Gác Sách yêu tiếng Việt

bupbecaumua

gà luộc
Nhóm Biên tập
Tham gia
9/12/13
Bài viết
3.401
Gạo
6.529,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Mọi người cho em hỏi: Tại sao "dí" không có, từ điển chỉ có "gí" nhưng lại có từ "dí dỏm" ạ?
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Mọi người cho em hỏi: Tại sao "dí" không có, từ điển chỉ có "gí" nhưng lại có từ "dí dỏm" ạ?
Chị cũng không hiểu từ điển tiếng Việt tại sao không thừa nhận từ dí.
Theo từ điển tiếng Nôm
Dí * (Hv thuỷ di)(thủ di; thổ di)
- Ấn xuống; đè vào: Dí súng vào mặt
- Bị ấn xuống: Chết dí một xó
- Tạo cảm tình vui nhẹ nhàng: Dí dỏm

Ngoài ra, trong văn nói, ngoài những nghĩa nêu trên, người miền Nam vẫn hay dùng từ dí với hàm nghĩa như: Tôi dí (rượt) theo con chó hay Sếp dí (hối thúc) việc tôi.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Từ điển tiếng Việt, NXB Mũi Cà Mau, Phan Canh biên soạn, phát hành 01/1997:
  • dông
dt. 1. Gió lớn trong lúc chuyển mưa: Trời nổi dông. || Mưa dông: Mưa gió lớn.
2. Đi chỗ này qua chỗ kia, không nhất định: Dông suốt ngày ngoài đường.
Ngr. Chạy, biến: Hắn vừa dông mất rồi.
3. Đòn dông: Đòn lớn, đặt ngang trên nóc nhà.
  • giông
tt. 1. Rủi, xui: Bị giông quanh năm.
2. dt. Loại tắc kè lớn: con kè giông

---> mưa dông (có lẽ ĐÚNG) - mưa giông (có lẽ SAI)
Ấy, chị Chim ơi, trong Từ điển Tiếng Việt (New Era biên soạn) của em thì hình như cả hai đều đúng á.
  • giông
1. Cơn bão, cơn gió mạnh. Cơn giông tố.
2. Gặp điềm xấu rồi sinh ra chuyện không hay. Bị giông cả năm.
  • dông
1, Cơn gió mạnh thổi, thường báo bão. Trận dông/ Cơn dông/ Có dông hung mới biết tùng bá cứng.
2. Một loại bò sát sống ở vùng nhiều cát, thịt ăn được, còn được gọi là con nhông.
3. Chạy đi, mất hút. Vừa mới đứng đây đã dông đi đâu không biết.
Đọc kỹ thì thấy hai từ điển này chồng chéo nhau. :)) Thực sự thì chúng ta không có chuyên môn để bàn sâu về tiếng Việt chuẩn, đành tạm gá một nơi nào đó để tin, cho đến khi chắc chắn là nó không còn đúng nữa. Dù sao thì đứng về một bên vẫn hơn là ba phải. :D
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Từ điển giấy nó ghi như Tim nói vậy á. Nhưng mà đến giờ Ca vẫn còn mù mờ về cặp từ này.
Chim Cụt em có cách nào phân biệt dễ hiểu hai từ này không em. Phản ánhPhản ảnh.
Dạ, cái này là em lăn tăn mà chị hỏi ngược lại em thì... :-ss
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Đọc kỹ thì thấy hai từ điển này chồng chéo nhau. :)) Thực sự thì chúng ta không có chuyên môn để bàn sâu về tiếng Việt chuẩn, đành tạm gá một nơi nào đó để tin, cho đến khi chắc chắn là nó không còn đúng nữa. Dù sao thì đứng về một bên vẫn hơn là ba phải. :D
Theo từ điển tiếng Nôm
Nom23481.png
Nom24248.png
Giông * (dong; dong)Xà dọc nóc nhà: Để hướng đòn giông nhà hàng xóm chọc thẳng vào nhà là tối kị
Nom23481.png
Nom24248.png
Nom394880.png
Nom169514.png
Nom146644.png
Giông * (dong; dong)(dong phong)(phong dong)(thuỷ dụng; vũ đông)- Mưa to gió lớn: Trời nổi cơn giông
- Cuộc đảo lộn, theo nghĩa rộng: Cơn giông tố phũ phàng
- Đi mất tích (tiếng bình dân): Y cuỗm tiền rồi giông luôn

Nom23481.png
Nom25608.png
Nom146644.png
Dông * (Hv dong)(thủ dong; thuỷ dụng)- Không phương hướng: Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy dông, nhất nông nhì sĩ
- Đi khỏi (trốn): Dông đi mất tích
- Xem Rông*
Nom26570.png
Dông (Hv mộc đông)Đòn dọc nóc nhà: Tránh đòn dông hàng xóm chọc vào nhà... (địa lí VN)
Nom169514.png
Dông * (Hv dung phong)(phong dung)- Gió to: Cơn dông; Dông tố
- Thường đọc là Giông*


Ý kiến cá nhân, trước giờ Tim vẫn thấy cả hai đều đúng, thói quen thì sử dụng giông và đọc nhiều sách xuất bản thì cũng thấy chúng xuất hiện như nhau ở hàm nghĩa mưa to gió lớn.
 

xiaofang

Gà nhập
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
27/2/14
Bài viết
2.426
Gạo
11.231,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Từ điển giấy nó ghi như Tim nói vậy á. Nhưng mà đến giờ Ca vẫn còn mù mờ về cặp từ này.
Chim Cụt em có cách nào phân biệt dễ hiểu hai từ này không em. Phản ánhPhản ảnh.
Em hiểu thế này: ánh là vật tác động, ảnh là vật được tác động. Ánh tạo ảnh, ánh trước ảnh sau.
Xong rồi, ai hiểu em nói gì hơm?
 

Linhoang

Gà ngẫn
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
3/1/14
Bài viết
1.566
Gạo
7.865,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Em hiểu thế này: ánh là vật tác động, ảnh là vật được tác động. Ánh tạo ảnh, ánh trước ảnh sau.
Xong rồi, ai hiểu em nói gì hơm?
Hiểu được mất tỷ nơ-ron thần kinh liền em ơi. Chị hiểu em nói là A phản ánh B, B được A phản ảnh. Không biết chị hiểu có đúng không? Em có hiểu ý chị không? :-s
Chốt lại là chị vẫn chưa hiểu! :|
 

xiaofang

Gà nhập
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
27/2/14
Bài viết
2.426
Gạo
11.231,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Hiểu được mất tỷ nơ-ron thần kinh liền em ơi. Chị hiểu em nói là A phản ánh B, B được A phản ảnh. Không biết chị hiểu có đúng không? Em có hiểu ý chị không? :-s
Chốt lại là chị vẫn chưa hiểu! :|
Em cũng biết là chả ai hiểu em nói gì đâu. :v
Phản ánh và phản ảnh nhìn khá giống nhau, tương tự nhau nhưng lại khác nhau. Để em về diện bích suy ngẫm cách giải thích đã. :tho8:
 

phuonganhunnie

Gà con
Tham gia
5/2/15
Bài viết
9
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Em muốn hỏi ạ: kiểu Cái câu đấy í! hay Cái câu đấy ý! ạ?
 

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.510
Gạo
7.759,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Em muốn hỏi ạ: kiểu Cái câu đấy í! hay Cái câu đấy ý! ạ?
Theo như mình biết "í" đúng, "ý" sai, nhưng quả là có rất nhiều người dùng "ý".
P/s: Khi trích dẫn câu bạn cần đặt trong ngoặc kép hoặc in nghiêng: Em muốn hỏi ạ: kiểu "Cái câu đấy í!" hay "Cái câu đấy ý!" ạ?
 
Bên trên