Hoàn thành Về quê - Hoàn thành - Lê La

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
300,0
Đọc chương 1 là những rối rắm bộn bề trong lòng cô sinh viên mới ra trường, đọc chương 2 là những suy nghĩ về kiến thức và việc làm, chương 3 là cuộc sống ở trọ của đời sinh viên đầy cảm xúc, chương 4 là sự ưu tư của một cô gái trưởng thành. Có cái gì đó già cỗi trong tâm hồn mà người đọc có thể cảm nhận qua từng con chữ. Chương này có khá nhiều triết lý cuộc sống của "tôi" và chắc là cũng của nhiều người, có thể nó không mới nhưng cách diễn đạt và lồng ghép rất tinh tế và tự nhiên.
Mặc dù đều bị bao trùm bởi bóng tối, nhưng bóng tối xung quanh tôi thuộc về ánh sáng, còn bóng tối dưới kia mãi mãi chỉ thuộc về bóng tối, thế giới bóng tối không có lấy một tia hi vọng.
Chị thích đoạn này nhất trong chương 4 của em.
Và thích cả một tâm hồn đẹp.
Những con người nhỏ bé và đáng thương, giữa một cuộc đời nhỏ bé và đáng thương, vốn cũng không liên quan gì đến bản thân tôi. Hình ảnh chỉ thoáng qua trong ánh nhìn, như một cái chớp nhoáng trong tâm trí lại gợi lên trong lòng một sự day dứt, khó chịu.
 

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.511
Gạo
2.620,0
Chắc do não bộ em có vấn đề nên đọc xong cái mô tả của chị mà em vẫn chưa hình dung ra được thiết kế của cái nhà trọ, nó... lằng nhằng quá! :D
Nhiều chỗ em thấy chị mô tả chi tiết quá, chi tiết đến mức hơi lan man và dễ làm cho người ta nhàm chán (người ta ở đây là em ợ :v). Chị đừng ném dép em nhá, em nói theo cảm nhận thôi hà. :D
Nói thật, lúc tả cái nhà trọ chị nghĩ đến đoạn Victor Hugo tả hệ thống cống ngầm của thành Paris trong Những người khốn khổ Kem Dâu ạ. Chị không kiên nhẫn đọc hết đoạn đó xong lại muốn người đọc mất kiên nhẫn khi đọc đoạn chị viết về nhà trọ. =)) Công nhận là nó lằng nhằng, nhưng không bằng hệ thống cống kia. :))

Em có hai cái góp ý nho nhỏ:
1. Chị nên chèn link chương kế ở cuối mỗi chương chị ạ, bơi trong mấy cái cmt để đến chương tiếp theo cũng mệt... :v
Ừ ừ, chị sẽ chèn. Mấy lần định làm việc này rồi, nhưng cứ vào đến Gác lại lang thang đi lung tung, lúc sau là quên mất mục đích ban đầu, khổ thế đấy. :-s
Hai lỗi kia chị sẽ xem rồi sửa cho hợp lý hơn. Thank em.

Gạch chị đủ xây biệt thự chưa???? :)):)):))
Đủ rồi em, chị đang định xây thêm cái nữa bên cạnh rồi xây tường bao nữa. :))
 

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.511
Gạo
2.620,0
Đọc chương 1 là những rối rắm bộn bề trong lòng cô sinh viên mới ra trường, đọc chương 2 là những suy nghĩ về kiến thức và việc làm, chương 3 là cuộc sống ở trọ của đời sinh viên đầy cảm xúc, chương 4 là sự ưu tư của một cô gái trưởng thành. Có cái gì đó già cỗi trong tâm hồn mà người đọc có thể cảm nhận qua từng con chữ. Chương này có khá nhiều triết lý cuộc sống của "tôi" và chắc là cũng của nhiều người, có thể nó không mới nhưng cách diễn đạt và lồng ghép rất tinh tế và tự nhiên.
Chị thích đoạn này nhất trong chương 4 của em.
Và thích cả một tâm hồn đẹp.
Em cảm ơn chị Tim ạ. Đọc comment của chị em vui quá. :) (Nước mắt nước mũi giàn giụa... :P)
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
300,0
So với xóm trọ nhà ông Cát, khi chuyển đến đây, thời tiết đang là mùa đông, lại có một khoảng sân trước phòng, chúng tôi đã vô cùng thích thú.
Câu này hơi mập mờ ý chính cần diễn đạt, chị đề xuất: Khi chuyển đến đây, thời tiết đang là mùa đông, so với xóm trọ nhà ông Cát, lại có thêm một khoảng sân trước phòng, chúng tôi đã vô cùng thích thú.
Lúc đó, tâm hồn (thật) dễ chịu.
=> Chỗ này thì hẫng quá. Em có thể thêm từ thật vào không?
Tôi nhớ bố đã nói cho hai chị em biết là mặt trăng không phải đang chuyển động mà là những đám mây đang trôi.
=> Tôi nhớ bố đã nói cho hai chị em biết không phải mặt trăng đang chuyển động mà là những đám mây đang trôi.
 

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.511
Gạo
2.620,0
Chị timbuondoncoi ơi, mấy câu này em đọc cũng thấy chưa được, chẳng biết đầu óc bị làm sao mà không tìm được cách diễn đạt tốt hơn. May mà có chị. :x:x>:D<
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
300,0
Chị timbuondoncoi ơi, mấy câu này em đọc cũng thấy chưa được, chẳng biết đầu óc bị làm sao mà không tìm được cách diễn đạt tốt hơn. May mà có chị. :x:x>:D<
À, chị mong là mình gãi đúng chỗ ngứa chứ không phải là chỗ nào cũng gãi tán loạn gây phiền lòng tác giả. Em cũng thấy những chỗ này chưa ổn thì may quá. :3
 

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.511
Gạo
2.620,0
Chương 6: Nhà tôi ở làng tôi

Cảnh vật hai bên đường cao tốc không có nhiều thay đổi kể từ khi chiếc ô tô chở tôi ra khỏi thành phố Hà Nội cho đến khi về đến mấy xã trong huyện tôi. Những cánh đồng lúa thay nhau hiện ra trước mắt, chỉ có đường chân trời là thay đổi, lúc chỉ là một đường ngang thẳng tắp, lúc lại gấp khúc bởi sự tiếp giáp giữa những đỉnh núi và bầu trời ở phía xa xa. Càng về chiều, ánh nắng càng dịu lại, cánh đồng bị phủ bởi một màu vàng pha lẫn chút cam làm mất đi màu xanh vốn có. Nhìn cảnh vật và màu sắc thay đổi bên ngoài cửa kính ô tô, tôi chợt nhớ đến nhân vật ông họa sĩ với cách ông nhìn cuộc sống xung quanh trong Nghệ thuật nhìn thế giới [1] của K. G. Paustovsky. Cách ông nhìn vạn vật toàn khác với người bình thường vẫn hay nhìn. Nhìn một cảnh vật để vẽ nó sẽ phải hiểu nguyên nhân từ đâu mà nó lại hiện hữu như vậy.

Những màu sắc kia không phải tự nhiên mà có, các sắc độ đậm nhạt được tạo nên bởi những thứ ánh sáng khác nhau, tùy vào vị trí của mặt trời và những đám mây. Thiên nhiên vẫn luôn làm con người ta dễ chịu bằng cách này hay cách khác. Con người dừng lại, sửng sốt trước những cái chẳng đóng vai trò nào trong đời sống của con người: trước bóng phản chiếu không thể nào lấy được, trước những tảng đá dựng đứng mà tay người không thể nào gieo trồng được, trước màu sắc kì lạ của bầu trời. [2]

Tôi thích thú nhìn ngắm mọi thứ lướt qua cho đến khi chiếc ô tô bắt đầu trả khách. Tôi xuống xe ở ngã ba Cát Đằng, cách nhà tôi chừng ba cây số, đợi bố tôi đến đón. Mấy bác xe ôm hỏi tôi về đâu để bác chở, nhưng tôi lắc đầu, nói rằng có người đến đón rồi. Tôi đứng bên lề đường, sát với nhà dân để tránh nắng. Đây là đường quốc lộ nên lúc nào cũng có xe qua lại. Tiếng còi ô tô kêu inh ỏi lẫn với tiếng động cơ, hết xe nọ đến xe kia đi qua và để lại những đám bụi vừa mới bị cuốn khỏi mặt đường.

Bố trong suy nghĩ của tôi là một người cẩn thận và luôn có dự định trước khi làm mọi thứ. Bình thường bố có vẻ ít nói.Còn những lúc cần thiết bố nói nhiều hơn. Bố có khả năng giữ bình tĩnh tương đối lớn, nhất là khi cần phải kiềm chế bản thân. Phương châm của bố là nhỏ nhẹ, từ tốn, không nên hơi một tí là làm ồn lên. Tôi học bố đức tính này mãi mà vẫn có lúc không thực hiện được.

Bố yêu hai chị em tôi theo một cách khác với mẹ. Có thể nói, bố và mẹ như hai cực đối lập vậy. Hai cực đối lập này có một điểm chung duy nhất là không nói những lời yêu thương. Bố thường không nói nhiều mà chỉ tính toán cho tương lai của chúng tôi và cố gắng thực hiện chúng. Mẹ nói nhiều, đa số là những câu không dễ nghe cho lắm nhưng tất cả đều xuất phát từ sự yêu thương. Nếu bố luôn lo lắng cho cuộc sống, cho tương lai của chúng tôi với những bước đi được vạch sẵn thì mẹ lại chăm sóc chúng tôi theo một cách rất bản năng. Mẹ sẽ làm mọi thứ mẹ cho là đúng, bất kể nó hơi vô lý, thậm chí rất vô lý.

Bố đến đón tôi với bộ quần áo bố vẫn hay mặc để làm việc. Chắc đang làm, thấy điện thoại của tôi là bố đi luôn, mà thật ra thì lần nào đi đón tôi và em trai tôi bố cũng đều như thế.

Ngồi sau lưng bố trên đoạn đường về làng, lần nào tôi cũng cảm thấy dễ chịu và bình yên. Có lẽ vì tôi sắp được về nhà sau một khoảng thời gian khá dài, vì lại được ở trong sự bao bọc của bố mẹ, vì được đắm mình trong một không gian khác, nhịp sống khác, không vội vã như ở thành phố, và vì mỗi khi về nhà, tôi sẽ không phải suy nghĩ gì cả, chỉ đơn giản là tận hưởng cuộc sống đang trôi qua từng ngày. Với những người phải sống xa nhà như tôi trong bốn năm qua, được về nhà khoảng một hai ngày luôn là một niềm hạnh phúc lớn lao.

Làng tôi là làng nghề chuyên làm đồ gỗ. Nhịp sống của làng tôi khá nhanh chóng và vui tươichứ không buồn tẻ như một số làng quê khác. Đôi khi tôi thấy sống ở làng còn vui hơn là sống ở thành phố. Tất nhiên, niềm vui đó không giống với niềm vui khi sống ở thành phố được, một niềm vui bình dị, gần gũi khác với một niềm vui được tạo bởi đám đông và mang tính đại chúng. Làng tôi vẫn làm nông, chủ yếu là cấy lúa nhưng đó chỉ là nghề phụ, làm đồ gỗ được nhiều tiền hơn, người làng tôi giàu lên từ đồ gỗ. Nói đến người giàu, làng tôi có nhiều người giàu, đa phần họ là chủ doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh đồ gỗ. Từ khi làng tôi có thêm khu công nghiệp thì số lượng doanh nghiệp tăng lên vù vù, cho đến nay thì tôi cũng không rõ là có bao nhiêu doanh nghiệp nữa.

Người làng tôi thích bàn chuyện thiên hạ, người này dòm ngó chuyện người khác, có khi người trong nhà chưa biết thì người ngoài đã thông tường đầu đuôi cả rồi. Nhưng được cái người ta cũng quan tâm lẫn nhau, lấy chuyện người khác làm chuyện của mình, nên ai cũng biết ai, có sự vụ gì đã có cả làng chia sẻ, không sợ phải cô đơn. Vì làng tôi khá là rộng, tôi lại học xa nhà từ nhỏ nên có nhiều chuyện, nhiều người tôi không biết. Có lúc tôi thấy mình hơi “lạc loài”, ngồi nghe mọi người kể người này người kia mà không rõ đấy là ai, tôi chỉ im lặng lắng nghe, và tự mang cái mác “ít nói” vào người.

Về đến nhà văn hóa thôn là tôi có thể nhìn thấy nhà mình. Nhà tôi đang xây tầng hai, để khi cả hai chị em tôi về còn có chỗ ngủ. Nhà tôi vốn rộng chứ không chật chội gì, nguyên nhà tắm đã rộng bằng phòng trọ đầu tiên của tôi trên Hà Nội rồi. Nhưng nhà tôi không có nhiều phòng ngủ, nên mới phải xây thêm. Từ cổng đi vào là một khoảng sân rộng chừng bảy mươi mét vuông, là nơi bố tôi làm việc, bên trên có lợp mái tôn. Đi hết sân là nhà chính có phòng khách và phòng ngủ của bố mẹ, ở quê tôi gọi là buồng, bên trên phòng ngủ này có một cái gác xép. Bên phải sân là dãy nhà được ngăn làm ba, một phòng kê hàng, phía trong là phòng ăn, bếp và phòng tắm. Nhà này gọi là nhà dưới còn nhà chính gọi là nhà trên. Kết cấu nhà tôi là kết cấu hình chữ L. Đi từ phòng khách, qua buồng của bố mẹ là tới phòng ăn. Tất cả các phòng đều thông với nhau, phòng nào cũng có cửa để đi ra sân trừ phòng tắm và vệ sinh (vì phòng này nằm trong cùng, bao quanh bởi phòng ăn và nhà trên) nên nhà tôi có rất nhiều cửa.

Khi tôi về nhà, việc đầu tiên mẹ tôi làm là nhìn xem nhan sắc của tôi có xấu đi không. Mẹ quan tâm đến ngoại hình hơn là những thứ tôi nghĩ trong đầu hay bất kì sở thích nào của tôi. Lần này cũng vậy, tôi vừa mới đặt ba lô lên giường, chưa kịp cởi áo chống nắng mẹ đã cằn nhằn chuyện tôi gầy, không quên kèm theo một hai câu mắng, như là một thói quen trong phát ngôn, không bao giờ mẹ sửa được. Tôi chỉ cười. Tiếp đó là đến tóc tai, mặt mũi, rồi đến cái áo tôi đang mặc. Tôi không cách nào tránh được một trận ca thán nữa, thường là những câu chê nào là tóc xù như tổ quạ, mặt sao đen thế, mặc áo gì mà như con trai… Tôi quen rồi nên cũng kệ cho mẹ nói chán thì thôi, sau đó mẹ sẽ mang lên cái gì đó cho tôi ăn, vì mẹ biết giờ đó tôi hay đói và buổi trưa trước khi ra bến xe tôi thường ăn rất ít.

Tôi vừa ăn bánh vừa lấy cho bố mẹ xem đám giấy tờ chứng nhận công sức tôi bỏ ra trong suốt bốn năm qua, kể lể về hôm tôi bảo vệ khóa luận, hôm chúng tôi liên hoan. Đến khi tôi ăn xong thì bố mẹ đã quay lại với công việc đang dang dở. Tôi xếp gọn lại đống đồ đạc tôi vừa bày ra rồi vào giường bố mẹ ngủ một giấc đến tối.

Tỉnh dậy, tôi thấy đau đầu khủng khiếp, đã 6 giờ tối, mẹ tôi đang quét dọn. Tôi rửa mặt rồi đi quét nhà. Nhà tôi thường bắt đầu ăn tối vào khoảng 7 giờ 30 trở đi, tùy thuộc vào việc bố mẹ tôi nghỉ làm sớm hay muộn. Mẹ tôi nghỉ trước, quét dọn nhà cửa, trong sân, ngoài đường rồi mới nấu cơm, bố thì nghỉ sau. Lại đang xây nhà nên phải dọn nhiều, nhà tôi ăn cơm muộn hơn, gần 8 giờ mới ăn. Trong bữa cơm, tôi thường ít nói chuyện. Thật ra từ trước đến giờ tôi vẫn ít nói chuyện với bố mẹ. Bố ít nói và tôi cũng ít nói, chỉ nói một vài câu đã hết chuyện. Tôi và mẹ không được hợp nhau cho lắm, nói chuyện vài câu đã như sắp cãi nhau tới nơi, tất nhiên là tôi không dại gì cãi lại mẹ, khi thấy không đồng ý với quan điểm của mẹ, tôi thường im lặng và tìm cách chuồn đi chỗ khác.

Trong nhà tôi, không ai muốn tranh luận với mẹ và cũng không ai mạo hiểm đi làm chuyện đó. Thứ nhất, mẹ tôi rất bảo thủ, luôn cho là mình đúng; thứ hai, có nói cách nào mẹ cũng không hiểu người đối diện đang nói gì, trừ khi diễn ra việc to tiếng. Mẹ tôi lúc nào chả lớn tiếng nhất nhà nên những người khác chỉ biết im lặng lắc đầu hoặc cười trừ trong sự bó tay bất lực. Thỉnh thoảng em tôi có bày tỏ quan điểm và suy nghĩ, mẹ tôi quy luôn cho cái tội cãi lời mẹ. Tôi cười thông cảm với nó, còn nó thì lần sau lại tái diễn, nhưng không quá hai câu là mọi chuyện được nói xong, miễn bàn cãi. Nếu người tranh luận là bố tôi, tình trạng tương tự cũng diễn ra, chỉ khác là sau khi bảo vệ quan điểm đến cùng, mặt của mẹ sẽ nặng thêm một chút và không buồn nói chuyện với bố nữa. Sau từng ấy năm làm con của mẹ, tôi tự biết lượng sức mình, rèn luyện khả năng chịu đựng và rèn luyện đôi tai để nghe chửi cũng không tức. Nhưng cấp độ vẫn ở mức trung bình thôi.

Buổi tối ở nhà tôi thường thì mỗi người sẽ ở một nơi. Mẹ ngồi xem ti vi, chỉ xem phim truyền hình, không xem phim điện ảnh, thời sự không, ca nhạc không, không xem bất cứ một chương trình nào khác ngoài phim truyền hình. Một buổi tối mẹ tôi xem bốn bộ phim chiếu vào bốn khung giờ liên tiếp nhau trên Today TV, thành thử, bố tôi muốn xem chương trình khác cũng không được. Bố tôi đi loanh quanh mấy nhà hàng xóm, hoặc hát karaoke, có khi bố hát ở nhà, có khi hát ở nhà người khác. Mỗi lần bố hát ở nhà, mẹ lại nhăn mặt bảo ghét vì ồn quá mẹ không nghe thấy ti vi nói gì. Tôi không thích hát cũng không thích mấy phim mẹ hay xem nên thường lên gác ngồi nghịch laptop. Nhưng bây giờ gác xép đang được che kín cho khỏi bụi nên tôi đành ngồi xem phim với mẹ.

Sáng hôm sau, mới 6 giờ 30 phút thợ xây đã đến làm, tôi bị đánh thức bởi tiếng người nói chuyện và tiếng đi lại, tiếng máy móc. Tôi mở mắt, khó chịu vì mọi thứ, nhưng chợt nghĩ đến cảnh nhàn nhã trước mắt, tôi cố gắng ngủ tiếp. Trước khi chìm vào giấc ngủ chập chờn, tôi còn kịp ý thức được rằng mình đã tốt nghiệp và đang ở quê. Tôi tự nhắc bản thân: mình đang ở nhà.

----------
[1] Một truyện ngắn trong tập truyện Bông hồng vàng và bình minh mưa của Konstantin Georgiyevich Paustovsky.
[2] Câu nói của John Ruskin (1819 – 1900), nhà lý luận nghệ thuật, phê bình văn học và hoạt động xã hội danh tiếng ở Anh. Câu nói này được Paustovsky lấy làm lời đề từ thứ hai cho truyện ngắn Nghệ thuật nhìn thế giới.

 
Chỉnh sửa lần cuối:

ngocnungocnu

Gà trùm
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
11/9/14
Bài viết
5.251
Gạo
1.500,0
Chương 6: Nhà tôi ở làng tôi

Cảnh vật hai bên đường cao tốc không có nhiều thay đổi kể từ khi chiếc ô tô tôi đang đi ra khỏi thành phố Hà Nội cho đến khi về đến mấy xã trong huyện tôi. Những cánh đồng lúa thay nhau hiện ra trước mắt, chỉ có đường chân trời là thay đổi, lúc chỉ là một đường ngang thẳng tắp, lúc lại gấp khúc bởi sự tiếp giáp giữa những đỉnh núi và bầu trời ở phía xa xa. Càng về chiều, ánh nắng càng dịu lại, cánh đồng bị phủ bởi một màu vàng pha lẫn chút cam làm mất đi màu xanh vốn có. Nhìn cảnh vật và màu sắc thay đổi bên ngoài cửa kính ô tô, tôi chợt nhớ đến nhân vật ông họa sĩ với cách ông nhìn cuộc sống xung quanh trong Nghệ thuật nhìn thế giới [1] của K. Paustovsky.

Những màu sắc kia không phải tự nhiên mà có, các sắc độ đậm nhạt được tạo nên bởi những thứ ánh sáng khác nhau, tùy vào vị trí của mặt trời và những đám mây. Thiên nhiên vẫn luôn làm con người ta dễ chịu bằng cách này hay cách khác. Con người dừng lại, sửng sốt trước những cái chẳng đóng vai trò nào trong đời sống của con người: trước bóng phản chiếu không thể nào lấy được, trước những tảng đá dựng đứng mà tay người không thể nào gieo trồng được, trước màu sắc kì lạ của bầu trời. [2]

Tôi thích thú nhìn ngắm mọi thứ lướt qua cho đến khi chiếc ô tô bắt đầu trả khách. Tôi xuống xe ở ngã ba Cát Đằng, cách nhà tôi chừng ba cây số, đợi bố tôi đến đón. Mấy bác xe ôm hỏi tôi về đâu để bác chở, nhưng tôi lắc đầu, nói rằng có người đến đón rồi. Tôi đứng bên lề đường, sát với nhà dân để tránh nắng. Đây là đường quốc lộ nên lúc nào cũng có xe qua lại. Tiếng còi ô tô kêu inh ỏi lẫn với tiếng động cơ, hết xe nọ đến xe kia đi qua và để lại những đám bụi vừa mới bị cuốn khỏi mặt đường.

Bố trong suy nghĩ của tôi là một người cẩn thận và luôn có dự định trước khi làm mọi thứ. Bố là một người nhìn có vẻ ít nói nhưng thật ra không phải vậy, một người có sức chịu đựng tương đối lớn, nhất là khả năng kìm chế bản thân vào những lúc cần thiết. Phương châm của bố là nhỏ nhẹ, từ tốn, không nên hơi một tí là làm ồn lên. Tôi học bố đức tính này mãi mà vẫn có lúc không thực hiện được.

Bố yêu hai chị em tôi theo một cách khác với mẹ. Có thể nói, bố và mẹ như hai cực đối lập vậy. Hai cực đối lập này có một điểm chung duy nhất là không nói những lời yêu thương. Bố thường không nói nhiều, tính toán cho tương lai của chúng tôi và cố gắng thực hiện. Mẹ nói nhiều, đa số là những câu không dễ nghe cho lắm nhưng tất cả đều xuất phát từ sự yêu thương. Nếu bố luôn lo lắng cho cuộc sống, cho tương lai của chúng tôi với những bước đi được vạch sẵn thì mẹ lại chăm sóc chúng tôi theo một cách rất bản năng. Mẹ sẽ làm mọi thứ mẹ cho là đúng, bất kể nó hơi vô lý, thậm chí rất vô lý.

Bố đến đón tôi với bộ quần áo bố vẫn hay mặc để làm. Chắc đang làm, thấy điện thoại của tôi là bố đi luôn, mà thật ra thì lần nào đi đón tôi và em trai tôi bố cũng đều như thế.

Ngồi sau lưng bố trên đoạn đường về làng, lần nào tôi cũng cảm thấy dễ chịu và bình yên. Có lẽ vì tôi sắp được về nhà sau một khoảng thời gian khá dài, vì lại được ở trong sự bao bọc của bố mẹ, vì được đắm mình trong một không gian khác, nhịp sống khác, không vội vã như ở thành phố, và vì mỗi khi về nhà, tôi sẽ không phải suy nghĩ gì cả, chỉ đơn giản là tận hưởng cuộc sống đang trôi qua từng ngày. Với những người phải sống xa nhà như tôi trong bốn năm qua, được về nhà khoảng một hai ngày luôn là một niềm hạnh phúc lớn lao.

Làng tôi là làng nghề chuyên làm đồ gỗ. Nó phát triển nhanh chóng với nhịp sống khá vui tươi chứ không buồn tẻ như một số làng quê khác. Đôi khi tôi thấy sống ở làng còn vui hơn là sống ở thành phố. Tất nhiên, niềm vui đó không giống với niềm vui khi sống ở thành phố được, một niềm vui bình dị, gần gũi khác với một niềm vui được tạo bởi đám đông và mang tính đại chúng. Làng tôi vẫn làm nông, chủ yếu là cấy lúa nhưng đó chỉ là nghề phụ, làm đồ gỗ ra tiền hơn, người làng tôi giàu lên từ đồ gỗ. Nói đến người giàu, làng tôi có nhiều người giàu, đa phần họ là chủ doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh đồ gỗ. Từ khi làng tôi có thêm khu công nghiệp thì số lượng doanh nghiệp tăng lên vù vù, cho đến nay thì tôi cũng không rõ là có bao nhiêu doanh nghiệp nữa.

Người làng tôi thích bàn chuyện thiên hạ, người này dòm ngó chuyện người khác, có khi người trong nhà chưa biết thì người ngoài đã thông tường đầu đuôi cả rồi. Nhưng được cái người ta cũng quan tâm lẫn nhau, lấy chuyện người khác làm chuyện của mình, nên ai cũng biết ai, có sự vụ gì đã có cả làng chia sẻ, không sợ phải cô đơn. Làng tôi khá là rộng, nhiều chuyện, nhiều người tôi không biết.

Về đến nhà văn hóa thôn là tôi có thể nhìn thấy nhà mình. Nhà tôi đang xây tầng hai, để khi cả hai chị em tôi về còn có chỗ ngủ. Nhà tôi vốn rộng chứ không chật chội gì, nguyên nhà tắm đã rộng bằng phòng trọ đầu tiên của tôi trên Hà Nội rồi. Nhưng nhà tôi không có nhiều phòng ngủ, nên mới phải xây thêm. Từ cổng đi vào là một khoảng sân rộng chừng bảy mươi mét vuông, là nơi bố tôi làm việc, bên trên có lợp mái tôn. Đi hết sân là nhà chính có phòng khách và phòng ngủ của bố mẹ, ở quê tôi gọi là buồng, bên trên phòng ngủ này có một cái gác sép. Bên phải sân là dãy nhà được ngăn làm ba, một phòng kê hàng, phía trong là phòng ăn, bếp và phòng tắm. Nhà này gọi là nhà dưới còn nhà chính gọi là nhà trên. Kết cấu nhà tôi là kết cấu hình chữ L. Đi từ phòng khách, qua buồng của bố mẹ là xuống luôn phòng ăn. Tất cả các phòng đều thông với nhau, phòng nào cũng có cửa để đi ra sân trừ phòng tắm và vệ sinh (vì phòng này nằm trong cùng, bao quanh bởi phòng ăn và nhà trên) nên nhà tôi có rất nhiều cửa.

Khi tôi về nhà, việc đầu tiên mẹ tôi làm là nhìn xem nhan sắc của tôi tồi đi hay tốt lên. Mẹ quan tâm đến ngoại hình hơn là những thứ tôi nghĩ trong đầu hay bất kì sở thích nào của tôi. Lần này cũng vậy, tôi vừa mới đặt ba lô lên giường, chưa kịp cởi áo chống nắng mẹ đã cằn nhằn chuyện tôi gầy, không quên kèm theo một hai câu mắng, như là một thói quen trong phát ngôn, không bao giờ mẹ sửa được. Tôi chỉ cười. Tiếp đó là đến tóc tai, mặt mũi, rồi đến cái áo tôi đang mặc. Tôi không cách nào tránh được một trận ca thán nữa, thường là những câu chê nào là tóc xù như tổ quạ, mặt sao đen thế, mặc áo gì mà như con trai… Tôi quen rồi nên cũng kệ cho mẹ nói chán thì thôi, sau đó mẹ sẽ mang lên cái gì đó cho tôi ăn, vì mẹ biết giờ đó tôi hay đói và buổi trưa trước khi ra bến xe tôi thường ăn rất ít.

Tôi vừa ăn bánh vừa lấy cho bố mẹ xem đám giấy tờ chứng nhận công sức tôi bỏ ra trong suốt bốn năm qua, kể lể về hôm tôi bảo vệ khóa luận, hôm chúng tôi liên hoan. Đến khi tôi ăn xong thì bố mẹ đã quay lại với công việc đang dang dở. Tôi xếp gọn lại đống đồ đạc tôi vừa bày ra rồi vào giường bố mẹ ngủ một giấc đến tối.

Tỉnh dậy, tôi thấy đau đầu khủng khiếp, đã 6 giờ tối, mẹ tôi đang quét dọn. Tôi rửa mặt rồi đi quét nhà. Nhà tôi ăn tối vào khoảng 7 giờ 30 đến 8 giờ, tùy thuộc vào việc bố mẹ tôi nghỉ làm sơm hay muộn. Mẹ tôi nghỉ trước, quét dọn nhà cửa, sân với đường rồi nấu cơm, bố nghỉ sau. Lại đang xây nhà nên phải dọn nhiều, nhà tôi ăn cơm muộn hơn, gần 8 giờ mới ăn. Trong bữa cơm, tôi thường ít nói chuyện. Thật ra từ trước đến giờ tôi vẫn ít nói chuyện với bố mẹ. Bố ít nói và tôi cũng ít nói, chỉ nói một vài câu đã hết chuyện. Tôi và mẹ không được hợp nhau cho lắm, nói chuyện vài câu đã như sắp cãi nhau tới nơi, tất nhiên là tôi không dại gì cãi lại mẹ, khi thấy không đồng ý với quan điểm của mẹ, tôi thường im lặng và tìm cách chuồn đi chỗ khác.

Trong nhà tôi, không ai muốn tranh luận với mẹ và cũng không ai mạo hiểm đi làm chuyện đó. Thứ nhất, mẹ tôi rất bảo thủ, luôn cho là mình đúng; thứ hai, có nói cách nào mẹ cũng không hiểu người đối diện đang nói gì, trừ khi diễn ra việc to tiếng. Mẹ tôi lúc nào chả lớn tiếng nhất nhà nên những người khác chỉ biết im lặng lắc đầu hoặc cười trừ trong sự bó tay bất lực. Thỉnh thoảng em tôi có bày tỏ quan điểm và suy nghĩ, mẹ tôi quy luôn cho cái tội cãi lời mẹ. Tôi cười thông cảm với nó, còn nó thì lần sau lại tái diễn, nhưng không quá hai câu là mọi chuyện được nói xong, miễn bàn cãi. Nếu người tranh luận là bố tôi, tình trạng tương tự cũng diễn ra, chỉ khác là sau khi bảo vệ quan điểm đến cùng, mặt của mẹ sẽ nặng thêm một chút và không buồn nói chuyện với bố nữa. Sau từng ấy năm làm con của mẹ, tôi tự biết lượng sức mình, rèn luyện khả năng chịu đựng và rèn luyện đôi tai để nghe chửi cũng không tức. Nhưng cấp độ vẫn ở mức trung bình thôi.

Buổi tối ở nhà tôi thường sẽ mỗi người một nơi. Mẹ ngồi xem ti vi, chỉ xem phim truyền hình, phim điện ảnh không, thời sự không, ca nhạc không, gameshow không, không xem bất cứ một chương trình nào khác ngoài phim truyền hình. Một buổi tối mẹ tôi xem bốn bộ phim chiếu vào bốn khung giờ liên tiếp nhau trên Today TV, thành thử, bố tôi muốn xem chương trình khác cũng không được. Bố tôi đi loanh quanh mấy nhà hàng xóm, hoặc hát karaoke, có khi bố hát ở nhà, có khi hát ở nhà hàng xóm. Mỗi lần bố hát ở nhà, mẹ lại nhăn mặt bảo ghét vì ồn quá mẹ không nghe thấy ti vi nói gì. Tôi không thích hát cũng không thích mấy phim mẹ hay xem nên thường lên gác ngồi nghịch laptop. Nhưng bây giờ gác sép đang được che kín cho khỏi bụi nên tôi đành ngồi xem phim với mẹ.

Sáng hôm sau, mới 6 giờ 30 phút thợ xây đã đến làm, tôi bị đánh thức bởi tiếng người nói chuyện và tiếng đi lại, tiếng máy móc. Tôi mở mắt, khó chịu vì mọi thứ, nhưng chợt nghĩ đến cảnh nhàn nhã trước mắt, tôi cố gắng ngủ tiếp. Trước khi chìm vào giấc ngủ chập chờn, tôi còn kịp ý thức được rằng mình đã tốt nghiệp và đang ở quê. Tôi tự nhắc bản thân: mình đang ở nhà.

----------
[1] Một truyện ngắn trong tập truyện Bông hồng vàng và bình minh mưa của Konstantin Georgiyevich Paustovsky.
[2] Câu nói của John Ruskin (1819 – 1900), nhà lý luận nghệ thuật, phê bình văn học và hoạt động xã hội danh tiếng ở Anh. Câu nói này được Paustovsky lấy làm lời đề từ thứ hai cho truyện ngắn Nghệ thuật nhìn thế giới.
Tỷ ơi, nữa đi tỷ, ngắn quá, em đọc xong rồi.
Mong chương mới của tỷ. :)
 

Linhduahau

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
30/5/14
Bài viết
754
Gạo
500,0
Công nhận chương này hơi ngắn. :) Mới vừa hình dung ra được nhà của "tôi", cũng thú vị phết, miêu tả rất chi tiết luôn. :)) Ba chị cũng ít nói, mẹ lại nói nhiều, có điều họ cũng có điểm chung là thương yêu con cái nhưng không bao giờ nói ra thành lời. :x
 

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.511
Gạo
2.620,0
Tỷ ơi, nữa đi tỷ, ngắn quá, em đọc xong rồi.
Mong chương mới của tỷ. :)
Cảm ơn em đã đọc thần tốc như vậy, chị mới viết xong là đăng lên luôn nên chưa biết mặt mũi chương tiếp theo là gì. Tại mọi người kêu một chương chị viết dài quá nên chương này mới bớt chữ đi một ít. :D
 
Bên trên