi tốt. Chẳng có thứ gì đang âm mưu ám hại tôi trong vài tuần qua. Và thật hơi đáng lo lắng vì mấy chương trình TV từ thời 1970 là giúp tôi giải khuây nhiều hơn tôi đã tưởng. Mọi chuyện ổn định trên sao Hỏa này.

Đã đến lúc nên tính chuyện lâu dài.

Ngay cả khi tôi tìm được cách báo cho NASA biết tôi còn sống, chẳng có đảm bảo nào trong việc họ sẽ có khả năng cứu được tôi. Tôi cần phải chủ động. Tôi cần phải nghĩ ra làm thế nào để lên được Ares 4.

Chẳng dễ đâu.

Ares 4 sẽ đáp xuống ở Miệng núi lửa Schiaparelli, cách đây 3.000 km. Thật chất, chiếc MAV của họ đã đến đó rồi. Tôi biết vì tôi đã chứng kiến Martinez hạ cánh cho nó.

Phải mất 18 tháng để MAV tạo năng lượng cho nó, cho nên đó sẽ là thứ đầu tiên NASA gửi lên. Gửi nó lên đây trước 48 tháng sẽ cho nó thêm thời gian phòng khi phản ứng năng lượng diễn ra chậm hơn dự định. Nhưng quan trọng hơn, điều này có nghĩa rằng một cú hạ cánh nhẹ nhàng chính xác có thể được phi công điều khiển từ xa trên quỹ đạo. Thao tác điều khiển từ xa trực tiếp từ Houston thì không phải là một sự chọn lựa; bọn họ cách nơi đây có thể từ 4 đến 20 phút ánh sáng.

Chiếc MAV của Ares 4 dành 11 tháng để lên đến sao Hỏa. Dùng ít năng lượng và đi quãng đường dài hơn thì nó đến đến đây cùng thời gian với chúng tôi. Như dự đoán, Martinez hạ cánh ngọt xớt. Đó là một trong những việc cuối cùng chúng tôi làm trước khi nhồi cả đám vào MDV để đáp xuống bề mặt. À ôi, những ngày tươi đẹp ấy, khi tôi còn có đồng đội ở bên cạnh.

Tôi may mắn. 3,200 km cũng không đến nỗi. Nó có thể lên đến chừng 10,000 km nữa không chừng. Và vì tôi nằm ở vùng đất nhất của sao Hỏa, địa hình của 650 km đầu thì dễ dàng bằng phẳng (Yay Đồng bằng trũng Acidalia!) nhưng đoạn còn lại thì eo ơi là gồ ghề, đầy mấy miệng núi lửa nhỏ đến là tởm.

Rõ ràng là tôi sẽ dùng một chiếc rover. Nhưng đoán thử xem? Chúng không được chế tạo để đi một đoạn đường bộ dài ngút ngàn.

Đây sẽ là một nỗ lực nghiên cứu, với cả mớ lần thử nghiệm. Tôi sẽ phải trở thành NASA mini của mình, khám phá ra cách để đi thăm dò được những nơi cách xa căn Hab. Tin tốt là tôi có rất nhiều thời gian để mày mò cho ra. Gần 4 năm.

Vài chuyện rất hiển nhiên. Tôi sẽ dùng chiếc rover. Chuyến đi sẽ mất nhiều thời gian, nên tôi cần phải đem theo đồ dự trữ. Tôi phải sạc năng lượng trên đường đi, và rover không có pin mặt trời. Tôi phải chôm vài chiếc từ nông trại mặt trời của căn Hab. Suốt hành trình tôi phải thở, ăn và uống.

May cho tôi, tất cả các chi tiết kỹ thuật của mọi thứ đều nằm ngay trong máy tính.

Tôi phải tân trang một chiếc rover. Cơ bản là nó phải là một căn Hab di động. Tôi chọn Rover 2 là mục tiêu của mình. Chúng tôi đã có chút kết nhau, sau khi tôi ở lại với nó suốt nạn “Mối Sợ Hydrô Kinh Hoàng của Sol 37.”

