Ngữ cảnh:
Theo thỏa thuận 9 điểm này, ông Kuchma cho biết cả hai bên
nhất trí ngừng sử dụng mọi loại vũ khí và rút trọng pháo để lập một vùng phi quân sự. Hai bên cũng nhất trí ngừng sử dụng vũ khí hạng nặng tại các khu vực đông dân cư.
Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng - xuất bản năm 2003):
+ Nhất trí: tính từ (hoặc động từ): Thống nhất, không mâu thuẫn nhau.
VD: Hội nghị thống nhất thông qua nghị quyết/ Tôi nhất trí với anh.
+ Nhất chí: (không có) - Mình nghĩ là đây là do đọc chệch chữ "tr" thành "ch".
=>
Nhất trí:
CÓ LẼ ĐÚNG &
Nhất chí:
CÓ LẼ SAI
------
Ngữ cảnh:
Tôi tin rằng Việt Nam sẽ có một tương lai
xán lạn nhờ những chính sách ngày càng cởi mở khiến môi trường kinh doanh trở nên hấp dẫn hơn.
Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng - xuất bản năm 2003):
+ Xán lạn:
Tính từ: rực rỡ, huy hoàng.
VD:
Tương lai xán lạn.
+ Sáng lạn: (không có)
* Giải thích thêm:
Từ
xán lạn đây là từ Hán Việt. Nhiều bạn thắc mắc tại sao không dùng từ
sáng trong tiếng Việt có sẵn của chúng ta mà phải vay mượn từ
xán trong tiếng Hán Việt. Mình có đi tìm hiểu thêm thì có trang Bách khoa tri thức có nêu dẫn chứng và giải thích cụ thể cho thắc mắc trên. Mình xin trích lại bài này vào đây để các bạn cùng nghiên cứu nhé.
Xán lạn là một từ Hán Việt ghi bằng hai chữ Hán 灿烂. Chữ trước thường được đọc là xán (kể cả trong các từ điển Hán-Việt như của Đào Duy Anh, Thiều Chửu, Nguyễn Quốc Hùng, v.v.) nhưng âm Hán Việt chính thống hiện đại của nó lại là thán vì thiết âm của nó là “thứ án thiết” với phụ âm đầu là th. Còn thiết âm của chữ sau là “lặc ngạn thiết”, vì vậy nên nó mới được đọc là lạn. Âm cuối của cả hai, như đã thấy, đều là n chứ không phải ng, vì vậy nên Nguyễn Quốc Hùng mới nhận xét trong Hán Việt tân từ điển rằng “ta thường nói sáng lạng là lầm”. Xán có nghĩa là sáng, đẹp, chói, tinh khiết. Nó có một song lập thể (doublet) là xắn – mà nhiều người vẫn thích xem là một yếu tố láy hoặc yếu tố vô nghĩa - vẫn còn tồn tại trong từ ghép đẳng lập xinh xắn. Còn lạn cũng có nghĩa là sáng, bóng, láng, lấp lánh. Và cũng có một song lập thể là lặn còn thấy được ở các từ ghép đẳng lập lành lặn và liền lặn (từ cái nghĩa “láng, bóng” của lạn, ở đây lặn có nghĩa rộng là không thô, không nháp, không nhám). Vậy trong từ vựng của tiếng Việt thì xán lạn là một từ Hán Việt có nghĩa là sáng sủa, rực rỡ, đúng như bạn đã nêu.
Còn sáng cũng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 爽 âm Hán Việt là sảng, cũng có nghĩa là sáng (Đây cũng là chữ sảng trong mê sảng vì nó còn có nghĩa là nhầm lẫn nữa). Sáng cũng đi chung với láng, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 朗, âm Hán Việt là lãng có nghĩa là sáng, rõ, trong, để làm thành từ ghép đẳng lập sáng láng, vẫn thông dụng trong phương ngữ Nam Bộ và đã được ghi nhận trong Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ cũng như trong Từ điển từ láy tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Văn Hành chủ biên (Hà Nội, 1994).
Nguồn: Bách khoa tri thức.
=> Xán lạn: CÓ LẼ ĐÚNG & Sáng lạn: CÓ LẼ SAI
-------
VD: Lê Quý Đôn hay Lê Quí Đôn, yêu quí hay yêu quý
Theo cách viết chuẩn chính tả tiếng Việt thì ta có một vài nguyên tắc viết i và y. Tuy nhiên, việc đưa tất cả ra đây sợ các bạn sẽ bị rối. Nên mình chỉ trích một phần có liên quan đến bài bạn
maytrang0196 thắc mắc thôi.
Nếu không có sự thay đổi về âm và nghĩa, trừ trường hợp "Y" đứng sau "QU", hầu hết các từ có âm "I" ở cuối đều được viết thống nhất bằng "I". Thí dụ: Hi sinh, kỉ niệm, lí luận, thẩm mĩ,... - Nếu "I" hoặc "Y" đứng một mình, đứng đầu từ hoặc ở giữa từ, ta viết theo thói quen cũ. Thí dụ: Ý nghĩa, y tế, yêu thương, Nguyễn Khuyến,...
=>
Quý:
CÓ LẼ ĐÚNG &
Quí:
CÓ LẼ SAI
Nguồn: WIKI