phongdu93: Nếu có chỗ chịu xuất bản thì truyện của em vẫn có cơ hội lên kệ, quan trọng là công ty sách có thấy truyện em hái ra tiền không thôi.
bupbecaumua giovotinh_ji Lê La Kem Dâu Tẫn Tuyệt Tình Phi Lâm Diệu Anh ngocnungocnu mời đọc chương mới nhé.
Chương 10: Cố hương
Phạm Nguyên lên ngôi, tiền lương của tôi cũng tăng theo, lại thêm những lúc vui vẻ cậu ta thường hào phóng thưởng cho tôi một ít, nên thời gian qua tôi đã dành dụm được khá nhiều tiền.
Ban đầu tôi định mang hết số tiền này về cho mẹ, để bà sắm sửa áo quần, ăn uống được khá khẩm hơn một chút, sau này chuyển đến Lạng Sơn cũng sẽ có thêm ít tiền để phòng thân. Sau mới sực nhớ ra, đến giờ bà vẫn chưa biết tôi đã vào cung, chỉ nghĩ là tôi đi làm người hầu cho con cái nhà quan, mang về nhiều tiền như vậy thể nào cũng khiến bà thắc mắc. Nếu tôi nói thật với bà, sợ là bà sẽ không đồng ý để tôi ở lại trong cung, mà sống chết ép tôi trở về, giống như năm ngoái bà đã ép thầy tôi cưới thêm vợ lẽ. Thế nên, cuối cùng tôi chỉ mang một nửa số tiền về.
Sau khi thầy mất, cuộc sống của mẹ con tôi không còn được như xưa. Mẹ tôi bán buôn không thạo, tôi lại không biết làm việc nặng, nên chi tiêu trong nhà lúc nào cũng phải dè sẻn, thậm chí có lần mẹ đã phải bán cả mấy món trang sức thầy mua tặng để giữ lại mảnh vườn mà họ nội quyền thế của tôi rắp tâm chiếm đoạt. Tuy đàn bà ở quê không có trang sức đẹp để chưng diện là chuyện bình thường, nhưng giờ tôi đã có tiền, tôi muốn mẹ được hưởng thụ một chút, giống như lúc thầy còn sống. Thầy mất rồi, tôi phải thay thầy chèo chống cái nhà này, phải khiến mẹ tôi, và cả vú già nữa, ra đường là hãnh diện với đời.
Lúc tôi xử lý xong bát bún ở gánh hàng rong cạnh hồ Dâm Đàm, tình cờ có một chiếc xe đẩy đi ngang. Thấy trên xe treo đầy mấy thứ trang sức bình dân, tôi tranh thủ đến xem.
Tôi giả trai đã năm sáu năm, lâu rồi không đụng đến đồ phụ nữ, cũng chẳng biết giá cả thế nào, nên trước khi đi xem hàng có hỏi nhỏ bà bán bún về giá chung chung của những thứ kia một chút, thầm nghĩ có lẽ hai người họ chắc không đến nỗi thông đồng nhau để dụ tôi mua giá đắt. Quả nhiên, ông chủ nọ thấy tôi còn nhỏ, lại là con trai, liền nói thách gấp ba. Một chiếc cài tóc đồi mồi giá chỉ khoảng bảy mươi đồng, ông ta đội giá lên thành ba tiền. Tôi định trả giá, nhưng đằng sau bất ngờ có người lên tiếng:
“Loại đồi mồi này chất lượng kém như vậy, năm mươi đồng còn không đến, huống hồ là ba tiền.”
Tôi theo bản năng xoay người lại.
Dưới ánh mặt trời chói mắt, tôi nhìn thấy một thiếu niên dáng dong dỏng cao vận áo lụa thiên thanh, trên thắt lưng đeo một chiếc chuông ngọc nhỏ, theo mỗi bước đi lại phát ra mấy tiếng đinh đinh đang đang rất khẽ. Phong thái ung dung, giọng điệu uy nghiêm nhưng lại không kiêu ngạo, vừa nghe đã biết là người thuộc dòng dõi nhà quan.
Ông chủ quầy hàng nghe xong câu ấy cũng không nói gì, chỉ cười trừ. Xem ra anh chàng kia không chỉ là con nhà quý tộc mà còn là người có chút tiếng tăm ở nơi này, nên người ta mới biết mặt, không dám cãi.
“Chiếc cài tóc này bán giá hai mươi đồng chắc cũng không thiệt thòi cho ông chứ?” Ánh mắt anh ta lướt qua chiếc cài tóc mà tôi vừa chọn.
“Vâng, cậu Huy thật là tinh mắt, vừa nhìn qua đã định được giá ngay.” Vừa nói, ông ta vừa gói chiếc cài tóc vào bao giấy. “Tôi nghĩ cậu bé này chỉ hỏi đùa thôi chứ không có ý định mua nên mới nói giá ấy, mong cậu Huy đừng hiểu lầm mà báo với cụ nhà, tội cho tôi.”
Anh chàng kia cũng không nói thêm gì nữa. Thậm chí tôi chưa kịp nói tiếng cảm ơn, anh ta đã bỏ đi. Lúc tôi nhìn theo bóng anh ta, bên cạnh anh ta đã xuất hiện thêm một người thanh niên khác. Hai người họ cười cười nói nói, ôm tay nhau thong thả bước đi dưới hàng bằng lăng tím biếc, khiến tôi không khỏi sững người.
Ngày hôm ấy tôi suýt bị người ta lừa mất mười đồng, nhưng đồng thời cũng nhờ đó mà trong đầu nảy ra một ý định vô cùng quan trọng về sau.
Còn người thiếu niên nọ, mãi sau này, tôi mới biết được giá trị sự xuất hiện của anh ta trong cuộc đời tôi.
…
Sau một ngày một đêm hết ngồi xe ngựa rồi lại qua đò, cuối cùng tôi cũng đặt chân đến trước cổng làng.
Một năm rồi, nơi này vẫn không có gì thay đổi, dù nhắm mắt bước đi tôi cũng không sợ lạc. Vẫn là gốc đa già từ nhỏ đến lớn tôi ôm không xuể, bên cạnh có một tảng đá lớn phủ rêu tôi thường ngồi đợi thầy về. Vẫn là mái đình với những mảnh tầu đao hình phượng cong vút như đang ngạo nghễ cất cánh bay, nơi bọn trẻ trong làng vẫn thường len lén tụ tập kể chuyện ma. Đâu đó vang lên tiếng lợn kêu inh ỏi, có lẽ là từ nhà bà Cúc, trong làng ngoài nhà ấy ra chẳng có mấy người tậu được đàn lợn nhiều đến thế. Xen lẫn trong thứ âm thanh chát chúa ấy còn có cả tiếng gà gáy dõng dạc, mà gáy bừa giờ này thì chỉ có mỗi con gà trống cụt đuôi nhà thằng Bấc đối diện nhà tôi.
Quen thuộc quá!
Hoá ra, dù tôi có yêu căn phòng rộng lớn nệm ấm chăn êm của mình trong cung đến mấy, đây mới là nơi tôi có thể thật sự gọi là nhà.
Giờ này mọi người đều đã ra đồng, trong làng chỉ còn mấy đứa trẻ chưa đến tuổi phụ giúp được gì cho gia đình túm tụm một góc chơi nhảy lò cò. Có vài đứa trong đó nhận ra tôi, huơ tay huơ chân lớn tiếng gọi tên tôi. Tôi mỉm cười đáp lại, mở túi chia cho mỗi đứa một vài đồng. Cả bọn cứ thế rú lên, xúm lại hỏi han, khiến tôi trong chốc lát có cảm giác mình giống như quan trạng áo gấm về làng. Đến lúc bọn nó kéo nhau chạy đi mua bánh, tôi mới đập tay lên trán tự mắng mình ngu ngốc. Lẳng lặng trở về báo tin cho mẹ chẳng phải tốt hơn sao? Việc mẹ tôi dọn đến Lạng Sơn không thể để nhiều người quan tâm quá, lại càng không nên để người trong làng quá chú ý đến tôi. Lúc khởi hành tôi đã luôn tự nhắc nhở bản thân điều đó, thế mà vừa về đã quên béng đi nhanh chóng. Không kềm chế được cảm xúc của mình, sau này làm sao tồn tại được trong cung.
Lúc tôi về đến nhà, mẹ tôi đang hái khổ qua ngoài cổng. Nhìn thấy tôi, bàn tay bà khựng lại, cứ đứng sững như thế một hồi lâu. Mãi đến khi tôi chạy lại lay lay tay bà, kêu: “Mẹ, mẹ…”, bà mới buông thõng bàn tay xuống, cúi nhìn tôi.
