- Tên tác phẩm: Cát Bụi
- Tác giả: Xuân Mộc Cầm
- Thể loại: Ngôn tình, Ngược
- Tình trạng: Đang sáng tác
- Giới thiệu tác phẩm:
Truyện kể về tuổi trẻ, cuộc sống và tình yêu của một cô gái tên là Cát Bụi.
***
Anh có đau như em không?
Nước mắt em hóa thành những bông tuyết nhỏ
Chẳng thể sưởi ấm nổi trái tim anh…
Anh có đau như em!
***
Chương 1: Có những thứ không thể quên…
Tôi toàn yêu những người không phù hợp, người người đáng nhẽ không nên yêu. Cho nên tình yêu đối với tôi bao giờ cũng là một thứ gì đó mù quáng, khiến cho tôi luôn có cảm giác day dứt, điên cuồng, phẫn nộ, thậm chí cả thù hận.
Tôi chỉ muốn hét thật to: “Tôi hận anh! “Nhưng không thể…
Có lẽ tôi hận vì tôi yêu anh…
Tôi năm nay hai mươi lăm tuổi, đã đi du học ở Đức được ba năm. Ở đây vào mùa đông trời rất lạnh, tất cả cảnh vật được phủ bằng một màu trắng xóa của tuyết. Tôi nhớ như in, lần đầu tiên nhìn thấy tuyết tôi đã nhảy cẫng lên vì vui. Những bông tuyết trắng nhỏ bé, xinh xắn rơi đầy trời. Hồi trước tôi đã nghĩ đó là điềm lành, đó là sự báo hiệu của mùa đông. Màu trắng của tuyết giống như sự tinh khiết của đất trời. Bây giờ, tôi mới biết, đó là những giọt nước mắt đóng băng….
Anh ấy mãi mãi sẽ chẳng quay trở lại. Anh ấy… Kẻ keo kiệt nhất, kẻ bủn xỉn nhất, gã tồi tệ nhất đã mang đi sự tinh khiết duy nhất còn lại trong con người tôi đi theo.
Bố mẹ tôi chưa bao giờ đòi hỏi tôi lấy một người chồng giàu, hay đẹp trai. Họ chỉ báo hiệu với tôi việc cần phải lấy chồng vào năm tôi hai mươi ba tuổi.
- Một người bạn của mẹ có một câu con trai chơi đàn rất hay con ạ, mẹ đã đưa số điện thoại của con cho bạn mẹ rồi đấy.
Mẹ tôi thật sự chẳng quan tâm đối tượng của tôi là ai, mẹ chỉ vồ lấy những mối quan hệ, mà ngay cả mẹ cũng không biết tình bạn của bà với người bạn kia kéo dài bao lâu. Điều đó làm tôi có cảm giác mất giá kinh khủng. Thực sự ở bất cứ xã hội nào ở thời điểm hiện tại, giá trị của phụ nữ vẫn không được đánh giá cao bằng đàn ông. Đó là một sự thật trơ trẽn mà ngay cả ở những quốc gia phát triển như ở Đức thôi, bạn cũng sẽ bắt gặp. Những bài báo viết về việc ghét bỏ phụ nữ vẫn tồn tại, cơ hội tìm việc làm cho nữ giới vẫn ít hơn nam giới… và đủ các loại vấn đề nan giải, như cưỡng hiếp, vân vân và vân vân. Nói cho cùng, vẫn nên trốt lại vấn đề về quyền phụ nữ bằng một câu của mẹ tôi:
- Bạn mẹ vừa mới tặng nhà mình hai con lợn đấy con ạ, con có muốn lấy con của bạn mẹ không?
Thật ra thì nhà tôi cũng thuộc loại khá giả, có lẽ bố mẹ tôi không thể chấp nhận sống trong sự nghèo khó thêm nữa, vì họ đều sinh ra trong những gia đình nghèo khó. Mẹ tôi bươn trải kiếm sống, bán hàng, mua nhà, rồi cho thuê nhà, còn bố tôi thì làm việc nhà nước. Sau khi bố tôi nghỉ hưu thì cả hai bọn họ đều kiếm tiền bằng việc cho thuê nhà. Có một lần tôi đã hỏi mẹ tôi:
- Linh hồn của mẹ có trong sạch hay không?
Nghe xong câu hỏi đó bà chỉ cười gật gù và nói một bài ca về sức mạnh của đồng tiền, cách tri tiêu. Bà nói:
- Mẹ bây giờ thừa tiền, đừng dạy mẹ chó già bắt chuột!
Khi còn bé tôi đã sống rất vật chất. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Sống ở trong trung tâm thủ đô bao giờ bạn cũng cần tiền, đi ăn, đi chơi, đi xem phim, gặp bạn bè, tiệc tùng các kiểu. Lúc nào cần tiền là tôi chỉ việc ngửa tay xin mẹ. Tiền mang lại hạnh phúc cho một đứa trẻ thật đơn giản.
Cho đến khi trưởng thành tôi mới biết, tất cả những gì đồng tiền mang lại, chẳng qua chỉ là lừa dối. Đồng tiền thật ra chỉ thỏa mãn những nguyện ước của một con người, nhưng điều đó có đồng nghĩa với hạnh phúc? Hạnh phúc chưa bao giờ cùng nghĩa với việc thỏa mãn một thứ gì đó.
Vậy thì…hạnh phúc là gì?
Có những người sống cả đời trong mơ hồ, có những người sống cả đời để đi tìm hạnh phúc, nhưng tìm mãi chẳng thấy, lại có những người cứ ngỡ rằng mình đang sống trong hạnh phúc, nhưng thực chất không phải vậy. Đau đớn nhất chắc là khi ai đó đang sống trong hạnh phúc, nhưng lại không biết, không hay… Mất đi hạnh phúc rồi mới chợt nhận ra, thì đã quá muộn.
Con người thường hay bất chợt nhận ra nhiều thứ, rồi lại quên đi để tiếp tục sống…
Chương 2: Gặp gỡ
Tôi gặp anh vào một ngày mùa xuân. Mùa xuân ở Đức thời tiết xe lạnh, những tia nắng vàng đổ bóng lên những căn nhà cổ hai ven đường. Hôm đó, tôi hẹn gặp một người bạn ở trường, vừa đi vừa nói chuyện luyên thuyên:
- Tí nữa ra thưa viện nhé. – Tôi nói với Nina.
Nina là người đức, cô ấy có một mái tóc vàng ngắn, mắt to và rất thích mặc đồ đen. Hầu như quần áo của cô toàn một màu đen. Về sở thích này, tôi cũng không hỏi cô nhiều.
Lúc đó một người đàn ông đi về phía bọn tôi. Người đó trung niên, tầm bốn mươi, năm mươi tuổi, tóc màu bạch kim, mắt to đen, đang cầm một quả chuối ăn một cách thoải mái.
- Xin chào ngài giáo sư. – Nina nói, giọng lễ phép.
- Xin chào ngài. – Tôi cũng cuống cuồng làm theo, dù không biết vị giáo sư này là ai.
- Xin chào. – Giáo sư nói, nhìn về phía chúng tôi.
Sau khi ông ta đi qua rồi, tôi mới hỏi Nina:
- Vị giáo sư này là ai vậy, dạy môn gì?
- Năm ngoái mình đã học một môn của giáo sư, đó là giáo sư phụ trách bộ môn triết của cậu đó.
- Ừ. - Tôi nói, giọng bình thường.
Lúc đó tôi là sinh viên triết năm đầu tiên, chưa quen biết hết tất cả các giáo sư và trở giảng ở trong trường. Tôi đăng ký một vài môn học năm đầu tiên, nhưng không nhiều, vì sau khi tốt nghiệp phổ thông, thời gian của tôi chỉ dành cho ăn và ngủ. Chị tôi còn đùa rằng:
- Tao thấy mày đến đó học cứ như đang đi ăn dưỡng vậy.
Tối hôm đó, tôi đã cố gắng tìm tên của vị giáo sư có tóc màu bạch kim, để xem xem lớp học của ông ta như thế nào. Trời ban cho tôi tính cách tò mò và tôi cố gắng vận dụng tốt tính cách của mình.
Hóa ra ông ta đúng là giáo sư phụ trách bộ môn triết của chúng tôi thật! Thậm chí còn là giáo sư trưởng khoa, chuyên dạy về lý thuyết triết học, thuộc khoa triết một. Ở trường tôi có hai khoa triết, khoa triết một là lý thuyết triết học thuộc ông giáo sư tóc bạch kim phụ trách, khoa triết hai là triết học thực tiễn. Tôi còn chẳng biết phân biệt giữa lý thuyết triết học và triết học thực tiến như thế nào nữa.
Vội vàng mò lấy cái bánh mì nhét vào mồm, tôi ấn vào phần đăng ký một vài môn học của giáo sư tóc bạch kim, mà bây giờ tôi cũng đã biết được tên gọi: Giáo sư Adrian Liepe.
Những tiết học mà ông ấy dạy toàn liên quan đến triết học cổ đại. Tên của những nhà triết gia ở thời điểm đó hiện lần lượt lên trong đầu tôi: Thales từ Milet, Anaximander, Pythagoras, Demokrit, Protagoras, Sokrates, Platon, Aristoteles… Platon là triết gia yêu thích nhất của tôi. Những mẩu hội thoại của ông chính là điều đưa đẩy tôi đến với con đường triết học.
- Tác giả: Xuân Mộc Cầm
- Thể loại: Ngôn tình, Ngược
- Tình trạng: Đang sáng tác
- Giới thiệu tác phẩm:
Truyện kể về tuổi trẻ, cuộc sống và tình yêu của một cô gái tên là Cát Bụi.
***
Anh có đau như em không?
Nước mắt em hóa thành những bông tuyết nhỏ
Chẳng thể sưởi ấm nổi trái tim anh…
Anh có đau như em!
***
Chương 1: Có những thứ không thể quên…
Tôi toàn yêu những người không phù hợp, người người đáng nhẽ không nên yêu. Cho nên tình yêu đối với tôi bao giờ cũng là một thứ gì đó mù quáng, khiến cho tôi luôn có cảm giác day dứt, điên cuồng, phẫn nộ, thậm chí cả thù hận.
Tôi chỉ muốn hét thật to: “Tôi hận anh! “Nhưng không thể…
Có lẽ tôi hận vì tôi yêu anh…
Tôi năm nay hai mươi lăm tuổi, đã đi du học ở Đức được ba năm. Ở đây vào mùa đông trời rất lạnh, tất cả cảnh vật được phủ bằng một màu trắng xóa của tuyết. Tôi nhớ như in, lần đầu tiên nhìn thấy tuyết tôi đã nhảy cẫng lên vì vui. Những bông tuyết trắng nhỏ bé, xinh xắn rơi đầy trời. Hồi trước tôi đã nghĩ đó là điềm lành, đó là sự báo hiệu của mùa đông. Màu trắng của tuyết giống như sự tinh khiết của đất trời. Bây giờ, tôi mới biết, đó là những giọt nước mắt đóng băng….
Anh ấy mãi mãi sẽ chẳng quay trở lại. Anh ấy… Kẻ keo kiệt nhất, kẻ bủn xỉn nhất, gã tồi tệ nhất đã mang đi sự tinh khiết duy nhất còn lại trong con người tôi đi theo.
Bố mẹ tôi chưa bao giờ đòi hỏi tôi lấy một người chồng giàu, hay đẹp trai. Họ chỉ báo hiệu với tôi việc cần phải lấy chồng vào năm tôi hai mươi ba tuổi.
- Một người bạn của mẹ có một câu con trai chơi đàn rất hay con ạ, mẹ đã đưa số điện thoại của con cho bạn mẹ rồi đấy.
Mẹ tôi thật sự chẳng quan tâm đối tượng của tôi là ai, mẹ chỉ vồ lấy những mối quan hệ, mà ngay cả mẹ cũng không biết tình bạn của bà với người bạn kia kéo dài bao lâu. Điều đó làm tôi có cảm giác mất giá kinh khủng. Thực sự ở bất cứ xã hội nào ở thời điểm hiện tại, giá trị của phụ nữ vẫn không được đánh giá cao bằng đàn ông. Đó là một sự thật trơ trẽn mà ngay cả ở những quốc gia phát triển như ở Đức thôi, bạn cũng sẽ bắt gặp. Những bài báo viết về việc ghét bỏ phụ nữ vẫn tồn tại, cơ hội tìm việc làm cho nữ giới vẫn ít hơn nam giới… và đủ các loại vấn đề nan giải, như cưỡng hiếp, vân vân và vân vân. Nói cho cùng, vẫn nên trốt lại vấn đề về quyền phụ nữ bằng một câu của mẹ tôi:
- Bạn mẹ vừa mới tặng nhà mình hai con lợn đấy con ạ, con có muốn lấy con của bạn mẹ không?
Thật ra thì nhà tôi cũng thuộc loại khá giả, có lẽ bố mẹ tôi không thể chấp nhận sống trong sự nghèo khó thêm nữa, vì họ đều sinh ra trong những gia đình nghèo khó. Mẹ tôi bươn trải kiếm sống, bán hàng, mua nhà, rồi cho thuê nhà, còn bố tôi thì làm việc nhà nước. Sau khi bố tôi nghỉ hưu thì cả hai bọn họ đều kiếm tiền bằng việc cho thuê nhà. Có một lần tôi đã hỏi mẹ tôi:
- Linh hồn của mẹ có trong sạch hay không?
Nghe xong câu hỏi đó bà chỉ cười gật gù và nói một bài ca về sức mạnh của đồng tiền, cách tri tiêu. Bà nói:
- Mẹ bây giờ thừa tiền, đừng dạy mẹ chó già bắt chuột!
Khi còn bé tôi đã sống rất vật chất. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Sống ở trong trung tâm thủ đô bao giờ bạn cũng cần tiền, đi ăn, đi chơi, đi xem phim, gặp bạn bè, tiệc tùng các kiểu. Lúc nào cần tiền là tôi chỉ việc ngửa tay xin mẹ. Tiền mang lại hạnh phúc cho một đứa trẻ thật đơn giản.
Cho đến khi trưởng thành tôi mới biết, tất cả những gì đồng tiền mang lại, chẳng qua chỉ là lừa dối. Đồng tiền thật ra chỉ thỏa mãn những nguyện ước của một con người, nhưng điều đó có đồng nghĩa với hạnh phúc? Hạnh phúc chưa bao giờ cùng nghĩa với việc thỏa mãn một thứ gì đó.
Vậy thì…hạnh phúc là gì?
Có những người sống cả đời trong mơ hồ, có những người sống cả đời để đi tìm hạnh phúc, nhưng tìm mãi chẳng thấy, lại có những người cứ ngỡ rằng mình đang sống trong hạnh phúc, nhưng thực chất không phải vậy. Đau đớn nhất chắc là khi ai đó đang sống trong hạnh phúc, nhưng lại không biết, không hay… Mất đi hạnh phúc rồi mới chợt nhận ra, thì đã quá muộn.
Con người thường hay bất chợt nhận ra nhiều thứ, rồi lại quên đi để tiếp tục sống…
Chương 2: Gặp gỡ
Tôi gặp anh vào một ngày mùa xuân. Mùa xuân ở Đức thời tiết xe lạnh, những tia nắng vàng đổ bóng lên những căn nhà cổ hai ven đường. Hôm đó, tôi hẹn gặp một người bạn ở trường, vừa đi vừa nói chuyện luyên thuyên:
- Tí nữa ra thưa viện nhé. – Tôi nói với Nina.
Nina là người đức, cô ấy có một mái tóc vàng ngắn, mắt to và rất thích mặc đồ đen. Hầu như quần áo của cô toàn một màu đen. Về sở thích này, tôi cũng không hỏi cô nhiều.
Lúc đó một người đàn ông đi về phía bọn tôi. Người đó trung niên, tầm bốn mươi, năm mươi tuổi, tóc màu bạch kim, mắt to đen, đang cầm một quả chuối ăn một cách thoải mái.
- Xin chào ngài giáo sư. – Nina nói, giọng lễ phép.
- Xin chào ngài. – Tôi cũng cuống cuồng làm theo, dù không biết vị giáo sư này là ai.
- Xin chào. – Giáo sư nói, nhìn về phía chúng tôi.
Sau khi ông ta đi qua rồi, tôi mới hỏi Nina:
- Vị giáo sư này là ai vậy, dạy môn gì?
- Năm ngoái mình đã học một môn của giáo sư, đó là giáo sư phụ trách bộ môn triết của cậu đó.
- Ừ. - Tôi nói, giọng bình thường.
Lúc đó tôi là sinh viên triết năm đầu tiên, chưa quen biết hết tất cả các giáo sư và trở giảng ở trong trường. Tôi đăng ký một vài môn học năm đầu tiên, nhưng không nhiều, vì sau khi tốt nghiệp phổ thông, thời gian của tôi chỉ dành cho ăn và ngủ. Chị tôi còn đùa rằng:
- Tao thấy mày đến đó học cứ như đang đi ăn dưỡng vậy.
Tối hôm đó, tôi đã cố gắng tìm tên của vị giáo sư có tóc màu bạch kim, để xem xem lớp học của ông ta như thế nào. Trời ban cho tôi tính cách tò mò và tôi cố gắng vận dụng tốt tính cách của mình.
Hóa ra ông ta đúng là giáo sư phụ trách bộ môn triết của chúng tôi thật! Thậm chí còn là giáo sư trưởng khoa, chuyên dạy về lý thuyết triết học, thuộc khoa triết một. Ở trường tôi có hai khoa triết, khoa triết một là lý thuyết triết học thuộc ông giáo sư tóc bạch kim phụ trách, khoa triết hai là triết học thực tiễn. Tôi còn chẳng biết phân biệt giữa lý thuyết triết học và triết học thực tiến như thế nào nữa.
Vội vàng mò lấy cái bánh mì nhét vào mồm, tôi ấn vào phần đăng ký một vài môn học của giáo sư tóc bạch kim, mà bây giờ tôi cũng đã biết được tên gọi: Giáo sư Adrian Liepe.
Những tiết học mà ông ấy dạy toàn liên quan đến triết học cổ đại. Tên của những nhà triết gia ở thời điểm đó hiện lần lượt lên trong đầu tôi: Thales từ Milet, Anaximander, Pythagoras, Demokrit, Protagoras, Sokrates, Platon, Aristoteles… Platon là triết gia yêu thích nhất của tôi. Những mẩu hội thoại của ông chính là điều đưa đẩy tôi đến với con đường triết học.
Chỉnh sửa lần cuối: