Gác Sách yêu tiếng Việt

Haiiro

Gà BT
☆☆☆
Tham gia
9/12/13
Bài viết
2.021
Gạo
27.979,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Chị thấy hai cái này cũng giống nhau à. Từ điển Anh Việt còn có từ rập rờn mà. Tùy theo giọng của vùng miền thôi, từ láy thì khó có thể nói cái nào đúng cái nào sai được. Mà câu trích dẫn là câu thơ thì phải xem tác giả viết thế nào chứ sao tự nhiên mình sửa được. :P

Wiki ghi giấu giếm phía trên mà lại giải thích "giấu diếm" phía dưới á. :))

Cái chữ viết tắt Cv. của chị Du Ca trích phía trên nghĩa là gì vậy chị?
Thơ tác giả em cũng không biết là từ nào ạ, em tìm thì thấy có nơi ghi dập dờn có nơi ghi rập rờn. o_O Em thấy từ láy cũng phải phân biệt chứ ạ, ví dụ đâu có nói sinh sinh thay vì xinh xinh được ạ. :">
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Fuju Ý chị là từ láy có tính tranh cãi, có thể khác nhau vì giọng của vùng miền, chứ có vùng nào mà lại đọc "xinh xinh" thành "sinh sinh" đâu nhỉ. :-/
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Fuju Ý chị là từ láy có tính tranh cãi, có thể khác nhau vì giọng của vùng miền, chứ có vùng nào mà lại đọc "xinh xinh" thành "sinh sinh" đâu nhỉ. :-/
Mình nghĩ là ý Ruồi nói là từ địa phương. Nhưng thường trong tác phẩm thì đa phần dùng từ toàn dân hơn. Chỉ một phần nhỏ những tác phẩm khác thì dùng từ địa phương để nhằm nêu rõ mục đích gì đó của tác giả hoặc thói quen dùng từ của các tác giả ngày xưa. Nên trong một số tác phẩm, còn tùy theo cách sử dụng từ của tác giả nữa cơ. Mình nghĩ vậy. ;)
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Chị Du Ca ơi, em nghĩ là nếu từ điển mà có ghi thẳng ra hai cách viết (cv.) hoặc liệt kê ra rồi dẫn link đi từ kia thì chắc họ cũng công nhận hai cách viết. Em nghĩ từ địa phương thì trong phạm vi nhỏ là những từ đặc trưng của một thành phố hay tỉnh thành hơn là từ có thể viết hai cách theo vùng miền, nói thẳng ra là viết theo giọng Bắc và giọng Nam. Có lẽ em thiên vị chữ "d" của người miền Nam, nhưng nhiều khi đổi hết thành một cách viết kiểu "toàn dân" thì khi đọc trong đầu em cũng khó tưởng tượng ra cách nói chuyện của nhân vật.
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Chị Du Ca ơi, em nghĩ là nếu từ điển mà có ghi thẳng ra hai cách viết (cv.) hoặc liệt kê ra rồi dẫn link đi từ kia thì chắc họ cũng công nhận hai cách viết. Em nghĩ từ địa phương thì trong phạm vi nhỏ là những từ đặc trưng của một thành phố hay tỉnh thành hơn là từ có thể viết hai cách theo vùng miền, nói thẳng ra là viết theo giọng Bắc và giọng Nam. Có lẽ em thiên vị chữ "d" của người miền Nam, nhưng nhiều khi đổi hết thành một cách viết kiểu "toàn dân" thì khi đọc trong đầu em cũng khó tưởng tượng ra cách nói chuyện của nhân vật.
Không có đổi hết chữ "d" sang chữ "gi" em. Chỉ những từ chưa đúng khi so sánh với Từ điển tiếng Việt thôi em.

Còn khi trong từ điển có viết chữ "Cv." Thì đúng là có thể họ còn phân vân giữa 2 từ ấy. Thường thì sẽ theo từ nào có giải thích nghĩa cụ thể, rõ ràng hơn. Ví dụ: từ Giậm và từ Dậm. Thì trong từ điển, Giậm được giải thích cụ thể là hành động như thế nào. Còn từ Dậm, chị xem thêm trong Từ điển Khai Trí Tiến Đức, thì nó chỉ có nghĩa khi đi thêm với từ "dật" là "Dậm dật".

Còn về từ đặc trưng vùng miền, khi kiểm tra, chị ít khi đổi theo từ toàn dân mà vẫn giữ nguyên. Ví dụ như một số tác phẩm của cụ Ngô Tất Tố chẳng hạn, mặc dù nó sẽ khó hiểu cho người đọc hiện tại, nhưng đây là nét đặc trưng của truyện, nên dù khó hiểu thì cũng giữ nguyên.

Đó là một số ý kiến của chị;).
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Em không có ý là lúc nào d cũng bằng với gi. Trong phạm vi những từ mình đang thảo luận thì trong kinh nghiệm đọc ít ỏi của em cũng chỉ thấy các từ "dậm chân", "giúp dùm", "giấu diếm". :D
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Em không có ý là lúc nào d cũng bằng với gi. Trong phạm vi những từ mình đang thảo luận thì trong kinh nghiệm đọc ít ỏi của em cũng chỉ thấy các từ "dậm chân", "giúp dùm", "giấu diếm". :D
Hì hì nếu chỉ trong phạm vi 3 từ này thì đúng là đều thay chữ "d" thành chữ "gi" hết em. Trước đây chị cũng bị phạm những lỗi này. Và nhiều người cũng bị. Ví như từ "xán lán" chẳng hạn, rất nhiều người cũng bị nhầm là "sáng lán". Nên chị nghĩ những từ mà chúng ta đang thảo luận ở trên, không phải là do cách viết theo giọng Bắc hay Nam, mà là do thói quen dùng từ đó em. Nó không mang tính đặc trưng vùng nào hết. Hông biết chị hiểu vầy có đúng với cách nói của em không, Ruổi nhỏ?;;)
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Em không có ý là lúc nào d cũng bằng với gi. Trong phạm vi những từ mình đang thảo luận thì trong kinh nghiệm đọc ít ỏi của em cũng chỉ thấy các từ "dậm chân", "giúp dùm", "giấu diếm". :D
Này là thói quen dùng sai nhiều thành ra Ruồi hay gặp. :D
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Những quan điểm của mình đã nêu ra ở trên, đối với mình thì "từ" điển đa số đúng nhưng "từ" miệng chưa chắc sai: ngôn ngữ nào cũng có ngôn ngữ nói trước rồi mới có ngôn ngữ viết để ghi lại. Nhưng nếu cả nhà đã nhất quyết theo từ điển mà sửa bài thì mình không có gì ý kiến gì để thảo luận nữa. :)

Sẵn dịp trong lúc tìm hiểu và thảo luận mấy từ trên, mình có xem thấy một số trường hợp trong từ điển sau đây để cả nhà cùng suy ngẫm:

1. giẹp lép hay dẹp lép?
Ngữ cảnh: con giun giẹp lép hay con giun dẹp lép?
2. bánh ú đi, bánh dì lại hay bánh ú đi, bánh gì lại?
3. dứt dây động dừng, hay rút dây động dừng, hay rút dây động rừng?
4. tai vách mạch dừng, hay tai vách mạch rừng?
(#2,3,4 là thành ngữ, tự nó đã có nghĩa nên mình không ghi ngữ cảnh. :D)
 
Bên trên