Có quá nhiều thứ khỉ gió để phải nghĩ đến tất cả cùng lúc. Nên giờ phút này, tôi sẽ chỉ nghĩ đến điện.

Phi vụ của chúng tôi có một bán kính hoạt động 10 km. NASA biết chúng tôi sẽ không đi đường thẳng, nên họ đã thiết kế để rover có thể đi 35 km nếu bình sạc đầy điện.

Bước đầu là sẽ cướp pin từ Rover 1 và lắp ráp vào Rover 2. Ta đa! Tôi vừa mới nhân đôi công suất bình sạc của mình.

Chỉ một chuyện phức tạp. Sưởi ấm.

Một phần năng lượng đưa vào máy sưởi của rover. Sao Hỏa rất lạnh. Bình thường, chúng tôi chỉ dự định làm tất cả các chuyến EVA trong vòng 5 giờ. Nhưng tôi sẽ sống trong đó 24 giờ rưỡi mỗi ngày. Theo chi tiết kỹ thuật, thiết bị sưởi dùng 400 W. Bật máy sưởi suốt sẽ nuốt chừng 9800 Wh (Watt giờ) mỗi ngày. Hơn nửa số điện của tôi, mỗi ngày!

Nhưng tôi có nguồn nhiệt miễn phí khác: Tôi. Vài triệu năm tiến hóa đã cho tôi kỹ thuật “máu nóng”. Tôi có thể mặc vài lớp quần áo. Chiếc rover cũng có hệ thống cách nhiệt tốt. Phải được thôi; tôi cần tất cả lượng điện ít ỏi mình có.

Và vì dù sao thì tôi cũng cần độn người mình, tôi có thể tắt hẳn máy sưởi và dùng tất cả điện cho việc di chuyển (trừ một lượng nhỏ không đáng kể để cho máy tính, duy trì sự sống, vân vân).

Dựa theo mấy bài tính chán phèo của tôi, con rover để di chuyển 1 km sẽ dùng 200 Wh, nên tổng cộng có sẽ cần hết 18.000 Wh để đưa đi một đoạn 90 km. Giờ thì may ra.

Thật ra tôi sẽ không bao giờ có thể đi đến 90 km sau một lần sạc duy nhất. Tôi phải đối mặt với mấy ngọn đồi, địa hình gập ghềnh, cát, vân vân. Nhưng cũng chừng cỡ đó. Điều này cho tôi biết sẽ mất ít nhất 35 ngày du hành mới có thể đến chỗ Ares 4. Có lẽ đúng hơn là 50. Nhưng có khả năng, ít ra là vậy.

Với tốc độ tên lửa 25 km/giờ tối đa, sẽ mất chừng 3 tiếng rưỡi để dùng cạn pin. Tôi muốn dùng thời gian còn lại trong ngày để sạc nó. Tôi có thể lái lúc trời chạng vạng, và dành phần sáng sủa của ngày để sạc. Ở thời điểm này của năm tôi có được 13 giờ ánh sáng. Tôi phải ăn cắp vặt mấy bảng pin mặt trời từ nông trại Hab đây?

Cảm ơn những người dân Mỹ ưu tú đã đóng thuế, tôi có hơn 100 mét vuông bảng pin mặt trời mắc tiền nhất từng được chế tạo. Nó có một hiệu suất đến kinh ngạc ở mức 10,2%, đó là một chuyện tốt vì sao Hỏa không có nhiều ánh mặt trời như Trái đất. Chỉ từ 500 đến 700 watt mỗi mét (so với 1400 mà đám người địa cầu hư hỏng có được).

Nói ngắn gọn: tôi cần mang theo 28 mét vuông pin năng lượng. Đó tức là 14 bảng.

Tôi có thể sắp hai giàn mỗi giàn 7 bảng trên nóc xe. Chúng sẽ nằm nhô ra cạnh xe, nhưng miễn sao chúng nằm yên vị thì tôi thấy thỏa mãn rồi. Mỗi ngày, sau khi lái xe, tôi sẽ trải chúng ra để rồi… đợi cả ngày. Mèn ơi sẽ chán chết được.

Thôi thì cũng là một khởi đầu. Nhiệm vụ ngày mai: chuyển pin của Rover 1 sang Rover 2.


Nhật trình: Sol 64
Đôi khi mọi chuyện dễ dàng, đôi khi không. Lấy pin từ Rover 1 ra thì dễ. Tôi tháo hai chiếc kẹp dưới gầm xe và nó rơi ra ngay. Dây cáp cũng dễ để gỡ ra nữa. Chỉ vài chốt phức tạp thôi.

Gắn nó vào Rover 2, lại là chuyện khác. Chẳng có chỗ nào để chứa nó cả.

Cái vật này to sụ. Tôi gần như không kéo nó nổi nữa là. Và đó là với trọng lực trên sao Hỏa đấy.

Chỉ là nó quá to. Chẳng có chỗ dưới gầm xe để gắn thêm cái thứ hai. Cũng chẳng có chỗ trên nóc nữa. Chỗ đó dành cho pin mặt trời. Chẳng có chỗ bên trong buồng xe, và dù sao thì nó cũng không vừa để đi lọt qua cửa khóa khí.

Nhưng đừng sợ gì cả, tôi đã có giải pháp.

Để dành cho tình huống khẩn cấp chẳng liên quan gì đến tình huống này, NASA đã cung cấp thêm 6 mét vuông vải bạt dành cho căn Hab, và chất nhựa nào đó rất là ấn tượng nhé. Cùng loại nhựa đã cứu sống tôi vào ngày Sol 6 ấy (trong bộ thiết bị tôi dùng để vá lỗ thủng trên áo đấy).

Trong trường hợp căn Hab bị rách, mọi người sẽ chạy vào khu cửa khóa khí. Quy tắc đã định rằng thà để nó xì hơi còn hơn chết trong khi cố gắng phòng chống chuyện đó. Rồi, chúng tôi sẽ mặc áo phi hành vào và đánh giá tình trạng hỏng hóc. Khi tìm ra lỗ thủng, chúng tôi sẽ dán nó lại với vải bạt và nhựa. Sau đó bơm phồng nó lên lại và chúng tôi sẽ có căn Hab tốt như mới.

Sáu mét vuông vải bạt phòng hờ có kích cỡ vừa vặn 1 x 6 mét. Tôi cắt một dải rộng chừng 10 cm, rồi dùng chúng để làm một thứ dây cương.

Tôi dùng nhựa và dây để làm hai vòng có chu vi 10 m. Rồi tôi để một tấm vải bạt ở mỗi bên. Thế là giờ rôi có túi yên ngựa của người nghèo cho con rover của tôi.

Cái này càng ngày càng giống “Huấn luyện Xe bò”.

Nhựa gần như đóng cứng ngay lập tức. Nhưng nếu bạn đợi một tiếng thì chúng sẽ còn dính chắn hơn. Nên tôi làm thế. Rồi tôi mặc áo phi hành vào và đi ra chỗ rover.

Tôi lôi xềnh xệch cục pin đến bên hông xe rover và quấn một bên dây cương quanh nó. Rồi tôi ném đầu kia lên nóc xe. Đi qua phía đối diện, tôi đổ đầy túi nào là sỏi đá. Khi cân nặng của hai bên bằng nhau, tôi có thể kéo túi đá xuống để nâng cục pin lên.

Yay!

Tôi tháo điện cắm từ pin của Rover 2, rồi cắm vào pin của Rover 1. Sau đó tôi đi qua cửa khóa khí vào kiểm tra mọi hệ thống. Tất cả đều ok cả.

Tôi lái đi lòng vòng một chút để đảm bảo dây cương và túi yên đều an toàn cả. Tôi tìm thấy vài hòn đá hơi lớn để chạy qua, để xốc mọi thứ lên xem sao. Yên cương vẫn vững chãi. Tuyệt con mẹ nó vời nhé.

Đã có một lúc, tôi tự hỏi làm thế nào để nối cục pin thứ hai vào nguồn điện chính. Kết luận của tôi là “Thôi kệ mẹ nó.”

Chẳng cần phải có nguồn điện liên tục. Khi Pin 1 hết, tôi có thể nhảy ra, tháo Pin 1 và cắm Pin 2 vào. Sao lại không? Chỉ là một chuyến EVA dài chừng 10 phút, mỗi ngày một lận. Tôi sẽ phải thay pin lần nữa khi sạc, nhưng nói lại nhé: có sao cơ chứ?

Tôi dành thời gian còn lại phủi bụi khỏi giàn pin năng lượng mặt trời. Chẳng bao lâu nữa tôi sẽ đánh cướp chúng nó.


Nhật trình: Sol 65
Pin năng lượng mặt trời dễ quản hơn pin thường.

Chúng mỏng, nhẹ, và chỉ nằm chình ình trên mặt đất. Và tôi có thêm một lợi thế: Tôi vốn là người đã cài đặt chúng lần đầu.

À, ok. Chẳng phải chỉ mình tôi. Vogel và tôi cùng làm việc ấy. Và ối trời chúng tôi khoan là khoan. Chúng tôi dành cả tuần chỉ làm mỗi việc khoan giàn pin. Rồi chúng tôi khoan tiếp mỗi khi họ cho là chúng tôi có thời gian rảnh rỗi. Việc này đã được định là cần thiết cho phi vụ. Nếu chúng tôi làm sai cái khỉ gì và làm hỏng đống pin hoặc khiến chúng trở nên vô dụng thì căn Hab sẽ không tự tạo điện được, và phi vụ sẽ kết thúc.

Có lẽ bạn đang tự hỏi những người còn lại trong đoàn đang làm gì. Họ đang dựng căn Hab. Nhớ không, mọi thứ trong đế quốc huy hoàng của tôi đều được đưa đến trong những chiếc hộp. Chúng tôi phải thiết lập mọi thứ vào ngày Sol 1 và Sol 2.

Mỗi bảng pin mặt trời đều được gắn trên hàng rào mắt cáo nhẹ cân ở một góc nghiêng 14 độ. Tôi thừa nhận tôi không biết vì sao nó phải là 14 độ. Đại khái gì đấy về việc tăng mức thu nhận năng lượng mặt trời lên mức tối đa. Nhưng dù sao thì, tháo gỡ mấy bảng pin này đơn giản thôi. Rồi đã đến lúc chất chúng lên chiếc rover.

Tôi cân nhắc việc tháo bỏ bao đựng các mẫu đá. Nó chẳng qua cũng chỉ là một túi vải bạt móc vào nóc xe. Quá nhỏ để chứa các bảng pin mặt trời. Nhưng sau khi lưỡng lự một hồi tôi để nó lại đó, cho rằng nó sẽ là một cái đệm khá tốt.

Các bảng pin chất lên nhau khá ổn (chúng được tạo để vận chuyển lên sao Hỏa), và hai chồng pin ngồi cạnh nhau trên nóc cũng được đấy. Chiếc rover có tay vịn bên ngoài gần phía trước và sau xe. Chúng được đặt ở đó để giúp chúng tôi khi cần phải đem sỏi đá lên nóc xe. Chúng hợp cho việc làm mấu neo giữ chặt dây chằng.

Tôi lùi lại để tự ngưỡng mộ thành quả của mình. Này, tôi đã nhọc công để làm được nó. Chưa đến giữa trưa mà tôi đã xong xuôi hết.

Tôi trở lại căn Hab, ăn bữa trưa, và làm việc đồng áng trong phần sol còn lại. Đã 39 sol từ khi tôi trồng khoai tây (tương đương 40 ngày Trái đất), vã đã đến lúc thu hoạch và gieo hạt lại.

Chúng mọc còn tốt hơn tôi dự tính. Sao Hỏa không có côn trùng, ký sinh, hoặc đám rệp vừng để tôi phải xử lý, và căn Hab lúc nào cũng giữ nhiệt độ và độ ẩm hoàn hảo cho vụ mùa.

Chúng nhỏ hơn so với loại khoai tây bạn thường ăn, nhưng cũng chả sao. Tôi chỉ cần nó đủ to để cấp dưỡng cho những cây non mới.

Tôi đào bới chúng lên, cẩn thận không để thân cây bị chết. Rồi tôi cắt chúng thành những mẩu nho nhỏ, mỗi mẩu một mắt, và gieo chúng lại vào đất mới. Nếu chúng tiếp tục mọc tươi tốt thế này, tôi sẽ có thể sống sót ở đây được một quãng thời gian dài.

Sau khi xong mấy việc lao động tay chân này, tôi đáng được nghỉ ngơi. Hôm nay tôi lục lọi máy tính của Johanssen, và tìm thấy cả đống sách điện tử. Xem ra cô ấy là fan trung thành của Agatha Christie. Beatles, Christie… tôi đoán Johanssen là kẻ cuồng nước Anh hay gì đấy.

Tôi nhớ mình từng thích chương trình TV đặc biệt về Hercule Poirot khi tôi còn là đứa con nít. Tôi sẽ bắt đầu với quyển Vụ bí ẩn về phong cách. Hình như đó là quyển đầu tiên.


Nhật trình: Sol 66
Đã đến lúc (chèn nhạc nền đoạn cao trào báo hiệu điềm xấu) làm vài nhiệm vụ!

NASA có thể đặt tên cho mấy phi vụ của họ theo tên các vị thần này nọ, vậy thì sao tôi lại không được chứ? Thế nên, nhiệm vụ thử nghiệm rover sẽ được gọi là nhiệm vụ “Sirius”. Hiểu không nào? Mấy chú chó? À thôi nếu bạn không hiểu, kệ cha bạn chứ.

Ngày mai sẽ là ngày làm nhiệm vụ Sirius 1.

Nhiệm vụ: Bắt đầu với pin sạc đầy, và để pin mặt trời trên nóc, chạy đến khi tôi hết pin, xem tôi đi được bao xa.

Tôi sẽ chẳng làm tên ngốc đâu. Tôi sẽ không chạy mút đi xa khỏi căn Hab. Tôi sẽ chạy một đoạn nửa cây số, chạy đi rồi về. Như thế lúc nào tôi cũng trong khuôn viên để có thể đi bộ một đoạn đường ngắn là về nhà được.

Tối nay, tôi sẽ sạc cả hai cục pin để có thể sẵn sàng cho chuyến chạy thử ngày mai. Tôi ước chừng 3 tiếng rưỡi lái xe, nên tôi cần đem bộ lọc CO2 mới. Và với việc máy sưởi bị tắt, tôi sẽ mặc ba lớp quần áo.


Nhật trình: Sol 67
Sirius 1 hoàn thành!

Nói chính xác hơn, Sirius 1 bị hủy sau 1 giờ. Tôi đoán bạn có thể gọi đó là “sự thất bại” nhưng tôi thích cụm từ “kinh nghiệm học hỏi” hơn.

Mọi chuyện bắt đầu bình thường. Tôi từ căn Hab chạy đến một điểm bằng phẳng rồi bắt đầu chạy tới chạy lui quãng đường 500 mét ấy.

Tôi nhanh chóng nhận ra đây là một cuộc thử nghiệm tầm xàm. Sau vài vòng, tôi đã ép chặt đất đủ để tạo thành một con đường mòn rõ rệt. Mặt đất tốt và cứng là được sinh ra để dành cho hiệu suất năng lượng cao đến thất thường. Chẳng chút nào tương đồng với một cuộc du hành đường dài cả.

Nên tôi thay đổi không khí một chút. Tôi chạy tứ tung vòng quanh, nhưng vẫn đảm bảo mình không chạy khỏi khuôn viên một cây số cách căn Hab. Một thử nghiệm thực tế hơn.

Sau một tiếng, không khí trở nên lạnh lẽo hơn. Và ý tôi nói là lạnh đến thấu xương ấy.

Lúc bạn mới vào xe thì chiếc rover đã lạnh rồi. Khi bạn chưa ngắt máy sưởi thì lập tức nó sưởi ấm mọi thứ. Tôi đã dự trù nó sẽ lạnh, nhưng ôi Chúa Giêsu Kitô!

Tôi cũng chẳng hề gì một hồi. Thân nhiệt và ba lớp áo giữ ấm cho tôi và khả năng giữ nhiệt của rover là hạng nhất rồi. Nhiệt thoát khỏi thân người tôi chỉ có thể làm ấm buồng lái bên trong. Nhưng trên đời chẳng tồn tại thứ gọi là khả năng giữ nhiệt hoàn hảo, và cuối cùng thì nhiệt cũng thoát vào thiên nhiên hoang dã trong khi tôi càng ngày càng lạnh phát run.

Trong vòng một giờ, tôi tê cóng người và run cầm cập. Thế là đủ rồi. Chẳng thể nào mà tôi có để làm một chuyến du hành đường dài kiểu này được. Cuộc thử nghiệm kết thúc.

Bật máy sưởi lên, tôi chạy thẳng về căn Hab.

Khi trở về, tôi ủ rũ một hồi lâu. Tất cả những kế hoạch xuất chúng của tôi đã bị đánh bại bởi nhiệt động học. Entropy khốn kiếp!

Tôi đang bị cụt ý tưởng. Máy sưởi chết tiệt sẽ nuốt sạch pin của tôi mỗi ngày. Tôi cho là mình có thể vặn nó nhỏ lại. Hơi lạnh một chút chứ không đến nỗi chết cóng. Nhưng dù vậy tôi vẫn sẽ tổn hao ít nhất một phần tư năng lượng.

Chuyện này cần phải suy nghĩ nhiều hơn. Tôi hỏi bản thân mình… Hercule Poirot sẽ làm gì? Tôi phải bắt đám “tế bào chất xám be bé” của mình hoạt động để giải quyết vấn đề này.


Nhật trình: Sol 68
À cứt thật.

Tôi đã nghĩ ra giải pháp, nhưng… còn nhớ lúc tôi đốt năng lượng tên lửa trong căn Hab không? Kì này còn nguy hiểm hơn.

Tôi sẽ dùng RTG.

RTG ( Radioisotope Thermoelectric Generator – Máy tạo nhiệt điện phóng xạ đồng vị) là một cái thùng lớn chứa Plutonium. Không phải loại dùng trong bom nguyên tử. Không, không đâu. Chất Plutonium này nguy hiểm hơn nhiều!

Plutonium-238 là một đồng vị cực kỳ không bền. Chúng phóng xạ đến độ tự nằm chơi một mình chúng cũng tỏa sáng đỏ rực. Như bạn có thể tưởng tượng ra, một vật liệu có thể thật sự chiên chín quả trứng chỉ bằng cách phóng xạ thì khá là nguy hiểm.

Chiếc RTG chứa Plutonium, nhận chất phóng xạ dướng dạng nhiệt lượng, và chuyển hóa nó thành điện. Nó không phải là một lò phản ứng. Chất phóng xạ sẽ không tăng lên hay giảm xuống. Nó chỉ là một quá trình tự nhiên nguyên thủy xảy ra ở mức nguyên tử.

Xửa xừa xưa từ những năm 1960, NASA đã dùng RTG để cấp điện cho những tàu do thám không người điều khiển. Nó không bị bão ảnh hưởng, làm việc suốt ngày đêm; nó nằm hoàn toàn bên trong, cho nên bạn không cần bảng pin đặt vòng quanh bên ngoài tàu do thám của bạn.

Nhưng họ không bao giờ dùng những chiếc RTG lớn trong những nhiệm vụ có người cho đến chương trình Ares.

Tại sao không? Đã quá rõ con mẹ nó rằng vì sao không rồi chứ! Họ không muốn đặt mấy nhà phi hành gia nằm kết quả bóng đỏ lòe nóng rực của cái chết phóng xạ!

Tôi nói hơi quá một chút. Chất Plutonium nằm trong những viên đạn tròn, mỗi hạt đều được dán kín và cách nhiệt để ngăn không cho chất phóng xạ rỉ ra ngoài ngay cả khi vỏ bọc bên ngoài bị thâm nhập. Cho nên đến chương trình Ares, họ quyết định mạo hiểm.

Một phi vụ Ares chỉ hoàn toàn tập trung vào con MAV. Nó là một bộ phận duy nhất có tầm quan trọng nhất. Nó là một trong những hệ thống ít ỏi không thể thay thế hoặc sửa chửa. Nó là bộ phận duy nhất có thể làm cho cả phi vụ tiêu tùng nếu nó không hoạt động.

Pin năng lượng mặt trời thì tốt khi dùng trong thời gian ngắn, và nó hiệu quả trong thời gian dài nếu có con người ở đó để phủi bụi. Nhưng chiếc MAV thì âm thầm lặng lẽ nằm đó vài năm trời chỉ để tạo năng lượng, rồi ngồi đuổi ruồi cho tới khi phi hành đoàn đến. Ngay cả khi chẳng động tay chân, nó cũng cần đến điện, để NASA có thể theo dõi nó từ xa và chạy các chương trình tự kiểm tra.

Viễn cảnh phải hủy toàn bộ phi vụ chỉ vì một bảng pin mặt trời bị dơ thật không thể chấp nhận. Họ cần một nguồn điện đảm bảo hơn. Nên chiếc MAV được trang bị với một chiếc RTG. Nó có 2,6 kg Plutonium-238, có thể tạo ra 1500 W nhiệt lượng. Nó có thể chuyển hóa chúng thành 100 W điện. Con MAV dùng lượng điện đó cho tới khi phi hành đoàn đáp xuống.

100 Watt không đủ để giữ máy sưởi hoạt động, nhưng tôi không quan tâm đến hiệu suất điện. Tôi chỉ muốn nhiệt. 1500 W nhiệt lượng là ấm đến nỗi tôi sẽ phải xé toạc bộ phận cách nhiệt khỏi chiếc rover để giữ cho nó khỏi nóng quá.

Ngay khi dỡ hàng và kích hoạt xong mấy chiếc rover, Chỉ huy Lewis có được niềm vui trong nhiệm vụ đem RTG đi bỏ. Cô tháo nó khỏi chiếc MAV, chạy một đoạn 4 km, và chôn nó. Dù nó an toàn đến đâu, cốt lõi của nó vẫn là chất phóng xạ và NASA không muốn nó nằm gần các nhà phi hành quá.

Những thông số của phi vụ không đưa ra một vị trí nhất định để bỏ RTG lại. Chỉ ghi rằng “ít nhất cách đó 4 km”. Nên tôi phải tìm nó.

Tôi có hai lợi thế. Thứ nhất, tôi đã lắp ráp các bảng pin mặt trời với Vogel khi Chỉ huy Lewis lái xe đi, và tôi thấy cô ấy đi về hướng Nam. Thêm vào đó, cô gắn một cây cột cao 3 mét có một lá cờ màu xanh lá chói lọi nơi cô chôn nó. Màu xanh lá cây cực kỳ phản chiếu giữa địa hình sao Hỏa. Điều đó để tránh chúng tôi đến gần, trong trường hợp sau đó chúng tôi đi lạc trên chiếc rover trong một chuyến EVA nào đó.

Cho nên kế hoạch của tôi: Đi 4 km về hướng Nam, dò tìm cho đến khi nhìn thấy một ngọn cờ màu xanh lá cây.

Vì đã phá hoại chiếc Rover 1 đến độ không còn dùng được, tôi phải dùng chiếc Rover Đột biến gen cho chuyến đi này. Tôi có thể dùng nó làm một phi vụ thử nghiệm. Tôi có thể xem dây cương buộc pin có vững chắc cho một chuyến du hành thật sự không, và các bảng pin mặt trời có được cột chặt trên nóc xe không. Tôi gọi chuyến này là Sirius 2.

Trở về Chương 6 << >> Đọc tiếp Chương 7 phần 2
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Bên trên