Gác Sách yêu tiếng Việt

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
  • Giễu võ giương oai hay Diễu võ dương oai
Ngữ cảnh:
Ngồi trên mã xa, Bàng Thái sư còn rất đắc ý, cái tên Hắc Tử nhà ngươi ngày thường cứ giễu võ giương oai, hôm nay để Thái sư ta xuất mã, làm một chuyện thật lợi hại cho ngươi xem!
"Diễu võ dương oai" là bắt nguồn thành ngữ Hán Việt 耀武扬威 (Đọc phiên âm tạm ghi theo chữ tiếng Việt là /dáo ùa dảng quây/,và từ Hán Việt là "Diệu Vũ Dương Uy" hoặc "Diệu Võ Dương Uy").

Từ 扬 dịch ra tiếng Việt trong từ điển đương thời là "giương lên". Từ 扬 trong tiếng Trung là một động từ nghĩa là giương lên, hoặc làm lan truyền rộng ra.

Vậy nên cụm Diễu võ dương oai có nghĩa là: phô trương uy thế và sức mạnh để khoe khoang hoặc đe doạ.

=> Diễu võ dương oai: Có lẽ ĐÚNG & Giễu võ giương oai: Có lẽ SAI

Chân thành cảm ơn bạn conruoinho đã có những giải thích và dẫn chứng cụ thể cho cụm từ này.:x:x:x
 

Mèo Lười

Mèo con ham chơi!
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
21/2/14
Bài viết
3.420
Gạo
4.743,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
  • Giẫm lên hay dẫm lên.
Ngữ cảnh:
Chiều muộn, hắn và nhỏ rảo bước trên con đường quen thuộc, những tia nắng nhạt phủ nhẹ lên đầu hai đứa tạo ra hai cái bóng xiên xiên trên mặt đường. Nhỏ khẽ cúi đầu, nheo mắt nhìn hai cái bóng rồi chợt nhảy lên trước một bước, dẫm vào bóng hắn, bật cười thích thú:

- Nhìn xem, tớ dẫm lên cậu rồi này.

Em hơi lúng túng với từ này, theo em thì giẫm lên mới đúng nhưng em tháy nhiều bạn lại dùng dẫm lên quá ạ.
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
  • Giẫm lên hay dẫm lên.
Ngữ cảnh:
Chiều muộn, hắn và nhỏ rảo bước trên con đường quen thuộc, những tia nắng nhạt phủ nhẹ lên đầu hai đứa tạo ra hai cái bóng xiên xiên trên mặt đường. Nhỏ khẽ cúi đầu, nheo mắt nhìn hai cái bóng rồi chợt nhảy lên trước một bước, dẫm vào bóng hắn, bật cười thích thú:

- Nhìn xem, tớ dẫm lên cậu rồi này.

Em hơi lúng túng với từ này, theo em thì giẫm lên mới đúng nhưng em tháy nhiều bạn lại dùng dẫm lên quá ạ.
  • Giẫm:
Động từ: đặt bàn chân đè mạnh lên
Vd: giẫm phải gai
Vd: trâu giẫm nát lúa
Đồng nghĩa: đạp
  • Dẫm: cũng có nghĩa như Giẫm nhưng ít dùng hơn.
=> Giẫm & Dẫm (ít dùng): Có lẽ ĐÚNG
 

Mèo Lười

Mèo con ham chơi!
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
21/2/14
Bài viết
3.420
Gạo
4.743,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt

Ktmb

Gà ngơ
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/2/14
Bài viết
2.766
Gạo
15.558,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Mới đi mò được cái quy tắc này. Cơ mà không biết ai quy định, thôi thì bà con xem tham khảo thêm:
Nguồn Wikipedia
Chị ơi bình thường thì người ta sẽ không dùng nguồn từ điển của Wiki đâu ạ. Vì Wiki là loại từ điển mở, nghĩa là ai cũng vào bổ sung được, nó không có giá trị về học thuật và độc chính xác không cao. Như ở Khoa em mà đứa nào ghi nguồn tham khảo ở Wiki là bị trừ điểm hoặc cho ăn 0 luôn. :P
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Chị ơi bình thường thì người ta sẽ không dùng nguồn từ điển của Wiki đâu ạ. Vì Wiki là loại từ điển mở, nghĩa là ai cũng vào bổ sung được, nó không có giá trị về học thuật và độc chính xác không cao. Như ở Khoa em mà đứa nào ghi nguồn tham khảo ở Wiki là bị trừ điểm hoặc cho ăn 0 luôn. :P
Ồ vậy à. Để chị rút kinh nghiệm hơn. Cái này cũng chỉ tham khảo thôi, chứ không biết có đúng không, như chị đã nói trong bài rồi đấy em.;;)
 

Ktmb

Gà ngơ
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/2/14
Bài viết
2.766
Gạo
15.558,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Cá nhân em cho rằng việc dùng giễu võ giương oai - diễu võ dương oai hay dẫm lên - giẫm lên đều được cả và không có gì sai. Bởi vì bản thân tiếng Việt của mình còn đang bước đi và chưa có hoàn thiện. Ai cũng biết ban đầu tiếng Việt của ta là được xây dựng từ bảng chữ cái La tinh và nó được ghép lại theo cách đọc của bản địa. Ngay như trong bài Đây mùa thu tới tụi em được học cũng có sự tranh cãi:
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh.
Bản cũ trước đây thì dùng từ rủa nhưng đến bản mới của sách cải cách thì ghi rũa. Đó không phải do Xuân Diệu sai chính tả, mà vì cách dùng từ trước đây khác với bây giờ. Việc dùng từ rủa hay rũa đầu có thể chấp nhận được, điều chỉ trạng thái của tàn của màu xanh, sự lên ngôi của màu đỏ.
Tương tự, giễu võ giương oai - diễu võ dương oai hay dẫm lên - giẫm lên đều được, cách dùng chữ "gi" trước đây khá phổ biến, nhưng ngày nay người ta ít dùng mà thôi. Cũng kiểu như việc dùng Ly kỳ hay Li kì ấy mà.
Trên đây chỉ là ý kiến cả nhân của em, không có tính áp đặt ạ.
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Ktmb Từ "Diễu" trong cụm "Diễu võ dương oai" đúng hơn là "Giễu" em à.

Nghĩa của từ này chắc em cũng biết rồi, chị không nhắc lại. Nếu như theo ý em, vậy từ "diễu" trong từ "diễu hành" cũng có thể được viết thành "giễu hành" không?

Còn từ "dương" trong từ "dương oai", thì vì đây là cụm từ Hán Việt, nên dùng từ Hán việt để giải thích cũng không phải không hợp lý. Ví như tại sao lại viết là "Xán lạn" mà chúng ta không viết là "sáng lạn"? Trong khi từ "sáng" cũng có nghĩa sáng sủa, tươi mới. Ở đây chị không đi sâu giải thích từ "xán lạn" hay "sáng lạn" mà chỉ nêu ví dụ để giải thích cho cụm Diễu võ dương oai.

Còn từ "giẫm" hay "dẫm" thì chị cũng nói là cả hai đều đúng, nhưng từ "dẫm" ít dùng hơn, mặc dù thói quen dùng từ trong Nam thường dùng chữ "d" nhiều hơn.

Từ điển mà chúng ta sử dụng là căn cứ trên từ toàn dân, mà từ toàn dân ở đây, trước giờ Việt Nam mình lấy Hà Nội làm chuẩn. Các vùng miền khác khi nói có thể dùng tiếng địa phương nhưng khi đưa vô văn viết phải dùng từ toàn dân.

Ví như, miền nam hay nói từ "vô nhà" thành "dzô nhà", nhiều âm "v" bị biến thành "dz" hoặc "d", nhưng trong văn viết vẫn phải tuân thủ từ toàn dân. Ngay cả các phát thanh viên như của đài HCM, khi đọc bản tin vẫn dùng từ miền Nam, nhưng trong văn bản vẫn viết bằng từ toàn dân.

Đúng là hiện nay còn rất nhiều từ gây tranh cãi, chị cũng đưa ra đây là các dẫn chứng để chứng minh. Có cái sẽ thuyết phục được bạn đọc, có cái không, vì chị cũng lấy từ nguồn khác về để các bạn tham khảo, mà các từ điển của VN thì chưa có một cái chuẩn nhất cho cả nước. Căn cứ chuẩn của chị là dựa theo từ điển có uy tín của VN, như từ điển Khai Trí Tiến Đức chẳng hạn:D.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ktmb

Gà ngơ
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/2/14
Bài viết
2.766
Gạo
15.558,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Dạ. Thì đó chỉ là ý kiến của riêng em thôi mà.
Hôm nay em mới biết nghĩa của từ diễu đó là trong diễu hành. Trước đây em cứ nghĩ nó là diễu trong diễu cợt không à. :P
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Dạ. Thì đó chỉ là ý kiến của riêng em thôi mà.
Hôm nay em mới biết nghĩa của từ diễu đó là trong diễu hành. Trước đây em cứ nghĩ nó là diễu trong diễu cợt không à. :P
Ầy, lại lòi ra cái khác.
"Diễu cợt" mà em nói có phải mang ý nghĩa chê bai, chế giễu không? Nếu đúng thì đó là từ "giễu" em à.

Giễu:
Động từ: Nói ra, đưa ra để châm chọc, đùa bỡn, đả kích.
Ví dụ: Bị giễu là hèn nhát
Ví dụ: Tự giễu mình
Đồng nghĩa với từ: Chế giễu, giễu cợt

Diễu:Động từ: đi qua trước mặt để cho nhìn thấy, hoặc phô trương việc gì đó ra cho người ta thấy.
Ví dụ: Diễu binh/ diễu hành
Ví dụ: Diễu võ dương oai.

=> Giễu cợt: Có lẽ ĐÚNG & Diễu cợt: Có lẽ SAI
 
Bên trên