Gác Sách yêu tiếng Việt

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Từ này hình như có vẻ mới, hoặc mới được dùng rộng rãi hơn trong văn học blog. Em cũng chưa nghe từ này bao giờ, nhưng vừa gú một cái là nó ra quá trời luôn, có chỗ khen có chỗ chê (đọc thấy hơi buồn cười). Như chị nói đó, từ này quả thật rất tượng hình. Khi chưa đọc giải thích của chị, em cũng hơi cảm cảm ra ý nghĩa của nó rồi. Theo ý kiến của em, có ngữ cảnh phù hợp thì cứ sử dụng ạ. Em để ý thấy từ ngữ có giai đoạn ạ, biết đâu vài (chục) năm nữa người ta đọc lại những tác phẩm trong quá khứ và nhận thấy từ này là một trong những từ đánh dấu văn học trong đầu thời đại "hai ngàn không trăm" ạ. :D
Ây da, tại vì có khen có chê, nhưng lại thấy chê nhiều hơn nên chị ngần ngại chưa sử dụng. :-ss
Phong trào thơ trẻ hiện giờ đi đâu cũng "hoang hoải", thành thực mà nói chị cũng hơi bị quá tải với từ này. :-ss
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Ây da, tại vì có khen có chê, nhưng lại thấy chê nhiều hơn nên chị ngần ngại chưa sử dụng. :-ss
Phong trào thơ trẻ hiện giờ đi đâu cũng "hoang hoải", thành thực mà nói chị cũng hơi bị quá tải với từ này. :-ss
Em hay có cảm giác là cái gì được dùng đại trà thì hay bị... chê dù là nó không có dở chút nào, làm cho mình có nỗi buồn hoang hoải về từ này. :D
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Sẵn đây, Tim xin ý kiến của mọi người về từ hoang hoải.
Thật ra từ này không có trong từ điển tiếng Việt, từ này có lẽ do các nhà văn, nhà thơ trong quá trình sáng tác tạo nên và hiện nay rất phổ biến trong thơ trẻ.
Bản thân từ hoang hoải, nó rất có tính tạo hình nên thường được dùng như: nỗi buồn hoang hoải, nỗi sầu hoang hoải... Khi đọc lên, chúng ta cảm giác được nỗi buồn hay nỗi sầu ấy rất mơ hồ, khó định hình, vừa nhẹ nhàng nhưng cũng rất âm ỉ và dai dẳng.
Vậy thì trong trường hợp này, theo quan điểm của mọi người, chúng ta có nên sử dụng không?

Ý kiến cá nhân: Hiện giờ Tim chưa dùng từ này, dù cũng thật tiếc vì bản thân từ này nghe nó có vẻ rất thơ, rất nhạc.
Mình cũng nghe từ này, đặc biệt là từ khi đọc thơ, truyện của U Huyễn , mình thấy nhiều và quen với từ này hơn. Mà hình như từ này không phải từ mới, mà là từ cũ cơ.
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Mình cũng nghe từ này, đặc biệt là từ khi đọc thơ, truyện của U Huyễn , mình thấy nhiều và quen với từ này hơn. Mà hình như từ này không phải từ mới, mà là từ cũ cơ.
Cảm giác của Tim không phải là thấy nhiều mà là quá nhiều, gần như là "lạm dụng". :-ss (đây chỉ là ý kiến cá nhân)
Tất nhiên có những bài thơ, có những tản văn,... khi chèn từ này vào rất "đắt" nhưng ngược lại có những bài Tim đọc có vẻ như cố tình chèn vào cho có phong trào, cho "hoang hoải" giống với người ta ấy.

Em hay có cảm giác là cái gì được dùng đại trà thì hay bị... chê dù là nó không có dở chút nào, làm cho mình có nỗi buồn hoang hoải về từ này. :D
Em không thấy nhiều chắc có lẽ do em ít đọc thơ, từ này "dạo gần đây" đặc biệt phổ biến trong thơ trẻ. :-ss
 

U Huyễn

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
11/4/14
Bài viết
909
Gạo
2.822,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Từ "hoang hoải" U vẫn dùng đôi lần trong những ngữ cảnh cần thiết, tuy không lạm dụng bởi bản thân từ này khá tối nghĩa nếu đặt vào ngữ cảnh không phù hợp. Tuy nhiên, từ này có thể mới hoặc không có trong từ điển nhưng U vẫn từng nghe qua khi còn bé xíu (khoảng 40 năm trước) nên U luôn chủ trương, dùng từ lạ cũng không là vấn đề lớn, chỉ cần phù hợp ngữ cảnh và người đọc có thể hiểu với hàm ý đẹp, không dung tục, không làm sai lệch từ có liên quan là có thể chấp nhận. Giữ gìn trong sáng cho tiếng Việt là rất cần nhưng không có nghĩa là chúng ta phải nhất nhất tuân theo từ điển và người viết sẽ rất khó mỗi khi dùng từ nào hơi không thông dụng đều phải tra từ điển xem từ ấy có hay không. Tiếng Việt cần được bảo tồn, phát huy và hoàn thiện.
 

U Huyễn

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
11/4/14
Bài viết
909
Gạo
2.822,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Mình có từ này "Chuồi" trong ngữ cảnh như thế này:



Mình thấy từ "Chuồi" này có vẻ không đúng chính tả. Theo Ca thì từ "Chùi" trong "lau chùi" mới đúng hơn. Cả nhà cho mình ý kiến với. Cảm ơn nhiều nhé.:D

Theo U trong ngữ cảnh trích dẫn thì "chuồi" mới đúng. Bởi theo ngữ cảnh là người A đang luồn tay vào tóc người B với hàm ý yêu thương, âu yếm bởi còn vế phía dưới. Nếu dùng theo nghĩa "lau chùi" thì phá vỡ nghĩa của ngữ cảnh.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Theo U trong ngữ cảnh trích dẫn thì "chuồi" mới đúng. Bởi theo ngữ cảnh là người A đang luồn tay vào tóc người B với hàm ý yêu thương, âu yếm bởi còn vế phía. Nếu dùng theo nghĩa "lau chùi" thì phá vỡ nghĩa của ngữ cảnh.
Để mai em xem thêm từ điển từ này nữa thử U. Nghe U giải thích cũng có vẻ hợp lý.8->
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Bổ sung ngày 3/10:
- Xoay xở hay xoay sở
Ví dụ: Mẹ tôi xoay xở mãi mới đủ tiền cho tôi nộp học.
  • Xoay xở hay Xoay sở
Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, xuất bản năm 2003.
  • Xoay xở
Động từ:
Làm hết cách này đến cách khác để giải quyết cho được khó khăn, hoặc để có cho được cái cần có.
VD: Xoay xở đủ nghề./ Xoay xở tiền mua xe.

Trong đó, từ Xở có nghĩa:
Phó từ: gỡ rối
VD: xở tơ rối, xở món nợ.

  • Xoay sở: [Không có trong từ điển]
Trong đó, Sở có nghĩa:
Danh từ:
1. Cây nhỡ cùng họ với chè, lá hình trái xoan, có răng, hoa trắng, hạt ép lấy dầu dùng trong công nghiệp và để ăn.
2.a. Cơ quan quản lý ngành chuyên môn của nhà nước ở cấp tỉnh, và thành phố.
VD: Sở Y tế
2.b. Tổ chức kinh doanh của nhà nước
VD: Sở xe lửa./ Sở cao su. (mấy cái tên này mình chưa nghe bao giờ ;;).)
2.c. Công sở hoặc sở tư (nói tắt), trong quan hệ với nhân viên làm việc.
VD: Đến sở làm việc.

=> Xoay xở: CÓ LẼ ĐÚNG & Xoay sở: CÓ LẼ SAI
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Bổ sung ngày 3/10:
- Mưa dông với mưa giông em đã đọc ở trên nhưng sao vẫn giữ Giông tố của Vũ Trọng Phụng các chị nhỉ?
Mặc dù là từ điển ghi như thế, nhưng trong thực tế chị thấy xác suất dùng từ Giông tố nhiều hơn Dông tố. Và điển hình là tác phẩm Giông tố của tác giả Vũ Trọng Phụng. Theo ý kiến cá nhân, có lẽ đây là cách dùng từ của ngày xưa, sau này cải cách thì lại có một số thay đổi, nhưng thói quen dùng từ trong dân chúng thì khó mà thay đổi được. Chị cũng hay dùng giông tố hơn là dông tố.
Cái từ này chắc cũng dạng ba phải như Sum suê, xum xuê, sum sê rồi bà con nhỉ?:-/
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Mặc dù là từ điển ghi như thế, nhưng trong thực tế chị thấy xác suất dùng từ Giông tố nhiều hơn Dông tố. Và điển hình là tác phẩm Giông tố của tác giả Vũ Trọng Phụng. Theo ý kiến cá nhân, có lẽ đây là cách dùng từ của ngày xưa, sau này cải cách thì lại có một số thay đổi, nhưng thói quen dùng từ trong dân chúng thì khó mà thay đổi được. Chị cũng hay dùng giông tố hơn là dông tố.
Cái từ này chắc cũng dạng ba phải như Sum suê, xum xuê, sum sê rồi bà con nhỉ?:-/

Trong từ điển online Soha
giông xem dông, có nghĩa là hai từ này được chấp nhận dùng giống như nhau.
. Giông
Danh từ: xem dông
Tính từ: có thể sẽ gặp phải điều không hay về sau, do đầu năm hay sáng sớm đã gặp hay làm phải điều coi là gở, theo tín ngưỡng dân gian
ngày mùng một Tết không dám quét nhà sợ giông cả năm

Ý kiến cá nhân: Gió giông, giông tố mình nghe nó vẫn thuận tai và thuận mắt hơn gió dông, dông tố.

P/s: Bổ sung, theo Tim cả hai từ đều dùng được, nhưng Tim thường dùng từ giông hơn, chắc do thói quen như Du nói.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên