Re:
Gác Sách yêu tiếng Việt
Hầu như họ đều dùng những từ như vậy trong cách nói.Bạn bổ sung ngữ cảnh cho từng cặp từ nữa nhé.
Hầu như họ đều dùng những từ như vậy trong cách nói.Bạn bổ sung ngữ cảnh cho từng cặp từ nữa nhé.
Có thể dùng trong hội thoại của nhân vật, còn trong lời dẫn truyện em nghĩ chị vẫn nên dùng từ phổ thông.Hầu như họ đều dùng những từ như vậy trong cách nói.
Có đưa ví dụ trên rồi kìa Du.Có thể dùng trong hội thoại của nhân vật, còn trong lời dẫn truyện em nghĩ chị vẫn nên dùng từ phổ thông.
Mấy từ này cũng khá phổ biến nên em vẫn hiểu ạ.Có đưa ví dụ trên rồi kìa Du.
Sợ người đọc sẽ không hiểu thôi. Fuju có thấy khó hiểu không nhỉ?
Vậy mừng rồi.Mấy từ này cũng khá phổ biến nên em vẫn hiểu ạ.
Vậy là có hai nghĩa "chửi vả" và "chửi vã" à timbuondoncoi?Từ điển tiếng Việt hình như không có từ ghép chửi vả hay chửi vã.
Theo từ điển tiếng Nôm
Phần giải nghĩa
Chửi * (Hv khẩu chỉ)
Mắng nặng lời: Chửi bới; Chửi tục
Vả * (Hv thả; vĩ; vĩ thả)
Đàng khác: Vả lại
Vả * (thủ ba; thủ thả)
- Nhờ cậy: Nhờ vả
- Tạt vào má: Vả mặt
- Lăng mạ: Xỉ vả
- Khó nhọc: Vất vả
Vả * (Hv mộc vĩ)
- Cây ăn trái, Hv: Vô hoa quả: Nấu vả làm mứt
Vã * (Hv vĩ; khẩu vĩ)
- Ăn miếng ngon ngoài bữa: Ăn vã
- Trao đổi những chuyện không đâu: Chuyện vã; Cãi vã
Vã * (Hv thuỷ vĩ)
- Tạt chất lỏng vào: Vã nước vào mặt
- Tiết chất lỏng: Nóng vã mồ hôi; Nước lã mà vã nên hồ
Vã * (bả; thả; túc vĩ) (vĩ lã; vĩ tốc; giả)
- Hấp tấp: Vội vã
- Trao đổi hàng bằng lối gánh trên bộ: Buôn vã
Theo thiển ý của chị, chửi vả mang hàm nghĩa của lăng mạ (xỉ vả). Còn chửi vã nghe ra giống như là đang chửi những chuyện không đâu.
Tim không biết mốc chính xác, mà Tim đoán có lẽ cùng lúc với cải cách giáo dục ở bậc tiểu học ấy, cái giai đoạn mà học chữ e trước chữ o, đúng không ta. Nói chung là đoán bừa ấy.Không biết cái quy tắc mới này bắt đầu từ khi nào Tim nhỉ, mình dùng quen cách cũ rồi, quay sang cách mới cảm thấy khó chịu và ngứa mắt lắm ý. Mỗi lúc một kiểu thế này thì chả biết đường nào mà lần.
Tim lấy cái hàm nghĩa thứ 3 ấy, thì lúc này chửi vã giống như cãi vã vậy, kiểu như cãi nhau, chửi mắng nhau chuyện không đâu (theo Tim hiểu). Cũng không biết thế nào luôn, vì cái này tự phân tích tự hiểu mà.Vậy là có hai nghĩa "chửi vả" và "chửi vã" à timbuondoncoi?
- Chửi vả: là chửi với ý đồ xỉ nhục, lăng mạ người khác.
Nhưng Ca thấy ít ai dùng Chửi vã với ý đồ nói chuyện không đâu, mà thường là tranh chấp, cãi cọ nhau với ý đồ xỉ nhục nhau nhiều hơn.
- Chửi vã: là kiểu dạng cãi nhau những chuyện không đâu.
Trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, thì có ghi:
(1) (Ăn) chỉ toàn thức ăn, không ăn cùng với cơm. Ăn vã cả.
- Vã: t. (dùng phụ sau đg., kết hợp hạn chế).
(2) (Đi lại) trên bộ và không có phương tiện (thường là đường dài, vất vả). Đi vã hàng chục cây số. Không có xe nên phải gánh vã.
(3). (Nói năng) kéo dài mà không có nội dung, không có mục đích thiết thực. Nói chuyện vã suốt đêm. Chửi vã. Nói khan nói vã.
=> Cuối cùng sao ta?
Còn vụ đặt dấu thanh, bấy lâu nay Ca cứ nghĩ đặt dấu theo kiểu "hoè" là kiểu cũ, còn "hòe" mới là kiểu mới. Mới đi tra lại thông tin, thì hiện nay có hai luồng ý kiến và cách dùng. Một cách thì đặt dấu thanh trên âm chính của vần. Một cách là đặt theo vị trí cân xứng, hài hòa.Sẵn tiện cái vụ bỏ dấu, Tim cũng đang lăn tăn đây nè, hầu như bộ gõ trên đt đều là oà, uý thay vì òa, úy. Hôm rồi dạy chữ cho con, đọc trong sách tập đọc tiếng Việt lớp 1 cũng có từ tương tự, mà Tim không nhớ rõ lắm, hình như là chữ hoè, theo Tim biết đây là quy ước bỏ dấu mới đấy.
Đây là nguồn tham khảo.
Bổ sung ý kiến cá nhân: Chắc do dùng cách cũ quen rồi nên nhìn cách mới Tim cứ thấy nó kiểu kiểu gì ấy.
Bữa sau nhớ bấm nhỏ Ca thôi nghen, mạ ơi LA LỚN thế này thôi xong cần câu cơm của con rồi.P/s: Sỉ nhục bạn Ca ới.
Ờ, lần sau khều khều thôi, Ca la làng cho thiên hạ biết ấy chứ, đã thế còn in hoa mới chịu.Bữa sau nhớ bấm nhỏ Ca thôi nghen, mạ ơi LA LỚN thế này thôi xong cần câu cơm của con rồi.