Thế nhưng, chào đón tôi không phải là một nụ cười.
Niềm hân hoan trong tôi vụt tắt.
Tôi đã đoán đúng.
Ngay từ đầu, mẹ đã nhận ra tôi là người đứng sau cái chết của người đàn bà ấy, chỉ là bà không nói mà thôi.
Bà im lặng bước vào nhà, dường như không đoái hoài gì đến sự có mặt của tôi. Tôi lẽo đẽo theo bà, cảm thấy như có lửa đốt trong lòng, nhưng không dám mở miệng, chỉ mong bà nói trước, dù đó có là những lời cay nghiệt.
Vú già đang nhặt rau trong bếp nhìn thấy tôi thì mắt sáng rực lên, đứng dậy chạy lại ôm chặt lấy tôi, hoàn toàn không nhận ra mặt tôi đang tái xanh vì lo lắng. Chưa nói được mấy câu, mẹ tôi đã bảo bà ra chợ mua bánh đậu xanh và thịt lợn quay. Vú già nghe xong bèn tất tả cầm làn ra cổng, nụ cười trên môi vẫn còn rạng rỡ. Trong nhà rốt cuộc chỉ còn hai người - tôi và mẹ, bầu không khí vì vậy lại càng nặng nề hơn trước.
“Mẹ…” Tôi ngần ngừ chạm lấy tay áo bà, khoé mắt lúc này đã ươn ướt nước. Tôi không sợ bà đánh phạt, chỉ sợ bà im lặng.
Mắt bà vẫn dán vào nồi canh đang nghi ngút khói, giọng lạnh lùng: “Con còn trở về để làm gì?”
“Mẹ… Con…” Tôi ngập ngừng, giọng run run, cố hít một hơi thật sâu, nhưng vẫn không biết phải nói thế nào.
Từ lúc bà không hỏi gì đã đồng ý cho tôi lên kinh thành với Phạm Nguyên, tôi đã linh cảm được có một ngày cảnh tượng này sẽ xảy ra.
“Mẹ, con xin lỗi...” Tôi nắm lấy cánh tay bà, nước mắt trào ra, nhưng bà vẫn không quay lại nhìn tôi.
“Con biết lỗi à?” Bà bình thản chất vấn tôi. “Con có lỗi với ai, con biết không?”
Bàn tay tôi đang giơ ra chợt tê cứng lại.
Tôi chưa bao giờ cảm thấy mình có lỗi.
Bà là mẹ tôi, nuôi nấng tôi bấy nhiêu năm, chỉ cần tôi nói ra một tiếng bà đã biết tôi đang nói dối hay nói thật.
Mẹ xoay người lại.
Còn tôi, lúc này chỉ biết cúi đầu.
“Năm ấy con bị người ta vứt ngoài đường, là ai đã cứu con, mang con về nuôi con khôn lớn?”
“…”
“Năm ấy mưa lũ mất mùa, cả làng đều phải ăn khoai, là ai lên huyện chữa bệnh cho quan, mang về một đấu gạo, tất cả đều dùng để nấu cháo cho con?”
“…”
“Ai thức đêm nấu thuốc chăm sóc con lúc con lên đậu? Ai dạy con học chữ? Ai dành dụm tiền cho con mua sách?”
Tôi không đáp, chỉ biết cắn chặt môi nén đi tiếng nấc. Từng lời của bà giống như con dao bén nhọn, cắt lấy trái tim tôi từng mảnh, từng mảnh một.
Rốt cuộc, tôi chỉ là một đứa con nuôi, là người chịu ơn thầy. Tất cả những gì tôi có được hôm nay đều là do ông đã ban cho. Tôi không có tư cách giết đi đứa con ruột duy nhất của ông. Không có tư cách!
Đó là vết thương sâu nhất trong lòng tôi, vết thương mà suốt một năm qua trong cung tôi đã dùng tất cả sự kiêu hãnh của mình che lấp lại.
“Tự cao tự đại, ích kỉ tàn nhẫn.” Giọng bà đanh lại, giống như tất cả sự oán giận dồn nén bấy lâu đều dồn hết vào tám chữ này. “Thầy mày cả đời bốc thuốc cứu người, không ngờ lại vì thương yêu chiều chuộng quá mức mà nuôi ra một đứa con độc ác, xem mạng người như cỏ rác giống như mày.”
Tôi ngồi sụp xuống sàn, tim đập loạn lên, đến thở cũng không thở nổi.
Tôi luôn thần tượng thầy, luôn ấp ủ một ước mơ không thể nào trở thành hiện thực là được làm con ruột của thầy, cùng ông chảy chung dòng máu. Vậy mà, ở ngay điểm mấu chốt nhất của cách làm người, tôi lại khác ông một trời một vực, điều ấy càng khoét sâu lằn ranh giữa chúng tôi.
Không phải…
Không phải đâu… Thầy sẽ không trách tôi đâu…
Thầy thương tôi nhất. Ông không cần ai hết, ông chỉ cần mỗi tôi thôi.
Ông đã dặn tôi phải bảo vệ mẹ. Người đàn bà kia muốn giành lấy từ mẹ tôi những gì thầy tôi đã vất vả gầy dựng, tôi không thể ngồi yên nhìn bà ta làm hại mẹ tôi. Căn nhà này là ông thức khuya dậy sớm hái thuốc mang ra huyện bán mà mua được. Cái giếng ngoài kia là do ông còng lưng đào suốt năm ngày. Dây trầu sau nhà là do ông băng qua ba ngôi làng chọn giống ngon nhất về trồng. Bếp trong nhà là do ông đắp, đường ngoài cổng là do ông lót, tôi làm sao có thể nhìn tất cả những thứ ấy rơi vào tay người đàn bà xấu xa kia. Loại người như bà ta chết là đáng lắm, con bà ta sinh ra cũng sẽ giống bà ta, sẽ làm ô uế dòng máu của thầy tôi. Mười một tuổi, tôi đã có thể kiếm tiền, sau này sẽ còn có quyền, có tiếng. Chỉ có tôi mới khiến ông nở mặt nở mày. Chỉ có tôi! Chỉ có tôi!
“Quả nhiên mày vẫn không biết lỗi.” Bà buông một tiếng cười lạnh. “Mày đi được bao xa thì cứ đi đi, đừng trở về đây nữa.”
Mẹ tôi vẫn như thế. Bấy nhiêu năm, vẫn luôn như thế. Chẳng bao giờ quát nạt hay đánh đập tôi, từng lời răn dạy đều từ tốn nhã nhặn. Ngọt ngào, mà xa cách. Tôi từng tưởng rằng sau khi thầy chết, hai mẹ con nương tựa vào nhau, bà sẽ thân thiết với tôi hơn một chút. Giống như mẹ con cái Hoa, mẹ con thằng Bấc. Cười đùa cùng tôi, quở phạt tôi.
Mặt trời lên cao. Bóng cây ngoài cửa phủ xuống căn bếp nhỏ, bao trùm lấy chúng tôi.
Bà quay lưng về phía tôi, cắm cúi quạt lửa, cắm cúi thổi cơm. Trong mắt bà, lúc này, tôi đã không còn tồn tại.
Nếu là một người mẹ khác, có lẽ tôi sẽ khóc lóc cầu xin tha thứ, nhưng với bà, tôi hiểu, tất cả đều là vô ích. Mọi người đều nói bà hiền từ dễ dãi, nhưng sự hiền từ dễ dãi ấy chưa bao giờ dành cho tôi cả. Mười một năm rồi, tôi biết.
Tôi đặt bao tiền và chiếc cài tóc còn gói trong bao giấy lên bàn, khẽ nói: “Mẹ, con đi.”
Bà không đáp.
Tôi bước ra cửa, quay đầu lại nhìn bà lần nữa: “Mẹ giữ gìn sức khoẻ.”, nhưng đối diện tôi chỉ là một tấm lưng lạnh lẽo.
Tôi rời khỏi căn nhà thời thơ ấu của mình vào một buổi trưa trời nắng như đổ lửa. Chưa kịp ăn lợn quay, chưa kịp ăn bánh đậu xanh. Ánh mặt trời chiếu vào má tôi bỏng rát. Tôi đi mà không biết mình đang hướng đến đâu. Bên đường hình như loáng thoáng có người gọi tên tôi, nhưng tôi không đáp lại.
Tất cả sao mà nhanh quá.
Mới đó, tôi vẫn còn cười.
…
Sau lần ấy, về cung, tôi ốm nửa tháng trời không dậy nổi. Cuối cùng có một đêm Phạm Nguyên tìm đến phòng tôi, dúi cho tôi một cái bánh gai, kéo tôi đến bên cửa sổ ngắm trăng. Đó là lần đầu tiên tôi gục vào bờ vai một người đàn ông không phải thầy tôi, khóc như một đứa con gái.
bupbecaumua giovotinh_ji Lê La Kem Dâu Tẫn Tuyệt Tình Phi Lâm Diệu Anh ngocnungocnu mời đọc chương mới nhé.
