Gác Sách yêu tiếng Việt

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Em không biết, sách ghi vậy, không lẽ sai chính tả? Hay hai từ như nhau chị nhỉ?

Em đã đọc phần giải thích của "chí lự" và nó không hợp với ngữ cảnh chị ạ.
Em cho thêm ngữ cảnh đoạn này đi nhỏ.
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Hình như bữa trước Ca có thấy từ Trí lự. Để tìm lại thử.
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Em đang đánh máy thì gặp từ "trí lự", mọi người cho em biết nghĩa với ạ.
Vd: Ông trở về. Vua lại cho cầm quân. Ông đánh trận trí lự hơn, đã đánh là thắng.
Ca tìm được trong Từ điển Hán Việt, có từ Trí lự:
upload_2015-5-9_7-51-41.png

Vậy trong trường hợp này, có thể hiểu là ông sẽ đánh một trận đánh thông minh hơn, có sự tính toán chu đáo kĩ càng hơn, để đánh là thắng.
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Vì chị hơi lăn tăn với từ chúng ta vốn đã bàn trước đó, đậu hủ và đậu hũ, cũng tương tự như thế, đọc thành ra hũ có thể là do thói quen phát âm, cả trong từ điển tiếng Việt cũng thừa nhận cả hai đều đúng nhưng chốt lại bạn Du Ca vẫn chỉ thừa nhận đậu hủ. Vì là ngôn ngữ nên hổng phải như Toán học chỉ có một phương án đúng, từ điển đã công nhận, sao chúng ta lại chối bỏ vì xét cho cùng từ ngữ chúng ta sử dụng cũng là những quy ước mà, phải không? Tương tự cho dông và giông như chúng ta đang đề cập đến. :D
Nếu mà nói đọc sai rồi thành thói quen rồi được ghi nhận trong từ điển thì chúng ta có thể mặc nhiên từ đó là đúng thì Ca cho là không hợp lý.

Thực sự Ca chưa đủ trình độ chuyên sâu về ngôn ngữ để bàn sâu hơn về vấn đề từ nào là chính xác, từ nào là không chính xác. Mà chỉ có thể tìm những nguồn tài liệu có nhiều uy tín hơn để đưa ra cho mọi người cùng xem xét và thảo luận. Cho nên nếu Tim để ý thì sẽ thấy là trong các kết luận, trước đây là Chim và sau này là Ca đều ghi là CÓ LẼ ĐÚNG - CÓ LẼ SAI, chứ không bao giờ ghi là ĐÚNG - SAI cả.

Quay lại từ Đậu hủĐậu hũ, mình chọn từ Đậu hủCÓ LẼ ĐÚNG còn Đậu hũCÓ LẼ SAI vì xét thấy trong từ điển tiếng Nôm là tiếng gốc của tiếng Việt không có. Thường khi trong từ Quốc ngữ chúng ta không có cách lý giải nào hợp lý cho từ đang xét thì chúng ta sẽ truy về nghĩa Hán Việt hoặc tiếng Nôm để xem nguồn gốc của nó.
Mình xem trong Từ điển Hán Việt giản yếu của Đào Duy Anh thì là Đậu hủ:
upload_2015-5-9_8-21-28.png


Kết hợp với cách lý giải của Ruồi dựa trên tiếng Nôm ở Đây nữa thì mình mới đưa ra kết luận là Đậu hủ CÓ LẼ ĐÚNG.
Trên đây là lý do giải thích vì sao mình không ghi nhận từ Đậu hũ dù nó được ghi nhận trong từ điển.
 

Smigel Nguyễn

Gà BT
☆☆☆
Tham gia
3/7/14
Bài viết
1.234
Gạo
776,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Ca tìm được trong Từ điển Hán Việt, có từ Trí lự:
View attachment 23446
Vậy trong trường hợp này, có thể hiểu là ông sẽ đánh một trận đánh thông minh hơn, có sự tính toán chu đáo kĩ càng hơn, để đánh là thắng.
Dạ đúng là ý này rồi, em cảm ơn Ca nha!^^
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Nếu mà nói đọc sai rồi thành thói quen rồi được ghi nhận trong từ điển thì chúng ta có thể mặc nhiên từ đó là đúng thì Ca cho là không hợp lý.

Thực sự Ca chưa đủ trình độ chuyên sâu về ngôn ngữ để bàn sâu hơn về vấn đề từ nào là chính xác, từ nào là không chính xác. Mà chỉ có thể tìm những nguồn tài liệu có nhiều uy tín hơn để đưa ra cho mọi người cùng xem xét và thảo luận. Cho nên nếu Tim để ý thì sẽ thấy là trong các kết luận, trước đây là Chim và sau này là Ca đều ghi là CÓ LẼ ĐÚNG - CÓ LẼ SAI, chứ không bao giờ ghi là ĐÚNG - SAI cả.

Quay lại từ Đậu hủĐậu hũ, mình chọn từ Đậu hủCÓ LẼ ĐÚNG còn Đậu hũCÓ LẼ SAI vì xét thấy trong từ điển tiếng Nôm là tiếng gốc của tiếng Việt không có. Thường khi trong từ Quốc ngữ chúng ta không có cách lý giải nào hợp lý cho từ đang xét thì chúng ta sẽ truy về nghĩa Hán Việt hoặc tiếng Nôm để xem nguồn gốc của nó.
Mình xem trong Từ điển Hán Việt giản yếu của Đào Duy Anh thì là Đậu hủ:
View attachment 23447

Kết hợp với cách lý giải của Ruồi dựa trên tiếng Nôm ở Đây nữa thì mình mới đưa ra kết luận là Đậu hủ CÓ LẼ ĐÚNG.
Trên đây là lý do giải thích vì sao mình không ghi nhận từ Đậu hũ dù nó được ghi nhận trong từ điển.
Truy từ nghĩa gốc giữa đậu hủ và đậu hũ thì chúng ta đã làm trước đó, cái này Tim không lăn tăn, Tim cũng không có ý định đánh đồng phát âm sai => thường xuyên dùng => được đa số người dùng sẽ mặc định là đúng (cụ thể như có lần Tim bị nhầm lẫn ở chữ tàng cây ấy). Cái Tim nói ở đây là từ ngữ thực chất cũng chỉ là những quy ước sử dụng, mà từ điển có thể tạm xem là nguồn tham chiếu đáng tin cậy (tất nhiên ở những tác giả đáng tin cậy) thừa nhận thì sao chúng ta không thừa nhận, cái thừa nhận ở đây, bản thân có lẽ đúng cũng không phải là sự chắc chắn 100%, như Ca nói. Rộng hơn, ngôn ngữ chỉ là những quy ước sử dụng từ xưa, chúng ta kế thừa, phát triển và hoàn thiện nó dần. Tim nhấn mạnh từ quy ước là vì ví dụ như con gà chúng ta gọi nó từ xưa là gà nên bây giờ cũng là gà, nếu ngày xưa gọi nó là chó thì giờ nó sẽ là chó. Ôi, Tim không biết diễn đạt cái ý nghĩ của mình thế nào nữa...

Tim đưa ra một cặp từ để làm ví dụ minh họa về cái sự lăn tăn của mình cho nhiều cặp từ khác, ví như dông/giông chẳng hạn (và sẽ còn nhiều trường hợp như vậy nữa), mà không nhằm bác bỏ hay phản đối ý kiến gì của Du cả. Nếu bác bỏ hoàn toàn, Tim đã dùng không đồng ý.
 

Smigel Nguyễn

Gà BT
☆☆☆
Tham gia
3/7/14
Bài viết
1.234
Gạo
776,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Em gặp từ "từ luyện" trong văn cảnh này và cũng không hiểu lắm, mọi người giúp em với ạ.
Vd: Làm được bài thơ, bài văn nào hay, Vương hay gọi Nguyễn Cư Đạo tới, đọc cho nghe rồi chờ bạn phẩm bình, cùng nhau chữa cho văn lý hay hơn, từ luyện hơn, thục hơn.
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Em gặp từ "từ luyện" trong văn cảnh này và cũng không hiểu lắm, mọi người giúp em với ạ.
Vd: Làm được bài thơ, bài văn nào hay, Vương hay gọi Nguyễn Cư Đạo tới, đọc cho nghe rồi chờ bạn phẩm bình, cùng nhau chữa cho văn lý hay hơn, từ luyện hơn, thục hơn.
Hình như chữ "từ" là "từ ngữ" đó em. Ca chưa tra từ điển nhưng Ca nghĩ thế.
 

Lam Sa

Gà tích cực
Nhóm Biên tập
Tham gia
17/4/15
Bài viết
155
Gạo
1.550,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Smigel Nguyễn
Theo Lam thì "từ luyện hơn" nghĩa là lời văn, lời thơ được rèn luyện nhiều hơn ấy.
Từ điển của Lam.
Từ: Lời, lời nói, lời văn, lời thơ.
Luyện: tập luyện, rèn luyện.
 
Bên trên