Chuyện chưa kể của Tuyên Phi - Cập nhật - Ivy_Nguyen

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Lâu rồi mới đọc, tưởng quên xừ hết nội dung rồi chứ. Giọng văn thì chỉ hơi khác ở đoạn đầu thôi, còn đoạn sau lại cái vẻ sầu buồn giống mấy chương trước mà. Cái đoạn quá khứ của Bảo với Chỉnh hơi kể lể nhé.
Dạo này tui hơi mất hứng thành ra ra chương hơi chậm. Cố gắng tuần này sẽ có chương mới. ^^
 

phongdu93

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/1/15
Bài viết
140
Gạo
200,0
Lâu lâu lại hiển linh, sợ mọi người quên. Em có thắc mắc 1 chút là thời điểm ở chương 3 đang là năm nào ạ? Sở dĩ hỏi vậy vì em sẽ dễ nhặt sạn hơn. Tạm thời em chưa nhặt được lỗi logic nhưng em thấy có vài từ chị dùng hơi bị hiện đại. VD: "chú rể", và cũng có vài lỗi type.
 

Ki No

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/6/15
Bài viết
599
Gạo
1.200,0
Một mạch đọc ba bộ cổ đại thuần Việt xong em hết muốn viết tiếp cái cổ đại của em luôn. Hồi giờ chả biết gì về lịch sử, đọc xong thấy khái quát được sơ sơ rồi ạ. Tính ra thì cả ba truyện Vạn dặm xuân, Đóa sen với Tuyên Phi đều gần như cùng một thời. Tuyên Phi đọc đầu tiên, sau đến đóa sen là hợp lý nhất, thế mà em đọc theo trình tự ngược lại mới ghê. =)) Cái ông Huy quận công này sau là bố của Đinh Thanh bên đóa sen đúng không ạ? =)) Kiểu đọc truyện kia tò mò sao bà Tuyên Phi bên kia tiếng ác dữ lắm, bên này lại thành nữ chính nên mới tìm hiểu.
Sau 13 chương và lội 13 page thì em có một số bình loạn như này.
Cái phần nói về thằng Lân em trai Huệ ạ. Em thấy theo tính cách của nhân vật này thì cũng kiểu biết yêu chị thương cha, mỗi tội hơi ngố, ngang, lì và khó bảo. Cũng như ý kiến của mọi người, em nghĩ chị nên thêm một phần nhỏ phân tích về lý do tại sao thằng nhóc trở nên hư đốn như thế. Ví dụ như là vì thằng nhóc thấy thầy ốm quá lâu, thấy chị vất vả kiếm sống nên một hôm lang thang trên phố ngó vô sòng bạc thấy người ta chơi, rồi gặp mấy thằng bạn đểu nó dụ dỗ. Kiểu mày cứ thử lấy vận may, nếu hên sẽ đổi đời, mua thuốc được cho thầy mày, có của hồi môn cho chị mày, mày cũng cưới được vợ. Thằng bé ngây thơ nghĩ cũng đúng, về nhà chôm tiền của chị. Mới đầu người ta cho thắng vài ván, hắn khoái quá, chơi lớn, rồi cứ thế ma bạc nó nhập vào người. Em nghĩ phần này là cần thiết và quan trọng, vì nó chuyển biến về tâm lý nhân vật. Nhân chi sơ tính bản thiện. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, cha là người có học thức, thì ít nhất thằng bé này ban đầu cũng được coi là có nền tảng tốt. Sau này trở thành người ăn chơi, dựa hơi chị, và thích kiếm chuyện, cũng cần phải có nguyên nhân khiến nó trở nên đổ đốn. Rồi ví dụ như đoạn Huệ theo bà Tiệp dư kia về cung, thằng bé hiểu nhầm chị muốn theo vinh hoa phú quý gì đó mà bỏ lại cha con nó, nó hận Huệ, sau này Huệ dẫn nó về, nó lại tìm cách phá của và ăn chơi, sau đổ đốn thành tính, bala bala. Ý em là xây dựng kiểu bản chất tốt nhưng dòng đời xô đẩy ấy. =)) Như chỗ chương 9 thì quá nhanh rồi, người đọc sẽ không thấu hiểu được cho thằng nhóc này vì bỗng dưng một ngày đẹp trời nó trở nên hư hỏng. Sau này cũng khó khăn hơn trong việc bênh vực Tuyên Phi.
Chương khiến em xúc động nhất là chương báo ân hay báo hiếu. Những lời nói của Huệ lúc đó rất xúc động và chân thành, nhất là khi cô khẳng định với thầy rằng con là đang báo hiếu. Chỉ một câu như vậy thôi cũng đã khiến cho những lời nói khác trở nên không còn cần thiết nữa. Thầy Đặng biết tại sao cô ấy làm vậy, cũng hiểu được rằng cô ấy thực sự coi mình là cha ruột. Đoạn này chính là đoạn khiến em rung rinh nhất trong 13 chương.
Chương 12 khiến em hơi tiếc nuối một chút. Cái đoạn pháo bắn làm Huệ không nhìn thấy mặt Bảo rất hay. Nhưng em cảm thấy đoạn này chưa đủ. Nếu miêu tả tốt hình ảnh của đoạn này thêm một chút nữa, đoạn này chắc chắn sẽ rất hot. Bởi gần như nó là nút thắt quan trọng trong chuyện tình cảm của Huệ và Bảo. Đúng như cái phần sau Huệ có nói đó là tiếc nuối của cô ấy đó, nếu nhìn thấy thì mặc kệ vòng quay số mệnh đó, em muốn nó sâu thêm chút nữa. Nói sao nhỉ, em hi vọng đoạn này sẽ ám ảnh hơn một chút, giống như đoạn một bên đám tang một bên đám cưới trong Hồng Lâu Mộng ấy ạ (nghe qua lời phân tích của bạn em chứ em chưa đọc HLM).
Tóm lại thì so với những truyện khác của chị, truyện này hơi lạ một chút vì có sự khác biệt trong phong cách xây dựng cốt truyện (có lẽ vì phải dựa vào yếu tố lịch sử) và nhân vật cũng chưa thực sự bộc lộ được tính cách của họ. Em có cảm giác với tính cách của Bảo, sau này gặp lại Huệ trong cung nhất định khó xử cho cả hai người. Bảo đau lòng, Huệ đau lòng, nhưng tất cả những gì họ dành cho nhau chỉ còn là những ánh mắt ưu thương hoài niệm và âm thầm bảo vệ cho nhau. (Mà hình như Huy quận công cũng đứng về phía Tuyên Phi thật mà :v, em nhớ bên Đóa sen thế.) Cái này đúng chất ngược tâm ngược đọc vì chị đã xây dựng cho họ quá khứ quá đẹp rồi. Nhưng dường như 13 chương này mới chỉ là khởi đầu trong cuộc đời của Tuyên Phi thôi, điểm hay của truyện có lẽ còn nằm ở phía sau. Mong là những chương sau chị sẽ có nhiều chuyển biến hơn, vì em có cảm giác cuộc sống của Tuyên Phi cũng sắp bắt đầu với một màn cung đấu gay cấn rồi. Chúc chị mau lấp hố thành công. :3
 
Chỉnh sửa lần cuối:

phongdu93

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/1/15
Bài viết
140
Gạo
200,0
Một mạch đọc ba bộ cổ đại thuần Việt xong em hết muốn viết tiếp cái cổ đại của em luôn. Hồi giờ chả biết gì về lịch sử, đọc xong thấy khái quát được sơ sơ rồi ạ. Tính ra thì cả ba truyện Vạn dặm xuân, Đóa sen với Tuyên Phi đều gần như cùng một thời. Tuyên Phi đọc đầu tiên, sau đến đóa sen rồi tới vạn dặm xuân là hợp lý nhất, thế mà em đọc theo trình tự ngược lại mới ghê. =)) Cái ông Huy quận công này sau là bố của Đinh Thanh bên đóa sen đúng không ạ? Còn Vạn dặm xuân là thời sau nữa nữa ạ. =)) Kiểu đọc truyện kia tò mò sao bà Tuyên Phi bên kia tiếng ác dữ lắm, bên này lại thành nữ chính nên mới tìm hiểu.
Sau 13 chương và lội 13 page thì em có một số bình loạn như này.
. :3
Không liên quan lắm nhưng hình như bạn bị nhầm. Vạn dặm xuân viết về vua Lê Nhân Tông khoảng đầu thời Lê, còn truyện Tuyên Phi này đã là thời Trịnh - Nguyễn rồi (cuối thời Lê), thế quái nào lại thành thời sau nữa nữa được. =))=))=)) Chết thật.
 

Ki No

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/6/15
Bài viết
599
Gạo
1.200,0
Không liên quan lắm nhưng hình như bạn bị nhầm. Vạn dặm xuân viết về vua Lê Nhân Tông khoảng đầu thời Lê, còn truyện Tuyên Phi này đã là thời Trịnh - Nguyễn rồi (cuối thời Lê), thế quái nào lại thành thời sau nữa nữa được. =))=))=)) Chết thật.
Ôi thế hả? Sao mình cứ có cảm giác là Vạn Dặm Xuân nằm ở đâu khoảng thời gian sau này. =)) Sao mình cứ nhớ mang mang là có nhắc gì tới Quang Trung Nguyễn Huệ mà ta. =)) Ôi lạy, ngu sử khổ lắm. May mà hồi tốt nghiệp không có sử.
 

Phong Vu

Gà cận
Tham gia
13/9/14
Bài viết
387
Gạo
600,0
Lâu ngắc chưa thấy chương mới đó. Bộ bà cho Chỉnh với Bảo đi diễn đam mĩ sex show cả rồi hay sao mà mãi vẫn giậm chân tại chỗ thế?
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Chương 14: Năm mươi bảy lạng bạc (1)

Sau hai tháng ở Vịnh cung, ngày nào Huệ cũng tới trò chuyện với bà Tiệp Dư khoảng một, hai canh giờ. Thời gian còn lại cô được dạy học pha trà Tàu, ca hát, và chăm sóc cây hoa. Huệ vốn không có năng khiếu, lại không học từ nhỏ cho nên khi vui vẻ cũng chỉ hát được vài câu đối đáp còn ca hát thực sự thì rõ ràng là không học nổi. Mang tiếng là con gái nhà nông nhưng mười bốn năm ở Đỗ phủ và năm năm ở nhà ông đồ Đặng cô cũng đâu có làm ruộng. Học được đâu hai tuần thì người chăm sóc vườn đem cô trả lại cho Thị Vịnh, bảo rằng chưa từng gặp người nào chăm cây gì chết cây ấy như Huệ. Huệ rất là xấu hổ với nhận xét đó. Cũng may còn có pha trà là Huệ học được và tỏ ra có năng khiếu, một phần là vì hiểu biết của Huệ trong mấy năm hái chè và buôn bán chè.

Kì thực hỏi thăm một chút Huệ biết mấy thứ bà Tiệp Dư bắt cô học đều là sở thích của Chúa thượng. Điều này khiến Huệ mơ hồ lo lắng, sợ hãi. Bà ta đặt nhiều tâm tư vào Huệ thế này không lí gì dễ dàng buông tay. Nhưng không phải vì thế mà Huệ cố tình không học ca hát và chăm sóc cây, Huệ nghĩ đến bước đường cùng cô bị dâng lên Chúa thì những thứ này có thể có ích. Khổ nỗi học mãi không được thì Huệ chỉ còn biết than trời là tư chất mình không đủ mà thôi.

Thị Vịnh quan sát Huệ hai tháng, nhận thấy cô gái này hiền lành, trông có vẻ thật thà nhưng giấu tâm tư rất kín. Thị Vịnh không hi vọng sau khi chuyện thành công cô ta sẽ quay lại trả ơn nhưng có vài phần tin tưởng là cô ta sẽ không quay ngược lại cắn mình như Hoàng phi Ngọc Khoan đã làm với Nguyên phi Ngọc Hoan. Bà cho rằng quan sát vậy đủ rồi cho nên đã quyết định hỏi thẳng:

- Ta muốn dâng em cho Chúa thượng, em thấy sao?

Huệ đang học pha trà Tàu nghe thấy thế thì giật mình đánh rơi chén chè. Nhìn điệu bộ hoảng hốt, sợ hãi của Huệ, Thị Vịnh âm thầm lắc đầu. Người khó điều khiển nhất là người không có ham muốn. Bà đã để Nụ dẫn Huệ đi xem đám cưới của quận chúa Ngọc Dung, lại thường nhắc tới cuộc sống xa hoa và quyền lực của những người phụ nữ chốn hậu cung với Huệ, nhưng lần nào biểu hiện của cô cũng là tò mò vì thấy nó mới lạ chứ tuyệt nhiên không nhìn được vẻ thèm muốn và khao khát.

Huệ đã đoán được mục đích của bà Tiệp Dư, vậy mà khi nghe bà ta nói thẳng ra vẫn không tránh khỏi hoảng hốt. Cô đưa tay vuốt ngực lấy lại bình tĩnh rồi rời bàn, quỳ xuống một bên bà Tiệp Dư mà thưa:

- Lệnh bà có ơn với thầy tôi, tôi là con phải báo đáp, nào dám nói không với lời của bà. Nhưng ngẫm kĩ thì tôi thấy lệnh bà sao phải làm vậy? Nguyên phi vì muốn cướp đi sự sủng ái của Chúa thượng giành cho lệnh bà mà dâng Hoàng phi cho Chúa thượng. Kết quả bây giờ Hoàng phi được sủng ái còn chèn ép gây khó chịu cho Nguyên Phi. Nếu không phải Nguyên phi sinh được thế tử và Hoàng phi chỉ sinh được quận chúa thì Nguyên phi chắc rằng đã không còn chỗ đứng trong cung.

Ngừng một chút, nhìn cặp mày nhíu chặt của bà Tiệp Dư, Huệ lại nói:

- Lệnh bà đưa tôi tới gặp Chúa. Chúa yêu thương tôi thì lệnh bà cũng đâu được gì? Vẫn lẻ bóng cô quạnh nơi Vịnh cung này. Chi bằng để tôi ở lại hàng ngày hầu chuyện bầu bạn với lệnh bà, không phải tốt hơn sao?

Tiệp Dư nghe đến đây thì kinh ngạc nhìn Huệ. Trước giờ Huệ luôn tỏ ra hiền lành, thật thà nhưng thật không ngờ cô lại thông minh hiểu chuyện như thế này. Chỉ hai tháng ngắn ngủi mà cục diện hậu cung cô ta nắm rõ cả. Một người đẹp, lại thông minh và cẩn trọng thế này nếu có tâm nhất định sẽ lấy lòng được Chúa thượng. Nhưng người như vậy rất khó nắm trong tay, nếu ép buộc thì sau này nhất định sẽ oán trách lại mình. Bà đành khéo léo hỏi dò:

- Nhìn Hoàng phi được sủng ái, một bước lên mây, em lại đẹp hơn cô ta rất nhiều, em không muốn hay là em sợ Chúa thượng không thích em? Phải biết nếu ngài thích thì em muốn cái gì ngài ấy cũng đáp ứng em được. Em không muốn thử sao?

Có cơ hội trèo lên cành cao như thế, Thị Vịnh khó tin được Huệ không mảy may nghĩ tới. Không ngờ Huệ lại trả lời bằng một câu hỏi:

- Lệnh bà bây giờ có thấy vui vẻ, hạnh phúc? Có thấy hối tiếc vì trước đây đã quyết định vào cung?

Thị Vịnh nghe xong câu hỏi ấy thì im lặng trầm ngâm. Những mảnh kí ức một thời được Chúa thượng thương yêu, cưng nựng, rồi sự mãn nguyện của bà trước cuộc sống đủ đầy nơi vàng son này, chẳng ngờ tiếp đó là sự ghẻ lạnh của ngài, sự khinh bỉ chèn ép và cả hãm hại của những nữ nhân chốn hậu cung. Thị Vịnh vội nhắm mắt ngoảnh đầu để giấu đi nỗi xót xa, đau đớn trong tim.

Huệ được cho lui, nhưng trước khi rời đi cô nghe bà Tiệp Dư nói rất khẽ:

- Ta không hạnh phúc, không vui vẻ, không hối tiếc nhưng ta hận.

Chữ “hận” gằn xuống trong cuống họng như muốn đay nghiến lý do khiến bà không hạnh phúc, không vui vẻ.



Sau đó ít lâu thầy đồ Đặng qua đời.

Thị Vịnh không đồng ý cho Huệ xuất phủ về để tang cha. Huệ biết tin thì khóc rất thương tâm, gần tuần liền chỉ uống nước mà không chịu ăn gì. Lúc tin rằng Vũ khó lòng thoát chết cô cũng chẳng khóc lóc khổ sở tới thế, không phải vì Huệ thương Vũ ít hơn thương thầy đồ mà vì cô có cảm giác đau thương cộng dồn. Bởi những người cô yêu thương và yêu thương cô cứ thế mà bỏ cô ra đi, và hình như càng lớn thì cảm nhận về đau thương và mất mát lại càng rõ rệt hơn thì phải.

Thị Vịnh có tới khuyên vài lần mà không được bèn cho mời Đặng Mậu Lân, em Huệ tới. Huệ thấy em trai thì trong lòng đỡ sầu khổ hơn, tâm tình cũng bình tĩnh trở lại. Ý nghĩ cô vẫn còn có Lân, vẫn còn phải lo lắng và quan tâm cho nó đã vực Huệ đứng dậy.

Huệ nghĩ mãi, thầy mất rồi, nhưng ơn nghĩa nơi bà Tiệp Dư cô phải trả tới bao giờ mới hết? Một ngày bà Tiệp Dư không đồng ý cho cô rời phủ Chúa thì cô vẫn phải làm con chim trong lồng, con cá trong chậu. Huệ cố gắng không nghĩ tới bản thân nữa, quay lại hỏi han Lân vì nhiều tháng rồi hai chị em chưa gặp nhau. Lúc ấy vì đã bình tĩnh lại và quan sát nên Huệ mới nhận ra Lân được ăn mặc quần áo mới, chất vải cũng tốt nên trông có vẻ tốt mã hơn trước, lòng cô khẽ động. Huệ hỏi tình hình ở nhà mới biết, thầy mất nhưng bà Tiệp Dư vẫn đều đều gửi tiền cho Lân thông qua xã trưởng. Người trong làng từ ngày Huệ tiến phủ chúa nể cha con Lân thêm vài phần. Nghe giọng điệu huênh hoang, khoa trương của thằng Lân thì Huệ không khỏi âm thầm thở dài.

Huệ vì trải qua nhiều biến cố, lại chỉ mang tâm sống an nhàn nên giữ được định lực trước cám dỗ vật chất và quyền lực, nhưng còn Lân thì sao? Từ ngày bước chân vào cung cấm, Huệ lúc nào cũng mang tâm lý cảnh giác. Hơn nữa yêu cầu của bà Tiệp Dư, Huệ không đáp ứng thì làm sao cô yên tâm được đây?

Huệ thu lượm gấm vóc và đồ trang sức được Thị Vịnh cho, gói cả lại đưa cho Lân. Huệ vuốt vuốt mái tóc xơ cứng, và hai gò má gầy hơn hẳn ngày cô còn ở nhà của Lân mà trên mặt không giấu nổi xót xa. Ăn mặc đẹp đến mấy cũng chẳng giấu được việc nó gầy đi không ít. Thầy mất, một mình Lân ở quê, nó mới có mười lăm tuổi chắc rằng sợ hãi lắm. Giá như cô có thể ra khỏi cung, hai chị em sống cùng nhau thì tốt biết mất. Huệ nén buồn khổ trong lòng, nhỏ giọng dặn dò:

- Em về quê nhà, cố gắng sống tốt, không có chị quản phải tự chăm sóc bản thân. Đừng chơi với bọn bạn xấu nữa, đừng làm thầy mất rồi mà vẫn không yên lòng về em. Chị sẽ van nài bà Tiệp Dư cho chị được về quê với em. Trong thời gian đó em đừng gây thêm chuyện gì nhé!

Lân phụng phịu đáp:

- Ở đây tốt thế, sao chị lại muốn về?

Huệ thở dài, không tốn sức giải thích cho Lân vì biết có nói gì nó cũng không hiểu, cô chỉ dặn dò nó thật kĩ rằng phải trở về quê nhà, tuyệt đối không được ở lại Kinh đô. Cô không đồng ý với bà Tiệp Dư vì thế rất sợ bà ta dùng Lân để ép mình. Khổ nỗi Lân không hiểu được lo lắng của cô, nó được người của bà Tiệp Dư đến đón và bảo tới phủ Chúa sống với chị. Không ngờ vừa gặp đã bị chị đuổi đi nên sinh lòng bất mãn. Có điều nó vẫn biết từ trước giờ Huệ luôn muốn tốt cho nó nên đành nghiến răng im lặng không cãi, nhưng bụng thì lại nghĩ khác.

Nhìn bóng Lân ra khỏi phủ, nó chốc chốc dừng lại ngó nghiêng chỗ này một tí, sờ soạn cây cối đồ vật chỗ kia một tẹo trên suốt đường ra khỏi phủ Chúa với vẻ vô cùng hứng chí khiến Huệ vừa thương vừa buồn cười. Thằng nhóc này nói gì thì nói từ bé đến giờ cũng chưa được sống sung sướng ngày nào.



Sáng nay bà Tiệp Dư đi thăm Thánh mẫu* trở về với vết hằn năm đầu ngón tay đỏ rực trên má. Trong mắt bà ta hiện lên sự giận dữ không kiểm soát được. Nụ cũng nem nép sợ hãi đứng lùi vào một góc phòng với Huệ trong khi Thị Vịnh ném đồ xả giận. Huệ nghĩ, ai trong chốn hậu cung có thể thẳng tay tát bà Tiệp Dư? Thánh mẫu nghe nói rất hiền từ, và bà ấy chẳng có xích mích gì với với bà Tiệp Dư, vậy thì đây chỉ có thể là kết quả của Nguyên phi hoặc Hoàng phi thôi.

*Thánh mẫu: mẹ của Chúa thượng hiện tại (Trịnh Sâm)

Huệ đã ở nơi này hơn bốn tháng, đây là lần đầu tiên cô thấy Thị Vịnh giận dữ như vậy. Lòng cô ẩn ẩn một nỗi lo lắng. Cô sợ rằng lửa giận này sẽ lan tới chân cô. Qua một ngày không thấy động tĩnh gì, Huệ mới thở ra một hơi, cười tự giễu vì cho rằng mình lo lắng quá. Nhưng cô đã yên tâm quá sớm bởi trưa ngày thứ hai, Nụ dựng Huệ dậy khi đang ngủ trưa và kéo cô ra sảnh chính của Vịnh cung.

Huệ mắt nhắm mắt mở chạy tới nơi thì giật mình sợ hãi khi nhìn thấy chính sảnh là một thân người bê bết máu, mặt mũi bẩn thỉu không nhìn ra được là ai, nhưng cái giọng rên hừ hừ không lẫn đi đâu được của thẳng Lân thì sao Huệ có thể nhầm được. Cô quỳ sụp xuống sàn nhà, vừa đỡ đầu thằng em dậy vừa khóc lóc lay gọi nó.

- Lân, tỉnh lại đi em, sao ra nông nỗi này?

Thằng Lân đánh nhau nhiều nhưng chưa bao giờ bị đánh tới mức này. Mãi nó mới tỉnh tỉnh được chút, mếu máo ôm lấy Huệ khóc.

- Chị ơi, cứu em, chúng nó đánh chết em…

Nước mắt Huệ chảy ra như mưa, dù sao thằng nhóc cũng mới mười lăm tuổi. Không biết bị dọa thành cái dạng gì rồi.

Chả nhẽ vì muốn ép cô quyến rũ Chúa thượng mà bà Tiệp Dư làm ra chuyện này sao? Huệ ngước đôi mắt đầy nước nhưng vẫn không che giấu được sự tức giận nhìn bà Tiệp Dư. Cô thực sự muốn hỏi:

- Lệnh bà, có cần ép tôi tới mức này không?

Nhưng lý trí đã giúp Huệ ngăn được câu hỏi ấy ra khỏi miệng. Cô không tin là bà Tiệp Dư lại hành động thiếu suy nghĩ như vậy.

Thị Vịnh lờ đi đôi mắt giận dữ của Huệ, bà lên tiếng:

- Nụ! Gọi người vào đưa cậu Lân xuống nhà, gọi thái y tới bắt mạch rồi đưa cậu xuất phủ.

Huệ hoảng hốt đi theo em thì bị giữ lại. Đợi đến khi cô bình tĩnh rồi bà Tiệp Dư mới để một tên thái giám giải thích cho Huệ.

Thì ra hôm đó Lân không về quê mà đem bán đồ Huệ cho, thuê ngay một phòng ở bên ngoài Hoàng Thành rồi rong chơi, thăm thú Kinh đô. Nó nghĩ bụng cứ ở đây, vài bữa hết tiền lại vào phủ Chúa xin tiền Huệ. Huệ thương Lân thế kiểu gì cũng không nỡ mắng chửi.

Ai ngờ phủ Chúa đâu có dễ vào. Lân máu mê chơi bạc từ dưới quê nên dễ dàng bị người ta dụ dỗ vào sới bạc. Ban đầu Lân thắng to, có tiền nên được mấy người mới quen dẫn đi uống rượu, nghe hát ả đào. Cùng là con gái nhưng cô đào trên Kinh, da trắng, môi đỏ mặt mày xinh xắn, tuy chẳng thể so được với chị Huệ nhưng giọng ca ngọt ngào, ánh mắt còn ngọt ngào hơn của các cô đào thì khác hẳn gái quê. Lân chơi mà ham chẳng muốn về quê nữa. Lúc hết tiền lại quay về sới bạc định kiếm thêm, nhưng lần này nó thua đậm phải kí giấy nợ. Lân vốn định vào phủ Chúa xin tiền Huệ nhưng lính canh tầng tầng lớp lớp đâu dễ cho nó vào. Lân nói muốn gặp chị gái, hỏi ra chị gái chỉ là cô hầu chuyện của bà Tiệp Dư thì lính canh rút kiếm ra dọa cho Lân sợ vỡ mật.

Kí giấy nợ rồi, chủ nợ sợ Lân chạy mất nên cho người bám theo. Lân chạy không được, mà ở cũng không xong, Kinh đô ăn ở tốn kém và mỗi ngày lãi mẹ lại đẻ lãi con. Được mấy hôm chủ nợ biết Lân không có khả năng trả được liền sai người đánh. Bà Tiệp Dư nói có người Vịnh cung tình cờ đi qua nhận ra là em trai Huệ nên mới tới giúp.

Huệ cụp mắt nhìn mũi giày vải thêu hoa của mình để giấu đi tâm trạng. Cô nghĩ thật khéo mà “tình cờ” được như bà Tiệp Dư nói. Tính em cô cô rõ hơn ai hết, nó gây chuyện như cơm bữa cô chẳng thấy lạ, nhưng mà nó không quen ai chốn kinh kì này, thế thì ai mà dám cho nó vay tiền? Bình tâm nghĩ lại Huệ tin rằng đằng sau chuyện này chắc chắn có bàn tay bà Tiệp Dư, nhưng lỗi cũng ở tính cách thối của thằng Lân nữa. Lòng Huệ đắng chát. Thầy mẹ không còn nữa, Vũ của cô cũng chỉ còn là kí ức, cô còn lại mỗi thằng Lân thôi, không bảo vệ nó thì bảo vệ ai?

Huệ cúi đầu, nói bằng giọng khô không khốc:

- Lệnh bà, xin bà nói giúp, chuyện em tôi phải thế nào?

Thị Vịnh nhìn Huệ, cười nhàn nhạt đáp:

- Cậu Lân nợ người ta năm mươi bảy lạng bạc. Người của ta lúc cứu em em đã xin khất nợ tới ngày mai, nếu ngày mai còn chưa trả, họ đánh chết nó thì ta cũng chẳng làm gì được. Em rất thông minh, nên tự nghĩ cách đi.



Huệ tới thăm Lân, nhưng nó vẫn mê man. Thái y nói nó chỉ bị thương phần mềm, tĩnh dưỡng tốt sẽ không sao cả. Huệ đợi gần hai canh giờ mà thằng Lân vẫn chưa tỉnh lại, sắc trời tối dần nên theo quy định của phủ Chúa nó bị đưa ra ngoài. Bởi thế hai chị em chẳng nói được với nhau câu nào. Nhìn hai thái giám đặt Lân vào võng khiêng đi, lòng Huệ nặng trĩu.

Huệ vừa thương vừa giận thằng Lân, nếu nó nghe lời cô thì đâu đến nỗi bị người ta đánh thảm đến thế, rồi cô cũng đâu phải nhận lời bà Tiệp Dư. Cô nhìn nó bị đánh mà đau như cắt từng khúc ruột, giận cũng không giận nổi, muốn mở mồm mắng nó cũng không nỡ. Suy cho cùng không phải vì người ta tính kế cô thì nó cũng không đến nông nỗi này. Khi đã chẳng còn nhìn thấy bóng dáng cả người cả võng, Huệ mới quay đầu trở lại. Lối vào phủ Chúa xa hoa tráng lệ là thế mà rơi vào mắt Huệ như đường hầm âm u không lối ra.

Tối ấy mất ngủ, Huệ nhớ ra câu mà Lân từng nói: “Chị đừng cảm động, là em đợi gả chị với giá cao hơn.” Nó không “bán” Huệ cho gã thương nhân với giá ba lạng bạc, ba khúc vải, ba sào ruộng; nó “bán” Huệ cho phủ Chúa với giá năm mươi bảy lượng bạc. Huệ chua chát cảm thán: đúng là giá cao hơn thật.
---
Chương 13 << >> Chương 15
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Lâu lâu lại hiển linh, sợ mọi người quên. Em có thắc mắc 1 chút là thời điểm ở chương 3 đang là năm nào ạ? Sở dĩ hỏi vậy vì em sẽ dễ nhặt sạn hơn. Tạm thời em chưa nhặt được lỗi logic nhưng em thấy có vài từ chị dùng hơi bị hiện đại. VD: "chú rể", và cũng có vài lỗi type.
Năm Cảnh Hưng thứ 22 hoặc 23 em ạ.
Ớ thế không dùng chú rể thì dùng gì hả em? Tân Lang á? Nghe Tàu quá không em?

Lâu ngắc chưa thấy chương mới đó. Bộ bà cho Chỉnh với Bảo đi diễn đam mĩ sex show cả rồi hay sao mà mãi vẫn giậm chân tại chỗ thế?
Chương mới nè. ^^. Ông nói vụ sex show ghê quá. ^^
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Trước tiên cám ơn em đã đọc và cmt dài như thế mà chị cứ lờ lớ lơ không trả lời. Chị giải thích rồi đó, trả nhời nó leo lên page 1 thì chết. ^^
Tuyên Phi đọc đầu tiên, sau đến đóa sen rồi tới vạn dặm xuân là hợp lý nhất, thế mà em đọc theo trình tự ngược lại mới ghê. =))
Em đọc theo trình tự thời gian thì là VDX, rồi truyện chị, rồi Đóa Sen. Túm lại thì truyện chị với Đóa Sen hơn nhau độ 10 năm em ạ.
Cái ông Huy quận công này sau là bố của Đinh Thanh bên đóa sen đúng không ạ?
Ừ, đúng đó em.
Em thấy theo tính cách của nhân vật này thì cũng kiểu biết yêu chị thương cha, mỗi tội hơi ngố, ngang, lì và khó bảo. Cũng như ý kiến của mọi người, em nghĩ chị nên thêm một phần nhỏ phân tích về lý do tại sao thằng nhóc trở nên hư đốn như thế. Ví dụ như là vì thằng nhóc thấy thầy ốm quá lâu, thấy chị vất vả kiếm sống nên một hôm lang thang trên phố ngó vô sòng bạc thấy người ta chơi, rồi gặp mấy thằng bạn đểu nó dụ dỗ. Kiểu mày cứ thử lấy vận may, nếu hên sẽ đổi đời, mua thuốc được cho thầy mày, có của hồi môn cho chị mày, mày cũng cưới được vợ. Thằng bé ngây thơ nghĩ cũng đúng, về nhà chôm tiền của chị. Mới đầu người ta cho thắng vài ván, hắn khoái quá, chơi lớn, rồi cứ thế ma bạc nó nhập vào người. Em nghĩ phần này là cần thiết và quan trọng, vì nó chuyển biến về tâm lý nhân vật. Nhân chi sơ tính bản thiện. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, cha là người có học thức, thì ít nhất thằng bé này ban đầu cũng được coi là có nền tảng tốt. Sau này trở thành người ăn chơi, dựa hơi chị, và thích kiếm chuyện, cũng cần phải có nguyên nhân khiến nó trở nên đổ đốn.
Ok, chỗ này cũng nhiều người góp ý, nhưng chưa ai góp ý kĩ như em, để chị xem lại rồi sửa dần dần. Thank em nhiều.
Chương khiến em xúc động nhất là chương báo ân hay báo hiếu.
Chương này chị viết lại rất nhanh nhé, kiểu như có cảm xúc nó vèo vèo ấy. Chỉnh sửa cũng ít.
Chương 12 khiến em hơi tiếc nuối một chút. Cái đoạn pháo bắn làm Huệ không nhìn thấy mặt Bảo rất hay. Nhưng em cảm thấy đoạn này chưa đủ. Nếu miêu tả tốt hình ảnh của đoạn này thêm một chút nữa, đoạn này chắc chắn sẽ rất hot.
Ừ, chị viết cũng thấy có cảm giác chưa tới, nhưng lần đầu chị viết thể loại này, cảm giác khó xoay sở kiểu gì ấy. Cái này cũng hứa xem lại thôi, chưa biết có sửa được không.
Cái này đúng chất ngược tâm ngược đọc vì chị đã xây dựng cho họ quá khứ quá đẹp rồi.
Theo "kịch bản" của chị thì mỗi lần đôi này gặp nhau là một lần chị làm mẹ kế. Hị hị hị...
 
Bên trên