Gác Sách yêu tiếng Việt

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Theo từ điển tiếng Nôm
Nom23481.png
Nom24248.png
Giông * (dong; dong)Xà dọc nóc nhà: Để hướng đòn giông nhà hàng xóm chọc thẳng vào nhà là tối kị
Nom23481.png
Nom24248.png
Nom394880.png
Nom169514.png
Nom146644.png
Giông * (dong; dong)(dong phong)(phong dong)(thuỷ dụng; vũ đông)- Mưa to gió lớn: Trời nổi cơn giông
- Cuộc đảo lộn, theo nghĩa rộng: Cơn giông tố phũ phàng
- Đi mất tích (tiếng bình dân): Y cuỗm tiền rồi giông luôn

Nom23481.png
Nom25608.png
Nom146644.png
Dông * (Hv dong)(thủ dong; thuỷ dụng)- Không phương hướng: Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy dông, nhất nông nhì sĩ
- Đi khỏi (trốn): Dông đi mất tích
- Xem Rông*
Nom26570.png
Dông (Hv mộc đông)Đòn dọc nóc nhà: Tránh đòn dông hàng xóm chọc vào nhà... (địa lí VN)
Nom169514.png
Dông * (Hv dung phong)(phong dung)- Gió to: Cơn dông; Dông tố
- Thường đọc là Giông*

Ý kiến của em sau khi đọc bài của chị Tim:

Theo cách viết tiếng Nôm thì rõ ràng từ dônggiông (nghĩa mưa gió lớn) là hai từ vốn dĩ là giống nhau, nhưng có hai cách viết do cách đọc khác nhau. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn trong chữ ghép của các từ Nôm, các bạn sẽ thấy một điểm tương đồng là họ dùng bộ [phiên âm pinyin tiếng Trung: róng - đọc là rủng, Hán Việt: dong, dung]. Một số từ Hán Việt khác nếu có bộ thì đều thường được chuyển thành Hán Việt âm /dờ/, chứ hông phải âm /giờ/. Các bạn tra thêm ở trang www.hanviet.org, tra từ dung hoặc dong sẽ ra, còn từ giông thì không có. Do đó đọc đúng chuẩn quy tắc chữ Nôm (theo em biết: Nôm ghép chữ Hán, thường thì một bộ tượng hình, một bộ tượng thanh) thì nó phải là dông chứ không phải giông.
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Ý kiến của em sau khi đọc bài của chị Tim:

Theo cách viết tiếng Nôm thì rõ ràng từ dônggiông (nghĩa mưa gió lớn) là hai từ vốn dĩ là giống nhau, nhưng có hai cách viết do cách đọc khác nhau. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn trong chữ ghép của các từ Nôm, các bạn sẽ thấy một điểm tương đồng là họ dùng bộ [phiên âm pinyin tiếng Trung: róng - đọc là rủng, Hán Việt: dong, dung]. Một số từ Hán Việt khác nếu có bộ thì đều thường được chuyển thành Hán Việt âm /dờ/, chứ hông phải âm /giờ/. Các bạn tra thêm ở trang www.hanviet.org, tra từ dung hoặc dong sẽ ra, còn từ giông thì không có. Do đó đọc đúng chuẩn quy tắc chữ Nôm (theo em biết: Nôm ghép chữ Hán, thường thì một bộ tượng hình, một bộ tượng thanh) thì nó phải là dông chứ không phải giông.
Cái này thì chị chịu vì chị không biết tiếng Hán, nhưng có khi nào dông/giông cũng được thừa nhận giống nhau ở những hàm nghĩa nhất định như giậu/dậu, giong/dong không cưng?
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Cái này thì chị chịu vì chị không biết, tiếng Hán, nưng có khi nào dông/giông cũng được thừa nhận giống nhau ở những hàm nghĩa nhất định như giậu/dậu, giong/dong không cưng?

Em không nghĩ cách diễn giải trên của em đúng cho mọi trường hợp ạ. Vì ngoài quy luật tượng thanh tượng hình trong từ Nôm, có lẽ có nhiều quy luật tạo chữ khác nữa mà em không biết. Theo em thì một số từ thuần Việt, âm gi/d có thể xem là giống nhau, từ giậu/dậu có thể nằm trong nhóm này. Từ Nôm nghĩa giậu/dậu chỉ bờ bụi cây
Nom154905.png
Nom26873.png
(sử dụng các bộ trúc, mục, trác) đều là tượng hình chứ không [theo em thì] không có tượng thanh. Tuy nhiên, khi tra từ giậu họ cũng có dùng từ
Nom37193.png
(dậu - con gà trong 12 con giáp) để dẫn giải nên dù cho rằng hai từ giậu/dậu này tương đương em vẫn nghiêng về cách dùng dậu hơn ạ.

Nhưng nếu phỏng theo từ Hán thì thường các âm Hán r/y thường dịch ra âm d trong tiếng Việt, còn các âm j/ch/q/ thường dịch ra âm gi/ch/tr... vân vân, từ giông/dông theo em nằm trong nhóm phỏng theo từ Hán.

Còn chữ giong/dong này hình như hai nghĩa khác nhau phải hông chị? Hay còn có giong/dong nào đồng nghĩa thì em không biết ạ. :)
Giong buồm, giương buồm ra khơi.
Dong đèn, chong đèn cho sáng.
 

phuonganhunnie

Gà con
Tham gia
5/2/15
Bài viết
9
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Theo như mình biết "í" đúng, "ý" sai, nhưng quả là có rất nhiều người dùng "ý".
P/s: Khi trích dẫn câu bạn cần đặt trong ngoặc kép hoặc in nghiêng: Em muốn hỏi ạ: kiểu "Cái câu đấy í!" hay "Cái câu đấy ý!" ạ?
Lúc đầu em không rõ lắm, em cám ơn ạ!
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Em không nghĩ cách diễn giải trên của em đúng cho mọi trường hợp ạ. Vì ngoài quy luật tượng thanh tượng hình trong từ Nôm, có lẽ có nhiều quy luật tạo chữ khác nữa mà em không biết. Theo em thì một số từ thuần Việt, âm gi/d có thể xem là giống nhau, từ giậu/dậu có thể nằm trong nhóm này. Từ Nôm nghĩa giậu/dậu chỉ bờ bụi cây
Nom154905.png
Nom26873.png
(sử dụng các bộ trúc, mục, trác) đều là tượng hình chứ không [theo em thì] không có tượng thanh. Tuy nhiên, khi tra từ giậu họ cũng có dùng từ
Nom37193.png
(dậu - con gà trong 12 con giáp) để dẫn giải nên dù cho rằng hai từ giậu/dậu này tương đương em vẫn nghiêng về cách dùng dậu hơn ạ.

Nhưng nếu phỏng theo từ Hán thì thường các âm Hán r/y thường dịch ra âm d trong tiếng Việt, còn các âm j/ch/q/ thường dịch ra âm gi/ch/tr... vân vân, từ giông/dông theo em nằm trong nhóm phỏng theo từ Hán.

Còn chữ giong/dong này hình như hai nghĩa khác nhau phải hông chị? Hay còn có giong/dong nào đồng nghĩa thì em không biết ạ. :)
Giong buồm, giương buồm ra khơi.
Dong đèn, chong đèn cho sáng.

Giậu/dậu sử dụng như nhau trong hàm nghĩa bờ giậu, hàng rào ấy em.
Và những từ này nữa.
Ý chị là tiếng Việt mình có những từ cả d/gi đều sử dụng được ấy, mà cái này ngoài nguyên nhân sâu xa là phát âm tiếng Hán (nếu có) như em nói ở trên thì chị nghĩ nó còn do đặc điểm phát âm Nam/Bắc nữa.
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Ý chị là tiếng Việt mình có những từ cả d/gi đều sử dụng được ấy, mà cái này ngoài nguyên nhân sâu xa là phát âm tiếng Hán (nếu có) như em nói ở trên thì chị nghĩ nó còn do đặc điểm phát âm Nam/Bắc nữa.
Dạ đúng, nhiều khi do phát âm Bắc Nam nữa... nhưng cứ thỉnh thoảng có người đem những từ đó vào hỏi nên cũng tò mò coi vốn dĩ nó phải là cái âm nào mới đúng, tìm hiểu thêm về cấu trúc chữ Nôm hay nguồn gốc từ chữ Nôm thấy khá thú vị ạ. :)
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Dạ đúng, nhiều khi do phát âm Bắc Nam nữa... nhưng cứ thỉnh thoảng có người đem những từ đó vào hỏi nên cũng tò mò coi vốn dĩ nó phải là cái âm nào mới đúng, tìm hiểu thêm về cấu trúc chữ Nôm hay nguồn gốc từ chữ Nôm thấy khá thú vị ạ. :)
Vì chị hơi lăn tăn với từ chúng ta vốn đã bàn trước đó, đậu hủ và đậu hũ, cũng tương tự như thế, đọc thành ra hũ có thể là do thói quen phát âm, cả trong từ điển tiếng Việt cũng thừa nhận cả hai đều đúng nhưng chốt lại bạn Du Ca vẫn chỉ thừa nhận đậu hủ. Vì là ngôn ngữ nên hổng phải như Toán học chỉ có một phương án đúng, từ điển đã công nhận, sao chúng ta lại chối bỏ vì xét cho cùng từ ngữ chúng ta sử dụng cũng là những quy ước mà, phải không? Tương tự cho dông và giông như chúng ta đang đề cập đến. :D
 

Smigel Nguyễn

Gà BT
☆☆☆
Tham gia
3/7/14
Bài viết
1.234
Gạo
776,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Em đang đánh máy thì gặp từ "trí lự", mọi người cho em biết nghĩa với ạ.
Vd: Ông trở về. Vua lại cho cầm quân. Ông đánh trận trí lự hơn, đã đánh là thắng.

Em hiểu thế này: ánh là vật tác động, ảnh là vật được tác động. Ánh tạo ảnh, ánh trước ảnh sau.
Xong rồi, ai hiểu em nói gì hơm?
Em hiểu ý của chị này, em đang học về phần ánh sáng nên cũng nghĩ hai từ này mượn nghĩa từ vốn từ vật lý (như cách chị giải thích).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên