Gác Sách yêu tiếng Việt

Banhmitrung

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
12/8/14
Bài viết
174
Gạo
62,3
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Banhmitrung Phần trích dẫn của bạn mình thấy còn nhiều phi lý.
Bài trích nói:

Vậy từ: Giặc - giãi bày... thì là sai sao?:-ss


Vậy từ: Dấu - dám làm... thì như thế nào?:-/


Từ: da - dao... là không đúng?:-s

Bạn có thể giải thích những từ này không?8->

Với lại, là "dang cánh" chứ không phải "giang cánh".;))

Cái quy tắc này dài lắm, mình không trích hết nổi. Du Ca vào đây đọc nhé, mục 2.3, phần bạn hỏi rơi vào các cách kết hợp khác và các ngoại lệ:
http://www.vinhuni.edu.vn/Vinhuni/DisplayDV/27/4547/Display.htm

Lưu ý ở đây chỉ ghi đề xuất, tức là không phải quy chuẩn chính xác từ trước tới nay.

Âm tiết Hán Việt D/GI có chữ cái liền sau chữ cái ghi âm đầu là "a" thì hầu hết viết với GI. Ngược lại, âm tiết Hán Việt D/GI có chữ cái liền sau chữ cái ghi âm đầu không phải là "a" thì đều viết với D.

Từ những tư liệu thống kê trong các loại từ điển, ta nhận thấy chính tả D và GI vẫn đang là bài toán nan giải. Để viết chính tả D/GI một cách thống nhất và giản tiện, chúng tôi đề xuất các quy tắc, đó là: dựa vào thanh điệu và khả năng kết hợp để viết chính tả âm tiết Hán Việt D/GI; dựa vào láy âm, khả năng kết hợp và những quan hệ lịch sử để viết chính tả các âm tiết thuần Việt D/GI. Các quy tắc trên dễ áp dụng, giải quyết căn bản các trường hợp thể hiện âm vị /z/ trên chữ viết bằng hai con chữ D và GI.


Da, dấu, dám, giặc, giãi và dao không phải từ Hán Việt ạ.

Còn giang cánh và dang cánh thì mình không chắc, search trên google thấy kết quả tương đương nhau, 24 triệu và 28 triệu.
 

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.510
Gạo
7.759,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Trong "Sổ tay chính tả tiếng Việt" - Hoàng Anh (NXB Văn hóa thông tin. 2010) viết:

"Diễu / Giễu
Diễu
: diễu binh, diễu hành, diễu qua, diễu võ dương oai, đi diễu một vòng.
Giễu: giễu bạn, giễu cợt; chế giễu, nói giễu."

Trong "Từ điển tiếng Việt thông dụng" - Trung tâm từ điển học (NXB Đà Nẵng. 2009) viết:

"diễu đg đi qua trước mặt để cho nhìn thấy (diễu qua lễ đài)."
"giễu đg nói ra, đưa ra để đùa bỡn, châm chọc hoặc đả kích (bị giễu là hèn nhát, tự giễu mình). ĐN: chế giễu, giễu cợt."
 

Lâm Diệu Anh

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/14
Bài viết
1.705
Gạo
1.860,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Được toại nguyện, ba rất mừng. Ngược lại chú tài thật tội nghiệp, quần áo chú lấm láp, dầu mỡ dính loang lỗ, mặc dù đây là bộ đồ kẻng chú mặc để đi với phái đoàn, mặt mũi chú mồ hôi chảy nhễ nhãi. Đã vậy rồi, chú còn khổ sở phân phô với ba: nào là xe của chú mới lấy từ hãng ra, nào là loại xe đắt tiền, nào là chú là tài có nghề… (Trích tác phẩm "Một đời dâng hiến" của tác giả Song Nguyễn).

Đứng trước cổng ngôi nhà, bên trong im lìm, một vài chú gà tây đi thong dong trên cỏ. Màu vôi bạc phếch của tường, loang lỗ theo thời gian làm cho khung cảnh toà nhà thêm trầm uất. (Trích tác phẩm "Bản luân vũ cuối cùng" của tác giả Ngữ Yên).

Trong văn hóa phương Tây, dê là một trong 12 biểu tượng của Cung Hoàng Đạo. Dê còn làm hình tượng cho Dionyos. Trong bi kịch, một thể loại văn học lớn lao của nhân loại, tiếng Hy Lạp là tragôidia bắt nguồn từ tragos, nghĩa là con dê đực. Biểu tượng của Ma Kết có hình ảnh của chữ ‘v’ cho đầu của một con dê biển, bởi vì chòm sao Ma Kết được tìm thấy ở phía Nam trên bầu trời hoàng đạo. Cũng có những ý kiến cho rằng biểu tượng này diễn tả một con dê đang khuỵ gối. Chòm sao này thường được mô tả là một con dê với đuôi cá. Ma Kết đôi khi được ví như là một con dê biển, hay thỉnh thoảng là một con dê trên cạn. (Trich trong "Dê trong biểu tượng văn hoá").
Bạn nói hai từ đó không có trong Tiếng Việt, vậy cho mình hỏi những tác giả này lấy hai từ đó ở đâu? Đây chỉ là dẫn chứng của mình, còn nhiều tác phẩm nữa nếu cần bạn có thể tìm thêm. Còn nếu bạn vẫn nghĩ hai từ này không có trong Tiếng Việt thì mình không còn gì để nói thêm cả.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Mình đã rà và sửa lại lỗi lần nữa. Mà Chim ơi, hai từ: khuỵ gối, loang lỗ mình đã hỏi đứa em đang dạy ngữ văn thì nó nói là hai từ đó không sai lỗi chính tả. Từ đầu mình cũng nghĩ là không sai lỗi này nên không sửa, hôm nay bạn nhắc lại nên mình thay từ "loang lỗ" thành "lấm tấm", riêng từ "khuỵ gối" thì mình không biết nên dùng từ nào để thay thế nên vẫn giữ nguyên. Hay là bạn nghĩ từ ấy phải là "khuỵu gối"? Nếu thế thì mình vẫn không thay đổi từ này nha vì đó là hai động tác khác nhau. Bạn kiểm tra lại giúp mình nha. :P Xin lỗi vì cứ để bạn xem đi xem lại file thế này!
Tiếng Việt không có từ loang lỗkhụy gối.

Nếu bạn thay từ khác, mình không ép bạn dùng từ cũ. Nếu bạn đã bảo khụy gốikhuỵu gối là hai động tác khác nhau thì mình không có gì để giải thích cả.

Bạn nghĩ nó đúng, mình cũng chẳng muốn thuyết phục bạn nó sai vì bạn cho rằng giáo viên ngữ văn mới đúng.
Bạn nói hai từ đó không có trong Tiếng Việt, vậy cho mình hỏi những tác giả này lấy hai từ đó ở đâu? Đây chỉ là dẫn chứng của mình, còn nhiều tác phẩm nữa nếu cần bạn có thể tìm thêm. Còn nếu bạn vẫn nghĩ hai từ này không có trong Tiếng Việt thì mình không còn gì để nói thêm cả.
Lâm Diệu Anh: Trước hết là mình xin phép di chuyển bài viết của bạn Gác Sách yêu tiếng Việt. Bên kia là chủ đề Đăng kí quyền tác giả, mình không muốn nói xa chủ đề.

Việc bạn lấy dẫn chứng từ sách không có sức thuyết phục với mình đâu. Ai cũng biết sách cũng có thể sai chính tả, ngay cả từ điển. Việc mình nghĩ nó không có trong từ điển tiếng Việt và việc bạn dùng nó trong tác phẩm cũng chả liên quan gì nhau. Việc của mình khi duyệt file là chỉ ra lỗi sai. Bạn có quyền bảo vệ quan điểm của bạn. Mình không can thiệp vì cấp quyền tác giả không đi sâu vấn đề đó.

Vả lại, mình cũng nói mình không có ý định thuyết phục bạn từ nào đúng, từ nào sai trong chủ đề đó cả. Bạn bảo nó đúng thì khi duyệt file mình sẽ để hai từ đó qua một bên và không xét đến. Vậy thôi.

Cuối cùng, bạn có nói thêm hay không nói thêm thì quan điểm của mình, mình vẫn giữ. Cần thì mình đưa ra bằng chứng cho quan điểm của mình. Nhưng hiện tại thì không vì mình còn nhiều file đang ngâm, chưa duyệt đến.
 

Catcat

Why so serious?
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
30/12/13
Bài viết
684
Gạo
13.406,1
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Được toại nguyện, ba rất mừng. Ngược lại chú tài thật tội nghiệp, quần áo chú lấm láp, dầu mỡ dính loang lỗ, mặc dù đây là bộ đồ kẻng chú mặc để đi với phái đoàn, mặt mũi chú mồ hôi chảy nhễ nhãi. Đã vậy rồi, chú còn khổ sở phân phô với ba: nào là xe của chú mới lấy từ hãng ra, nào là loại xe đắt tiền, nào là chú là tài có nghề… (Trích tác phẩm "Một đời dâng hiến" của tác giả Song Nguyễn).

Đứng trước cổng ngôi nhà, bên trong im lìm, một vài chú gà tây đi thong dong trên cỏ. Màu vôi bạc phếch của tường, loang lỗ theo thời gian làm cho khung cảnh toà nhà thêm trầm uất. (Trích tác phẩm "Bản luân vũ cuối cùng" của tác giả Ngữ Yên).

Trong văn hóa phương Tây, dê là một trong 12 biểu tượng của Cung Hoàng Đạo. Dê còn làm hình tượng cho Dionyos. Trong bi kịch, một thể loại văn học lớn lao của nhân loại, tiếng Hy Lạp là tragôidia bắt nguồn từ tragos, nghĩa là con dê đực. Biểu tượng của Ma Kết có hình ảnh của chữ ‘v’ cho đầu của một con dê biển, bởi vì chòm sao Ma Kết được tìm thấy ở phía Nam trên bầu trời hoàng đạo. Cũng có những ý kiến cho rằng biểu tượng này diễn tả một con dê đang khuỵ gối. Chòm sao này thường được mô tả là một con dê với đuôi cá. Ma Kết đôi khi được ví như là một con dê biển, hay thỉnh thoảng là một con dê trên cạn. (Trich trong "Dê trong biểu tượng văn hoá").
Bạn nói hai từ đó không có trong Tiếng Việt, vậy cho mình hỏi những tác giả này lấy hai từ đó ở đâu? Đây chỉ là dẫn chứng của mình, còn nhiều tác phẩm nữa nếu cần bạn có thể tìm thêm. Còn nếu bạn vẫn nghĩ hai từ này không có trong Tiếng Việt thì mình không còn gì để nói thêm cả.
Ủa, sao từ "loang lỗ" lại không có trong tiếng Việt? Bạn bê bình luận này từ đâu qua vậy?
Như gõ lên thì không hiển thị "loang lỗ" mà là "loang lổ", nhưng theo mình "loang lỗ" mới là từ đúng. Tính từ chỉ trạng thái, tình trạng: mảng vệt không đều màu, có xu hướng lan dần... "lỗ" ở đây trong "lỗ chỗ", "cái lỗ", "chỗ thủng" chứ "lổ" nếu không đi kèm ngữ cảnh hầu như không có nghĩa.
 

Catcat

Why so serious?
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
30/12/13
Bài viết
684
Gạo
13.406,1
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Mình nghĩ "lấm tấm" không có nghĩa tương đồng "loang lỗ" đâu Chim Cụt . "Lấm tấm" diễn đạt một trạng thái rất kém biểu cảm hơn "loang lỗ" rất nhiều. Chị không biết ngữ cảnh của những từ em đề nghị thay trong file em duyệt là gì, nhưng "lấm tấm" không mang tính biểu cảm mạnh như "loang lỗ" đó Chim.
 

Lâm Diệu Anh

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/14
Bài viết
1.705
Gạo
1.860,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Mình cũng nghĩ như bạn, đây là một tính từ thường dùng. Mình nghĩ ngữ cảnh của mình có thể dùng từ này nên mới sử dụng. Thôi để chờ Chim duyệt file vậy.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Mình nghĩ "lấm tấm" không có nghĩa tương đồng "loang lỗ" đâu Chim Cụt . "Lấm tấm" diễn đạt một trạng thái rất kém biểu cảm hơn "loang lỗ" rất nhiều. Chị không biết ngữ cảnh của những từ em đề nghị thay trong file em duyệt là gì, nhưng "lấm tấm" không mang tính biểu cảm mạnh như "loang lỗ" đó Chim.
Em không bao giờ yêu cầu tác giả thay đổi từ dùng khi cấp quyền cả chị. Nó thuộc về nội dung. Em chỉ ra lỗi sai chính tả, tác giả có hai lựa chọn, một là sửa đúng, hai là dùng từ khác. Không ít bạn dùng lựa chọn thứ hai để khỏi phải dùng từ cũ tránh bị em nói là vẫn sai chính tả á chị.

Từ "lấm tấm" kia là bạn Lâm Diệu Anh tự thay chị ạ.
 

Haiiro

Gà BT
☆☆☆
Tham gia
9/12/13
Bài viết
2.021
Gạo
27.979,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Ủa, sao từ "loang lỗ" lại không có trong tiếng Việt? Bạn bê bình luận này từ đâu qua vậy?
Như gõ lên thì không hiển thị "loang lỗ" mà là "loang lổ", nhưng theo mình "loang lỗ" mới là từ đúng. Tính từ chỉ trạng thái, tình trạng: mảng vệt không đều màu, có xu hướng lan dần... "lỗ" ở đây trong "lỗ chỗ", "cái lỗ", "chỗ thủng" chứ "lổ" nếu không đi kèm ngữ cảnh hầu như không có nghĩa.
Theo em là "loang lổ". Trường hợp từ láy thì không cần cả 2 âm tiết đều phải có nghĩa ạ.


Từ kia là "khuỵu gối".
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Ừm, đọc những tranh luận của Lâm Diệu Anh, Chim Cụt, CatcatFuju, mình có đi tìm hiểu thêm về luật hỏi ngã trong tiếng Việt.
  • Loang lỗ hay Loang lổ:
Và theo G.S. Hoàng Phê chủ biên cuốn Dạy và học chính tả - Dấu HỎI hay dấu NGÃ?, bác đã đưa ra những quy tắc như sau: (ở đây mình chỉ trích lại quy tắc đặt dấu hỏi và ngã trong từ láy chứ không phải trong tiếng Hán Việt nhé.)
. Từ láy và từ có dạng láy:

Các thanh ngang (viết không có dấu) và sắc đi với thanh hỏi, ví dụ như: dư dả, lửng lơ, nóng nẩy, vất vả...

Các thanh huyền và nặng đi với thanh ngã, ví dụ như: tầm tã, lững lờ, vội vã, gọn ghẽ...
Tất nhiên, cũng sẽ có những trường hợp ngoại lệ, nhưng trong ngữ cảnh mà bạn Lâm Diệu Anh đưa ra, thì từ "loang lỗ" không đúng chính tả tiếng Việt. Nó không đúng về quy tắc đặt dấu hỏi, ngã.

Theo đó, trong từ điển Soha và từ điển của Hồ Ngọc Đức, chúng ta cũng tra ra được từ:
Loang lổ:
Tính từ: có những mảng màu hoặc vết bẩn xen vào nhau, trông xấu.
Ví dụ: bức tường loang lổ.

=> Loang lổ: Có lẽ ĐÚNG & Loang lỗ: Có lẽ SAI
  • Khuỵu gối hay Khụy gối:
Khuỵu:
Tra từ điển Soha, ta có:
Động từ:
+ Gập chân lại, không đứng thẳng nữa
Vd: khuỵu chân lấy đà
Vd: hơi khuỵu gối xuống để chào


+ Gập hẳn chân xuống, không đứng thẳng lên được nữa, do bị trượt ngã hoặc do không còn sức
Vd: ngã khuỵu
Đồng nghĩa: khuỵ, quỵ

Mình thấy 2 từ này đồng nghĩa, nhưng trên thực tế hiếm có người sử dụng từ "khụy" để viết cho khụy gối. Nếu vậy cũng viết "khủy tay" thay vì "khuỷu tay"? Bởi vì hai từ này, một từ thì chỉ động từ, một từ thì chỉ danh từ biểu thị hành động/ trạng thái gấp khúc lại.

=> Khuỵu Khụy (ít dùng): Có lẽ ĐÚNG

Tái bút: Ở đây, mình chỉ đưa ra cách lý giải và dẫn chứng để xem xét từ nào hợp lý hơn. Còn nên dùng từ nào là tùy ý bạn.;)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên