Re:
Ấp tập viết
Vừa hay nay là sinh nhật papa >>>>>>
“Bố tôi là người miền Bắc, sinh ở Thái Bình vào đầu những năm sáu mươi, nhưng về sau bố lên Hà Nội sống cho đến giờ. Bố đối với tôi có yêu thương, và tôi biết việc bố quan tâm mình, đến mức thái quá ép buộc. Hai chúng tôi không hiểu nhau. Đó là sự thực. Toàn bộ những cuộc tranh luận chưa bao giờ đưa đến một kết quả nào ưng ý, và đôi khi, phải có sự can thiệp của mẹ chúng tôi mới dừng lại. Ông là người bảo thủ với tư tưởng “Không có gì là khó, chỉ sợ lòng không bền”. Ông ghét cay ghét đắng những thanh niên èo uột, sống trái đạo đức, và thường có quan niệm “lớp trẻ rặt là lũ vô dụng, lũ chúng mày sướng như thế còn không biết đường mà sống cho phải”. Bố tôi không hình dung nổi, tại sao trong thời đại vật chất dư thừa như thế này mà tôi không “khá khẩm” lên được. Ý bố là tôi phải xẻ dọc năm châu, bốn bể là nhà, ý chí trai tráng khắp chốn dặm trường. Bố ghét chính trị nước nhà, đôi khi la cà nơi quán xá và thủ thỉ về những điều gian trá phái cộng hòa cho bõ ghét, rồi ca ngợi đất nước tự do bên trời Mỹ. Tôi thì ngược lại.
Bố là người tầm trung, dáng đậm nhìn cục mịch và có phần tục đến mức quê mùa. Làn da rám nắng đen mẹ tôi vẫn hay trêu là Ronaldinho. Gương mặt khắc khổ vuông chữ điền, vấu từng cục gò má, trán rô gồ lên, đường mũi cao và khuôn miệng nhọn. Nhìn gương mặt bố như một dãy núi hiểm trở và thiếu quy luật, đường nét xô vẹo và táo bạo tới mức muốn át lên nhau. Bố có đôi mắt dữ dằn ẩn tàng trong sự hiền hòa. Tôi biết điều đó vào một lần bị ông phát hiện nói dối, kèm đôi lần bị điểm dưới bảy.
“Nói!”, ông ra lệnh.
Mắt bố trợn trừng và những tia máu gằn lên trên lòng trắng đôi con ngươi. Bố nhìn tôi và tôi nghe thấy tiếng dậm chân của một con trâu rừng. Tôi run như cầy sấy.
Tôi cũng từng nhìn thấy đôi mắt đó khi ông cảnh cáo thằng bạn bắt nạt tôi vào đầu năm cấp hai. Đó là lần duy nhất ông làm thế đối với người ngoài mà tôi bắt gặp.
Bố cụt một bên chân từ khi tôi có nhận thức. Người ta gọi bố là “người khuyết tật”.
Phần nhiều tôi tránh gặp và nói chuyện với bố. Điều đó chỉ tổ cãi nhau, và bố luôn chen vào miệng người khác khi bắt đầu nóng máu. Ông sẵn sàng nghe tôi nói và chốt hạ “Thằng này láo! Mày dám cãi tao à!”. Và vì thế, tôi chán phải gặp cái cảnh bố không tôn trọng mình lấy một li. Vậy thì tôi cũng sẽ không tôn trọng bố, trong tim mình.
***
Câu hỏi của cô làm tôi gần như đứng hình. Tôi chẳng biết gì về bố. Từ bé tôi đã nghiễm nhiên mặc định người đàn ông này, người đàn ông tầm trung, gương mặt vẹo vọ, mất một bên chân, bảo thủ, gia trưởng, quan tâm kiểu áp đặt này, là bố mình. Tôi chưa từng nghĩ bố có thời trẻ. Hoặc nếu có, thì đó là hồi còn rất bé, khi tôi còn tò mò với mọi thứ, nhất là chuyện cái chân cụt của ông.
“Bố bị cụt!”, tôi vỗ lên phần chân cụt.
“Ừ, bố bị bệnh, phải cắt chân.”
Toàn bộ vỏn vẹn trong đúng bảy từ về cái chân của bố tôi.
Có lẽ do khoảng cách quá xa và những tấm màn ngăn cách hàng năm trời, tôi đã quên mất, bố cũng có quá khứ của riêng mình.
Nhưng suốt cả buổi giỗ đó, tôi đã trông về ông suốt. Cái cách ông cười khoái trá dô bia với anh em, để rồi cuối ngày rượu vào lời ra lại hục hặc với toàn bộ anh chị em còn lại. Kiểu cách ăn nói bảo thủ của ông chưa bao giờ được ai ưa: “tao muốn tốt cho mày nên mày bắt buộc phải nghe tao”. Kể cả đó là lời đúng. Tôi trông về xương cổ và phần vai nổi bắp ẩn tàng dưới lớp da ở độ tuổi lục tuần. Bố tôi đã gánh chịu những điều gì? Phần đùi cụt một mẩu đã thâm đen những đường chỉ khâu, bên dưới chiếc quần đùi suồng sã đến mức tục, quê mùa ấy. Bố tôi, … đã trải qua điều gì nhỉ?
***
Rất lâu sau, tôi kiếm được một cuốn sổ cũ trong chiếc cặp da nhét bên dưới cùng trong tủ quần áo của mẹ. Nét chữ to, bện dính lấy nhau khó đọc. Bút mực đã nhòe trên trang giấy ố vàng cả. Chữ ký là của bố.
“Tháng 1, 2003,
Mình chuyển lên bệnh viện K. Ung thư rồi.”
Cả cuốn sổ toàn bộ chỉ có một dòng.
Tôi bắt đầu tìm hiểu về bố tôi kể từ dạo ấy.
***
Kịch bản cuộc đời bố - bản thứ nhất, ghi chép.
Bố là người con thứ tám trong gia đình chín người anh em, và chỉ sáu trên chín người còn sống. Bố kể thế trong một dạo nói chuyện với cháu. Giọng ông nhẹ bâng trong sự ngỡ ngàng của thằng bé.
“Ai cũng thế cả, nhà nào cũng chết vài người. Hồi đấy, nó đói. Đói lắm.”
Tôi nghĩ trong sáu mươi năm của cuộc đời, bố tôi đã chứng kiến nhiều cái chết. Và trên vai ông, bóng ma của những cái chết đè hằn trên vai, bóp méo tới mức đối với bố tôi cái chết là bình thường.
Tuổi thơ của ông lớn lên ở vùng quê Đông Hưng nghèo, cái đói làm người ta bạc nhược và xấu xa cả. Trên đầu gối bố tôi là một vết sẹo lớn do chị gái của ông đánh, kéo lê trên cát, lỗi là vì hồi còn bé ông làm hỏng cái quạt con cóc giá ba đồng duy nhất ở nhà. Ông nội là người kiệm lời, hài hước, tinh tế nhưng nghiêm khắc. Tới độ, theo như lời cô ruột tôi kể, ông chỉ quắc mắt, hay nghiêng đầu nhìn thôi, mọi người trong nhà đều nín thinh. Ông nội đánh bằng xe điếu, ít khi đánh nhưng đánh thì sẽ đau. Ông nội là người ham học hỏi, vì thế các con cái dù nghèo đều được đi học bằng bạn bằng bè. Bố tôi cũng vậy, chỉ là sách vở bố không có, bố viết trên đất và gạch, đôi khi tập giấy và cái bút lại nhờ đến bạn mà thôi.
Cho đến khi lớn, chừng niên thiếu, bố tôi nghịch tợn. Nghịch theo kiểu học sinh cá biệt. Điều này có thể thấy rõ những lúc ông uống rượu và mất kiểm soát, sự ngông cuồng áp đặt ấy rõ rành rành. Cả các bác tôi đều có chung tính “cục” như vậy. Mẹ tôi vẫn thường không hiểu tại sao ông nội là người ít nói, khiêm tốn mà các con ông lại cục tính và ngông nghênh tự phụ tới thế. Tôi nghĩ là do roi vọt và nghèo đói. Mọi người học cái cách tự bảo vệ mình bằng cách nâng cái tôi cao lên, dầu có lửa cháy, bão quật, người ta cũng không thay đổi tư duy. Họ bảo vệ mình trước thương tổn như thế đấy.
Khi bố tôi tám tuổi, ông nội dắt cả nhà sáu đứa con cùng hai bàn tay trắng lên lập nghiệp
Đến năm 17, một biến cố tới với cuộc đời bố tôi. Ông nội tôi mất. Ông mất đúng vào ngày bố tôi thi đại học, bố không kịp về để gặp ông lần cuối. Ông nội tôi đã cố tình giấu bệnh tình của mình, ông bảo “Để cho nó thi!”. Bố tôi luôn dằn vặt đó là lỗi của bản thân mình. Bố bắt đầu chán học từ dạo đó. Sau những năm 17, bố tôi bắt đầu lên đại học, là một trong năm người của cả khối đỗ. Thời đi học, vì nghèo bố đã từng bị đuổi khỏi xe buýt. Người ta hất bố khỏi xe dù xe đang chạy. Bố gào lên van lơn xin xỏ. “Xin ông!” Nhưng chẳng ai quan tâm điều ấy. Đó là những năm thời bao cấp. Thời bố tôi chỉ lắc đầu mà không nói năng gì. Mẹ kể thời đại học bố rất nghịch, gần như phản đối cách dạy của nhà trường, bố ghét quy củ, ghét ép buộc, một thời dậy thì nổi loạn kinh hoàng.
Năm tư đại học, bố tôi bỏ học. Đồng thời, chia tay mối tình đầu ba năm vì bên đằng gái chê bố tôi nghèo, không môn đăng hộ đối.
Bố tôi gia nhập cảm tình đoàn, làm việc trong quân ngũ chừng năm năm. Rồi sau, nhận ra xã hội chủ nghĩa đã biến chất nhiều, bố tôi dầu có cố gắng, cũng không được cất nhắc. Phần nhiều, kiểu bố tôi không phải là kiểu người biết khéo léo ăn nói. Ông ngông cuồng, ngạo mạn, ông đã sống đằng đẵng với những chì chiết nghèo túng, ông thông minh và học giỏi, ông tự hào về mình như thế, và coi trời bằng cái vung. “Trời đã sinh ra ta, tất phải nuôi lấy ta”, đó là câu cửa miệng của ông.
Rồi sau bố tôi quy thuận cái nghèo, đó là tầm gần ba mươi, khi bố trông thấy bà nội bên dưới mái nhà dột, ngập nước mưa. Bố đi làm cho một công ty máy may gần nhà. Nhưng cái tính thì chẳng đổi, bố vẫn kiêu ngạo như thế, bố ghét nịnh bợ cấp trên, ỷ vào tài làm việc mà chơi dông dài rồi mới làm. Thời gian này, bố lấy mẹ ở tuổi ba bảy, mẹ kể, nhà bố nghèo, đến nhà vệ sinh cũng không có. Muốn lấy nước rửa rau phải ra tít ao và nhà vệ sinh chung mà dùng. Bố mẹ tôi đã sống như thế đấy.
Đến năm bốn hai - bốn ba, bố tôi ung thư. Bác sĩ chẩn đoán, ung thư xương, điều chuyển bệnh viện ca. Đó có lẽ là ngày mà ông viết trong sổ. Mẹ tôi kể lúc đó vừa ra Tết, bố trở về nhà khi mẹ bón tôi ăn.
“Mẹ nó ơi, anh bị rồi”
“Bị gì?”
Thứ mẹ nhìn thấy là giấy thông báo điều chuyển bệnh viện K - bệnh viên chuyên chữa trị u bướu, ung thư ở Hà Nội. Mẹ bật khóc. Mẹ bảo vậy. Lúc đó chẳng có thứ gì trông mong được cả. Mẹ bật khóc. Một sự bất lực khốn cùng.
Mẹ đã bật khóc.
“Bố chữa trị ung thư trong vòng một năm”.
Mẹ kể. Giọng mẹ bàng bạc, mẹ không muốn nhớ về những ký ức ấy. Điều may mắn mẹ kể là “mẹ không cảm thấy bố mày sẽ chết” và “hồi đó, nhiều người đến cho tiền lắm”. Bạn bè của bố mẹ cho một khoản không nhỏ để bố chữa trị. Đôi chân ung thư hoại tử, những ngày bệnh viện trả về chờ chết, cảnh bố tôi nhìn tôi mới một - hai tuổi bé xíu trong tay mẹ, những liều moocphin tiêm đến thấu gan. Tôi không biết những ngày đó bố tôi đã nghĩ gì. Khi cơn đau là một cơn đau thực, tái lên da thịt. Ngày đưa vào phòng cưa chân, tiếng “rè rè” của máy cưa và khi cái chân đã cắt rời trên thân thể bố tôi, bố tôi đã thấy những gì?
Chỉ biết sau những tháng ngày ấy, trong ký ức tôi bố vẫn là người hay cười, tươi sáng đến mức bảo thủ. “Không có việc gì khó”, “Lúc nào cũng phải bảo mình sẽ vượt qua được”, “Phải tự tin vào chính bản thân mình”. Không biết, bố tôi đã thực sự cảm thấy gì, trong khoảng thời gian đó.
Sau lần ngưỡng cửa tử, bố tôi không làm ở nhà máy, bố ở nhà và làm quen với cơ thể đã mất hẳn một phần.
Nhà tôi nghèo, người đi qua đều phải tặc lưỡi lắc đầu.
Năm bốn lăm, bố tôi được chú bạn trong miền Nam cho khoản tiền, ứng tới bây giờ là gần trăm triệu. Một người bạn không quá thân, nhưng đã giúp bố trong lúc cơ hàn. Tới giờ, thỉnh thoảng chú và bố tôi vẫn gặp nhau trong những lần chú ra Bắc. Bố bắt đầu mua xe ba bánh cho người khuyết tật, đi dọc Hà Nội làm nghề chở hàng.
Cùng năm đó, bố đạp xe bằng một chân đèo tôi đi học mẫu giáo. Tôi không nghĩ mình khóc nhiều tới thế khi nghe vậy. Nhưng toàn bộ những gì nhấn chìm tôi là vết nứt vỡ nơi tim mình. Tôi đã tệ đến mức nào nhỉ?
Những tháng ngày sau, làm ăn khá khẩm, nhà tôi có nhà vệ sinh, có bồn tắm. Nhà bắt đầu đem đi sửa. Bố tôi vẫn thế, càm ràm suốt ngày vì thói ăn chơi của tôi, thiếu chí khí, và quá nhiều yếu đuối. Bố tôi bắt đầu già. Tính bảo thủ nặng hơn. Bố thấy mình bất hạnh hơn hồi còn trẻ, cơ thể không cho phép bố hoạt động như bố từng tự hào.
Chẳng hiểu sao, tôi chợt nhận ra, mình chẳng hiểu bố chút nào.
***
Hồ sơ nhân vật:
Nhân vật: bố (màu đặc trưng: nâu cam, cây đặc trưng: cây bao báp, hoa quả đặc trưng: sầu riêng)
Sinh năm: 196x - 5x-6x tuổi
Tính cách trong truyện:
- Người đàn ông của gia đình trong lý tưởng, sống tình cảm - quan niệm:
+ Biểu hiện: yêu gia đình, tất cả dành cho gia đình, lãng mạn, lo lắng thái quá, quan tâm tới tất cả vấn đề những người trong gia đình
+ Nguyên nhân: từ nhỏ được dạy dỗ “có anh có chị là may muôn phần”, sau lớn lên nơi trở về duy nhất là gia đình, khi trung niên thì hiểu thấu tình cảm cha - con.
- Bảo thủ, gia trưởng đối với các mối quan hệ: (không biết cách yêu đúng)
+ Biểu hiện: Áp đặt mọi người xung quanh thực hiện theo ý mình, đặc biệt đối với con trai, tuân thủ “đạo đức”, thích đạo Khổng
+ Nguyên nhân: Môi trường khắc nghiệt từ nhỏ tới lớn, bắt buộc phải tạo nên một thiên kiến bảo vệ bản thân, hồi nhỏ mất cha sớm làm nhiều điều hối tiếc, yêu mọi người bằng cách ép mọi người theo cái nhìn của mình.
- Kiên cường ý chí, tự phụ - đối với các thử thách bên ngoài:
+ Biểu hiện: Quan niệm “không có việc gì là không thể”, sẵn sàng đối mặt kể cả là cái chết vì lý tưởng, không đầu hàng, sau mất chân vẫn tiếp tục vui vẻ, yêu đời, làm việc, đối mặt với sóng gió thái độ khinh thường, đối mặt với người trẻ, người ngoài thì khinh bạc
+ Nguyên nhân: đã trải qua quá nhiều biến cố đau khổ và vượt qua được
- Giỏi - tài năng
+ Biểu hiện: hồi trẻ đỗ đại học trong xóm nghèo, vươn lên, lúc nào cũng đứng đầu lớp về sự thông minh, ham học, nghĩ ra nhiều cách làm khác nhau, mê đàn hát, hát hay mọi người thích, tính tình lãng mạn và nghệ sĩ.
+ Nguyên nhân: Đẻ ra đã vậy ))))
Ngoại hình:
- Cơ bắp trên vai và cánh tay chắc dù không đô, làn da rám nắng cháy sạm - phát sinh từ việc đi nạng, một chân
- Gương mặt khắc khổ đến mức xiêu vẹo, gồ ghề, nhấp nhô
- Đôi mắt sáng và nụ cười tươi
Tiểu sử
- Tuổi thơ:
+ Sinh ra trong thời hậu chiến tranh (thiếu thốn -> quan tâm thái quá xung quanh)
+ Nghèo đói, nhiều anh em trong một gia đình, thiếu tình thương trực tiếp (cái tôi cao, nóng tính)
- Niên thiếu:
+ Nghèo khổ bị người khác khinh thường, không nhìn mặt (cái tôi cao)
+ Chơi bời, tự phụ với thầy giáo
- Trưởng thành:
+ Dậy thì nổi loạn: để tóc dài, chơi bời, ông mất năm 17, lên đại học có người yêu, làm thơ tặng người yêu, bỏ đại học, thất tình (lãng mạn, vẫn luôn thấy mình “không bình thường”)
+Trưởng thành: tham gia cảm tình đoàn 5 năm, bỏ cảm tình đoàn (ghét Đảng), làm thuốc lá trên Lạng Sơn, trở về làm công nhân nhà máy (quy thuận cái nghèo)
- Trung niên:
+Gia đình: có gia đình, cưới vợ muộn
+ Biến cố: ung thư, chữa trị khỏi trong vòng một năm (tính kiên cường sau ngưỡng cửa tử)
Bố là người tầm trung, dáng đậm nhìn cục mịch và có phần tục đến mức quê mùa. Làn da rám nắng đen mẹ tôi vẫn hay trêu là Ronaldinho. Gương mặt khắc khổ vuông chữ điền, vấu từng cục gò má, trán rô gồ lên, đường mũi cao và khuôn miệng nhọn. Nhìn gương mặt bố như một dãy núi hiểm trở và thiếu quy luật, đường nét xô vẹo và táo bạo tới mức muốn át lên nhau. Bố có đôi mắt dữ dằn ẩn tàng trong sự hiền hòa. Tôi biết điều đó vào một lần bị ông phát hiện nói dối, kèm đôi lần bị điểm dưới bảy.
“Nói!”, ông ra lệnh.
Mắt bố trợn trừng và những tia máu gằn lên trên lòng trắng đôi con ngươi. Bố nhìn tôi và tôi nghe thấy tiếng dậm chân của một con trâu rừng. Tôi run như cầy sấy.
Tôi cũng từng nhìn thấy đôi mắt đó khi ông cảnh cáo thằng bạn bắt nạt tôi vào đầu năm cấp hai. Đó là lần duy nhất ông làm thế đối với người ngoài mà tôi bắt gặp.
Bố cụt một bên chân từ khi tôi có nhận thức. Người ta gọi bố là “người khuyết tật”.
Phần nhiều tôi tránh gặp và nói chuyện với bố. Điều đó chỉ tổ cãi nhau, và bố luôn chen vào miệng người khác khi bắt đầu nóng máu. Ông sẵn sàng nghe tôi nói và chốt hạ “Thằng này láo! Mày dám cãi tao à!”. Và vì thế, tôi chán phải gặp cái cảnh bố không tôn trọng mình lấy một li. Vậy thì tôi cũng sẽ không tôn trọng bố, trong tim mình.
***
- Bố cháu giỏi lắm! Huyền thoại cả khu này đấy! - Cô, em gái ruột của bố, nói với tôi trong một ngày ăn giỗ của ông nội. - Cháu biết hồi bố còn trẻ chưa?
Câu hỏi của cô làm tôi gần như đứng hình. Tôi chẳng biết gì về bố. Từ bé tôi đã nghiễm nhiên mặc định người đàn ông này, người đàn ông tầm trung, gương mặt vẹo vọ, mất một bên chân, bảo thủ, gia trưởng, quan tâm kiểu áp đặt này, là bố mình. Tôi chưa từng nghĩ bố có thời trẻ. Hoặc nếu có, thì đó là hồi còn rất bé, khi tôi còn tò mò với mọi thứ, nhất là chuyện cái chân cụt của ông.
“Bố bị cụt!”, tôi vỗ lên phần chân cụt.
“Ừ, bố bị bệnh, phải cắt chân.”
Toàn bộ vỏn vẹn trong đúng bảy từ về cái chân của bố tôi.
Có lẽ do khoảng cách quá xa và những tấm màn ngăn cách hàng năm trời, tôi đã quên mất, bố cũng có quá khứ của riêng mình.
- Vậy ạ. - Tôi đáp nhanh lời cô khi hoàn hồn. Tôi không muốn dính dáng tới bố, vì ngay hôm qua, chúng tôi vừa có một trận nảy lửa, rằng tôi nên sống theo xã hội hay sống theo ý mình.
Nhưng suốt cả buổi giỗ đó, tôi đã trông về ông suốt. Cái cách ông cười khoái trá dô bia với anh em, để rồi cuối ngày rượu vào lời ra lại hục hặc với toàn bộ anh chị em còn lại. Kiểu cách ăn nói bảo thủ của ông chưa bao giờ được ai ưa: “tao muốn tốt cho mày nên mày bắt buộc phải nghe tao”. Kể cả đó là lời đúng. Tôi trông về xương cổ và phần vai nổi bắp ẩn tàng dưới lớp da ở độ tuổi lục tuần. Bố tôi đã gánh chịu những điều gì? Phần đùi cụt một mẩu đã thâm đen những đường chỉ khâu, bên dưới chiếc quần đùi suồng sã đến mức tục, quê mùa ấy. Bố tôi, … đã trải qua điều gì nhỉ?
***
Rất lâu sau, tôi kiếm được một cuốn sổ cũ trong chiếc cặp da nhét bên dưới cùng trong tủ quần áo của mẹ. Nét chữ to, bện dính lấy nhau khó đọc. Bút mực đã nhòe trên trang giấy ố vàng cả. Chữ ký là của bố.
“Tháng 1, 2003,
Mình chuyển lên bệnh viện K. Ung thư rồi.”
Cả cuốn sổ toàn bộ chỉ có một dòng.
Tôi bắt đầu tìm hiểu về bố tôi kể từ dạo ấy.
***
Kịch bản cuộc đời bố - bản thứ nhất, ghi chép.
Bố là người con thứ tám trong gia đình chín người anh em, và chỉ sáu trên chín người còn sống. Bố kể thế trong một dạo nói chuyện với cháu. Giọng ông nhẹ bâng trong sự ngỡ ngàng của thằng bé.
“Ai cũng thế cả, nhà nào cũng chết vài người. Hồi đấy, nó đói. Đói lắm.”
Tôi nghĩ trong sáu mươi năm của cuộc đời, bố tôi đã chứng kiến nhiều cái chết. Và trên vai ông, bóng ma của những cái chết đè hằn trên vai, bóp méo tới mức đối với bố tôi cái chết là bình thường.
Tuổi thơ của ông lớn lên ở vùng quê Đông Hưng nghèo, cái đói làm người ta bạc nhược và xấu xa cả. Trên đầu gối bố tôi là một vết sẹo lớn do chị gái của ông đánh, kéo lê trên cát, lỗi là vì hồi còn bé ông làm hỏng cái quạt con cóc giá ba đồng duy nhất ở nhà. Ông nội là người kiệm lời, hài hước, tinh tế nhưng nghiêm khắc. Tới độ, theo như lời cô ruột tôi kể, ông chỉ quắc mắt, hay nghiêng đầu nhìn thôi, mọi người trong nhà đều nín thinh. Ông nội đánh bằng xe điếu, ít khi đánh nhưng đánh thì sẽ đau. Ông nội là người ham học hỏi, vì thế các con cái dù nghèo đều được đi học bằng bạn bằng bè. Bố tôi cũng vậy, chỉ là sách vở bố không có, bố viết trên đất và gạch, đôi khi tập giấy và cái bút lại nhờ đến bạn mà thôi.
Cho đến khi lớn, chừng niên thiếu, bố tôi nghịch tợn. Nghịch theo kiểu học sinh cá biệt. Điều này có thể thấy rõ những lúc ông uống rượu và mất kiểm soát, sự ngông cuồng áp đặt ấy rõ rành rành. Cả các bác tôi đều có chung tính “cục” như vậy. Mẹ tôi vẫn thường không hiểu tại sao ông nội là người ít nói, khiêm tốn mà các con ông lại cục tính và ngông nghênh tự phụ tới thế. Tôi nghĩ là do roi vọt và nghèo đói. Mọi người học cái cách tự bảo vệ mình bằng cách nâng cái tôi cao lên, dầu có lửa cháy, bão quật, người ta cũng không thay đổi tư duy. Họ bảo vệ mình trước thương tổn như thế đấy.
Khi bố tôi tám tuổi, ông nội dắt cả nhà sáu đứa con cùng hai bàn tay trắng lên lập nghiệp
Đến năm 17, một biến cố tới với cuộc đời bố tôi. Ông nội tôi mất. Ông mất đúng vào ngày bố tôi thi đại học, bố không kịp về để gặp ông lần cuối. Ông nội tôi đã cố tình giấu bệnh tình của mình, ông bảo “Để cho nó thi!”. Bố tôi luôn dằn vặt đó là lỗi của bản thân mình. Bố bắt đầu chán học từ dạo đó. Sau những năm 17, bố tôi bắt đầu lên đại học, là một trong năm người của cả khối đỗ. Thời đi học, vì nghèo bố đã từng bị đuổi khỏi xe buýt. Người ta hất bố khỏi xe dù xe đang chạy. Bố gào lên van lơn xin xỏ. “Xin ông!” Nhưng chẳng ai quan tâm điều ấy. Đó là những năm thời bao cấp. Thời bố tôi chỉ lắc đầu mà không nói năng gì. Mẹ kể thời đại học bố rất nghịch, gần như phản đối cách dạy của nhà trường, bố ghét quy củ, ghét ép buộc, một thời dậy thì nổi loạn kinh hoàng.
Năm tư đại học, bố tôi bỏ học. Đồng thời, chia tay mối tình đầu ba năm vì bên đằng gái chê bố tôi nghèo, không môn đăng hộ đối.
Bố tôi gia nhập cảm tình đoàn, làm việc trong quân ngũ chừng năm năm. Rồi sau, nhận ra xã hội chủ nghĩa đã biến chất nhiều, bố tôi dầu có cố gắng, cũng không được cất nhắc. Phần nhiều, kiểu bố tôi không phải là kiểu người biết khéo léo ăn nói. Ông ngông cuồng, ngạo mạn, ông đã sống đằng đẵng với những chì chiết nghèo túng, ông thông minh và học giỏi, ông tự hào về mình như thế, và coi trời bằng cái vung. “Trời đã sinh ra ta, tất phải nuôi lấy ta”, đó là câu cửa miệng của ông.
Rồi sau bố tôi quy thuận cái nghèo, đó là tầm gần ba mươi, khi bố trông thấy bà nội bên dưới mái nhà dột, ngập nước mưa. Bố đi làm cho một công ty máy may gần nhà. Nhưng cái tính thì chẳng đổi, bố vẫn kiêu ngạo như thế, bố ghét nịnh bợ cấp trên, ỷ vào tài làm việc mà chơi dông dài rồi mới làm. Thời gian này, bố lấy mẹ ở tuổi ba bảy, mẹ kể, nhà bố nghèo, đến nhà vệ sinh cũng không có. Muốn lấy nước rửa rau phải ra tít ao và nhà vệ sinh chung mà dùng. Bố mẹ tôi đã sống như thế đấy.
Đến năm bốn hai - bốn ba, bố tôi ung thư. Bác sĩ chẩn đoán, ung thư xương, điều chuyển bệnh viện ca. Đó có lẽ là ngày mà ông viết trong sổ. Mẹ tôi kể lúc đó vừa ra Tết, bố trở về nhà khi mẹ bón tôi ăn.
“Mẹ nó ơi, anh bị rồi”
“Bị gì?”
Thứ mẹ nhìn thấy là giấy thông báo điều chuyển bệnh viện K - bệnh viên chuyên chữa trị u bướu, ung thư ở Hà Nội. Mẹ bật khóc. Mẹ bảo vậy. Lúc đó chẳng có thứ gì trông mong được cả. Mẹ bật khóc. Một sự bất lực khốn cùng.
Mẹ đã bật khóc.
“Bố chữa trị ung thư trong vòng một năm”.
Mẹ kể. Giọng mẹ bàng bạc, mẹ không muốn nhớ về những ký ức ấy. Điều may mắn mẹ kể là “mẹ không cảm thấy bố mày sẽ chết” và “hồi đó, nhiều người đến cho tiền lắm”. Bạn bè của bố mẹ cho một khoản không nhỏ để bố chữa trị. Đôi chân ung thư hoại tử, những ngày bệnh viện trả về chờ chết, cảnh bố tôi nhìn tôi mới một - hai tuổi bé xíu trong tay mẹ, những liều moocphin tiêm đến thấu gan. Tôi không biết những ngày đó bố tôi đã nghĩ gì. Khi cơn đau là một cơn đau thực, tái lên da thịt. Ngày đưa vào phòng cưa chân, tiếng “rè rè” của máy cưa và khi cái chân đã cắt rời trên thân thể bố tôi, bố tôi đã thấy những gì?
Chỉ biết sau những tháng ngày ấy, trong ký ức tôi bố vẫn là người hay cười, tươi sáng đến mức bảo thủ. “Không có việc gì khó”, “Lúc nào cũng phải bảo mình sẽ vượt qua được”, “Phải tự tin vào chính bản thân mình”. Không biết, bố tôi đã thực sự cảm thấy gì, trong khoảng thời gian đó.
Sau lần ngưỡng cửa tử, bố tôi không làm ở nhà máy, bố ở nhà và làm quen với cơ thể đã mất hẳn một phần.
Nhà tôi nghèo, người đi qua đều phải tặc lưỡi lắc đầu.
Năm bốn lăm, bố tôi được chú bạn trong miền Nam cho khoản tiền, ứng tới bây giờ là gần trăm triệu. Một người bạn không quá thân, nhưng đã giúp bố trong lúc cơ hàn. Tới giờ, thỉnh thoảng chú và bố tôi vẫn gặp nhau trong những lần chú ra Bắc. Bố bắt đầu mua xe ba bánh cho người khuyết tật, đi dọc Hà Nội làm nghề chở hàng.
Cùng năm đó, bố đạp xe bằng một chân đèo tôi đi học mẫu giáo. Tôi không nghĩ mình khóc nhiều tới thế khi nghe vậy. Nhưng toàn bộ những gì nhấn chìm tôi là vết nứt vỡ nơi tim mình. Tôi đã tệ đến mức nào nhỉ?
Những tháng ngày sau, làm ăn khá khẩm, nhà tôi có nhà vệ sinh, có bồn tắm. Nhà bắt đầu đem đi sửa. Bố tôi vẫn thế, càm ràm suốt ngày vì thói ăn chơi của tôi, thiếu chí khí, và quá nhiều yếu đuối. Bố tôi bắt đầu già. Tính bảo thủ nặng hơn. Bố thấy mình bất hạnh hơn hồi còn trẻ, cơ thể không cho phép bố hoạt động như bố từng tự hào.
Chẳng hiểu sao, tôi chợt nhận ra, mình chẳng hiểu bố chút nào.
***
Hồ sơ nhân vật:
Nhân vật: bố (màu đặc trưng: nâu cam, cây đặc trưng: cây bao báp, hoa quả đặc trưng: sầu riêng)
Sinh năm: 196x - 5x-6x tuổi
Tính cách trong truyện:
- Người đàn ông của gia đình trong lý tưởng, sống tình cảm - quan niệm:
+ Biểu hiện: yêu gia đình, tất cả dành cho gia đình, lãng mạn, lo lắng thái quá, quan tâm tới tất cả vấn đề những người trong gia đình
+ Nguyên nhân: từ nhỏ được dạy dỗ “có anh có chị là may muôn phần”, sau lớn lên nơi trở về duy nhất là gia đình, khi trung niên thì hiểu thấu tình cảm cha - con.
- Bảo thủ, gia trưởng đối với các mối quan hệ: (không biết cách yêu đúng)
+ Biểu hiện: Áp đặt mọi người xung quanh thực hiện theo ý mình, đặc biệt đối với con trai, tuân thủ “đạo đức”, thích đạo Khổng
+ Nguyên nhân: Môi trường khắc nghiệt từ nhỏ tới lớn, bắt buộc phải tạo nên một thiên kiến bảo vệ bản thân, hồi nhỏ mất cha sớm làm nhiều điều hối tiếc, yêu mọi người bằng cách ép mọi người theo cái nhìn của mình.
- Kiên cường ý chí, tự phụ - đối với các thử thách bên ngoài:
+ Biểu hiện: Quan niệm “không có việc gì là không thể”, sẵn sàng đối mặt kể cả là cái chết vì lý tưởng, không đầu hàng, sau mất chân vẫn tiếp tục vui vẻ, yêu đời, làm việc, đối mặt với sóng gió thái độ khinh thường, đối mặt với người trẻ, người ngoài thì khinh bạc
+ Nguyên nhân: đã trải qua quá nhiều biến cố đau khổ và vượt qua được
- Giỏi - tài năng
+ Biểu hiện: hồi trẻ đỗ đại học trong xóm nghèo, vươn lên, lúc nào cũng đứng đầu lớp về sự thông minh, ham học, nghĩ ra nhiều cách làm khác nhau, mê đàn hát, hát hay mọi người thích, tính tình lãng mạn và nghệ sĩ.
+ Nguyên nhân: Đẻ ra đã vậy ))))
Ngoại hình:
- Cơ bắp trên vai và cánh tay chắc dù không đô, làn da rám nắng cháy sạm - phát sinh từ việc đi nạng, một chân
- Gương mặt khắc khổ đến mức xiêu vẹo, gồ ghề, nhấp nhô
- Đôi mắt sáng và nụ cười tươi
Tiểu sử
- Tuổi thơ:
+ Sinh ra trong thời hậu chiến tranh (thiếu thốn -> quan tâm thái quá xung quanh)
+ Nghèo đói, nhiều anh em trong một gia đình, thiếu tình thương trực tiếp (cái tôi cao, nóng tính)
- Niên thiếu:
+ Nghèo khổ bị người khác khinh thường, không nhìn mặt (cái tôi cao)
+ Chơi bời, tự phụ với thầy giáo
- Trưởng thành:
+ Dậy thì nổi loạn: để tóc dài, chơi bời, ông mất năm 17, lên đại học có người yêu, làm thơ tặng người yêu, bỏ đại học, thất tình (lãng mạn, vẫn luôn thấy mình “không bình thường”)
+Trưởng thành: tham gia cảm tình đoàn 5 năm, bỏ cảm tình đoàn (ghét Đảng), làm thuốc lá trên Lạng Sơn, trở về làm công nhân nhà máy (quy thuận cái nghèo)
- Trung niên:
+Gia đình: có gia đình, cưới vợ muộn
+ Biến cố: ung thư, chữa trị khỏi trong vòng một năm (tính kiên cường sau ngưỡng cửa tử)
Chỉnh sửa lần cuối: