Gác Sách yêu tiếng Việt

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Đó là vì từ 扬 dịch ra tiếng Việt trong từ điển đương thời là "giương lên". Xin lỗi chị chỗ trên em nhầm chữ Dương trong họ Dương là chữ Dương 杨 chứ hông phải chữ 扬 (nhìn hơi khác chút hén :D), nhưng từ Hán Việt vẫn là "Dương" đó chị. Từ 扬 trong tiếng Trung là một động từ nghĩa là giương lên, hoặc làm lan truyền rộng ra.
 

Banhmitrung

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
12/8/14
Bài viết
174
Gạo
62,3
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Dương chứ không phải Giương, Hán Việt không có "gi"ương đâu ạ. Chẳng hạn như dương dương tự đắc, dương oai.

Cách viết chính tả các âm tiết D/GI Hán Việt

(1) Dựa vào thanh điệu

Trên chữ viết, các thanh điệu được ghi lại bằng các dấu (thanh). Trong các âm tiết D/GI Hán Việt, sự khác nhau trong cách viết D/GI biểu hiện cụ thể và khá triệt để gắn với dấu thanh. Âm tiết Hán Việt viết D đi với dấu ngã và dấu nặng (mẹo dưỡng dục của Phan Ngọc), còn âm tiết Hán Việt viết GI đi với dấu sắc và dấu hỏi (mẹo giảm giá của Phan Ngọc). Theo đó, ta viết chính tả với D trong các trường hợp: diễn (viên), (hấp) dẫn, dưỡng (lão), dũng (cảm ), (điền ) dã, dĩ (nhiên), (bình) dị, (kì) diệu, dược (phẩm), dạ (hội)... Viết GI trong các trường hợp (cam) thảo, giải (thích), giả (thiết), giản (lược), (can) gián, giá (trị), (tam) giác, giới (tuyến)...

Âm tiết Hán Việt không có dấu (thanh ngang) mà chữ cái sau chữ cái âm đầu không phải "a" thì viết D, còn "a" thì viết GI. Theo đó, ta viết D: di dân, diêm (sinh), do (thám), du (lịch), dung (nhan), dư (luận)...; Viết GI: gia (đình), giai (cấp), giang (sơn), giam (cầm)

Dương oai và giang cánh là vậy.
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Dương chứ không phải Giương, Hán Việt không có "gi"ương đâu ạ. Chẳng hạn như dương dương tự đắc, dương oai.
Cách viết chính tả các âm tiết D/GI Hán Việt

Dương oai và giang cánh là vậy.
Banhmitrung Phần trích dẫn của bạn mình thấy còn nhiều phi lý.
Bài trích nói:
Âm tiết Hán Việt viết D đi với dấu ngã và dấu nặng
Vậy từ: Giặc - giãi bày... thì là sai sao?:-ss

còn âm tiết Hán Việt viết GI đi với dấu sắc và dấu hỏi (mẹo giảm giá của Phan Ngọc).
Vậy từ: Dấu - dám làm... thì như thế nào?:-/

Âm tiết Hán Việt không có dấu (thanh ngang) mà chữ cái sau chữ cái âm đầu không phải "a" thì viết D
Từ: da - dao... là không đúng?:-s

Bạn có thể giải thích những từ này không?8->

Với lại, là "dang cánh" chứ không phải "giang cánh".;))
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Mới đi mò được cái quy tắc này. Cơ mà không biết ai quy định, thôi thì bà con xem tham khảo thêm:
Giành và dành
Boyhuesd có thể cho biết "giành" sửa lại "dành" theo quy ước nào không nhỉ :D ? Lưu Ly (thảo luận) 03:35, ngày 18 tháng 9 năm 2008 (UTC)

Tôi thấy việc sửa đó là đúng về nghĩa đó chứ. Giành trong tranh giành, giành giải thưởng còn dành trong dành dụm, để dành...conbo03:38, ngày 18 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Đúng nghĩa mà làm gì bởi tôi đâu có nói sai:
2.2. Giao tranh cho tôi cầm: Quy tắc này giúp ta viết đúng GI- (chứ không viết D-)
2.2.1. Nếu gặp một từ không biết viết GI- hay D- thì ta viết GI- khi từ ấy có nghĩa gần giống với một từ khác có phụ âm đầu là TR-, CH-, T-, hay C- (K-).

Ví dụ: GI- ~ TR-: giành ~ tranh, giao ~ trao, giở ~ trở, giương ~ trương...

GI- ~ CH-: giấu ~ che, gì ~ chi, giống ~ chủng...

GI ~ T: giặc ~ tặc, giã từ ~ tạ từ, giọng ~ tiếng...

GI- ~ C- (K-): giác ~ cắc, giăng ~ căng, giỗ ~ kị...

2.2.2. Các sinh viên vùng Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên có thể liên hệ với tiếng địa phương của mình để dễ nhớ hai trường hợp: GI- ~ TR- (già ~ tra, giun ~ trùn) và GI- ~ CH- (giữ ~ chự, giòn ~ chon)...

2.3. Dặn đến nhà thương: Quy tắc này giúp ta viết đúng D- (chứ không viết G|-).

2.3.1. Nếu gặp một từ không biết viết D- hay GI-, thì ta viết D- khi từ ấy có nghĩa gần giống với một từ khác có phụ âm đầu là Đ, NH, hay TH.

Ví dụ: D- ~ Đ-: dao ~ đao, dĩa ~ đĩa~, dằn ~ đằn...

D- ~ NH-: dồi ~ nhồi, dơ ~ nhơ, dịp ~ nhịp...

D- ~ TH-: dư ~ thừa, dược ~ thuốc...

2.3.2. Các sinh viên vùng Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên có thể liên hệ với tiếng địa phương của mình để dễ nhớ trường hợp: D- ~ Đ- (da ~ đa), dai ~ đai, dầm ~ đầm...)

Nguồn Wikipedia
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Đó là vì từ 扬 dịch ra tiếng Việt trong từ điển đương thời là "giương lên". Xin lỗi chị chỗ trên em nhầm chữ Dương trong họ Dương là chữ Dương 杨 chứ hông phải chữ 扬 (nhìn hơi khác chút hén :D), nhưng từ Hán Việt vẫn là "Dương" đó chị. Từ 扬 trong tiếng Trung là một động từ nghĩa là giương lên, hoặc làm lan truyền rộng ra.
Sao chị vẫn chưa được thuyết phục lắm em?:P
Sao không dùng từ điển tiếng Việt để giải nghĩa từ này, mà phải sử dụng từ điển tiếng Trung? Từ "dương" không có nghĩa động từ trong tiếng Việt em?:-/ Mà nếu nó đã có nghĩa là "giương lên" như em nói ở trên, sao mình không dùng từ "giương" luôn?o_O
 
Chỉnh sửa lần cuối:

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Sao chị vẫn chưa được thuyết phục lắm em?:P Sao không dùng từ điển tiếng Việt để giải nghĩa từ này, mà phải sử dụng từ điển Hán Việt? Sao từ "dương" không có nghĩa động từ trong tiếng Việt em?:-/
Thành ngữ Hán Việt thì dùng từ điển Hán Việt để giải thích chứ chị. :|:|
Chị vô link này coi nè,
http://www.vietnamdaily.com/?c=article&p=14004 (Trang này hông cho copy để quote.)
và chỗ này nữa:
http://www.erct.com/4-ChiaSe/SuuTam/DuongQuyPhi_va_ComgaQuangNam.htm
Ta cũng nhớ một thành ngữ: diệu võ dương oai= diệu vũ dương uy [15], thường gọi nôm na: nồ, hay dọa khỉ. Trong đó ‘dương’: mang nghĩa như ‘dang’ trong ‘dang tay’, tức ‘dương’, dạng mới của Dang, chỉ xuất hiện sau thời phát triển quốc ngữ. Trong cả tự điển Nôm lẫn Mường chỉ có âm Dang chứ không có âm Dương.

Ta đã thiết lập: trong môi trường Nôm - Mường, Dương được phát âm Dang.

Còn trong bài của Banhmitrung nói ở trên tức là trong phát âm tiếng Trung không có âm "gi" (đọc là z), cho nên những một số âm "d" do khi chuyển thể từ chữ Hán, ra chữ Nôm, đến thời thuần Việt thì có thể biến thành "gi".

Thú thật với chị luôn theo quan điểm của em là tuy từ ngữ có một số quy định của chính phủ nhà nước Việt Nam hay thậm chí trong sách giáo khoa, nhưng thật ra vẫn chưa có sự thống nhất, do đó không có trong từ điển chưa chắc đã sai hoặc sử dụng nhiều vẫn chưa chắc đúng. Em không kì thị vùng miền nhưng đôi khi có cảm giác nhiều từ điển hiện nay do các giáo sư tiến sĩ người Bắc viết ra và họ lại không công nhận một số từ có cách viết khác nhau theo vùng miền, một số khác thì có quá nhiều lỗi sạn do không biên tập kĩ. Còn nguồn trên mạng phần lớn lại do người Việt ở hải ngoại soạn thảo (người Bắc hoặc Nam di cư khoảng thời gian 1975), cho nên đôi khi không thống nhất với từ điển đương thời in ấn ở Việt Nam là vậy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Mà nếu nó đã có nghĩa là "giương lên" như em nói ở trên, sao mình không dùng từ "giương" luôn?o_O
Dạ cho em xin phép lạc đề chút... nếu theo lý luận trên thì không lẽ từ "độc giả" mình nên viết lại thành "đọc giả". Từ độc trong độc giả cũng là từ Hán Việt á chị, độc này cũng có nghĩa là đọc.
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Dạ cho em xin phép lạc đề chút... nếu theo lý luận trên thì không lẽ từ "độc giả" mình nên viết lại thành "đọc giả". Từ độc trong độc giả cũng là từ Hán Việt á chị, độc này cũng có nghĩa là đọc.
Ờ ha, nhưng thú thiệt là chị vẫn còn bứt rứt lắm í:D.

Vậy để chị làm một bài trả lời dựa theo ý kiến và dẫn chứng của em nha. 8->
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Ờ ha, nhưng thú thiệt là chị vẫn còn bứt rứt lắm í:D.

Vậy để chị làm một bài trả lời dựa theo ý kiến và dẫn chứng của em nha. 8->
Dạ em cũng bứt rứt mấy từ "giấu giếm", "giúp giùm"... lắm ạ. :">
 
Bên trên