Ấp tập viết

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.041
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
Mình vừa đọc vừa nín thở luôn, trời ạ:v:v:v. Nhưng hình như Chanh sử dụng đại từ nhân xưng hơi lủng củng thì phải? Mình thấy lúc thì '' bạn'' lúc thì '' cậu" nè.
Awwwww ~~~~~ dạo này ít thấy trồi lên lắm nha!!!!!!! Ừa, bài ni tớ chưa chuốt á~~~ viết 1 lèo lặp từ quá chòi~~~~~ ghi nhận sâu sắc và cảm ơn nhận xét của bạn bé nhé!!!!!
 

Bắc Lam

Gà tích cực
Tham gia
30/3/20
Bài viết
169
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
Awwwww ~~~~~ dạo này ít thấy trồi lên lắm nha!!!!!!! Ừa, bài ni tớ chưa chuốt á~~~ viết 1 lèo lặp từ quá chòi~~~~~ ghi nhận sâu sắc và cảm ơn nhận xét của bạn bé nhé!!!!!
Bài chưa chuốt nhưng ý tưởng hấp dẫn quá à:D. Còn mình đang mê một bộ truyện quá trời, không dám viết sợ dính nét của tác giả hà. Đành lui về hang một thời gian dị :3.
 

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.041
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
Bài chưa chuốt nhưng ý tưởng hấp dẫn quá à:D. Còn mình đang mê một bộ truyện quá trời, không dám viết sợ dính nét của tác giả hà. Đành lui về hang một thời gian dị :3.
Gòi bao giờ trồi lên thì tui sẽ gõ mõ ồn ào hố bên bà luôn :)))))))
 

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.041
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
Gắng viết với điệu Nga :))))) Nhưng chết đứ đừ đư :))))) Bù lại thì khá tâm huyết với cái plot tròn vẹn như "Dưới gốc cây". Đánh giá cao bạn Chanh30 vì sự chăm chỉ này :>>>>>>>>> Còn chuốt thì có vẻ không có ngày nào ấn định :)

Giamilia chạy trên cánh đồng thảo nguyên. Những sợi lau sướt qua chân nghe ran rát. Lọn tóc xoăn nâu cuốn trong chiều gió thổi ngược. Nắng đổ trên những triền đồi thấp, ánh màu lụa mềm, tưởng như đồi là tấm chăn nhung bao lấy Giamilia khi con bé ngã xuống. Đôi chân màu mật ong chắc khỏe bên dưới bộ váy vải dài ngang bắp, đang chạy nhanh về phía cây cổ thụ giữa đồng nội. Tiếng cười của con bé ngân trong rặng gió dài, một tiếng cười rất đỗi ngây thơ, trong như tiếng chuông bạc treo trên cổ con ngựa Yevgeny đến từ Mông Cổ. Giamilia gào to giữa bầu trời như cách anh trai Anhaga đã dạy con bé khi học cưỡi ngựa. Tiếng của cha xoay trên mái vòm xanh ngát và trong trẻo chẳng một gợn mây.

- Giamilia là cánh chim của đồng thảo nguyên Zeldac này.

Giamilia nhớ cha. Cha mất từ khi con bé còn bé xíu. Nó thèm được dượng Jahan ôm và nựng lấy má như cách chú nựng má Berki. Nhưng dượng Jahan thì không phải cha nó, cái ôm của dượng lạnh tanh và hời hợt. Dượng sẽ không nhìn vào mắt nó, đôi khi dượng chỉ gật đầu mỉm cười khi trên tay đang xốc Berki và con bé Madi trên cổ. Con bé chạy nhanh từ phía căn nhà một tầng nhỏ bên kia đồi để chạy về phía này, nơi có cây cổ thụ lớn giữa thảo nguyên, cái cây mà mẹ kể rằng bố đã cùng ông nội Giamilia trồng từ khi còn nhỏ xíu. Con bé chạy nhanh, dầu bắp đùi đã mỏi nhừ và cái nắng đã đuổi sát theo gót chân, đổ ánh trên tóc hơi nóng nồng trong khí ẩm nơi núi đồi. Con bé chạy trốn khỏi cơn ác mộng. Một cơn ác mộng rằng đến mặt cha nó cũng không tài nào nhớ nổi.


Nó chạy đến giữa đồi, thở hồng hộc để lấy lại hơi. Mồ hôi đổ ráo trên tóc mai làm ướt nhẹp vài sợi trên trán. Giamilia gập người, hai tay chống lên trên đầu gối.

- Hờ…

Giamilia quệt tay lau mồ hôi. Nó mỉm cười. Bên cạnh cây cổ thụ cao tầm thước là một cái bình thủy tinh đã vỡ. Chiếc bình ở đó từ lâu. Giamilia không rõ là từ lúc nào con bé nhìn thấy chiếc bình thủy tinh đó, nhưng nó nhớ chiếc bình còn từng có một cành hoa hồng đỏ thân gai. Có vẻ như ai đã ném đó ở đây. Nhành hoa hồng đó sau héo dần, màu đỏ ngả thành màu đen của tro, nó biến mất, hoàn toàn biến mất, như thể chưa từng có mặt trên trần gian. Nhưng Giamilia tin rằng nhành hoa còn sống, vì nhành hoa còn trong trí nhớ của nó. Như cha vậy. Cha mất, nhưng vì Giamilia luôn nhớ cha, đó là cách cha vẫn tồn tại ở nơi này. Giamilia theo thói quen lượm một mảnh vỡ dưới chân rồi gạch thêm một nét gạch lên thân cây. Thêm một ngày cha không ở đây. Nó vuốt lên vết rạch sần sùi trên thân cây mỉm cười, rồi thả miếng thủy tinh xuống dưới nền đất mềm.

- Này cô ơi! Cô cho tôi nhờ! - Giọng một đứa bé trai, nghe non và như đang vỡ giọng. Cuối câu âm từ như thể đứt đoạn.

- A? - Giamilia theo phản xạ đừng lùi ra một chút, quay người về phía âm thanh.

Một cậu bé với chiếc nón rộng vành, có chóp trên đỉnh được đan bằng nan tre. Chiếc nón rộng, che gần hết gương mặt của cậu nhóc. Giamilia chỉ nhìn thấy cậu chàng thấp hơn mình một cái đầu, cả người bọc trong một bộ đồ kì lạ màu nâu thuần. Kể cả áo choàng khoác bên ngoài cũng là một màu nâu bợt vải. Cậu ta len trước mặt Giamilia, cúi người ngồi xuống, chìa tay, nhấc toàn bộ những mảnh vỡ của chiếc bình thủy tinh. Hất vào trong bao tải.

- Ơ! - Giamilia đứng ngây như phỗng.

Động tác của cậu ta nhanh đến bất ngờ. Như một nhát đánh ngay gáy của Ahanga. Tiếng gió lay trong không gian tĩnh như tờ.

- Này cậu làm cái gì thế hả? - Giamilia cao giọng. Con bé đã ưỡn cả ngực. Nắng bắt kịp lấy nó, đổ ráo từ trên đỉnh đầu.

Cậu bé kia ngừng tay, đứng thẳng dậy. Bàn tay nho nhỏ, trắng múp đặt trên vành mũ rồi kéo chéo lên. Gương mặt bầu bĩnh với đôi má hồng như đang kì nứt nẻ. Làn da trắng trông xa lạ, đến mức Giamilia nghĩ là bợt bạt. Mắt cậu nhóc mở to đen lay láy, cậu nhóc cũng có vẻ bất ngờ. Miệng cậu hơi mở.

- Tôi là người thu phế liệu. Ở đây… - Cậu nhóc đánh mắt về phía dưới cạnh rễ cây cổ thụ đã móc ngoằn ngoèo trên mặt đất.

- Ai bảo cậu đây là phế liệu? Hả? - Giamilia tức giận - Mảnh vỡ đã ở đây rất lâu rồi. Tôi vẫn dùng chúng để khắc lên cây. Chúng không phải phế liệu!

- À, dạ… - Cậu nhóc gật gù, rồi mới bắt đầu ngượng ngập chào lần nữa - Xin chào cậu. Để tôi giới thiệu lại. Tôi là Người Thu Phế Liệu ở bên đồi Đâm Chồi. Hẳn… - Cậu dừng lại, chừng như xem Giamilia có biết tới mình hay không. Rồi mắt cậu ta đánh thượt theo hơi thở.

- Tôi chả cần biết cậu là ai! - Giamilia nhanh miệng, hai đôi lông mày đã đấu vào nhau.

Đối với con bé, những mảnh thủy tinh đã sống cùng với cây cổ thụ suốt từng ấy năm. Con bé là người đã tìm ra chúng, cũng là người đã chôn nhành hồng xuống dưới đất. Ngày cha ra đi, cha bảo nó giữa đồng nội là món quà cha tặng nó. Có chăng chính là nhành hồng? Rằng chuyện cha rời xa nó là chuyện tự nhiên như nhành hồng tàn. Nhưng nhành hồng đã sống thật đẹp. Vậy mà giờ, không biết từ đâu, một cậu nhóc chẳng nổi tuổi bằng Giamilia, trong một tư thế xa lạ lại tiến tới và chỉ rằng, toàn bộ những mảnh vỡ thủy tinh đã chứa bao nhiêu điều đó chỉ là một mớ phế liệu? Nếu ai là người có quyền vứt bỏ chúng, thì phải là Giamilia, không phải ai khác. Chắc chắn là thế.

- À… - Cậu nhóc có vẻ hơi sợ sệt trong giọng điệu của Giamilia, nhưng cậu ta vẫn nhẹ nhàng - Dạ vâng, tôi hiểu. À thì,... - Cậu nhóc nghiêng đầu gãi gãi - Đồi Đâm Chồi nhận tín hiệu rằng cây cổ thụ - Cậu ngừng một lát, hơi liếc lên nhìn Giamilia - Đã có dấu hiệu không tốt tầm khoảng tháng trước do mảnh thủy tinh đã đâm sâu hơn so với dự định, làm ảnh hưởng tới rễ cây. Hơn cả, có một mầm hồng đang sống bên dưới mảnh thủy tinh và gặp khó khăn để nảy mầm. Nên… - Cậu nhóc nói rành rọt, nhưng rồi lại lắp bắp.

Giamilia nhíu mày. Mắt con bé trợn trừng lên.

- Vớ vẩn! Tôi chả thấy, tôi chả hiểu!

- Vậy được rồi - Cậu nhóc thỏa hiệp, để lại những mảnh vỡ của bình thủy tinh từ trong bao tải trở lại chỗ cũ - Tuy nhiên, đây là phần công việc của tôi. Cậu có thể về hỏi mọi người, hẳn, - Cậu khẽ gật gù - Ai cũng biết tới chúng tôi. Tôi sẽ quay trở lại vào tuần tới. Cảm ơn cậu. Tôi rất tiếc vì chuyện những mảnh thủy tinh. Tôi đã từng gặp nhiều lần như thế này khi đi thu đồ - Cậu cố tránh từ “phế liệu” - Không thì chúng ta có thể nghĩ cách khác, không thiết cứ phải vứt toàn bộ những mảnh thủy tinh để đâm chồi mà, tôi tôn trọng ý kiến của cậu.

Giamilia không muốn nghe lời của cậu nhóc. Con bé “hứ” một tiếng, khoanh đôi tay lớn, chắc mập trước ngực.

- Xin chào cậu! Hẹn cậu vào tuần tới!

Cậu nhóc kéo chiếc nón lụp xụp xuống dưới mắt. Bao tải trông có vẻ nặng. Giamilia đánh mắt nhìn về phía bao tải rách. Mấy mẩu gỗ, vài túi nilon, cũng có đôi mảnh thủy tinh dính màu đỏ như máu. Bao tải bị lôi xềnh xệch trên những đồi cỏ êm. Cậu bé đi nhanh về phía kia triền đồi.

- Này cô! - Cậu nhóc quay người chạy nhanh khi quay người lại và hét to về phía Giamilia - Ở đồi Đâm Chồi, đồ phế liệu với chúng tôi là những thứ quý giá!

Con bé nhặt một hòn đá gần đó và dùng hết sức ném mạnh về phía cậu nhóc. Dượng Jahan đã dạy nó khi có kẻ tấn công.

- Cút đi! - Con bé hét lớn.

“Cậu ta thì hiểu cái gì?” Giamilia nhìn về bóng dáng bé xíu của thằng bé.


***

- Vậy hả? Con đã gặp Người Thu Phế Liệu đó hả? - Giọng bà khàn đặc trong căn lều Yurt nấu đồ ăn. Mùi thịt cừu dậy lên trên chảo lớn. Tiếng lửa rít trên bếp nóng hầm hập. Nắng đổ ào, ráo một màu vàng trên chảo qua một khe rách trên lều dượng chưa sửa lại.

Giamilia gật đầu.

- Bà biết ạ?

Thịt cừu đã cháy khoảng một nửa. Bà đảo đũa, ngẫm nghĩ, chừng như đo bao nhiêu gia vị là vừa.

- Không phải chưa từng gặp. Nhưng ta biết họ! - Bà mỉm cười khi nói thế, Giamilia đoán vậy dù không thấy gương mặt bà.

- Điều họ nói đúng ạ? Họ vứt những mảnh thủy tinh cha gửi lại cho cháu - Giamilia lại nhíu mày theo thói quen. Giữa hai lông mày đã rậm rạp như nối liền nhau - Họ thì hiểu cái gì chứ? Cha đã tặng cháu mà. Thế mà họ lại gọi là đồ phế liệu!

Tiếng bà khúc khích cười.

- Cháu nói phải.
- Mẹ làm thịt cừu sớm thế ạ? - Tiếng mẹ của Giamilia nhẹ nhàng khi vén rèm lều.

Lý ra, mẹ Giamilia sẽ trở về nhà mẹ đẻ sau khi chồng mất, nhưng bà là ở một mình từ nhỏ, làm thuê cho một gia đình chăn cừu phía bên kia đồi, về sau cưới cha Giamilia nên sống luôn trên thảo nguyên. Sau khi cha mất, bà nội Giamilia nhận mẹ là con gái, chính bà cũng ủng hộ mẹ Giamilia đến với dượng Jahan.

- Mẹ ơi, mẹ ở bên kia đồi, có nghe thấy đồi Đâm Chồi không?

Mẹ Giamilia mang ra một rổ rau nhỏ, lẫn với hành tây sống đem đi rửa. Giếng ở khá xa nhà. Có vẻ hôm nay dượng Jahan chưa đem nước về.

- Không? Mẹ chưa bao giờ nghe đến bao giờ? - Mẹ ngẩng đầu nhìn về phía bà Giamilia khi bà khẽ huých vào eo mẹ. - À, mẹ có nghe qua.

- Thế là có hay không ạ?

- Hình như có đó, có thể mẹ đã từng qua nhưng mẹ không nhớ rõ. Hoặc mẹ đã từng nghe, cái tên thật quen. Đồi Đâm Chồi, Đồi Đâm Chồi à,... - Mẹ lẩm nhẩm - Nghe ở đâu rồi nhỉ? Đồi Đâm Chồi…

Giamilia đùa con dế dưới đất. Con dế quay tít mù, giãy đạp chân vào ngón tay nhỏ của nó. Bụi đất bị xới lên một chốc.

- Dẫu sao thì đó cũng không phải người xấu, Giamilia ạ! - Bà dùng mu bàn tay để vuốt tóc con bé - Họ có lý của họ. Những cậu nhóc ngây thơ và hiền lành - Bà khúc khích cười.

- Bà gặp rồi ạ?

- Ừ phải! Sau khi ông nội cháu bỏ lên thành phố, và đám tang của cha cháu. - Bà nhẹ giọng - Người Thu Phế Liệu đã lấy bộ quần áo cuối cùng của ông cháu, và những tấm ảnh của cha Giamilia với bà. Bà tưởng như mình đã đánh mất chúng! Nhưng đổi lại, họ đưa cho bà vài ba bông hồng cành mềm màu hồng và trắng không gai.

Tiếng mẹ Giamilia cười khúc khích, nhìn ý nhị về phía bà.

- Mẹ quả là con người của cổ tích như anh Andrey nói đó!


Giamilia không hiểu câu cuối của mẹ. Vậy Người Thu Phế Liệu bên Đồi Đâm Chồi có thật không? Mà Người Thu Phế Liệu thì liên quan gì tới Đồi Đâm Chồi? Giamilia đã đợi cậu bé lâu thật lâu. Nó thấy mặt trời kéo từ bên kia sang tới bên này đồi vậy mà Người Thu Phế Liệu bên Đồi Đâm Chồi vẫn chưa thấy tới. Cái nắng đã thôi gay gắt như giữa trưa. Mùi đồng nội thơm ngào ngạt, mùi của cỏ. Giamilia nghe trong tiếng gió âm giọng của cha, xa xăm và mờ nhạt:

- Giamilia là cánh chim của thảo nguyên Zialdac này đấy!

Con bé trông về phía bình thuỷ tinh đã vỡ. Bình thuỷ tinh đã cắm xuống đất mềm do Giamilia ấn chân xuống. Nó giận cha. Tại sao cha lại gửi nó một chiếc bình đã vỡ? Tại sao không phải là một chiếc bình sạch sẽ, tinh tươm, hay một nhành hồng mạnh khoẻ đâm chồi từ dưới đất? Cha lại để cho Giamilia một nhành hồng tàn trong bình hoa đã vỡ. Thứ dành cho con bé hoá ra chỉ là những mảnh thuỷ tinh sạm màu đất.

- Con chưa về sao? - giọng mẹ vang bên tai.

Giamilia ngẩng đầu lên, trông thấy mẹ đang nhấc váy đi về phía này. Những sợi tóc màu hung của mẹ bay sang trái, đổ lên trên gương mặt vài sợi tóc. Trời đã ngả tối, Giamilia chỉ trông thấy nửa gương mặt sáng với đôi mắt long lanh của mẹ. Làn da nâu đồng ánh bên nụ cười hiền.

- Chờ Người Thu Phế Liệu hả? - Mẹ ngồi bệt xuống, dựa vào thân cây với Giamilia.

- Mẹ từng gặp cậu ta chưa ạ?

- Mẹ chưa. - Mẹ Giamilia đáp gọn lỏn - nhưng trước mẹ cũng có một bình hồng đã vỡ sau nhà. - Mẹ nghiêng mặt, vuốt sợi tóc vương trên vầng trán cao của con bé. - Nó vẫn còn ở đó. Nơi bà trồng mấy chậu hoa và xương rồng.

- Vậy Người Thu Phế Liệu đã không lấy mảnh thuỷ tinh của mẹ!

- Ừ! Dượng Jahan đã dọn lại chúng và tạo thành một chậu hoa nhỏ bằng thuỷ tinh. Bà hay đặt vào đó vài nhành hồng sắp tàn buộc phải cắt đi. Con biết đó - Mẹ bật cười. Giọng mẹ sang sảng, nghe như tiếng hí của Yevgeny khi anh Anhaga ghìm dây cương - Bà là người bước ra từ cổ tích mà!

- Mẹ nghĩ năm nay anh Anhaga sẽ về chứ?

- Mẹ mong vậy. - Tiếng mẹ thở dài rất khẽ - Mong mẹ có thể gặp được anh con. Nhưng đó là quyết định của Anhaga, có lẽ không tới lúc mẹ sắp chết đâu nhỉ? - Mẹ lại cười sang sảng.

- Về sớm nhé! Ông Kẹ tới bắt đi đó! - Mẹ chạm nhẹ lên chóp mũi khi Giamilia đáp nhẹ “vâng ạ”.

Anh Anhaga đã bỏ lên thị trấn khi mẹ cưới dượng Jahan. Gió lộng kéo dài và ánh mặt trời đã thôi đổ bóng xuống tán cổ thụ. Giamilia nhìn về phía bóng tối bên kia triền đồi. Người Thu Phế Liệu đang ở đâu thế nhỉ?


***


Tới khi mặt trời đổ đứng nắng vào ngày hôm sau hẹn, Giamilia mới trông thấy bóng dáng quen thuộc của Người Thu Phế Liệu đi từ hướng thành phố về. Trông cậu ta mệt oải. Ánh mắt đờ đẫn và mồ hôi ròng trên cổ.

- Chào cô! - cậu ta nói được một câu rồi ngã thẳng xuống thảm cỏ nơi có cây cổ thụ.

Tiếng cậu ta thở hồng hộc. Mồ hôi ướt đầm áo choàng, cả gương mặt như vừa tắm dưới nước, đỏ lựng cả lên. Giamilia tính thét ra lửa nhưng con bé lại dịu xuống. Nó thôi đưa tay chống hông mà dò xét ngồi xuống cạnh Người Thu Phế Liệu.

- Này! Ổn chứ? - Nó hỏi cộc.

- Hờ! Ừ! Hộc! Hờ!

Tiếng gió đánh xen tiếng thở đứt đoạn của cậu ta.

- Cậu thật là Người Thu Phế Liệu đấy à? - Giamilia to mắt nhìn. - Sau khi thu phế liệu thì cậu sẽ làm gì? Cậu vứt chúng ở Đồi Đâm Chồi à? Mà Đâm Chồi thì liên quan gì tới thu phế liệu?

Giọng Giamilia nói liến thoắng. Và lúc này Người Thu Gom Phế Liệu cũng đã thở như bình thường. Cậu nhóc nghiêng đầu, suy nghĩ một lúc mới bắt đầu nói:

- Trong bao tải kia toàn là đồ tôi gom được. Nhưng đương nhiên cậu không được coi. Chúng tôi giữ bảo mật những kí ức. Người chủ cũ không muốn tiết lộ. Nhưng những ai từng sống đều biết chúng tôi cả. Đó là một chuyện bình thường, rằng Đồi Đâm Chồi có Người Thu Phế Liệu. Còn câu hỏi của cô cũng làm tôi bối rối. Quả thật, tôi cũng không rõ liên quan trực tiếp gì giữa đâm chồi và thu phế liệu. Nhưng theo kinh nghiệm cá nhân, muốn cây nảy mầm và đâm chồi dễ dàng, thì cần người đi gom những mảnh dị dạng có khả năng làm ảnh hưởng tới cây con. Và chúng tôi là những người thực hiện công việc đó.

Giamilia nhìn cậu nhóc trông non nớt. Con bé cảm thấy thật kì lạ.

- Cậu mấy tuổi rồi?

- Ba tháng nữa tôi tròn ba trăm tháng.

Giamilia nhẩm tính, con bé ghét nhất là tính nhẩm. “Ba trăm tháng chia mười hai”, con bé lẩm bẩm.

- Hả? - Nó trợn mắt nhìn cậu nhóc.

- Bên tôi tính theo tháng. Một tháng chắc cỡ một năm chốn này. Quả là mệt mỏi. Mỗi lần lên thành phố thu gom đồ là oải cả người. Tôi vẫn thích nhất là thảo nguyên này. - Cậu ta giờ đã dựng người dậy - rất tốt!

Giamilia nói không nên câu, lắp ba lắp bắp.

- Vậy… vậy…

- Bà cô chưa kể chuyện đó à? Cái cô tóc dài tết đuôi sam hay vấn lên đó. - Cậu nhóc bật cười - Bà Anna! Cái tên rất dũng cảm. Hồi đó cô ta suốt ngày khóc lóc cái áo veston tôi lấy trộm đi, thế mà giờ thì cứ kể suốt về chúng rồi cười tươi sang sảng.

Cậu nhóc lắc đầu.

- Hả? - Giamilia đứng hình.

- Thế còn cô thì sao? Mảnh thuỷ tinh này cô nghĩ chúng ta nên làm gì với chúng?
Giamilia không thốt nên lời. Cái quái gì vậy? Cậu ta là ma à?

- Bất ngờ thế cơ à? Tôi cứ nghĩ cô Anna đó phải kể hết rồi cơ đấy!

Mặt trời đứng bóng và cái nóng cháy mùi khen khét lên trên đồng lau đến rã cả người. Những câu chuyện về phía Đồi Đâm Chồi nằm bên kia triền dốc vi vu trong tiếng gió. Giamilia cứ hết trợn mắt rồi cười khúc khích. Người Thu Gom Phế Liệu là người hài hước nhất con bé từng gặp. Cậu ta còn nói nhiều hơn cả anh Anhaga. Không biết qua bao lâu, con bé chỉ thoáng thấy ánh chiều tà trải trên thảo nguyên, tiếng be của đàn cừu phía xa lẫn trong tiếng chó sủa, câu chuyện mới có xu hướng ghìm lại.

- Vậy đó! Chúng tôi là những người như vậy! - Người Thu Gom Phế Liệu kể trong khi cười ngặt nghẽo. - Ai da! Trời cũng ngả chiều rồi đó! Tôi phải trở về để kiểm kê thôi. Còn những mảnh này cậu tính sao?

- Hừm… - Giamilia thở một hơi - Tớ không biết. Thật vậy!

- Phải! Dẫu sao đó không phải câu hỏi dễ dàng.

Người Thu Phế Liệu ngẩng cổ nhìn lên bầu trời. Trăng đã treo cao trên màu xanh thăm thẳm. Màu trắng mờ mờ trong sắc thanh thiên. Chốc nữa thôi, nó sẽ hiện lên, nổi bần bật trước màn đêm, rọi ánh sáng đi muôn phương. Người ta chưa từng nghĩ tới chuyện có một ngày trăng không còn xuất hiện nữa.

- Đối với tớ thì mảnh thuỷ tinh đã sống cùng rất lâu. Không dễ gì gạt phăng chúng vào bao tải, rồi ngày mai bảo rằng tớ sẽ không cảm thấy gì. Cha đã để lại chúng như một món quà, rằng cha đã từng sống. Đối với tớ cả cây cổ thụ lẫn mảnh thuỷ tinh đã là vật gắn kết không thể tách rời. Bỏ mảnh thuỷ tinh cũng như chặt cái cây đi vậy, tớ chưa bao giờ nghĩ tới chuyện đó. Tớ không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu mình không giữ toàn bộ chúng bên mình.

- Hẳn ông anh tớ sẽ bảo: “Chỉ là chuyện mấy mẩu thủy tinh. Có gì mà phải làm quá lên!”

- Không lạ nếu có chuyện đó đâu! - Giamilia khinh khỉnh.
Một vì sao sáng nằm bên dưới mặt trăng khuyết cong cong trên bầu trời. Tiếng hú của mẹ gọi bên kia.

- Giamilia! A a a a a a a a a a a a a a a - Âm “a” kéo dài vọng như trong một hang động.
Người Thu Phế Liệu cũng đã thu dọn lại, cẩn thận nhìn vào trong bao tải.

- Hôm nay tớ đã đi suốt cả thành phố, gặp rất nhiều đồ nhưng chẳng thu được gì. Đôi khi phải chờ cả tháng. Đó là chuyện như cơm bữa. Cậu không cần phải cố gắng quá. Dầu sao, hôm nay rất vui! Chào nhé cô gái, hẹn cậu vào một ngày sớm.
Giamilia nhăn mày vẻ khó xử. Nó biết như thế là không tốt. Người Thu Phế Liệu đã vất vả cả ngày.

- Khoan đã, mình dọn lại mảnh thủy tinh nhé! - Giamilia nhướng mắt thỏa hiệp.

- Tuyệt cú! Vậy xem ra không phải công cốc rồi! - Mắt của cậu nhóc lại sáng rực và nụ cười tươi tắn đến ngọt ngào.
Chiều ngả đậm màu. Dưới gốc cổ thụ ngoằn ngoèo, đâu đó một hạt mầm đang chờ ngày đâm chồi.

***


Cuối mùa thu, một bông hồng vàng thân gai mềm nở giữa những mảnh thủy tinh đã được xếp vòng tròn quanh nó. Khi Giamilia nghe giọng cha thì thầm qua âm gió reo: “Món quà của ta cũng trao tới con rồi, cánh chim Zialdac của ta”, con bé cũng thấy con ngựa Yevgeny hí vang bên kia nhà.

Trên chiếc xe lạc đà kéo, bóng dáng mái tóc hung đỏ quen thuộc.

Anh Anhaga đã trở về. Từ trên trị trấn.
 

SanMoon

Gà con
Tham gia
22/5/21
Bài viết
32
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
Cuộc tranh luận không hồi kết của “Khóc” và “Kiềm Nén”

Có khi nào bạn thử tưởng tượng mỗi cảm xúc trong bạn tượng trưng cho một con người khác nhau? Vậy hôm nay là ngày diễn ra cuộc tranh luận của "hai người" trái ngược nhau, bạn hãy theo dõi xem có như bạn tưởng tượng.

Khóc: “Nếu ông trời đã ban cho con người tuyến lệ thì cũng không phải chỉ để trang trí mà chắc chắn có công dụng của nó, ví như bộc lộ cảm xúc của con người, hay nói cách khác, đó là cảm xúc tất yếu của một người.”

Kiềm Nén phản bác ngay: “Vậy bạn nói tôi nghe, khóc có lợi hay hại? Trong khi đó khóc làm cho con người ta mệt mỏi, làm tổn hại đôi mắt, còn chưa kể đến khóc sẽ làm cho tinh thần con người rơi vào bóng tối, đã tổn thương rồi còn muốn tổn thương đó kéo dài sao?”

Khóc: “Kiềm nén cảm xúc của mình thì tốt sao? Một người mà cả việc bọc lộ cảm xúc thật của mình cũng không thể thì nói gì đến tư cách chỉ trích người làm tổn thương mình.”

Kiềm Nén vẫn bình tĩnh nhưng vẫn có chút bối rối.

Khóc thừa thắng xong lên: “Đúng thật là khóc sẽ làm tổn hại đến cơ thể nhưng chưa chắc đã làm tổn hại đến tinh thần con người. Đối với người không tìm thấy được ánh sáng của đời mình thì khóc sẽ càng làm tâm họ thêm tổn thương nhưng đó chỉ là một số rất ít, vì với một người sống thì xung quanh họ không chỉ có một người mà là có rất nhiều người, khóc đủ rồi, than vãn đủ rồi thì người đó sẽ cùng người xung quanh cố gắng hơn nữa. Còn nếu kiềm nén thì tất thảy mọi chuyện ai biết ai hay, rồi những người xung quanh đó làm sao giúp được bạn khi bạn chỉ mãi im lặng? Vết thương được bác sĩ cứu chữa sẽ nhanh lành hơn là vết thương tự bản thân mình băng bó.”

Kiềm Nén: “Có ai có thể chắc chắn bản thân sẽ không tổn thương khi thể hiện cảm xúc bản thân ra ngoài, đừng quên miệng người hiểm độc. Chỉ là vài dòng tâm trạng trên mạng xã hội đã bị người người vào châm chọc nói lời khó nghe, không châm chọc thì cũng sẽ đưa ra lời khuyên này kia nọ. Nhưng như thế bạn có cảm thấy ổn hơn hay chỉ càng cảm thấy tồi tệ, không phải ai khoác lên mình chiếc áo blouse cũng trở thành bác sĩ. À! Còn nếu bạn nói với tôi bạn sẽ chỉ khóc lóc và than vãn với người thân và bạn bè thì cho tôi xin đi, bạn bè của bạn họ không phải kẻ nhàn rỗi, họ cũng có cả trăm việc cần phải giải quyết kia kìa, còn người thân càng không thể hơn, bạn nói ra rồi thì họ sẽ lo lắng muộn phiền vì bạn. Tất cả mọi chuyện do bạn quyết định, nên kết quả phải chịu tổn thương thì nên tự chữa lành.”

Khóc ấm ức, đôi mắt ngấn lệ, chỉ cần thêm một đã kích nữa thôi dòng nước mắt ấy sẽ rơi. Nhưng Kiềm Nén không hề để ý mà vẫn xuất kích, nói: “Này! Lại muốn dùng nước mắt ấy để xoay chuyển tình thế sao? Bạn nghĩ tốn nước mắt như thế có ít à, như thế chỉ làm bạn thua thêm thảm hại mà thôi.”

Hội đồng phán xét và người xem đều cảm thấy Khóc rất đáng thương, muốn lên tiếng để giúp nhưng khi nghe Kiềm Nén nói thế thì liền nghiêm mặt không lên tiếng nữa.

Khóc lau giọt lệ vương trên má rồi phản biện: “Bạn không thể nói nước mắt là vô dụng được, nước mắt rơi đúng lúc đúng thời điểm sẽ có tác dụng tốt hơn gấp trăm gấp ngàn lời nói. Con gái biết khi nào nên rơi lệ, khi nào không, còn con trai cũng thế, sao cứ phải bắt họ kiềm nén cảm xúc họ khóc khi họ cảm thấy buồn, khi họ cảm thấy thất vọng, là sai sao? Đâu phải khóc thì liền cho người đó là yếu đuối, là muốn được thương xót. Có đôi khi giọt nước mắt còn là sự cổ vũ, động viên, là sự đồng cảm không nói thành lời, là sự vui mừng khi đạt thành điều gì đó.”

Kiềm Nén: “Hóa ra thế, vậy bạn giải thích giúp tôi tại sao mỗi đêm bạn đều một mình lặng lẽ rơi lệ?”

Bao nhiêu ánh mắt đổ về phía Khóc, nhưng cũng không chờ được câu trả lời của Khóc.

Kiềm Nén lại lên tiếng: “Yếu đuối như thế cho ai xem? Thời gian mà bạn lãng phí cho việc khóc đó thì bạn có thể kiềm nén mà cố gắng nổ lực để bản thân tốt hơn, để những người tổn thương bạn cảm thấy hối hận và tội lỗi. Bạn xứng đáng có người tốt hơn, có thứ tốt hơn. Kiềm nén tốt xấu gì cũng sẽ làm cho con người học được cách kiểm soát cảm xúc của mình đó bạn à.”

Bồi thẩm đoàn nhìn nhau rồi đưa lên nhận xét cuối cùng:

“Cuộc tranh luận này từ lúc bắt đầu đã có kết quả chỉ là cả hai bên đều không thể lùi một bước để cùng nhau ngồi xuống hòa giải. Theo như những lý luận cả hai bên đã nói trước đó bồi thẩm đoàn thấy cả hai đều không sai mà cũng không hoàn toàn đúng. Một con người trong đời sẽ gặp rất nhiều tình cảnh khác nhau, không phải tình huống nào cũng phải dùng đến nước mắt, cũng không thể ép người đó trong mọi tình huống đều phải kiềm nén. Mạnh mẽ đúng chỗ, yếu đuối đúng thời điểm là nghệ thuật ‘làm người’ mà một người phải có.”

Nụ Cười từ xa đứng lên mỉm cười rạng rỡ, nói: “Nếu có thể thì đừng keo kiệt mà hãy tặng cho bản thân mình và mọi người xung quanh một nụ cười thật tươi. Vì tất cả đã làm rất tốt rồi dù kết quả có ra sao hãy nở nụ cười đón nhận.”

SanMoon
 

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.041
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
Chả nhớ đoạn nào trong trích thần thoại Hy Lạp, hay Kinh thánh, mình tìm hoài mà không có thấy. Não lòng tới mức không muốn viết hôm nay. Lý ra triển plot của bạn trẻ mà cuối cùng bỏ ngang vì oải lẫn áp lực. Thôi thì trong đống hổ lốn, viết ra vài dòng ỡm ờ dở hơi.

Con đã bao giờ nghe qua thế hệ người đồng, người bạc, người vàng chưa? Chưa à? Họ trông thế nào á? Hừm, sao nhỉ. Mẹ chưa được thấy tận mắt, nhưng bà ngoại con từng kể rằng đã gặp thế hệ đó trong những giấc mơ. Phải! Mà con biết rồi đó. Những giấc mơ của bà bao giờ cũng linh ứng. Dẫu là ngẫu nhiên đi chăng nữa, chẳng thế, người ta hay rủ rỉ bà có tài tiên tri. Nhưng bà chẳng bao giờ chịu nhận. “Trùng hợp thôi!”, câu cửa miệng của bà con đó.

À, đây, không phải sốt ruột. Bà kể rằng thế hệ người đồng là thế hệ đầu tiên bà mơ thấy. Một giấc mơ vào mùa hè năm bà mới 19 tuổi. Mái tóc bà dài tới thắt lưng, óng một màu nâu bóng mượt. Cảnh của giấc mơ tua nhanh nhưng đẹp vô cùng. Chân trời xa, trải dài trước mắt, như với tay là tới. Bà thấy mặt trời đỏ ửng trên những tán lá xanh mát rượi. Không khí trong lành và mát mẻ như có một viên đá đang tỏa ra xung quanh. Mùa hè nhưng những bóng cây đã đổ gần hết bên bờ thảm cỏ xanh. Bà vén rèm lá giữa chốn đó. Con biết bà thấy gì không?


Đúng vậy, đó chính là người đồng. Người đồng phần đa là đàn ông. Họ có cơ thể cao tới tám thước, da thịt làm bằng đồng, nhưng mắt môi lại đẽo từ hoa cương. Chúng sáng choang và lấp lánh dưới ánh mặt trời. Người đồng có trái tim nằm bên ngoài lồng ngực. Ừ, phải, chúng đập ra bên ngoài lồng ngực. Con tim mềm và nhầy nhợt những mô và dịch. Chính thế, trong ba thế hệ, người đồng là người dễ bị giết nhất. Chỉ cần một nhát kiếm trong lúc họ sơ hở, người đồng chết ngay tức khắc. Người ta đồn nhau rằng từng có anh chàng người đồng tên Dimbad Ip đã chẳng may chết chỉ vì trong lúc cắt cá trượt tay làm con dao đâm trúng ngực mình. Dimbad Ip chết ngay tại chỗ. Đôi mắt hoa cương trợn trừng, chúng tắt sáng, xám xịt và ảo não. Tim anh ta ngừng đập và những mớ cơ thể làm từ đồng cứng như gang, như thép hóa thành tro bụi trong phút chốc. Đó là một cái chết không may. Người đồng cứ thế kéo dài cuộc sống của mình, họ ít khi chết già, chủ yếu là những cái chết lãng xẹt như anh chàng Dimbad Ip. Cuộc đời người đồng chủ yếu quanh quẩn xây đắp cho ngôi nhà của mình. Họ kết hôn gần trong họ hàng. Anh họ cưới chị họ, em họ cưới chú trẻ. Cuộc sống sinh sôi nảy nở nhưng chẳng mấy chốc, tai họa ập đến. Người đồng rồi cũng tuyệt chủng sau một trận bạo loạn bên đồi Viec Xande. Tại sao à? Kể ra cũng thật kì lạ. Không biết ai đã bắt đầu trước tiên, nhưng tất cả bọn họ lao vào cắn xé nhau đến mức không thể nào can nổi. Họ gào thét trong âm thanh lẫn lộn tiếng người đồng. Những đôi mắt hoa cương ánh lửa và làn da đồng cọ xát tóe lửa vào nhau. Đó là một khung cảnh hỗn loạn. Tiếng trẻ em gào thét và kêu khóc của phụ nữ. Nhưng lũ đàn ông người đồng nào có nghe thấy gì. Chúng lao vào, bóp chết trái tim đối phương bằng một bàn tay. Người đồng chết như ngả rạ. Cả trẻ em, phụ nữ, đàn ông, người già. Vì đối với người đồng, cuộc chiến hào hùng nhất là giết chết đối phương và tế đối phương bằng cái chết của chính mình. Con hỏi sao phụ nữ và trẻ em cũng lây đó hả? Ừ, người đồng cuối cùng đã đốt toàn bộ ngôi làng. Anh ta bảo với bà ngoại, người chứng kiến toàn bộ, rằng, đó là sự hiến sinh của thế hệ người đồng, và bà là minh chứng cho điều đó.


Kì lạ phải không. Quả là kì lạ! Giấc mơ kế tiếp của bà là vào năm 21, một buổi mùa thu cuối tháng 8. Giấc mơ đến vào một buổi trưa thiu thiu gió thổi. Thế hệ người bạc là thế hệ đẹp nhất, bà từng bảo vậy. Họ có nét mơ màng và ảo não. Một nét đẹp chậm chạp, buồn tủi khiến người ta muốn vuốt ve mà ôm vào lòng. Người bạc không nói chuyện, họ trao đổi với nhau bằng âm thanh của tiếng thở dài. Ừ, như con nói. “Hầy”, “Hầyy”, Hầyyy”. Mỗi tiếng thở dài là toàn bộ tấm lòng của họ. Người bạc là người đồng đều nhất về mặt giới tính. Không bên nào thấp hơn bên nào. Theo bà, người bạc là thế hệ đỉnh cao nhất. Toàn thân từ trên xuống dưới phủ một màu kim loại ánh kim phản chiếu. Họ cứ như những bức tượng tạc bên công việc, kì công nhào nặn. Cử chỉ tay, ánh mắt và điệu buồn rủ trên khóe môi chẳng mấy khi cất lời. Vẻ đẹp của họ tràn trong cơn gió heo may rủ trên những cành lá. Một nét đẹp cổ xưa, kín đáo, hoài niệm. Sao người bạc lại biến mất ấy hả? Thực ra họ không tuyệt chủng như người đồng. Người bạc không sống cùng với thế giới của mình thôi. Họ tìm nơi để trốn qua một cánh cổng thời gian rải rác khắp toàn trái đất. Bà bảo vậy. Họ nắm tay nhau và bước qua cánh cổng đó. Ở bên kia thế giới, những con người đẹp đẽ ấy chẳng bao giờ chết, nhưng cũng chẳng bao giờ sống. Họ chỉ muốn tách biệt, họ không muốn thúc ép để sống tiến tới cái chết, hay có cái chết để thúc đẩy sự sống. Họ tồn tại trong cái khắc lá vàng rơi xuống chân họ và chết ngay khắc chiếc lá rơi dưới gót giày. Người bạc ảo não và mơ mộng. Họ sẽ thôi thở dài khi nghĩ mình là cánh chim bằng bay giữa núi đồi cao vợi, và tiếp tục thở dài khi trông thấy núi đồi. Thứ khiến người bạc sống là hy vọng. Còn thứ khiến người bạc chết là hiện thực. Và cái giá để tồn tại trong từng giây, rồi chết đi trong từng giây ấy, là trái tim của mình. Họ đã bán trái tim cho Chúa. Trái tim bằng bạc, lóng lánh như ánh trăng dìu dịu. Người bạc sống trong thế giới Chúa tạo nên. Thế giới tính bằng giây.


Thôi được rồi, con phải ngủ thôi. Con đã theo dõi câu chuyện suốt gần tiếng đồng hồ và mai còn rất nhiều bài tập đó. Không, nào ngủ đi nào. Hừm, mẹ sẽ kể vào ngày mai? Thôi ngủ đi nào. Con đã nghe toàn bộ về người đồng, người bạc đó thôi. Mẹ sẽ chỉ kể qua loa thôi đó: Người vàng toàn thân dát vàng. Thế hệ vàng là thế hệ được nhiều người ca tụng. Họ sống đỉnh cao trong tiền bạc vật chất, những kiến trúc và phát minh đồ sộ. Cho đến giờ, bà vẫn bảo thế hệ vàng là thế hệ thông minh vượt bậc. Đến mức ngỡ ngàng. Những ngôi nhà dát vàng, dát bạc và sự tân tiến của đồ gia dụng. Bà còn tưởng người vàng là người ngoài hành tinh hay chính là chúng ta trong những thế kỷ tiếp theo. Nhưng hóa ra không phải. Họ có nền văn minh riêng mình. Thế hệ vàng đa phần là trẻ con. Người lớn thì cũng đều bằng giới tính như người bạc. Người vàng thường thiếu nụ cười. Những đứa trẻ vàng thông minh nhưng lạnh nhạt. Trong đôi mắt chúng chỉ có cái chết xám xịt như bà từng thấy của thế giới đồng. Người vàng chờ cái chết và thèm cái chết. Nhưng người vàng không chết được. Họ không có máu. Thứ nuôi dưỡng họ là dưỡng chất từ vàng nhân tạo. Chỉ cần bơm đầy chúng, họ sẽ luôn sống. Mà con biết đó, ở thế giới đỉnh cao vật chất như thế, thiếu gì vàng. Người vàng cứ sống mãi, sống mãi, cho đến một ngày, những đứa trẻ vàng không tài nào chịu được nữa. Chúng rủ nhau đi chết. Chúng trèo lên tháp vàng Sự Sống và tháp vàng Bất Tử. Nơi khởi sinh cho thế giới vàng. Những đứa trẻ vàng đánh sập toàn bộ. Con hẳn tự hỏi những đứa trẻ thì sao qua mặt được người lớn. Lầm rồi, không hề, chúng là những đứa trẻ đầy kiêu hãnh và thông minh nhất. Chúng vượt qua tầng bảo vệ bằng cách nào bà ngoại không rõ, nhưng chúng thực hiện chỉ trong vòng buổi sáng. Hai tháp đỉnh cao trí tuệ loài người vàng sập trong nháy mắt. Toàn bộ hệ thống đen ngòm. Trong thế giới tối sụp đó, lần đầu tiên bà ngoại thấy những đứa trẻ vàng nở một nụ cười mãn nguyện.


Được rồi, mau đi ngủ nào. Mẹ sẽ vặn nhỏ điều hòa và con nhớ đắp mền cho kĩ. Rồi, mẹ sẽ ôm con một cái và đi nhanh tắt đèn ra cửa. Ngủ ngoan nhé! Chụt! Yêu con!
 

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.041
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
Cuộc tranh luận không hồi kết của “Khóc” và “Kiềm Nén”

Có khi nào bạn thử tưởng tượng mỗi cảm xúc trong bạn tượng trưng cho một con người khác nhau? Vậy hôm nay là ngày diễn ra cuộc tranh luận của "hai người" trái ngược nhau, bạn hãy theo dõi xem có như bạn tưởng tượng.

Khóc: “Nếu ông trời đã ban cho con người tuyến lệ thì cũng không phải chỉ để trang trí mà chắc chắn có công dụng của nó, ví như bộc lộ cảm xúc của con người, hay nói cách khác, đó là cảm xúc tất yếu của một người.”

Kiềm Nén phản bác ngay: “Vậy bạn nói tôi nghe, khóc có lợi hay hại? Trong khi đó khóc làm cho con người ta mệt mỏi, làm tổn hại đôi mắt, còn chưa kể đến khóc sẽ làm cho tinh thần con người rơi vào bóng tối, đã tổn thương rồi còn muốn tổn thương đó kéo dài sao?”

Khóc: “Kiềm nén cảm xúc của mình thì tốt sao? Một người mà cả việc bọc lộ cảm xúc thật của mình cũng không thể thì nói gì đến tư cách chỉ trích người làm tổn thương mình.”

Kiềm Nén vẫn bình tĩnh nhưng vẫn có chút bối rối.

Khóc thừa thắng xong lên: “Đúng thật là khóc sẽ làm tổn hại đến cơ thể nhưng chưa chắc đã làm tổn hại đến tinh thần con người. Đối với người không tìm thấy được ánh sáng của đời mình thì khóc sẽ càng làm tâm họ thêm tổn thương nhưng đó chỉ là một số rất ít, vì với một người sống thì xung quanh họ không chỉ có một người mà là có rất nhiều người, khóc đủ rồi, than vãn đủ rồi thì người đó sẽ cùng người xung quanh cố gắng hơn nữa. Còn nếu kiềm nén thì tất thảy mọi chuyện ai biết ai hay, rồi những người xung quanh đó làm sao giúp được bạn khi bạn chỉ mãi im lặng? Vết thương được bác sĩ cứu chữa sẽ nhanh lành hơn là vết thương tự bản thân mình băng bó.”

Kiềm Nén: “Có ai có thể chắc chắn bản thân sẽ không tổn thương khi thể hiện cảm xúc bản thân ra ngoài, đừng quên miệng người hiểm độc. Chỉ là vài dòng tâm trạng trên mạng xã hội đã bị người người vào châm chọc nói lời khó nghe, không châm chọc thì cũng sẽ đưa ra lời khuyên này kia nọ. Nhưng như thế bạn có cảm thấy ổn hơn hay chỉ càng cảm thấy tồi tệ, không phải ai khoác lên mình chiếc áo blouse cũng trở thành bác sĩ. À! Còn nếu bạn nói với tôi bạn sẽ chỉ khóc lóc và than vãn với người thân và bạn bè thì cho tôi xin đi, bạn bè của bạn họ không phải kẻ nhàn rỗi, họ cũng có cả trăm việc cần phải giải quyết kia kìa, còn người thân càng không thể hơn, bạn nói ra rồi thì họ sẽ lo lắng muộn phiền vì bạn. Tất cả mọi chuyện do bạn quyết định, nên kết quả phải chịu tổn thương thì nên tự chữa lành.”

Khóc ấm ức, đôi mắt ngấn lệ, chỉ cần thêm một đã kích nữa thôi dòng nước mắt ấy sẽ rơi. Nhưng Kiềm Nén không hề để ý mà vẫn xuất kích, nói: “Này! Lại muốn dùng nước mắt ấy để xoay chuyển tình thế sao? Bạn nghĩ tốn nước mắt như thế có ít à, như thế chỉ làm bạn thua thêm thảm hại mà thôi.”

Hội đồng phán xét và người xem đều cảm thấy Khóc rất đáng thương, muốn lên tiếng để giúp nhưng khi nghe Kiềm Nén nói thế thì liền nghiêm mặt không lên tiếng nữa.

Khóc lau giọt lệ vương trên má rồi phản biện: “Bạn không thể nói nước mắt là vô dụng được, nước mắt rơi đúng lúc đúng thời điểm sẽ có tác dụng tốt hơn gấp trăm gấp ngàn lời nói. Con gái biết khi nào nên rơi lệ, khi nào không, còn con trai cũng thế, sao cứ phải bắt họ kiềm nén cảm xúc họ khóc khi họ cảm thấy buồn, khi họ cảm thấy thất vọng, là sai sao? Đâu phải khóc thì liền cho người đó là yếu đuối, là muốn được thương xót. Có đôi khi giọt nước mắt còn là sự cổ vũ, động viên, là sự đồng cảm không nói thành lời, là sự vui mừng khi đạt thành điều gì đó.”

Kiềm Nén: “Hóa ra thế, vậy bạn giải thích giúp tôi tại sao mỗi đêm bạn đều một mình lặng lẽ rơi lệ?”

Bao nhiêu ánh mắt đổ về phía Khóc, nhưng cũng không chờ được câu trả lời của Khóc.

Kiềm Nén lại lên tiếng: “Yếu đuối như thế cho ai xem? Thời gian mà bạn lãng phí cho việc khóc đó thì bạn có thể kiềm nén mà cố gắng nổ lực để bản thân tốt hơn, để những người tổn thương bạn cảm thấy hối hận và tội lỗi. Bạn xứng đáng có người tốt hơn, có thứ tốt hơn. Kiềm nén tốt xấu gì cũng sẽ làm cho con người học được cách kiểm soát cảm xúc của mình đó bạn à.”

Bồi thẩm đoàn nhìn nhau rồi đưa lên nhận xét cuối cùng:

“Cuộc tranh luận này từ lúc bắt đầu đã có kết quả chỉ là cả hai bên đều không thể lùi một bước để cùng nhau ngồi xuống hòa giải. Theo như những lý luận cả hai bên đã nói trước đó bồi thẩm đoàn thấy cả hai đều không sai mà cũng không hoàn toàn đúng. Một con người trong đời sẽ gặp rất nhiều tình cảnh khác nhau, không phải tình huống nào cũng phải dùng đến nước mắt, cũng không thể ép người đó trong mọi tình huống đều phải kiềm nén. Mạnh mẽ đúng chỗ, yếu đuối đúng thời điểm là nghệ thuật ‘làm người’ mà một người phải có.”

Nụ Cười từ xa đứng lên mỉm cười rạng rỡ, nói: “Nếu có thể thì đừng keo kiệt mà hãy tặng cho bản thân mình và mọi người xung quanh một nụ cười thật tươi. Vì tất cả đã làm rất tốt rồi dù kết quả có ra sao hãy nở nụ cười đón nhận.”

SanMoon

Ý nghĩa, thông điệp rất có tính phân tích mổ xẻ của tác giả nha :>>>>>> Đa chiều thì có sự đa chiều đó hén. Bài viết hoàn chỉnh hơn nhiều so với lần luyện tập viết "Một ngày ở quê" của cậu. Các câu thì cũng có ý đắt và câu đắt (sâu) hơn. Từ ngữ cũng chỉn chu, câu cú mượt nứa. Tính trong sáng và hồn nhiên vẫn được giữ trong giọng văn. Bên cạnh đó thì truyện đang hơi khô. Có lẽ đặt hơi cao so với một bài luyện tập. Tuy thế, nếu muốn phát triển ý tưởng này thì cậu có thể tìm cách khiến chúng mềm mại hơn nữa, thay vì chỉ đối thoại song song, mà tạo dựng hồ sơ nhân vật Khóc, Kiềm Nén, Nụ Cười sâu hơn, hiện các nhân vật gần như hơi thừa, ngoại trừ cái tên. Ý nội dung khá nặng, nếu có thể thì cậu có thể làm gọn các từ ngữ, tạo thành câu ngắn gọn, tránh dài dòng thì sẽ dễ truyền tải hơn. Kết để hai bên bằng nhau không quá ngoài dự kiến nên tớ hơi thất vọng xíu. Nhưng tổng thể thì đây là một bài viết tốt nha bồ~
 

SanMoon

Gà con
Tham gia
22/5/21
Bài viết
32
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
Ý nghĩa, thông điệp rất có tính phân tích mổ xẻ của tác giả nha :>>>>>> Đa chiều thì có sự đa chiều đó hén. Bài viết hoàn chỉnh hơn nhiều so với lần luyện tập viết "Một ngày ở quê" của cậu. Các câu thì cũng có ý đắt và câu đắt (sâu) hơn. Từ ngữ cũng chỉn chu, câu cú mượt nứa. Tính trong sáng và hồn nhiên vẫn được giữ trong giọng văn. Bên cạnh đó thì truyện đang hơi khô. Có lẽ đặt hơi cao so với một bài luyện tập. Tuy thế, nếu muốn phát triển ý tưởng này thì cậu có thể tìm cách khiến chúng mềm mại hơn nữa, thay vì chỉ đối thoại song song, mà tạo dựng hồ sơ nhân vật Khóc, Kiềm Nén, Nụ Cười sâu hơn, hiện các nhân vật gần như hơi thừa, ngoại trừ cái tên. Ý nội dung khá nặng, nếu có thể thì cậu có thể làm gọn các từ ngữ, tạo thành câu ngắn gọn, tránh dài dòng thì sẽ dễ truyền tải hơn. Kết để hai bên bằng nhau không quá ngoài dự kiến nên tớ hơi thất vọng xíu. Nhưng tổng thể thì đây là một bài viết tốt nha bồ~
Cảm ơn bạn nhiều nhé! :):x
 

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.041
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
Không có gì ngoài lộn xộn :))))))))))))) Ý chưa gãy gọn lắm. Cũng hơi tự hào vì dạo này tạo rất đủ mọi thứ. Cần chuốt thì có lẽ phải chuốt thôi. Để mị tính coi nào... Xem lịch chuốt thế nào thì hay...

Tôi tỉnh dậy trong cơn mơ lúc 12 giờ đêm. Âm đồng hồ điện tử kêu “tít tít” trên mặt bàn.

Lặng như tờ.

Đêm đen đổ trong khoang phòng nhỏ một màu tĩnh mịch. Tiếng điều hòa chạy ro ro lẫn trong âm thở của tôi. Và…

Vợ tôi.

*


Vợ tôi mất tự năm năm trước, năm nàng bốn chín tuổi. Con số khiến tôi hoảng loạn: tôi đã mất nàng năm năm nay. Cơn mơ kéo rèm cửa, lộ một khoảng sáng nhỏ vừa đủ ánh trăng soi rọi nàng. Đệm giường đã lún sâu, nàng gối đầu trên đôi tay mình. Gương mặt những năm đôi mươi, làn da căng và đôi môi bóng. Nhịp thở khẽ khàng không làm run hàng lông mày đã nhắm chặt. Đôi gò bồng đào lấp ló trong khuôn áo hai dây phập phồng. Nàng đang sống.

Trong cơn mơ. Chỉ là trong một cơn mơ.

Tôi ngó ra ngoài cửa sổ qua khoảng hở. Vẫn khung cảnh tầng hai trong khu nhà. Tán lá xào xạc trong ánh trăng phủ bạc mọi vật.

Tôi thở dài. Nàng ngủ ngoan như con mèo nhỏ. Nhưng nàng thì đã chết rồi. Cái chết của nàng… đã tự năm năm trước. Tôi run rẩy muốn chạm vào nàng. Nhưng rồi lại rụt tay lại. Tôi gối đầu như nàng, chăm chú nhìn gương mặt. Toàn bộ sững sờ và những lời lẽ lúc nàng mất một năm tôi từng mong được nói, được gặp, giờ trôi vào trong im lặng. Tôi không thể nói gì. Nơi cổ họng đã nghẹn cứng cả.


Tôi nở một nụ cười khó nhọc.

Nàng đã chết rồi. Mang theo một “tôi” đi theo xuống nấm mồ. Để lại một “tôi” năm ba chết lặng. Khi tôi đã dành toàn bộ thời gian, toàn bộ tiền bạc của mình để yêu nàng, và nàng chết. Thế giới chơi vơi, chao đảo, như khắc mười hai giờ đêm. Trong dòng chảy vũ trụ, khắc đó cũng như toàn bộ khắc khác. Nhưng với con người, thế giới đã khác rồi, thế giới đã nhảy số. Đó là một ngày mới, một ngày không còn là ngày cũ.


Tôi lại khẩy cười.

Ra rằng, tôi đã chấp nhận một chuyện nàng đã chết chỉ trong vòng năm năm. Vậy ra “tình yêu” chỉ là một sự mơ hồ. Người chết thì tôi tỉnh giấc mộng. Đứng nơi ngã tư, giữa tuổi thứ năm ba, đầu hai thứ tóc, cả cơ thể đã còm cõi, công việc nghỉ hưu, số tiền lớn trong sổ tiết kiệm, tôi tự hỏi, cuối cùng tôi đang tiến tới điều gì? Cái chết của nàng là sự ngã ngũ cho tất cả. Cái chết của nàng cũng là cái chết của tôi. Một tôi năm ba yêu nàng.


  • Anh không nói gì với em thật đấy à?

Nàng mở mắt. Bàn tay lành lạnh áp lên má tôi. Đôi mắt sáng trong vẫn thường trực giận dỗi chuyện nhỏ. Nàng nhổm dậy, quay đầu nhìn về phía chiếc đồng hồ điện tử để bên mặt bàn toàn giấy tờ lung tung.

12:04.

  • Mình chỉ có một phút nữa thôi, anh không nói gì ư?

Tôi im lặng. Hai hốc mắt đỏ au. Tôi thấy mình nghiến chặt hàm răng. Nàng đã chết rồi.


  • Đừng khóc! - Nàng nhẹ giọng. Tay nàng vuốt bên xương gò má - Anh già rồi! - Giọng nàng nhẹ nhàng, trong âm thanh cười khúc khích.

Nàng chọc tôi. Vì thế tôi không khóc nữa. Tôi mở miệng, nói bằng khẩu hình, hơi thở phả ra nóng ấm trong căn phòng điều hòa lạnh căm.


  • Chào em!
Nàng gật gù nhìn tôi.

Tôi thấy cái thơm của nàng in trên má, và giọng nàng nhẹ bẫng như gió thoảng.

  • Câu trả lời sẽ tới sớm thôi.

Tôi mở bừng tỉnh giấc. Lần này thì không phải là cơn mơ. Âm đồng hồ điện tử kêu “tít tít” trên mặt bàn.

12 giờ đêm.

Ánh trăng ráng một màu xanh dịu bên ngoài khung cửa sổ đã bạc.


***

Tôi đã nghĩ rất nhiều, rằng nếu gặp lại nàng thêm lần nữa, tôi sẽ nói điều gì. Nhưng tất cả đều rỗng không. Trong tôi chỉ có một tảng chì đè nặng trên vai.


***


Vào sinh nhật lần thứ năm tám, tôi vô tình thấy một cuốn sách thu hút mình trên dãy phố Đinh Lễ. Cuốn sách tên “Giá trị cuộc đời”. Bìa sách phủ bụi và nằm trong sạp đại hạ giá. Tôi bỏ ra tròn mười ngàn để mua “Giá trị cuộc đời”. Bà chủ hiệu sách có vẻ ngạc nhiên khi tôi mua cuốn đó, nhưng bà không nói gì, chỉ lặng lẽ gói lại sách vào trong một túi nilon màu đỏ.


Trở về nhà, tôi dựa lưng vào thành ghế gỗ và mở cuốn sách. Loại sách cũ, giấy trắng ố vàng và keo dán gáy lỏng lẻo bung hơn phân nửa. Tôi cẩn thận đặt sách trên đùi, lật khẽ từng tờ giấy mỏng, chực rách. Tác giả là một nữ nhà văn trẻ vào những năm 2000. Cuốn sách xuất bản vào 2004, tính đến giờ là 17 năm. Ở trang đầu tiên là dòng bút bi nghiêng ngả của người chủ cũ.


“Tặng anh,

Một ngày nắng đẹp.”


Khoảng tầm ba tiếng, tôi đọc xong cuốn sách chừng trăm trang. Có lẽ do già, đọc một cuốn sách khá nhọc. Tôi đặt cuốn sách trở lên bàn uống nước và ngả người trên tấm ghế gỗ. Câu chuyện tiểu thuyết dã sử về một chàng hiệp khách lang thang dưới thời nhà Lý, đi tìm chân lý trong cuộc đời. Cuối cùng, sau khi trải qua vô vàn biến cố trong hành trình đi tìm lý tưởng, chàng có kết đẹp khi tìm thấy tình yêu của đời mình, hai người hành hiệp trượng nghĩa, xưng bá giang hồ. Hơi lệch so với tiêu đề, tôi gắng đọc để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi của mình. Nhưng câu chuyện lại rẽ tôi sang một lối ngõ khác, một lối ngõ sáng và hẹp hơn.

Toàn bộ trong trăm trang khiến tôi nhớ nhất là cảnh một rừng trúc, lúc chàng hiệp khách bắt đầu rời khỏi sư phụ mà ngao du bốn bể. Rừng trúc cao, xanh rì thổi êm tiếng gió qua những đọn cây. Áng sáng chiếu xuyên tán lá, màu sáng vàng đến chói mắt giữa những khoảng trống chen chúc của tán trúc. Thấp thoáng trong sắc nắng ấy, thấp thoáng một dáng hình người nhỏ. Y nằm trên đó, văng vẳng tiếng rơi trên những phiến lá: “Đời người là gì?” Bóng hồ bên này xanh trong, trải đẹp như gương kính. Sóng xô khẽ theo tiếng gió vút. Chàng hiệp khách dừng cước bộ, khoan thai bước về phía ánh sáng, ngẩng lên:

  • Đời người là gì, ai trả lời được. Với ta, đó là chuyến ngao du bất tận, truy cầu giá trị đích thực.”
Ánh Sáng cất tiếng cười ha hả, nhảy về phía thảm cỏ cách xa bóng hồ. Y thả khẽ câu hỏi trước khi biến mất.

  • Đích thực là gì? Ngươi rốt cục truy cầu điều chi?

Tiếng đồng hồ lại âm vang “tít tít”. Tôi bừng mắt. Cảnh truyện trong cơn mơ tua nhanh trong thoáng chốc. Tôi liếc mắt nhìn về cuốn truyện. Lý ra, khi Ánh Sáng bỏ đi, mọi chuyện đã dừng lại, nhưng cơn mơ thì khác. Cơn mơ không trọn vẹn đã để đó một dấu hỏi nặng trĩu trên đôi mắt.


“Ngươi rốt cục truy cầu điều chi?”


Tôi tự hỏi, mình đã bám vào điều gì để sống trong sáu mươi năm cuộc đời?

Gia đình chăng? Công việc chăng? Kí ức chăng? Quá khứ, hiện tại, hay tương lai chăng? Rốt cuộc, tôi đang kiếm tìm điều gì?

Khi cái chết vô nghĩa đang kéo tới gần. Ngay kế cận.

Và lúc ấy, không chỉ là một phần “tôi” mà nàng đã kéo theo trong nấm mồ, mà toàn bộ “tôi” sẽ chẳng còn là gì.

***

Hai năm sau. Vào sinh nhật lần thứ sáu mươi.

Reng… Reng… Reng…


Tôi bấm nghe chiếc điện thoại đời cũ.


  • Alo?
Đầu dây là tiếng cười nhẹ.

  • Alo? - Tôi lặp lại lần nữa. Tiếng rin rít, rè rè qua loa nghe khó chịu.
Vẫn là tiếng cười khúc khích.

  • Em đây.

  • Ai đấy? - Tôi cao giọng, tôi không quen người này. Tôi để điện thoại vừa tầm mắt, nhìn màn hình lần nữa: số lạ. - Cho hỏi ai đấy?

  • Là em. Anh không nhớ ra em à? - Tiếng cười lần nữa nho nhỏ, khùng khục trong họng người đầu dây bên kia.

  • Tôi không biết. Tôi cụp máy đây. - Mày chau lại, giọng tôi dọa nạt trong điệu run lạ.

  • Vợ anh mà anh không nhận ra à?

  • Vợ tôi chết rồi!

  • Anh thật không nhận ra em thật đấy à? Hả?

Tôi im lặng. Vì đó là vợ tôi thật. Đó không phải số lạ. Đó là số vợ tôi, và sim điện thoại đã đem theo cùng với nàng.

  • Cuốn sách em tặng anh thế nào? Hai tháng trước đó!

  • Anh không biết. - Tôi ngồi trấn tĩnh trên ghế. Cảm giác nói chuyện qua điện thoại với người đã chết, điềm nhiên hơn tôi tưởng. Không hoảng loạn, không thất thanh, không nghi ngờ. Cứ như thể, tôi biết trước rằng, nàng sẽ gọi cho tôi, chắc chắn gọi cho tôi. Từ bao giờ mà tôi cảm tính tới thế?

  • Hừ! Cuốn em đã kéo anh lại để đọc đó. Tròn hai tháng trước.

Tôi nghĩ ngợi. Tôi đã không đọc sách rất lâu rồi. Cuốn gần nhất đọc là sinh nhật hai năm trước, tên “Giá trị cuộc đời”.

  • À ừ. - Tôi khẽ gật.

  • Anh thấy câu trả lời rồi chứ?
Tôi nghĩ ngợi trong khoảng lặng dài. Tại sao nàng lại nói chuyện nhẹ như không như thế? Nàng là người đã chết. Và tôi là người con sống. Nàng đem theo một phần “tôi” lôi xuống mồ, và giờ nàng quay lại như không. Như thể, giữa chúng tôi chẳng có chuyện gì vậy, rằng không có bức tường nào ở giữa, không có chuyện nàng chết, không có chuyện tôi sống, không có chuyện xuyên suốt bảy năm qua nàng đã không cạnh tôi. Rõ, đây là một điều bất thường. Nàng phải rụt rè, tôi phải thất thanh. Nhưng mọi thứ cứ nghẹn ứ lại. Tôi nghẹn ứ, không sao khóc nổi. Tôi đã từng đau lòng tới thế, nhưng giờ thì chẳng còn chút gì. Lãnh đạm và vô cảm giữa nàng và tôi, rằng chuyện nhớ nhung, chuyện tôi sầu khổ, ra chẳng là gì với “câu trả lời” mà nàng muốn biết.


  • Em đã chết rồi! - Tôi đáp nàng.
Đầu dây bên kia đã ngưng bặt tiếng rè rè.

  • Và anh cũng sẽ chết. Một cái chết đem toàn bộ thành vô nghĩa. Dẫu có gá lên mình ý nghĩa, gá rằng người ta còn nhớ đến mình thì sự sống còn tồn tại, thì không thể phủ đi sự thực. Rằng cái chết sẽ lôi anh về với đất. Tim không đập, máu không tuôn, đầu không nghĩ, cơ thể không động. Sự thật là anh sẽ chết. Như cách em đã chết. Lôi theo một “anh” với em, chết cùng.
Tôi ngừng lại và thấy mắt mình ướt nhòe. Gương mặt nhăn nheo xô ép lại, và tôi nghĩ mình sẽ xấu xí lắm. Một cụ ông sáu mươi đầu hói lụ khụ, những nét đồi mồi nằm ngang vết nhăn khóe mắt và trên má. Tôi nghe im ắng cuốn lại lấy mình. Giọt nước mắt vẫn như những thuở xưa, mằn mặn lăn trên khóe mắt, đổ xuống bờ môi nứt nẻ.


“Meo”. Tiếng con mèo hoang kêu bên ngoài sân nắng đổ.


  • Bảy năm, bảy năm em đã rời anh rồi. Và đủ cho anh hiểu điều đó, rằng cái chết đem sự sống trở thành vô nghĩa. Vậy thì đúng sai, tốt xấu, liệu có còn quan trọng tới thế? Rằng anh nên kiếm tìm đích thực hay chân lý không đổi ư? Rằng anh nên kiếm tìm hạnh phúc hoàn hảo không đổ bể ư? Không hề, em ạ, không hề. Không lý rằng, đời anh, sự sống của anh hay em là vô dụng và bất lực trước quyền năng của cái chết. Rằng, có làm gì cũng thành vô nghĩa. Không phải vậy. Cái chết để nhắc mình nhớ, mình có thể làm bất cứ điều gì mình muốn. Vì dẫu sao, chẳng ai còn nhớ tới cuộc sống của chính mình nhiều như mình nghĩ. Sống chỉ là một phép thử, một phép thử đầu tiên và duy nhất trong mọi khắc.

Tiếng con mèo hoang kêu gào hơn bên ngoài sân. Một con mèo mun, đôi mắt xanh to trợn trừng. Tiếng nó thảm thiết. Có lẽ, nó đã đói vì quá giờ trưa.


Lời nói của tôi thì lẫn lộn cả rồi. Chúng chẳng rõ ràng như tôi nghĩ trong dòng nước mắt. Chỉ thoáng bên kia là tiếng cười nhẹ quen thuộc của nàng.


  • Phải, em hiểu rồi! Cho con mèo ăn hộ em nhé! Chào anh! Anh chàng lộn xộn của em.
Nắng đổ chéo, con mèo thôi gào giọng. Nó nhỏ nhẹ, bước từ sân nắng vào trong phòng. Tiếng nó nhỏ, như nấc lên. Con mèo có lẽ trông thấy tôi ôm đầu mà khóc. Hẳn nó đang hỏi, rốt cuộc, chuyện gì đã xảy ra.


“Meo?”
 

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.041
Gạo
0,0
Re: Ấp tập viết
Giọt mưa đọng bên bờ dây điện, ảm một màu xám trong. Hà Phan áp nghiêng mặt trên đầu gối, nhìn qua cửa sổ mở của gác xép tầng hai. Mưa rơi chéo, nhỏ hạt vương bụi trên bậu sổ gỗ. Một ngày không nắng, và cái khẽ lạnh của cơn mưa rả rích bao lấy mình. Tiếng mưa rơi êm lẫn trong tiếng nhạc vẫn đang phát đều qua loa máy tính. Một bản lofi không lời với âm bass uể oải. Hà Phan ngả người trên tấm giường sát cửa sổ, ngửa đầu trông trần mái gỗ. Gác xép là nơi cô trốn trong những ngày mưa. Một ngày mưa rả rích kéo dài, Hà Phan sẽ theo lệ đếm những hạt mưa nhỏ giọt từ trên dây điện đổ xuống. Có khi, cô lại ngó tín hiệu đèn đỏ của hộp số bên cột điện. 1 0 1, Hà Phan chờ dãy tín hiệu đó, rằng có người đang kêu cứu. Một ai đó đang kêu cứu. Hà Phan sẽ đứng dậy, chạy trong cờn mưa mà tới cứu người đang nằm trong căn nhà có hộp số điện đó. Nhưng thường thì chẳng bao giờ có dãy số ấy. Trong cơn mưa, Hà Phan chỉ trông thấy hầm trú tối đen của mình. Ở hầm trú đó, Hà Phan thấy mình đen ngòm, không hình không dạng. Hà Phan chảy nhão người, như lớp nhân bên trong viên bạc hà Dynamite. Ngậm một hồi mới thấy.


Cửa vào gác xép là một miếng gỗ lát dưới mặt sàn, to vừa bằng một người, vuông vức. Hà Phan thường leo bằng chiếc thang gấp màu đỏ để bên góc nhà, đẩy tấm gỗ lên rồi bò vào trong. Bà thường không thích chuyện đó. Nhưng có lẽ bà biết việc Hà Phan sẽ lên gác xép, trong những ngày mưa muộn. Tiếng bà “ự hừm” trong cơn mưa trở trời. Một âm thở dài khẽ, quấn trong màn mưa. Nét mưa bạc đổ chéo trong bầu trời đùng đục màu sữa pha loãng. Căn nhà nhỏ ẩm mưa cuối con ngõ hẹp đôi người ở, một người bà đã già mòn mắt, một cô gái trẻ lặng lẽ với mái tóc thề ngang lưng. Một người bên cửa sắt, một người bên cửa sổ. Cách nhau một tầng nhà. Những số một liên miên, và Hà Phan thèm một số không xen trong dòng chảy của mình.


Căn gác xép dạng hình tam giác, điểm cao nhất cỡ chừng thấp hơn hai mét một chút. Cả căn gác nhỏ, một nửa trông như nhà kho bụi bặm. Phần còn lại chỉ có một góc cạnh cửa sổ được dọn dẹp sạch sẽ, chăng đèn led vàng, treo những tấm ảnh và vài cuốn sách đổ bên nệm giường tối màu. Những hôm mưa đêm, Hà Phan thấy bụi đen giăng góc nhà, tiếng chúng chạy ràn rạt từ góc này qua góc khác. Cô nghĩ chúng là con bồ hóng. Đôi khi có một vật gì kế mình trong hầm trú ẩn, cũng không tệ.


Trong truyện, để tình tiết tiếp diễn, kiểu gì cũng có một nhân vật đi cùng xuất hiện. Bằng cách này cách khác, họ đẩy con thuyền tình tiết đi. Hà Phan ngóng vọng ra ngoài, nhưng ở đây thì không thế. Ở đây thì chỉ có Hà Phan. Câu chuyện sẽ không tiếp diễn. Chúng chấm dứt khi màn mưa ngừng lại, hộp số điện không nhảy dãy số 101, và những giọt mưa sẽ khô trên bện dây điện. Trời sẽ nắng, người ta sẽ quên màn mưa. Để một hôm nào đó, mưa lại đổ trên tầng nhà, ai đó lại vọng chờ một dãy tín hiệu không bao giờ hiện trên hộp số điện.


Những tờ giấy vương vãi trên phòng, nét chữ nguệch ngoạc cả. Vài ánh đèn nhấp nháy còn sáng rõ đổ trên trang giấy nhăn nhúm.

“Mình đi đâu đi đâu đi đâu?”


***

Hà Phan không phải không biết rõ con đường hầm tối đen ấy, cô đã lao vào hầm tối ngay kể khi biết chuyện đó đã xảy ra. Nhưng cô không hề nghĩ chúng lại đen ngòm tới thế. Đôi khi Hà Phan thèm khóc, để có ai đó, một thiên thần không cánh, sẽ đến vỗ nhẹ mà chỉ cho cô rằng, cô đã đi tới đầu trong con đường hầm đó. Chỉ vậy thôi. Nước mắt sẽ được hong khô.


Điều tệ nhất, là khi người ta không còn tin mọi thứ sẽ tốt đẹp. Bằng cách này cách khác.
 
Bên trên