Gác Sách yêu tiếng Việt

vivian.nguyen

Iron Maiden
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
☆☆☆
Tham gia
10/12/14
Bài viết
1.134
Gạo
18.689,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Đúng rồi em. :3 Nhưng soán ngôi là chiếm ngôi thường bằng vũ lực hoặc quyền thế, chị nghĩ là mang nghĩa tích cực; còn tiếm vị là chỉ bầy tôi chiếm ngôi nhà vua, chị nghĩ là mang nghĩa tiêu cực. :D À, na ná với soán ngôitiếm vị còn có soán vị. Mình chỉ lạ từ tiếm thôi.
Em cũng từng gặp từ tiếm quyền, do lâu rồi nên em không nhớ được ngữ cảnh và dẫn ra đây; nhưng theo em nghĩ "tiếm" ở đây gần giống như "chiếm" hoặc "đoạt" (?), có khác là ở chỗ "tiếm" là hành động của kẻ có vị trí thấp đối với kẻ có vị trí cao hơn. Bên cạnh đó casc từ như "soán" "chiếm" hay "đoạt" chỉ mang tính thời điểm, còn "tiếm" mang tính quá trình. Kiểu như vậy í. :D
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Em cũng từng gặp từ tiếm quyền, do lâu rồi nên em không nhớ được ngữ cảnh và dẫn ra đây; nhưng theo em nghĩ "tiếm" ở đây gần giống như "chiếm" hoặc "đoạt" (?), có khác là ở chỗ "tiếm" là hành động của kẻ có vị trí thấp đối với kẻ có vị trí cao hơn. Bên cạnh đó casc từ như "soán" "chiếm" hay "đoạt" chỉ mang tính thời điểm, còn "tiếm" mang tính quá trình. Kiểu như vậy í. :D
Ờm, chị cũng nói ở trên đây với Búp rồi nè. :3 Còn ý sau thì chị không biết thế nào. :D
Đúng rồi em. :3 Nhưng soán ngôi là chiếm ngôi thường bằng vũ lực hoặc quyền thế, chị nghĩ là mang nghĩa tích cực; còn tiếm vị là chỉ bầy tôi chiếm ngôi nhà vua, chị nghĩ là mang nghĩa tiêu cực. :D À, na ná với soán ngôitiếm vị còn có soán vị. Mình chỉ lạ từ tiếm thôi.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Chuyển sang quyển mới, 1984 của George Orwell. :D

Ngữ cảnh: Đây đúng là một tấm ảnh, không còn nghi ngờ gì nữa, đúng nó. Chính là bức ảnh ĐÓ. Bức ảnh chụp Jones, Aaroson và Rutherford tham dự một buổi lễ của Đảng ở New York, mà anh đã từng cầm trong tay mười một năm về trước và lập tức hủy ngay. Nó hiện diện trước mặt anh trong một sát na rồi biến mất. Nhưng anh đã nhìn thấy, chắc chắn là đã nhìn thấy! (Trích trang 248)
  • sát-na Phật Một tích tắc, chớp nhoáng: Từ nhơn đến quả, mỗi phần biến đổi không ngừng và mỗi sát-na sanh diệt mãi mãi.
    (Theo Từ điển tiếng Việt, Phan Canh biên soạn, NXB Mũi Cà Mau, 1997)
  • Sát na là một khoảng thời gian cực ngắn. Đây là một danh từ mà người Trung Hoa đã phiên âm từ tiếng Sanskrit (cũng gọi là tiếng Bắc Phạn) kṣaṇa trong kinh Phật. Họ đã ghi kết quả phiên âm đó bằng hai chữ Hán mà người Việt Nam đọc theo âm Hán Việt thành sát na.
    (Theo câu 43, trang 67, Chuyện Đông chuyện Tây - Tập 1, An Chi, NXB Trẻ - Cty Văn Hóa Phương Nam, năm 2006)
______________
Từ này bạn nào hay đọc sách Phật chắc gặp thường xuyên. Mưa Mùa Hạ, em chắc gặp từ này rồi chớ? :3
 

bupbecaumua

gà luộc
Nhóm Biên tập
Tham gia
9/12/13
Bài viết
3.401
Gạo
6.529,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Mọi người phân biệt hộ em dong/giong/rong với ạ.
Tiện thể em thấy mọi người rất hay nhầm giông/dông, kể cả là trong sách.
 
Tham gia
27/5/16
Bài viết
4
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Đúng là rối thật đó, tiếng Việt của mình mà đem ra bàn luận cũng cả 1 vấn đề à ! :D=D>
 

Linhoang

Gà ngẫn
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
3/1/14
Bài viết
1.566
Gạo
7.865,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Mọi người phân biệt hộ em dong/giong/rong với ạ.
Tiện thể em thấy mọi người rất hay nhầm giông/dông, kể cả là trong sách.
Đề nghị cô lượn lên #1 kiểm tra danh sách nhé, Dông và Giông ở #1245.
P/s: À mà tiện thể là hỏi hay chỉ nói thế thôi. :-?
 

Linhoang

Gà ngẫn
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
3/1/14
Bài viết
1.566
Gạo
7.865,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
bupbecaumua : Tính động từ thôi nhé.
Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông (Viện Ngôn ngữ học, NXB Phương Đông, 2009):
Dong:
1. (Cũng viết là Giong): Đi kèm bên cạnh để trông coi và dẫn đến nơi nào đó. Ví dụ: Dong từ về trại. Dong trâu ra bãi. Dong trẻ đi chơi.
2. (Cũng viết là Giong, kết hợp hạn chế): Giương cao, giơ cao lên đến mức ở xa cũng nhìn thấy. Ví dụ: Dong buồm ra khơi. Trống giục cờ dong.
Giong: Không có.
Rong:
Đi đây đó hết chỗ này đến chỗ khác, không dừng lại lâu ở đâu cả. Ví dụ: Suốt ngày chỉ rong chơi. Đi rong phố. Bán hàng rong. Gánh hát rong.
P/S: Tóm lại, theo chị cứ nhớ là: Chúng tôi dong buồm ra khơi, tôi muốn dong lũ trẻ đi rong ruổi khắp chốn cùng trời. :))
 

bupbecaumua

gà luộc
Nhóm Biên tập
Tham gia
9/12/13
Bài viết
3.401
Gạo
6.529,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
bupbecaumua : Tính động từ thôi nhé.
Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông (Viện Ngôn ngữ học, NXB Phương Đông, 2009):
Dong:
1. (Cũng viết là Giong): Đi kèm bên cạnh để trông coi và dẫn đến nơi nào đó. Ví dụ: Dong từ về trại. Dong trâu ra bãi. Dong trẻ đi chơi.
2. (Cũng viết là Giong, kết hợp hạn chế): Giương cao, giơ cao lên đến mức ở xa cũng nhìn thấy. Ví dụ: Dong buồm ra khơi. Trống giục cờ dong.
Giong: Không có.
Rong:
Đi đây đó hết chỗ này đến chỗ khác, không dừng lại lâu ở đâu cả. Ví dụ: Suốt ngày chỉ rong chơi. Đi rong phố. Bán hàng rong. Gánh hát rong.
P/S: Tóm lại, theo chị cứ nhớ là: Chúng tôi dong buồm ra khơi, tôi muốn dong lũ trẻ đi rong ruổi khắp chốn cùng trời. :))
Chơi khó nhau. Rốt lại là động từ thì "giong" => không đúng?
 
Bên trên