Chương 10: Cố hương
Phạm Nguyên lên ngôi, tiền lương của tôi cũng tăng theo, lại thêm những lúc vui vẻ cậu ta thường hào phóng thưởng cho tôi một ít, nên thời gian qua tôi đã dành dụm được khá nhiều tiền.
Ban đầu tôi định mang hết số tiền này về cho mẹ, để bà sắm sửa áo quần, ăn uống được khá khẩm hơn một chút, sau này chuyển đến Lạng Sơn cũng sẽ có thêm ít tiền để phòng thân. Sau mới sực nhớ ra, đến giờ bà vẫn chưa biết tôi đã vào cung, chỉ nghĩ là tôi đi làm người hầu cho con cái nhà quan, mang về nhiều tiền như vậy thể nào cũng khiến bà thắc mắc. Nếu tôi nói thật với bà, sợ là bà sẽ không đồng ý để tôi ở lại trong cung, mà sống chết ép tôi trở về, giống như năm ngoái bà đã ép thầy tôi cưới thêm vợ lẽ. Thế nên, cuối cùng tôi chỉ mang một nửa số tiền về.
Sau khi thầy mất, cuộc sống của mẹ con tôi không còn được như xưa. Mẹ tôi bán buôn không thạo, tôi lại không biết làm việc nặng, nên chi tiêu trong nhà lúc nào cũng phải dè sẻn, thậm chí có lần mẹ đã phải bán cả mấy món trang sức thầy mua tặng để giữ lại mảnh vườn mà họ nội quyền thế của tôi rắp tâm chiếm đoạt. Tuy đàn bà ở quê không có trang sức đẹp để chưng diện là chuyện bình thường, nhưng giờ tôi đã có tiền, tôi muốn mẹ được hưởng thụ một chút, giống như lúc thầy còn sống. Thầy mất rồi, tôi phải thay thầy chèo chống cái nhà này, phải khiến mẹ tôi, và cả vú già nữa, ra đường là hãnh diện với đời.
Lúc tôi xử lý xong bát bún ở gánh hàng rong cạnh hồ Dâm Đàm, tình cờ có một chiếc xe đẩy đi ngang. Thấy trên xe treo đầy mấy thứ trang sức bình dân, tôi tranh thủ đến xem.
Tôi giả trai đã năm sáu năm, lâu rồi không đụng đến đồ phụ nữ, cũng chẳng biết giá cả thế nào, nên trước khi đi xem hàng có hỏi nhỏ bà bán bún về giá chung chung của những thứ kia một chút, thầm nghĩ có lẽ hai người họ chắc không đến nỗi thông đồng nhau để dụ tôi mua giá đắt. Quả nhiên, ông chủ nọ thấy tôi còn nhỏ, lại là con trai, liền nói thách gấp ba. Một chiếc cài tóc đồi mồi giá chỉ khoảng bảy mươi đồng, ông ta đội giá lên thành ba tiền. Tôi định trả giá, nhưng đằng sau bất ngờ có người lên tiếng:
“Loại đồi mồi này chất lượng kém như vậy, năm mươi đồng còn không đến, huống hồ là ba tiền.”
Tôi theo bản năng xoay người lại.
Dưới ánh mặt trời chói mắt, tôi nhìn thấy một thiếu niên dáng dong dỏng cao vận áo lụa thiên thanh, trên thắt lưng đeo một chiếc chuông ngọc nhỏ, theo mỗi bước đi lại phát ra mấy tiếng đinh đinh đang đang rất khẽ. Phong thái ung dung, giọng điệu uy nghiêm nhưng lại không kiêu ngạo, vừa nghe đã biết là người thuộc dòng dõi nhà quan.
Ông chủ quầy hàng nghe xong câu ấy cũng không nói gì, chỉ cười trừ. Xem ra anh chàng kia không chỉ là con nhà quý tộc mà còn là người có chút tiếng tăm ở nơi này, nên người ta mới biết mặt, không dám cãi.
“Chiếc cài tóc này bán giá hai mươi đồng chắc cũng không thiệt thòi cho ông chứ?” Ánh mắt anh ta lướt qua chiếc cài tóc mà tôi vừa chọn.
“Vâng, cậu Huy thật là tinh mắt, vừa nhìn qua đã định được giá ngay.” Vừa nói, ông ta vừa gói chiếc cài tóc vào bao giấy. “Tôi nghĩ cậu bé này chỉ hỏi đùa thôi chứ không có ý định mua nên mới nói giá ấy, mong cậu Huy đừng hiểu lầm mà báo với cụ nhà, tội cho tôi.”
Anh chàng kia cũng không nói thêm gì nữa. Thậm chí tôi chưa kịp nói tiếng cảm ơn, anh ta đã bỏ đi. Lúc tôi nhìn theo bóng anh ta, bên cạnh anh ta đã xuất hiện thêm một người thanh niên khác. Hai người họ cười cười nói nói, ôm tay nhau thong thả bước đi dưới hàng bằng lăng tím biếc, khiến tôi không khỏi sững người.
Ngày hôm ấy tôi suýt bị người ta lừa mất mười đồng, nhưng đồng thời cũng nhờ đó mà trong đầu nảy ra một ý định vô cùng quan trọng về sau.
Còn người thiếu niên nọ, mãi sau này, tôi mới biết được giá trị sự xuất hiện của anh ta trong cuộc đời tôi.
…
Sau một ngày một đêm hết ngồi xe ngựa rồi lại qua đò, cuối cùng tôi cũng đặt chân đến trước cổng làng.
Một năm rồi, nơi này vẫn không có gì thay đổi, dù nhắm mắt bước đi tôi cũng không sợ lạc. Vẫn là gốc đa già từ nhỏ đến lớn tôi ôm không xuể, bên cạnh có một tảng đá lớn phủ rêu tôi thường ngồi đợi thầy về. Vẫn là mái đình với những mảnh tầu đao hình phượng cong vút như đang ngạo nghễ cất cánh bay, nơi bọn trẻ trong làng vẫn thường len lén tụ tập kể chuyện ma. Đâu đó vang lên tiếng lợn kêu inh ỏi, có lẽ là từ nhà bà Cúc, trong làng ngoài nhà ấy ra chẳng có mấy người tậu được đàn lợn nhiều đến thế. Xen lẫn trong thứ âm thanh chát chúa ấy còn có cả tiếng gà gáy dõng dạc, mà gáy bừa giờ này thì chỉ có mỗi con gà trống cụt đuôi nhà thằng Bấc đối diện nhà tôi.
Quen thuộc quá!
Hoá ra, dù tôi có yêu căn phòng rộng lớn nệm ấm chăn êm của mình trong cung đến mấy, đây mới là nơi tôi có thể thật sự gọi là nhà.
Giờ này mọi người đều đã ra đồng, trong làng chỉ còn mấy đứa trẻ chưa đến tuổi phụ giúp được gì cho gia đình túm tụm một góc chơi nhảy lò cò. Có vài đứa trong đó nhận ra tôi, huơ tay huơ chân lớn tiếng gọi tên tôi. Tôi mỉm cười đáp lại, mở túi chia cho mỗi đứa một vài đồng. Cả bọn cứ thế rú lên, xúm lại hỏi han, khiến tôi trong chốc lát có cảm giác mình giống như quan trạng áo gấm về làng. Đến lúc bọn nó kéo nhau chạy đi mua bánh, tôi mới đập tay lên trán tự mắng mình ngu ngốc. Lẳng lặng trở về báo tin cho mẹ chẳng phải tốt hơn sao? Việc mẹ tôi dọn đến Lạng Sơn không thể để nhiều người quan tâm quá, lại càng không nên để người trong làng quá chú ý đến tôi. Lúc khởi hành tôi đã luôn tự nhắc nhở bản thân điều đó, thế mà vừa về đã quên béng đi nhanh chóng. Không kềm chế được cảm xúc của mình, sau này làm sao tồn tại được trong cung.
Lúc tôi về đến nhà, mẹ tôi đang hái khổ qua ngoài cổng. Nhìn thấy tôi, bàn tay bà khựng lại, cứ đứng sững như thế một hồi lâu. Mãi đến khi tôi chạy lại lay lay tay bà, kêu: “Mẹ, mẹ…”, bà mới buông thõng bàn tay xuống, cúi nhìn tôi.
Thế nhưng, chào đón tôi không phải là một nụ cười.
Niềm hân hoan trong tôi vụt tắt.
Tôi đã đoán đúng.
Ngay từ đầu, mẹ đã nhận ra tôi là người đứng sau cái chết của người đàn bà ấy, chỉ là bà không nói mà thôi.
Bà im lặng bước vào nhà, dường như không đoái hoài gì đến sự có mặt của tôi. Tôi lẽo đẽo theo bà, cảm thấy như có lửa đốt trong lòng, nhưng không dám mở miệng, chỉ mong bà nói trước, dù đó có là những lời cay nghiệt.
Vú già đang nhặt rau trong bếp nhìn thấy tôi thì mắt sáng rực lên, đứng dậy chạy lại ôm chặt lấy tôi, hoàn toàn không nhận ra mặt tôi đang tái xanh vì lo lắng. Chưa nói được mấy câu, mẹ tôi đã bảo bà ra chợ mua bánh đậu xanh và thịt lợn quay. Vú già nghe xong bèn tất tả cầm làn ra cổng, nụ cười trên môi vẫn còn rạng rỡ. Trong nhà rốt cuộc chỉ còn hai người - tôi và mẹ, bầu không khí vì vậy lại càng nặng nề hơn trước.
“Mẹ…” Tôi ngần ngừ chạm lấy tay áo bà, khoé mắt lúc này đã ươn ướt nước. Tôi không sợ bà đánh phạt, chỉ sợ bà im lặng.
Mắt bà vẫn dán vào nồi canh đang nghi ngút khói, giọng lạnh lùng: “Con còn trở về để làm gì?”
“Mẹ… Con…” Tôi ngập ngừng, giọng run run, cố hít một hơi thật sâu, nhưng vẫn không biết phải nói thế nào.
Từ lúc bà không hỏi gì đã đồng ý cho tôi lên kinh thành với Phạm Nguyên, tôi đã linh cảm được có một ngày cảnh tượng này sẽ xảy ra.
“Mẹ, con xin lỗi...” Tôi nắm lấy cánh tay bà, nước mắt trào ra, nhưng bà vẫn không quay lại nhìn tôi.
“Con biết lỗi à?” Bà bình thản chất vấn tôi. “Con có lỗi với ai, con biết không?”
Bàn tay tôi đang giơ ra chợt tê cứng lại.
Tôi chưa bao giờ cảm thấy mình có lỗi.
Bà là mẹ tôi, nuôi nấng tôi bấy nhiêu năm, chỉ cần tôi nói ra một tiếng bà đã biết tôi đang nói dối hay nói thật.
Mẹ xoay người lại.
Còn tôi, lúc này chỉ biết cúi đầu.
“Năm ấy con bị người ta vứt ngoài đường, là ai đã cứu con, mang con về nuôi con khôn lớn?”
“…”
“Năm ấy mưa lũ mất mùa, cả làng đều phải ăn khoai, là ai lên huyện chữa bệnh cho quan, mang về một đấu gạo, tất cả đều dùng để nấu cháo cho con?”
“…”
“Ai thức đêm nấu thuốc chăm sóc con lúc con lên đậu? Ai dạy con học chữ? Ai dành dụm tiền cho con mua sách?”
Tôi không đáp, chỉ biết cắn chặt môi nén đi tiếng nấc. Từng lời của bà giống như con dao bén nhọn, cắt lấy trái tim tôi từng mảnh, từng mảnh một.
Rốt cuộc, tôi chỉ là một đứa con nuôi, là người chịu ơn thầy. Tất cả những gì tôi có được hôm nay đều là do ông đã ban cho. Tôi không có tư cách giết đi đứa con ruột duy nhất của ông. Không có tư cách!
Đó là vết thương sâu nhất trong lòng tôi, vết thương mà suốt một năm qua trong cung tôi đã dùng tất cả sự kiêu hãnh của mình che lấp lại.
“Tự cao tự đại, ích kỉ tàn nhẫn.” Giọng bà đanh lại, giống như tất cả sự oán giận dồn nén bấy lâu đều dồn hết vào tám chữ này. “Thầy mày cả đời bốc thuốc cứu người, không ngờ lại vì thương yêu chiều chuộng quá mức mà nuôi ra một đứa con độc ác, xem mạng người như cỏ rác giống như mày.”
Tôi ngồi sụp xuống sàn, tim đập loạn lên, đến thở cũng không thở nổi.
Tôi luôn thần tượng thầy, luôn ấp ủ một ước mơ không thể nào trở thành hiện thực là được làm con ruột của thầy, cùng ông chảy chung dòng máu. Vậy mà, ở ngay điểm mấu chốt nhất của cách làm người, tôi lại khác ông một trời một vực, điều ấy càng khoét sâu lằn ranh giữa chúng tôi.
Không phải…
Không phải đâu… Thầy sẽ không trách tôi đâu…
Thầy thương tôi nhất. Ông không cần ai hết, ông chỉ cần mỗi tôi thôi.
Ông đã dặn tôi phải bảo vệ mẹ. Người đàn bà kia muốn giành lấy từ mẹ tôi những gì thầy tôi đã vất vả gầy dựng, tôi không thể ngồi yên nhìn bà ta làm hại mẹ tôi. Căn nhà này là ông thức khuya dậy sớm hái thuốc mang ra huyện bán mà mua được. Cái giếng ngoài kia là do ông còng lưng đào suốt năm ngày. Dây trầu sau nhà là do ông băng qua ba ngôi làng chọn giống ngon nhất về trồng. Bếp trong nhà là do ông đắp, đường ngoài cổng là do ông lót, tôi làm sao có thể nhìn tất cả những thứ ấy rơi vào tay người đàn bà xấu xa kia. Loại người như bà ta chết là đáng lắm, con bà ta sinh ra cũng sẽ giống bà ta, sẽ làm ô uế dòng máu của thầy tôi. Mười một tuổi, tôi đã có thể kiếm tiền, sau này sẽ còn có quyền, có tiếng. Chỉ có tôi mới khiến ông nở mặt nở mày. Chỉ có tôi! Chỉ có tôi!
“Quả nhiên mày vẫn không biết lỗi.” Bà buông một tiếng cười lạnh. “Mày đi được bao xa thì cứ đi đi, đừng trở về đây nữa.”
Mẹ tôi vẫn như thế. Bấy nhiêu năm, vẫn luôn như thế. Chẳng bao giờ quát nạt hay đánh đập tôi, từng lời răn dạy đều từ tốn nhã nhặn. Ngọt ngào, mà xa cách. Tôi từng tưởng rằng sau khi thầy chết, hai mẹ con nương tựa vào nhau, bà sẽ thân thiết với tôi hơn một chút. Giống như mẹ con cái Hoa, mẹ con thằng Bấc. Cười đùa cùng tôi, quở phạt tôi.
Mặt trời lên cao. Bóng cây ngoài cửa phủ xuống căn bếp nhỏ, bao trùm lấy chúng tôi.
Bà quay lưng về phía tôi, cắm cúi quạt lửa, cắm cúi thổi cơm. Trong mắt bà, lúc này, tôi đã không còn tồn tại.
Nếu là một người mẹ khác, có lẽ tôi sẽ khóc lóc cầu xin tha thứ, nhưng với bà, tôi hiểu, tất cả đều là vô ích. Mọi người đều nói bà hiền từ dễ dãi, nhưng sự hiền từ dễ dãi ấy chưa bao giờ dành cho tôi cả. Mười một năm rồi, tôi biết.
Tôi đặt bao tiền và chiếc cài tóc còn gói trong bao giấy lên bàn, khẽ nói: “Mẹ, con đi.”
Bà không đáp.
Tôi bước ra cửa, quay đầu lại nhìn bà lần nữa: “Mẹ giữ gìn sức khoẻ.”, nhưng đối diện tôi chỉ là một tấm lưng lạnh lẽo.
Tôi rời khỏi căn nhà thời thơ ấu của mình vào một buổi trưa trời nắng như đổ lửa. Chưa kịp ăn lợn quay, chưa kịp ăn bánh đậu xanh. Ánh mặt trời chiếu vào má tôi bỏng rát. Tôi đi mà không biết mình đang hướng đến đâu. Bên đường hình như loáng thoáng có người gọi tên tôi, nhưng tôi không đáp lại.
Tất cả sao mà nhanh quá.
Mới đó, tôi vẫn còn cười.
…
Sau lần ấy, về cung, tôi ốm nửa tháng trời không dậy nổi. Cuối cùng có một đêm Phạm Nguyên tìm đến phòng tôi, dúi cho tôi một cái bánh gai, kéo tôi đến bên cửa sổ ngắm trăng. Đó là lần đầu tiên tôi gục vào bờ vai một người đàn ông không phải thầy tôi, khóc như một đứa con gái.
Chỉnh sửa lần cuối: