Re:
Ấp tập viết
Hầy, một em nháp lần nữa lại bị xé, thôi thì cho em lên vì em xinh, hứa hẹn một ngày nào đó sẽ lôi em ra cùng với chuyện, với mèo - bà bói, với cả ứng dụng nữa nhé :<
01. “Động vào ai thì động, chớ có động vào ông cá đá.”
Tại làng Nho Lâm, Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, người ta vẫn truyền nhau về giếng cổ đã phát tích, nơi ông cá đá đội khánh cõng hồn Trương Ba nhập xác anh hàng thịt, rồi theo dòng sông Cốc mà chững lại tại đây đến cả ngàn đời.
“Cậu nên nhớ cho. Đã bốn lần! Phải, bốn lần có bọn cẩu trộm mà nó đã gãy cẩu cả bốn.”
Lão Biền lẩm bẩm khi dắt tôi xuôi về đền Thiên Đế dưới làng Liêu Hạ. Giọng lão khàn đặc, tỉ tê một câu chuyện nghe như hũ rượu mơ đã ủ men dưới dặm bùn không phải chỉ nên bởi một mình tay lão.
“Nói về tích Trương Ba, tôi cũng chỉ được thuật lại từ người xưa trong làng. Đó là cái hồi làng còn thưa mấy mái nhà gianh, có cái nứa, vài cột kèo chống là thành chốn trú tạm, lấy đâu ra mái ngói với mái tôn như bây giờ. Từ cái hồi danh thị xã ấy, khi gánh nước qua bờ ao ngoài ruộng kia, người ta đã nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần tích truyện cổ gắn chặt với nơi địa linh này. Người ta kể rằng, Đức Đế Thích xưa cảm mến tài chơi cờ của Trương Ba mà để cho chàng sống lại. Ngặt nỗi, người chết cũng đã một tháng, xác cũng đã bốc mùi thối rữa. Ngài bèn tìm cách để hồn Trương Ba nhập về xác anh hàng thịt mới mất ở xóm cạnh bên. Chuyện lạ đến tai quan, phải nhờ quan trên xét xử cho rõ. Khi quan phân xử lại lấy làm bối rối: quả thực anh hàng thịt sống lại, nhưng nói tới mổ lợn thì lúng túng, nói tới chơi cờ thì thực nước cờ không ai bì kịp. Lại hỏi cung với hai người vợ, câu trả lời nào cũng khớp với người vợ của Trương Ba, quan phán anh hàng thịt về nhà Trương Ba, người vợ hàng thịt vì thế mà chịu cảnh mất chồng . Dấu triện đỏ từ thời nhà Lý, đời vua Long Thụy năm thứ hai, nay vẫn còn ghi chép lưu giữ lại.
Dân gian về sau, mới tụng truyền câu “Hồn Trương Ba da hàng thịt” là vì lẽ ấy. Nhưng thường, người ta chỉ nghe có tới đó, chứ không biết chuyện về ông thần cá đá linh thiêng tại làng Nho Lâm. Ông cá đá đã đội khánh đá, cõng hồn Trương Ba trước cửa đền Thiên Đế, rồi quay đầu xuôi về dòng sông Cốc. Tới giếng làng Nho Lâm thì chững lại, ẩn mình tại đó tới nay. Nếu có dịp rửa mình cho ông, hẳn anh sẽ thấy tích xưa vẫn còn.”
Lão Biền chỉ tôi rẽ vào một lối ngõ nhỏ. Tôi vẫn nhoẻn miệng cười lấy lệ với lão. Ấy vậy, giọng lão lần này hơi đanh lại, men theo tiếng gió chập thu hun hút thổi.
“Anh phóng viên này, anh đừng cười trộm. Nếu cho là lời lẽ điêu toa hay mấy điều mê tín của kẻ già cả lẩm cẩm, thì xin anh về cho, chớ có nghe thêm.”
Tôi im bặt rồi vội vàng giải thích với lão. Gương mặt vuông chữ điền, làn da nhăn nheo, dày dạn có phần thô kệch của người đàn ông chừng ngoài sáu mươi, lúc này mới giãn ra. Ánh mắt xa lạ thị uy của lão cũng cụp lại, lia về hướng một ngôi đền xa xa. Lão rảo bước nhanh, sớm đã nghe tiếng lạch cạch mở khóa cổng đền. Giọng lão lần nữa lại đùng đục, tựa như rẽ sương mà trông về cõi mạn nào.
“Đền Thiên Đế thờ thần Đế Thích, bắt nguồn từ cái am cổ mà vợ chồng cụ ông, cụ bà Trương Ba dựng lên, ai cũng biết cả. Tích truyện đã đồn thổi xa khỏi cả cái làng Liêu Hạ hèn mọn này. Hẳn anh cũng biết. Tôi giữ phận canh đền suốt chục năm nay, lắm phen người qua kẻ lại cứ phẩy tay mà bỡn cợt: “Dào ôi! Cổ tích huyễn hoặc, dăm lời bịa đặt của mấy tên rỗi hơi, rảnh nghề. Phải có ông cá thật, thì tôi cũng xin ông cho cưỡi nhờ mấy hôm đi mây về gió.” Ấy thế, cứ ai cất lời nhạo báng, tất gặp họa. Tôi nói trước cho anh biết thế. Cụ Trương Ba là có thật, không tin anh cứ về lần mò tra cứu. Ông cá đá làng chúng tôi cũng là có thật, mà ông còn rất thiêng. Động tới ai thì động, chớ có động tới ông cá đá.”
Lão Biền mở cổng đền, tôi cũng nhanh nhẹn dạ vâng sát theo sau. Do đi từ sáng sớm, nên khi tôi tới, đền vẫn đương buổi ban mai, nắng chưa lấy làm gắt hẳn. Trời tang tảng sáng trải lên tứ trụ ngoài cổng xây bằng gạch sơn trắng đã ẩm mùi rêu phong. Hai trụ lớn ở giữa tạc trên đỉnh đôi con nghê vào chầu. Phía bên trong không khác so với những miếu thờ tôi có dịp ghé qua, bức hoành phi sơn son thếp vàng, với mấy câu đối gỗ chữ Hán, chữ Nôm treo trên các các đại trụ lớn trong đền, đằng ngoài sân lại chăng thêm một hàng phướn nhỏ, phướn to với cắm đôi cờ ngũ sắc trên mái đền.
“Mà cậu này, nói chứ”, mắt lão Biền lúc này đảo liến láu, “Chuyện này chỉ có người làng tôi mới rõ. Nhưng quả thực, không phải chỉ có chuyện Đức Trương Ba…”, giọng lão đã đè thấp hẳn xuống. “Trước đã có hai nhà này, phải, phải, cũng lâu lắm rồi, không chỉ có hồn Trương Ba, ông cá đã từng …”
Lão Biền nhỏ giọng. Gió heo may hun hút cả lạnh, mùi âm ẩm của đất ám sâu trông âm kể của người đàn ông đã sống qua quá nửa thế kỷ.
Tại làng Nho Lâm, Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, người ta vẫn truyền nhau về giếng cổ đã phát tích, nơi ông cá đá đội khánh cõng hồn Trương Ba nhập xác anh hàng thịt, rồi theo dòng sông Cốc mà chững lại tại đây đến cả ngàn đời.
“Cậu nên nhớ cho. Đã bốn lần! Phải, bốn lần có bọn cẩu trộm mà nó đã gãy cẩu cả bốn.”
Lão Biền lẩm bẩm khi dắt tôi xuôi về đền Thiên Đế dưới làng Liêu Hạ. Giọng lão khàn đặc, tỉ tê một câu chuyện nghe như hũ rượu mơ đã ủ men dưới dặm bùn không phải chỉ nên bởi một mình tay lão.
“Nói về tích Trương Ba, tôi cũng chỉ được thuật lại từ người xưa trong làng. Đó là cái hồi làng còn thưa mấy mái nhà gianh, có cái nứa, vài cột kèo chống là thành chốn trú tạm, lấy đâu ra mái ngói với mái tôn như bây giờ. Từ cái hồi danh thị xã ấy, khi gánh nước qua bờ ao ngoài ruộng kia, người ta đã nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần tích truyện cổ gắn chặt với nơi địa linh này. Người ta kể rằng, Đức Đế Thích xưa cảm mến tài chơi cờ của Trương Ba mà để cho chàng sống lại. Ngặt nỗi, người chết cũng đã một tháng, xác cũng đã bốc mùi thối rữa. Ngài bèn tìm cách để hồn Trương Ba nhập về xác anh hàng thịt mới mất ở xóm cạnh bên. Chuyện lạ đến tai quan, phải nhờ quan trên xét xử cho rõ. Khi quan phân xử lại lấy làm bối rối: quả thực anh hàng thịt sống lại, nhưng nói tới mổ lợn thì lúng túng, nói tới chơi cờ thì thực nước cờ không ai bì kịp. Lại hỏi cung với hai người vợ, câu trả lời nào cũng khớp với người vợ của Trương Ba, quan phán anh hàng thịt về nhà Trương Ba, người vợ hàng thịt vì thế mà chịu cảnh mất chồng . Dấu triện đỏ từ thời nhà Lý, đời vua Long Thụy năm thứ hai, nay vẫn còn ghi chép lưu giữ lại.
Dân gian về sau, mới tụng truyền câu “Hồn Trương Ba da hàng thịt” là vì lẽ ấy. Nhưng thường, người ta chỉ nghe có tới đó, chứ không biết chuyện về ông thần cá đá linh thiêng tại làng Nho Lâm. Ông cá đá đã đội khánh đá, cõng hồn Trương Ba trước cửa đền Thiên Đế, rồi quay đầu xuôi về dòng sông Cốc. Tới giếng làng Nho Lâm thì chững lại, ẩn mình tại đó tới nay. Nếu có dịp rửa mình cho ông, hẳn anh sẽ thấy tích xưa vẫn còn.”
Lão Biền chỉ tôi rẽ vào một lối ngõ nhỏ. Tôi vẫn nhoẻn miệng cười lấy lệ với lão. Ấy vậy, giọng lão lần này hơi đanh lại, men theo tiếng gió chập thu hun hút thổi.
“Anh phóng viên này, anh đừng cười trộm. Nếu cho là lời lẽ điêu toa hay mấy điều mê tín của kẻ già cả lẩm cẩm, thì xin anh về cho, chớ có nghe thêm.”
Tôi im bặt rồi vội vàng giải thích với lão. Gương mặt vuông chữ điền, làn da nhăn nheo, dày dạn có phần thô kệch của người đàn ông chừng ngoài sáu mươi, lúc này mới giãn ra. Ánh mắt xa lạ thị uy của lão cũng cụp lại, lia về hướng một ngôi đền xa xa. Lão rảo bước nhanh, sớm đã nghe tiếng lạch cạch mở khóa cổng đền. Giọng lão lần nữa lại đùng đục, tựa như rẽ sương mà trông về cõi mạn nào.
“Đền Thiên Đế thờ thần Đế Thích, bắt nguồn từ cái am cổ mà vợ chồng cụ ông, cụ bà Trương Ba dựng lên, ai cũng biết cả. Tích truyện đã đồn thổi xa khỏi cả cái làng Liêu Hạ hèn mọn này. Hẳn anh cũng biết. Tôi giữ phận canh đền suốt chục năm nay, lắm phen người qua kẻ lại cứ phẩy tay mà bỡn cợt: “Dào ôi! Cổ tích huyễn hoặc, dăm lời bịa đặt của mấy tên rỗi hơi, rảnh nghề. Phải có ông cá thật, thì tôi cũng xin ông cho cưỡi nhờ mấy hôm đi mây về gió.” Ấy thế, cứ ai cất lời nhạo báng, tất gặp họa. Tôi nói trước cho anh biết thế. Cụ Trương Ba là có thật, không tin anh cứ về lần mò tra cứu. Ông cá đá làng chúng tôi cũng là có thật, mà ông còn rất thiêng. Động tới ai thì động, chớ có động tới ông cá đá.”
Lão Biền mở cổng đền, tôi cũng nhanh nhẹn dạ vâng sát theo sau. Do đi từ sáng sớm, nên khi tôi tới, đền vẫn đương buổi ban mai, nắng chưa lấy làm gắt hẳn. Trời tang tảng sáng trải lên tứ trụ ngoài cổng xây bằng gạch sơn trắng đã ẩm mùi rêu phong. Hai trụ lớn ở giữa tạc trên đỉnh đôi con nghê vào chầu. Phía bên trong không khác so với những miếu thờ tôi có dịp ghé qua, bức hoành phi sơn son thếp vàng, với mấy câu đối gỗ chữ Hán, chữ Nôm treo trên các các đại trụ lớn trong đền, đằng ngoài sân lại chăng thêm một hàng phướn nhỏ, phướn to với cắm đôi cờ ngũ sắc trên mái đền.
“Mà cậu này, nói chứ”, mắt lão Biền lúc này đảo liến láu, “Chuyện này chỉ có người làng tôi mới rõ. Nhưng quả thực, không phải chỉ có chuyện Đức Trương Ba…”, giọng lão đã đè thấp hẳn xuống. “Trước đã có hai nhà này, phải, phải, cũng lâu lắm rồi, không chỉ có hồn Trương Ba, ông cá đã từng …”
Lão Biền nhỏ giọng. Gió heo may hun hút cả lạnh, mùi âm ẩm của đất ám sâu trông âm kể của người đàn ông đã sống qua quá nửa thế kỷ.
Chỉnh sửa lần cuối: