Ấp tập viết

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.041
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
Chú ơi, review hộ cháu với: https://gacsach.com/diendan/threads/hieu-thao-va-yeu-nuoc.21868/ . Cô Ai_Sherry đã review rùi nhưng cháu muốn thêm một cái nhìn về truyện ngắn dở ẹc này của cháu
Huhu :< Ui cậu ơi cậu đừng xưng thế :< Tớ còn trẻ lắm huhuhu :<

Bé đọc rùi nhé. Đọc bài cậu thì nghe có mùi kiểu mẩu chuyện giai thoại ngày xưa ý. Giống trong sách giáo khoa mẩu về Tô Hiến Thành, Lãn Ông này. Cũng có mùi kiểu "Đông Chu", kiểu "Tam Quốc", nó hơi lai lái một xíu. Xét chuyện là mẩu giai thoại chẳng hạn, thì tớ không cảm thấy có vấn đề lắm. Kiểu, "ừm, cũng được", còn để tạo bất ngờ thì chưa có tới, thành thử thông điệp đưa ra cũng không khiến tớ bị knock-out. Nếu đặt làm truyện ngắn thì có lẽ là chưa tới mất rồi. Lý do thì tớ cũng đồng tình với chị Ai, từ mảng tình tiết - miêu tả bối cảnh - nhân vật - thoại - từ ngữ đều làm chưa tới để nổi lên nội dung (mà nội dung đã khá quen với nhiều tác phẩm đời trước). Dầu sao, bồ dám viết loại không ai đụng đó là thấy kinh khủng rùi đó :)))))))))))
 

Đỗ Hải Nam

Gà con
Tham gia
9/10/21
Bài viết
12
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
Có vẻ hồi 1 đang muốn giới thiệu về nhân vật "Đặng Thị Huệ" với suy nghĩ "Ta sẽ dùng cái sắc đẹp làm say đắm lòng người và ngất ngây đất trời này để dấn thân vào chốn điện gấm cung son, thâu tóm mọi quyền lực." Tuy thế thì tình tiết lừa Lân đi gặt lúa có vẻ nó hơi không xứng với "kiểu tham vọng" của nhân vật này đặt ra bồ nhỉ? Lúc coi thì tớ chỉ nghĩ Huệ lười thôi, chứ không nghĩ được gì to tát, đến đoạn mà Huệ nói đoạn triết lý cuối có chút "khực" vì không đúng mạch lắm. Cũng không giới thiệu ra chất nhân vật nữa.
Thực ra Huệ muốn em nên người nên mới làm vậy(điều đó được thể hiện ở phần nói sau).
Thoại thì hồn dã sử tớ chưa thấy lắm. Nói sao nhỉ, ý là giọng điệu khoa trương (hơi kiểu "lối ước lệ") làm tớ biết là đây không phải giọng văn của thời bây giờ. Nhưng mà thoại vẫn không có cái hồn chất của dã sử. Tớ cũng không biết là tại vì sao :))))))) Cái này chắc nhờ người viết dã sử có thể sẽ tốt hơn. Còn tớ thì tớ không chuyên nên bảo phân tích chuyên môn nó nửa mùa lắm.
Tớ ko có ý coi đây là dã sử, nhưng trong mục nhà Gác ko có phần lịch sử nên đành nhét tạm vào đây
À cái vấn đề hành động ý, tớ sẽ thêm nhiều hành động hơn, thực tế hơn. Cảm ơn Chanh nhiều! (nhưng tớ vẫn thấy tớ xưng hô sai - "tớ" mới 13)
 

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.041
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
Thực ra Huệ muốn em nên người nên mới làm vậy(điều đó được thể hiện ở phần nói sau).

Tớ ko có ý coi đây là dã sử, nhưng trong mục nhà Gác ko có phần lịch sử nên đành nhét tạm vào đây
À cái vấn đề hành động ý, tớ sẽ thêm nhiều hành động hơn, thực tế hơn. Cảm ơn Chanh nhiều! (nhưng tớ vẫn thấy tớ xưng hô sai - "tớ" mới 13)
Uầy, giỏi thế :> Thế mà mê viết kịch viết sử ghê ta :>>>>
Thui tớ cũng còn trẻ lắm :)))) Thoải mái đi bạn ơi :>>>>>>
 

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.041
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
“Lần đầu gặp gỡ là bất ngờ, là không kịp chuẩn bị mà mắc sai lầm
Chung sống cùng nhau là vô số cuộc cãi vã mà ta phải vượt qua
Nước mắt là khi yêu hận đã khô héo, kết lại thành quả đắng
Tiếc nuối là khúc ca mà cả quãng đời còn lại ta hát mãi không xong”
Cụ Cẩn để chiếc bát xuống dưới mâm, rồi đột ngột nhớ ra nhà đã vắng người lại chậm rãi bám vào tường cất trở lại chạn. Nếu để lại, cụ có lẽ sẽ khó lòng ăn nổi bữa cơm chiều. Những bóng mờ trong ký ức từa tựa âm vọng của đài radio nào không tắt đi nổi, hay một bộ phim rè rè lúc mở lúc không. Giá mà cụ có thể quên đi những ký ức xưa cũ, dù là hạnh phúc hay tầm thường bình dị - mà lúc này đây, đương trở thành niềm tiếc nuối day dứt thăm thẳm; giá mà cụ có thể như vậy, thì hẳn là tốt quá.
- Bà nó thấy tôi thế này chắc đang thích thú lắm ấy nhỉ? - Cụ cao giọng.
Âm thanh loảng xoảng của chạn bát chậm rãi trở về im ắng. Dải đèn chiều ngả bên ngoài cửa để mở, ám mùi nhang vẫn đang thắp trong lễ bốn chín ngày.
- Tôi dọn ra rồi, bà ăn chửa? Nay con Minh nó nấu cơm, kêu mời mẹ về xơi.
- Thế bà nó muốn xem gì? Vẫn kênh cũ hở?
Tiếng độc thoại im lìm trong căn nhà bé mọn ảm xanh bờ tường.
- Ơ hay, sao bà không nói gì? Chọn đi chứ? Không là tôi xem thể thao kệ thây đấy.
Loáng nghe chân chạy của đám trẻ nào roi rói đuổi nhau bên ngoài sân ngõ. Chúng ồn áo và huyên náo tệ. Nghe ríu rít như bầy se sẻ đầu ngày. Hẳn lẽ thế, Cụ Cẩn thôi không nói năng gì cả. Cụ cầm bát, nhẹ nhàng và cơm.
Một nén thở nặng nề chẳng lần ra hơi, lẫn trong âm vang của đóm nhang đã tàn nguội lạnh.
***
“Khi người bị vận mệnh trêu đùa hết lần này đến lần khác
Thì người đã cất giữ được bao nhiêu lời tâm tình cảm động rồi?
Một nửa là cuộc đời nở hoa
Một nửa là trở thành bùn cát
Nhưng chúng đều từng tô điểm cho tuổi trẻ của người”
***
Đã nhiều năm không ai gọi bà Cẩn là cô Hoài. Cô Khương Hoài nhà cụ Tô Ngọc, thầy đồ nho kì cựu trong làng. Đã rất lâu, mà có khi người ta đã quên hẳn cái nghĩa tên tròn vẹn đấy cho tới ngày viết cáo phó.
“Nếu em lấy anh, em sẽ khổ.” Anh Cẩn nắm đôi tay của cô Hoài, mắt đăm đăm nhìn về phía con sông dài bên ngõ.
“Khi nào thì anh định đi?”
“Có lẽ là tới tháng sau.”
“Em sẽ đợi. Nhớ viết thư gởi về.”
Nụ cười hiền của cô Hoài, làm lộ ra đôi lúm đồng chinh dưới khuôn cằm đầy.
“Em không đợi được thì anh phải làm sao?” Anh Cẩn nhìn người yêu, vẻ kìm nén mà sốt ruột buột miệng.
Cô Khương Hoài vẫn tủm tỉm, chẳng nói chẳng rằng mà rụt tay mình giữa đôi bàn tay của anh thanh niên nọ, chạy thẹn về nhà.
*
Trước ngày anh đi, cô Khương Hoài lén đeo một chiếc nhẫn cỏ, ấp trên một bờ vai nào mà thề. Lời thế cuốn tơ trời kéo đến ba, bốn năm sau, để rồi đem tên cô đi mà đặt vào đó một danh xưng khác khi bước vào nhà “người ta”: Cô Cẩn.
*
“Cô Cẩn! Cô Cẩn! Cô Cẩn ơi! Lại mà xem anh nhà làm sao mà bị lũ chúng nó đánh cho bầm dập kia!”
“Dạ? Dạ, dạ, dạ! Dạ, bác đợi, em ra ngay đây! Rõ phải tội chửa?”
Ra tới đầu ngõ, thoáng nghe tiếng anh Cẩn đang chửi đổng đứa nào.
“Cha bố chúng mày! Chúng mày im ỉm ìm im! Một ruột một lứa! Tao bộ đội đây! Tao thương binh đây! Cha bố cái bọn nợ đời!”
“Tao sẽ chém chết cha cái thằng nào … Cái thằng nào…”
“Ôi mình ơi!”
Tiếng cô Cẩn vang trong âm thanh của đám đông lộn xộn. Trời sáng bảnh mà mắt anh Cẩn chỉ thấy tối sầm trên gương mặt tròn dìu dịu.
“Ôi nhà nó ơi!” Tiếng anh rưng rức. “Chúng nó lừa… lừa tôi rồi.”
Anh Cẩn mất danh bộ đội, không có lương trợ cấp, lầm lũi ở nhà chăn lợn, chăn gà, lại ngặt tao đoạn bao cấp nuôi gia cầm gia súc phải trốn chui trốn nhủi. Người ta gọi là “phường buôn manh bán thúng”, cái “phường dân chợ”. “Người ta cười vào mặt tôi thối mũi mất thôi!”, tiếng anh Cẩn lẩm bẩm trong những đêm thanh cô Cẩn nép vào ngực anh thủ thỉ vỗ về. Kể tự đấy, anh Cẩn sinh thói rượu chè, mà trong lúc rượu chè lại không kiềm cản nổi lòng vũ phu. Độ mấy năm đó, cô Cẩn cũng vì thói của anh mà làm sảy mất hai đứa con đầu.
“Thôi u nó im đi!”
“Ôi… Con ơi… Lỗi tại u... “
“Tôi bảo u nó im đi! Tôi cũng nhức hết cả đầu đây!”
“Là tại u… Là tại u… Ôi con ơi!”
Tiếng cô Hoài cứ rưng rức. Ngôi nhà nằm nào xây trước những năm chiến tranh, xây bằng mộng tưởng bên bờ sông, rốt ráo chỉ còn lại những ảm đạm ê chề phủ phục tan nát. Anh Cẩn dợm bước ra khỏi nhà, nắm chặt tay cắn răng bỏ đi. Cũng ngày hôm đó, anh ăn nằm với cô đào Mận người xóm trên. Lòng cô Hoài theo tiếng đồn đại vang khắp xóm, nguội lạnh từ đó.
*
“Tôi xin mình nó, mình đừng bỏ tôi. Tôi xin mình, mình đừng bỏ tôi.”
Tháng mười trời trở rét ngọt. Người ta thấy cô Hoài tay xách nách mang bao lớn bao nhỏ bước ra ngoài.
“Em với anh còn duyên, còn nợ. Số con cái thôi thì cũng tận.” Mắt cô Hoài lạnh căm căm. Rồi lại tiếng thở uẩn ức não nề. “Em về nhà thầy u ít hôm. Anh cứ bỏ tay em ra.”
Mặt anh Cẩn lúc này đã xám ngoét cả. Thường cô Cẩn lâu nay đã không còn xưng “anh - em” với anh như dạo thời còn yêu nhau. Chả lẽ…
“Thôi mình ơi! Tôi xin mình! Mai tôi xin theo mình về đằng ngoại. Tôi xin mình! Mình ơi! Ôi mình ơi! Mình nỡ lòng nào…”
Thế là cô Cẩn bỏ về nhà cụ Tô Ngọc nhận lời đay lời nghiến. Cô cũng rõ, mình chỉ đang trốn, đang rời khỏi cái lồng cũ mà nhịn nhục ở cái lồng khốn khổ mới mà thôi, nhưng cớ sao cái lồng cũ, cái lồng đã trói rịt cô từng ấy năm lại chẳng chịu biến mất thế? Mặt anh Cẩn vẫn cứ hiển hiện về, lần giữa những hạnh phúc và tan nát. Hay anh Cẩn của cô đã chết mất rồi? Chết sau những năm binh lửa nơi đất Lạng? Cô Cẩn không khóc lấy một giọt nước mắt nào. Nỗi buồn tái tê như cái rét cắt da cắt thịt xóm Ao Dài lầm lũi những kiếp người.
“Đã cạn cả rồi.” Cô thẫn thờ trông lửa bập bùng bên bếp. Cái ấm sừng sực nơi củi khô chẳng làm cháy trong cô chút tàn dư nào.
*
“Con xin thầy! Cho con gặp nhà con!”
Đám đông xì xào trước nhà cụ giáo Ngọc. Bên trong, cụ giáo đứng lạnh nghiêm mặt, mới hôm trước thấy cụ vẫn đang diếc móc cô Cẩn mà nay lại trông biểu hiện tối sầm lạ quá.
“Đấy! Nhà cụ Ngọc thật tình … Đúng cái số cái kiếp thật! Thôi thì trai tráng, ăn nằm với đàn bà rồi cũng phải về nhà cả thôi. Bác nói có phải không?”
“Chưa biết được. Mấy lời ngon ngọt, thằng nào chả nói cho rõ hay. Chỉ tội thân cô Cẩn nhà cụ Ngọc thôi. Đợi thằng Cẩn cũng ba năm chứ ít gì, mấy năm nay lại sảy thây cả hai đứa. Chị thử hỏi xem thế thì sống làm sao?”
“Ôi, chứ chị ơi! Cái phận đàn bà là nó phải thế. Một điều nhịn là chín điều lành. Kể ra con nhà cụ Ngọc cũng kinh thật, dám bỏ hết về nhà thầy u…”
“Lại chả? Thế là bác đây lại không nhớ, trước cô Hoài “Chinh” vốn nổi danh giấu bộ đội suốt đấy thôi. Lũ bọn nó dí cả họng súng vào mồm mà vẫn cười lộ hai lúm đồng chinh dỗ ngọt. Bác không nhớ à? Chả thế mà …”
Lúc này thì nhà cụ Ngọc đã mở cửa, tiếng sướt mướt của anh Cẩn vẫn vọng cả ra ngoài.
“Nhưng nói thật, không thằng đàn ông nào dám lạy lục như thằng Cẩn này đâu. Phải như đằng nhà tôi”, tiếng chẹp miệng tiếc rẻ, “thì có trời sập.”
Độ dăm ngày sau, anh Cẩn xun xoe đi đằng sau rước cô Cẩn về nhà. Chàng ta nói gì thì người ta không hay, chỉ thấy má cô Cẩn phơn phớt hồng, lẽ do nẻ hanh hay vì điều gì thì có giời mới rõ.
Rồi cuối năm đấy, cô Cẩn sinh thằng cu mẹ tròn con vuông, đặt tên là Bình.
Ai mà ngồi rảnh bên đoạn xóm chợ hồi đó, hẳn vẫn nghe cô rủ rỉ với đứa con bé bằng con chó con mới đẻ.
“Bình của u ngoan. Ừ, ừ, u thương em, u thương em nhờ? Ừ, em của u ngoan, chuyện khó nhiều là chuyện nhỏ, chuyện khó ít là chuyện to. Em của u ngoan, u thương, u thương.
***
“Năm tháng thúc giục người và tôi đến bạc cả mái đầu
Phải chăng người vẫn đau khổ chờ đợi ai đó hay không?
Ngọn gió này vẫn thổi
Cơn mưa này vẫn rơi
Người ấy rồi sẽ đến
Đón người về nhà thôi”
***
Ông Cẩn tự hỏi những năm tiếp theo mình sẽ sống thế nào. Ông đã tưởng như cái chết của bà Cẩn sẽ chỉ như biến mất của một bóng hình, nhưng vẻ như có nhiều thứ đã đi theo cùng xuống nấm mồ hôm đó. Cả một đời ông đã yêu một người, xây dựng gia đình với người đó, và con cái ông giờ đã sống một cuộc sống độc lập so với ông. Tình yêu của ông Cẩn vẫn sẽ tiếp tục khi bà Cẩn qua đời chứ? Ông Cẩn không biết được. Suốt những năm dài đằng đẵng, chuyện to chuyện nhỏ nơi căn gác đôi người bắt đầu, để cuối cùng đây, ông Cẩn nhận lại gì? Ông Cẩn không biết được.
Cái áo len xám màu lông chuột của Đức cũ vẫn xếp gọn nơi trái giường.
- Này! Sao bà không mắng tôi chưa dọn giường?
- Hay ra bà lại lang chạ với thằng nào hả?
- Tôi mà biết bà bỏ tôi sớm thế này, tôi lấy quách cô Mận, thèm mà rước bà về.
- Ơ, thế mà nay lại không nói gì à?
Kỷ vật của bà Cẩn đã nhập quan cả. Đi theo gương mặt thanh thản của bà, theo cái vỗ tay ủ rũ của bà an ủi ông lúc lâm chung. Ấy thế, ông Cẩn không sao xóa đi những dáng hình vẫn đang hiện hữu ngay lúc này. Cái dáng cặm cụi của bà nơi căn gác nhỏ ông đã quen bao lâu này. Ông tưởng mình đã khóc đủ cho nỗi buồn thương trong suốt ba ngày bên linh cữu. Ấy thế mà không. Nỗi buồn trải dài và tách bạch với cuộc sống hiện thời. Một nỗi đau âm ỉ, mỗi nỗi tiếc thương hèn mọn tầm thường, khi bà Cẩn đã đem theo một ông Cẩn của bà xuống nấm mồ còn xanh ngọn cỏ. Lúc này đây, ông lại loay hoay trong những gương mặt người ngờ ngợ, thấy mình đã bị đẩy ra ngoài rìa vực, một rìa vực đơn côi cô độc. Vì rằng, quá khứ của ông đã bỏ ông mà đi rồi.
- Bà với tôi là bao nhiêu năm rồi bà Hoài nhỉ?
- Đấy, còn mình tôi nhớ nổi tên bà chứ đùa?
- Cơ mà bà với tôi là bao nhiêu năm rồi bà Hoài nhỉ?
Vẫn như lệ, chẳng ai nghe thấy tiếng đáp trả lời cụ Cẩn. Chỉ loang loáng trong căn nhà đôi khi có vài trung niên dạm bước quay về hỏi han đôi câu, bóng người đã đi gần thế kỷ, đã qua những mặt trận khói lửa, qua những tầm thường bé mọn đời người, nay lặng lẽ như một mạn sông, êm đềm giấu những sóng xô trong lòng.
Quá khứ của Người cứ thế bỏ Người mà đi.
( Lời bát hát: Đợi, Mao Bất Dịch, Dừa Dã dịch)
 

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.041
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
Thôi xong khum viết được ối dồi ôi khócccc

Dòng ánh sáng rẽ qua tầng trời, cắt vòm thanh thiên lớp lớp bờ sóng mây xô về phía mạn trái. Những dải nắng dích dắc tựa như đường sét kéo dài bên bờ chân trời đằng Đông đến khu rừng mạn suối này.


  • Chị ơi! Chị coi kìa! - Sóc Amanda reo giọng hướng về phía chân trời hãy còn ảm màu xanh trong. - Sao Mai mà Mẹ đã kể đó!

  • Nhanh tay lên đi! Mày đứng có tớn lên nữa bé con mơ mộng ạ.

Con bé nghe xong lập tức rũ cả vai, lườm về phía chị mình rồi huých tay đẩy mông của dáng người đáng ghét bên cạnh


  • Hừ!

Cái đẩy bất ngờ khiến đống hạt dẻ nho nhỏ Chị Sóc kiếm cả sáng đổ rào xuống phía những tầng lá rụng.


  • Amanda! Mày... !

  • Ble!

Chị Sóc nghiến răng ken két nhìn đứa Sóc Em Út đã nhanh chân chạy phắt lên phía trên tổ.


  • Mẹ ơi! Chị Smith định đánh con!

  • Nào! Smith! Không được đánh em nghe chưa?

Giọng bà Saliran từ tốn cẩn thận lựa hạt bên trong tổ, phát ra phía ngoài.


  • Mẹ! - Smith gào lên - Nó làm đổ hết hạt dẻ của con!

  • Tại chị khích đểu con trước chứ !

Lúc này đây thì ở phía xa đã nghe tiếng cười khanh khách.


  • Ôi hai công nương của tôi ơi, - Giọng trầm ấm của Sóc Bố - Nào, mau qua đây giúp tôi chút nào!

Amander thận trọng lườm chị Smith. Cái đuôi nó cong tớn lên, chỉ chờ đằng kia phát động là nó sẽ đập một cách không thương tiếc. Con bé nhón chân chạy về phía bố đang dỡ những nhánh cây to nhỏ xen kẽ.


  • Sao bố lại đem nhiều về thế ạ?

Bố Dylan chưa kịp trả lời thì giọn mẹ đã vang từ phía trên.


  • Anh có kiếm thêm củi cho chị Gõ Kiến nhà bên không? Chị Gõ Kiến gãy cánh phía bên trái rừng đó.

  • Có chứ! Nhưng xem chừng nhóc Sóc gần phía tổ trú đông nhà mình cũng cần giúp đỡ kha khá, nên anh mang nhiều hơn một chút.

  • Bố ơi năm nay anh Grilenad sẽ về chứ ạ?

Tuy vậy, chưa kịp để bố trả lời xong thì Amander đã vội chỉ tay về phía bầu trời đã sáng hửng. Áng hồng đào nhuộm nửa khung trời xanh trong khi dải mây kéo nơi mạn chân trời xa tít tắp.


  • Bố ơi! Đẹp chưa kìa! Nhưng Sao Mai đã biến mất rồi. - Nhóc con có vẻ buồn.

  • Ừ! Đẹp ha! Thời tiết này đúng là thích hợp để làm việc, bé con của bố mau đi giúp chị và mẹ nhặt hạt dẻ đi nào!

  • Ui chao! Giờ này thích hợp nhất để ngủ bố ạ! - Chị Smith nói chen vô trong khi lúi húi nhặt đồ.

  • Hừ! Bố xem chị ta kìa! - Nhóc Amander cáu kỉnh - Đúng là đồ đáng ghét!

  • Ble! - Chị trề môi - Ít nhất thì tao có làm việc nha bé con mơ mộng!

“Một ngày lại tới nữa rồi! Không biết Sao Mai đã đi đâu thế nhỉ?” Amander tò mò nhưng cũng nhanh chóng quên mất tiêu câu hỏi mà chăm chú nhặt hạt dẻ với chị Smith.
 

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.041
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
Tôi dợm bước vào Hành Lang Ý Thức lần thứ hai sau khi trượt khỏi từ toa đầu tiên. Chúng hơi ồn ào. Ý tôi là những toa tàu ở mạn trái bên Hành Lang. Gương mặt người ngờ ngợ lẫn trong âm vọng huyên náo xáo động. Có lẽ tôi đã nhìn thấy ở đâu đó, vì đôi nét dung nhan vẫn còn được tạc rõ; chỉ có điều tôi không sao nhớ nổi họ vốn ở cảnh quay nào. Cạnh cô ả đang đọc báo bên cửa sổ trông ra ngoài, là một người đàn ông không có mặt. Lẽ ký ức tôi đã không ghi nhớ anh? Ấy thế, bằng cách này cách khác, anh ta vẫn đang sống trong Hành Lang Ý Thức của tôi. Thật kỳ lạ! Hoặc cũng có thể tôi đã từng nảy lòng đố kị với bộ vest sặc mùi tiền ấy. Tôi đi chậm và tiếng bước chân chỉ âm thầm vang lên tựa tiếng kim đồng hồ gõ bên bờ không gian.


Càng đi sâu về phía những toa dưới, đám đông người-người đã thưa dần. Tôi đồ rằng đôi người lạ ban đầu là nảy từ trí tưởng tượng hạn hẹp của tôi. Bởi lẽ từ toa thứ tư, thứ năm trở đi, không chỉ quen thuộc mà cảnh trí từng toa đã đóng hẳn thành khung quay sắc nét. Theo như lời chỉ dẫn của anh chàng soát vé trước đấy, tôi đi tới cuối Hành Lang và tìm một toa không có người để ngồi. Nắng đã hửng, đổ óng qua kính chắn, thơm ấm mùi hanh hao trên mu bàn tay thoáng nhăn nheo lẫn đốm đồi mồi. Ngước nhìn qua ô cửa, cảnh vật xô ép thành những dải màu tua nhanh đến chóng mặt. Lẽ vẻ là vùng nông thôn vắng người. Tôi tự nhủ mình đó không phải là nơi tôi bắt đầu khi đi tới Hành Lang này - một nơi chốn tựa như đã thuộc về 20 năm quá vãng.


Lặng im tôi ngồi chờ. Chờ điều gì thì không rõ, nhưng đích xác tâm trạng là đang ngồi chờ.


Tôi đã đi tới tận đây, còn là lần thứ hai, hẳn phải có điều gì đó: một đầu mối, một chìa khóa, một câu trả lời? Tôi không rõ, nhưng phải có điều gì sẽ trả đủ trên lòng bàn tay này, bằng xương bằng thịt cho mọi tâm tư và hành động đó. Buộc lòng phải vậy.


Âm thanh huyên náo dần chìm vào im lìm khi toa tàu đi qua một đường hầm tăm tối. Nắng kéo rạt thành vạt chéo rồi tắt hẳn trên bờ ghế ngồi. Tiếng động cơ chậm chạp đi sâu trong bóng tối mịt mù. Thoáng mùi ẩm thấp không rõ từ đâu - tôi không rõ từ đâu thật, vì cánh cửa hoàn toàn đóng kín - ngập ngụa trong không gian toa tàu.


Tiếng bước chân.


Nhẹ thôi, nhưng tôi hoàn toàn rõ rệt chúng.


“Soạt!”


Bóng tối vẫn im lìm ịn trong không gian và lần nữa mùi ẩm rêu phong cứ ám lấy tôi đến mức buồn nôn.


Không có tiếng động nào, tôi chỉ nhờ nhợ thấy một vùng “có người” phía đối diện. Một thân ảnh lờ mờ trong bóng tối và tôi không sao nắm bắt cho rõ rành hương vị. Không có tính định danh trong dáng hình đó: Quen thuộc ấp trong xa lạ hững hờ. Một hành khách khác, một kẻ lãng du vô phương, hay đó là một bóng nhờ của quá khứ của tôi còn vương lại? Tôi không rõ.


“Tôi là thứ anh chờ đợi.”


Im lìm. Lời nói kia không phát ra tiếng, chúng tới từ bên trong, bên trong của Hành Lang Ý Thức. Một câu truyền tải không rõ rành ngôi xưng “tôi” là ai, cái gì, đặc điểm. Hoàn toàn không, tôi như thể đang nói với một cái gối, một cái ghế bành, hay thậm chí, mỉa mai hơn, đó có thể là chính mình.


Lẽ thế tôi không trả lời. Tiếng động cơ rền rĩ kéo những vạt nắng. Thân người đó đứng dậy, trong ánh sáng lờ mờ bên kia hầm tối, bóng bờ vai trần mảnh khảnh khuất sau cánh cửa đã đóng lại. Nửa gương mặt nghiêng lặng lẽ liếc qua tấm cửa ngoài toa tàu. Một ký ức tang thương vụt qua trong khắc tàn những buổi chiều nhuốm màu xa vắng.


Đó là Ánh.

Bé có lẽ đã vô tình cắp hồn nét từ bộ nè ~ :<<< Sori bạn tác giả nhé :< Huhu :< Tui hơi tiếc xóa bài vì dạo này viết đã tệ gồi :< Nên cho mình xin tí ké hơi hen :<<<< https://www.wattpad.com/story/125761875-tr%C3%B4i
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tsa2012

Gà cận
Tham gia
17/3/20
Bài viết
510
Gạo
8,0
Re: Ấp tập viết
Dáng vẻ ấy, trời ngả hồng, nét hồng ửng đỏ khi ông mặt trời còn lưu luyến bên đường chân trời, lom nhom, rụt rè, men theo bờ rào... (tsa)

***

... nhàn nhạt đâu đây, bân quơ, lơ đãng. Khoảng trống rộng lớn vô ngần trước mắt, khoảng trống bao la ấy, nối trời liền với đất, đủ rộng để gió nô đùa, từng đợt.
Phía trước, nhìn về xa xa, đường chân trời đến gần trước mắt. Từng cành cây ngọn cỏ, nối tiếp nhau, xen lẫn nhau, kéo dài tít mắt. Những chiếc lá, cành cây đâm thẳng vào không gian, lên xuống phập phùng trong gió, ào ào lướt qua đáy mắt, để lại một màu xanh.

Đã lâu rồi phải không?

Cơn gió thổi nhẹ bên người sao quyến luyến, vuốt ve tấm thân gầy. Mắt khép hờ, nhẹ nhàn, hít thật sâu, đâu đây mùi ngọt lành vấn vươn trong khoang mũi, phải chăng vị thanh đạm của cỏ cây.
Rung rinh bờ mi, mở mắt ra nhìn khung cảnh bao la phía trước. Cánh đồng chập chùng lên xuống trong gió, những chiếc lá nối tiếp nhau lắc lư kéo dài về phía xa.
Gió vẫn thổi, từng đợt, gió nhẹ vuốt tóc mai. Trời đã ngả về tây, án mây hồng rạng một góc trời, tia nắng vàng rơi vãi trên những đám mây giữa trời. Loáng thoáng, một bóng hình bé nhỏ bồng bềnh trước mắt. Bóng hình bé nhỏ lững lơ bay trong gió, lướt nhẹ giữa khoảng không giữa trời và đất.

***

Gió nhẹ phất qua, cành lá lắt lư, đấy lên cơn sóng, từng đợt, chập chùng. Ánh nắng dần phai, màu của hoàng hôn, giữa đất và trời.
Cơn gió nhẹ, bay nhẹ qua, ngang qua bên người. Gió nhẹ bay, bay đến bên người. Bông bồ công anh bay trong gió, bông bồ công anh bay trong gió. Gió nhẹ bay, tay nhẹ vươn tay. Bông bồ công anh bay trong gió, nhẹ bay...
 

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.041
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
Dáng vẻ ấy, trời ngả hồng, nét hồng ửng đỏ khi ông mặt trời còn lưu luyến bên đường chân trời, lom nhom, rụt rè, men theo bờ rào... (tsa)

***

... nhàn nhạt đâu đây, bân quơ, lơ đãng. Khoảng trống rộng lớn vô ngần trước mắt, khoảng trống bao la ấy, nối trời liền với đất, đủ rộng để gió nô đùa, từng đợt.
Phía trước, nhìn về xa xa, đường chân trời đến gần trước mắt. Từng cành cây ngọn cỏ, nối tiếp nhau, xen lẫn nhau, kéo dài tít mắt. Những chiếc lá, cành cây đâm thẳng vào không gian, lên xuống phập phùng trong gió, ào ào lướt qua đáy mắt, để lại một màu xanh.

Đã lâu rồi phải không?

Cơn gió thổi nhẹ bên người sao quyến luyến, vuốt ve tấm thân gầy. Mắt khép hờ, nhẹ nhàn, hít thật sâu, đâu đây mùi ngọt lành vấn vươn trong khoang mũi, phải chăng vị thanh đạm của cỏ cây.
Rung rinh bờ mi, mở mắt ra nhìn khung cảnh bao la phía trước. Cánh đồng chập chùng lên xuống trong gió, những chiếc lá nối tiếp nhau lắc lư kéo dài về phía xa.
Gió vẫn thổi, từng đợt, gió nhẹ vuốt tóc mai. Trời đã ngả về tây, án mây hồng rạng một góc trời, tia nắng vàng rơi vãi trên những đám mây giữa trời. Loáng thoáng, một bóng hình bé nhỏ bồng bềnh trước mắt. Bóng hình bé nhỏ lững lơ bay trong gió, lướt nhẹ giữa khoảng không giữa trời và đất.

***

Gió nhẹ phất qua, cành lá lắt lư, đấy lên cơn sóng, từng đợt, chập chùng. Ánh nắng dần phai, màu của hoàng hôn, giữa đất và trời.
Cơn gió nhẹ, bay nhẹ qua, ngang qua bên người. Gió nhẹ bay, bay đến bên người. Bông bồ công anh bay trong gió, bông bồ công anh bay trong gió. Gió nhẹ bay, tay nhẹ vươn tay. Bông bồ công anh bay trong gió, nhẹ bay...

Nay chú lại tạt qua ấp tui chơi đó hử :>>>>>
 
Bên trên