Gác Sách yêu tiếng Việt

Catcat

Why so serious?
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
30/12/13
Bài viết
684
Gạo
13.406,1
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Từ " đoan chắc" là từ cũng hay dùng mà, nghĩa như Ruồi và Du Ca giải thích, mang tính khẳng định chứ không phải phỏng đoán như "đoán chắc". Từ này hay và xuất hiện ở các tác phẩm lâu đời :), có thể các bạn đọc nhiều tác phẩm mới ít thấy nên nhầm lẫn.
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Chị nghĩ từ này không cần chú thích. Vì theo chị, chú thích chỉ khi nó là từ viết tắt, hoặc biến thể hoặc các điển tích điển cố có liên quan đến từ ấy, v.v... :D
Nhưng không chú thích chả biết bao nhiêu đứa như em tưởng bạn ấy... gõ sai từ, hức!

Thật ra em đọc rất nhiều sách ngoại văn hư cấu (fiction), thường thì họ không chú thích gì cả cho dù đó là điển tích hay biến thể (trừ loại sách dùng trong trường học, có mục đích giáo dục, khoa học, phi hư cấu non-fiction), có lẽ vì ở nước ngoài người ta truy cập vào google nhanh và dễ dàng hơn, nên không biết có thể nhấp chuột vài cái là biết tuốt.

Còn bên mình sách in có thể đi đến những vùng không có "sóng" in tờ nét thì chú thích là cần. Có điểu theo em, từ nào hoàn toàn không có trong bất kì từ điển nào hay do tác giả tự chế mới nên chú thích. Chú thích nhiều dẫn đến loãng truyện và nhiều độc giả khác có biết đến chú thích sẽ cảm thấy mình hơi bị... coi thường vì tác giả chú thích mấy thứ cỏn con. :)

(Thôi em xin hết ạ, cái từ đoan chắc em thấy nó thú vị vì trong một tuần có hai chủ đề khác nhau nhắc đến nên em mới bê vô đây. Mấy bạn mod TST nếu đọc thấy có từ nào thường dẫn đến thắc mắc cũng xin đem vô đây chia sẻ cho mọi người cùng học hỏi ạ. :D )
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
4.671,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Thật ra em đọc rất nhiều sách ngoại văn hư cấu (fiction), thường thì họ không chú thích gì cả cho dù đó là điển tích hay biến thể (trừ loại sách dùng trong trường học, có mục đích giáo dục, khoa học, phi hư cấu non-fiction), có lẽ vì ở nước ngoài người ta truy cập vào google nhanh và dễ dàng hơn, nên không biết có thể nhấp chuột vài cái là biết tuốt.

Còn bên mình sách in có thể đi đến những vùng không có "sóng" in tờ nét thì chú thích là cần. Có điểu theo em, từ nào hoàn toàn không có trong bất kì từ điển nào hay do tác giả tự chế mới nên chú thích. Chú thích nhiều dẫn đến loãng truyện và nhiều độc giả khác có biết đến chú thích sẽ cảm thấy mình hơi bị... coi thường vì tác giả chú thích mấy thứ cỏn con. :)

(Thôi em xin hết ạ, cái từ đoan chắc em thấy nó thú vị vì trong một tuần có hai chủ đề khác nhau nhắc đến nên em mới bê vô đây. Mấy bạn mod TST nếu đọc thấy có từ nào thường dẫn đến thắc mắc cũng xin đem vô đây chia sẻ cho mọi người cùng học hỏi ạ. :D )
Hức, nói thế lại làm em tủi thân, em gõ 2 cái từ điển trực tuyến không có mới nói chứ bộ :((:((:((.
Cám ơn góp ý chị Ruồi, lần sau gặp từ khó nhất định em sẽ qua đây nhờ các chị chỉ giáo, hì! Em cũng mới biết góc này của Gác nhà mình thui! :)
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Hức, nói thế lại làm em tủi thân, em gõ 2 cái từ điển trực tuyến không có mới nói chứ bộ :((:((:((.
Cám ơn góp ý chị Ruồi, lần sau gặp từ khó nhất định em sẽ qua đây nhờ các chị chỉ giáo, hì! Em cũng mới biết góc này của Gác nhà mình thui! :)
Ợ chị không dám chỉ giáo gì đâu nha. Mục này có tên thật là "Cùng nhau tra từ điển và cùng gú". :3:3
 

Lãng Phong

Gà con
Tham gia
30/3/14
Bài viết
12
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Em nghĩ nên chú thích là: Từ này không phải tớ ghi nhầm từ "đoán chắc" đâu, mà nó đúng là "đoan chắc". :v
Đấy, xong ai không hiểu tự đi tìm hiểu. :v
Mình không biết có thể chú thích theo cách này đó. Lần sau nếu gặp phải trường hợp tương tự xin nhắc mình nhé, mình cũng sẽ giải thích như vậy với bạn cho dễ :).

conruoinho Mình cũng ngạc nhiên vì từ "đoan chắc" lại nhận nhiều câu hỏi như vậy :). Sau nghĩ lại, chắc văn mình có hơi cổ lỗ chăng :).
Bản thân vẫn thấy nó không thực sự cần thiết để dành một dòng chú thích lắm :).
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Mình không biết có thể chú thích theo cách này đó. Lần sau nếu gặp phải trường hợp tương tự xin nhắc mình nhé, mình cũng sẽ giải thích như vậy với bạn cho dễ :).

conruoinho Mình cũng ngạc nhiên vì từ "đoan chắc" lại nhận nhiều câu hỏi như vậy :). Sau nghĩ lại, chắc văn mình có hơi cổ lỗ chăng :).
Bản thân vẫn thấy nó không thực sự cần thiết để dành một dòng chú thích lắm :).
Đối với từ này, theo quan điểm riêng của mình, bạn không cần phải chú thích. Mình cũng là người bị nhiều người đánh giá là có văn phong "cổ" đây bạn.

Còn về từ đoan chắc bạn Du và em Ruồi đã phân tích ở trên. Mình chỉ phân tích thêm một chút xíu như sau:

Đoan chắc có hai khả năng:
1. Như một số bạn cũng đã giải thích: đoan chắc = cam đoan + chắc chắn.
2. Đây là cặp từ ghép chính phụ (tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau)
Như trong trường hợp này, đoan là chính, chắc là phụ.

Theo từ điển online Soha.
. Đoan
Động từ:
(Từ cũ, ít dùng) như cam đoan

. Chắc

Tính từ:

1. Có khả năng chịu đựng tác dụng của lực cơ học mà vẫn giữ nguyên trạng thái toàn khối hoặc giữ nguyên vị trí gắn chặt vào vật khác, không bị tách rời
đinh đóng rất chắc
thang dựa chắc vào tường

Đồng nghĩa: rắn chắc
2. Có sự phát triển đầy đủ, tạo nên một khối gắn chặt vào vật khác, không bị tách rời
lúa chắc hạt, cứng cây
bắp thịt chắc
cua chắc thịt

Trái nghĩa: kẹ, lép, óp
Tính từ:
1. Hoàn toàn đúng như thế, khó có thể sai hay thay đổi được
hứa chắc sẽ đến
chưa chắc đã đúng
có chắc là như thế không?

2. Có nhiều khả năng, rất có thể
chắc anh ta không đến
việc này chắc là khó


Động từ: nghĩ là sẽ đúng như thế
cứ chắc là được, ai ngờ lại thua
"Đến bây giờ mới thấy đây, Mà lòng đã chắc những ngày một hai!" (TKiều)

Trợ từ: (Khẩu ngữ) từ biểu thị ý muốn hỏi về điều mà thật ra mình đã khẳng định, nhưng tỏ vẻ nửa tin nửa ngờ hoặc có phần ngạc nhiên
anh quen người ấy chắc?
mình tôi làm được chắc?
cậu tưởng làm như thế là tôi vui chắc?

Đồng nghĩa: hẳn

Trong cặp từ đoan chắc, chắc sẽ đóng vai trò là tính từ, bổ nghĩa cho từ đoan (phần chữ màu xanh).

Ý kiến cá nhân: Mình cũng gặp từ đoan chắc khá nhiều và bản thân cũng hay sử dụng. Theo quan điểm của mình, không cần ghi chú để giải thích cho từ này.
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Sẵn đây, Tim xin ý kiến của mọi người về từ hoang hoải.
Thật ra từ này không có trong từ điển tiếng Việt, từ này có lẽ do các nhà văn, nhà thơ trong quá trình sáng tác tạo nên và hiện nay rất phổ biến trong thơ trẻ.
Bản thân từ hoang hoải, nó rất có tính tạo hình nên thường được dùng như: nỗi buồn hoang hoải, nỗi sầu hoang hoải... Khi đọc lên, chúng ta cảm giác được nỗi buồn hay nỗi sầu ấy rất mơ hồ, khó định hình, vừa nhẹ nhàng nhưng cũng rất âm ỉ và dai dẳng.
Vậy thì trong trường hợp này, theo quan điểm của mọi người, chúng ta có nên sử dụng không?

Ý kiến cá nhân: Hiện giờ Tim chưa dùng từ này, dù cũng thật tiếc vì bản thân từ này nghe nó có vẻ rất thơ, rất nhạc.
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Sẵn đây, Tim xin ý kiến của mọi người về từ hoang hoải.
Thật ra từ này không có trong từ điển tiếng Việt, từ này có lẽ do các nhà văn, nhà thơ trong quá trình sáng tác tạo nên và hiện nay rất phổ biến trong thơ trẻ.
Bản thân từ hoang hoải, nó rất có tính tạo hình nên thường được dùng như: nỗi buồn hoang hoải, nỗi sầu hoang hoải... Khi đọc lên, chúng ta cảm giác được nỗi buồn hay nỗi sầu ấy rất mơ hồ, khó định hình, vừa nhẹ nhàng nhưng cũng rất âm ỉ và dai dẳng.
Vậy thì trong trường hợp này, theo quan điểm của mọi người, chúng ta có nên sử dụng không?

Ý kiến cá nhân: Hiện giờ Tim chưa dùng từ này, dù cũng thật tiếc vì bản thân từ này nghe nó có vẻ rất thơ, rất nhạc.
Từ này hình như có vẻ mới, hoặc mới được dùng rộng rãi hơn trong văn học blog. Em cũng chưa nghe từ này bao giờ, nhưng vừa gú một cái là nó ra quá trời luôn, có chỗ khen có chỗ chê (đọc thấy hơi buồn cười). Như chị nói đó, từ này quả thật rất tượng hình. Khi chưa đọc giải thích của chị, em cũng hơi cảm cảm ra ý nghĩa của nó rồi. Theo ý kiến của em, có ngữ cảnh phù hợp thì cứ sử dụng ạ. Em để ý thấy từ ngữ có giai đoạn ạ, biết đâu vài (chục) năm nữa người ta đọc lại những tác phẩm trong quá khứ và nhận thấy từ này là một trong những từ đánh dấu văn học trong đầu thời đại "hai ngàn không trăm" ạ. :D
 
Bên trên