Gác Sách yêu tiếng Việt

Sâu

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
9/12/13
Bài viết
2.969
Gạo
11.380,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Cào cấucấu xé mới đúng em nhé.
Em phân tích từ cấu đúng nhưng chưa đủ hết nghĩa của nó, nên em nghĩ rằng khi ghép từ vào không hợp. Hai từ cào cấu và cấu xé có trong từ điển tiếng Việt, còn hai từ ghép của em thì không nhé. Khổ quá, cái từ điển online soha mấy hôm nay nó bị gì đấy chị không trích dẫn cho em được, chờ bạn Du tra từ điển bằng sách rồi gõ lại, phân tích kỹ hơn cho em hiểu.

Cấu xé: cấu và xé, làm cho rách nát, đau đớn, tranh giành nhau kịch liệt và tìm cách hại nhau.
Được rồi, em đã thủng não. Mọi người không cần dẫn chứng thêm nữa đâu ạ.
Em cảm ơn. Đi sửa ngay đây. :)
 

hmaster0142

Gà tích cực
Tham gia
27/6/14
Bài viết
225
Gạo
7.788,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Em có điều muốn hỏi đây ạ.

Chẳng là trong truyện mới, em có dùng hai từ ghép: Cào cáu, và cáu xé.
Có bạn nói với em: Cào cấu mới đúng. Cấu xé mới đúng.

Em tra lại từ điển, cả wiktionary và từ điển của NXB Thống kê:

Cấu: Hợp với nhau (Nói trai gái): Cấu hợp.
Cấu: Kết lại, hợp lại, gầy dựng: Cấu tạo...

Cáu: Ghét gỏng, hay gây, bực bội: Cáu tiết, cáu kỉnh.

Theo như nghĩa của từ em ghép lại, cào cáu và cáu xé là như nhau, ghép lại từ hai từ "cáu tiết" và "cào xé".
Vậy em muốn hỏi mọi người, là từ ghép em ghép sai, hay là một trong hai trường hợp em kể ở trên (là em với bạn ấy) là đúng?

P/s: Em đã chuyển hẳn từ "cáu xé" sang "cào xé" cho an toàn. Vẫn phiền mọi người thảo luận giúp em những gì thắc mắc ở trên.
Đó giờ đúng là anh chỉ nghe nói tới "cào cấu" và "cấu xé", chưa thấy hai từ em dùng ban đầu bao giờ.

Theo anh tra trên wiktionary thì "cấu" là động từ, có nghĩa là:
1. Bấm hai đầu móng tay vào và lôi ra.
Ví dụ: cấu vào tay, cấu lấy một miếng xôi.
2. Xâu xé ra từng ít một.
Ví dụ: Tiền của tập thể mỗi người cấu một ít như thế thì còn làm ăn gì nữa.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Em có điều muốn hỏi đây ạ.

Chẳng là trong truyện mới, em có dùng hai từ ghép: Cào cáu, và cáu xé.
Có bạn nói với em: Cào cấu mới đúng. Cấu xé mới đúng.
  • cào cấu đt. Cào và cấu
cào [Cái này nhiều nghĩa, vả lại, ta đang cần phân biệt từ cấu nên chị bỏ qua phân tích từ này nhé.]
cấu đt. Lấy đầu ngón tay bấm mạnh vào vật gì mà giựt ra: Mèo cào, chó cấu.
cấu ht. (khd) Hợp với nhau (nói trai gái): Cấu hợp, giao cấu
cấu ht. (khd) Kết lại, hợp lại, gây dựng: Cấu tạo, cấu loạn.
cấu ht (khd): Bụi bặm: Trần cấu.
  • cấu xé đt. Cái cấu, bứt xé: Cấu xé nhau.
Do đó, cào cáu hay cáu xé không có nghĩa là cáu tiếtcào xé như ý em diễn đạt. Hay nói cách khác, cấucáu là hai nghĩa khác nhau. Nói cách khác nữa, ta không có từ cào cáu hay cáu xé em nhé.

cào cấu, cấu xé (CÓ LẼ ĐÚNG) # cào cáu, cáu xé (CÓ LẼ SAI)
 

Ktmb

Gà ngơ
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/2/14
Bài viết
2.766
Gạo
15.558,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Cả nhà cho em hỏi ạ.
Trước nay chúng at vẫn dùng từ kèm cặp để chỉ hành động hai người cùng học hay cùng làm việc với nhau, trong đó một người biết am hiểu hơn về việc đó hoặc môn học đó sẽ giúp đỡ người còn lại.
Ví dụ:
“ Huyền Nhi? Em là Nguyễn Lê Huyền Nhi đúng không?... Được rồi! Minh Phúc sẽ ngồi cùng em. Có gì giúp thầy "kềm kẹp" nó một chút!”
(Trích bạn cùng bàn siêu quậy - MiO)
Tuy nhiên, tác giả trên cho là dùng từ kềm kẹp mà theo em, nó dùng để chỉ việc khống chế người khác.
Một bạn khác lại cho rằng:
Tớ thì nghĩ "kìm kẹp" nghe chuẩn hơn
Em không có từ điển nên không thể tranh luận bằng "kinh nghiệm" được. Nhờ mọi người xem giúp em ạ.
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Cả nhà cho em hỏi ạ.
Trước nay chúng at vẫn dùng từ kèm cặp để chỉ hành động hai người cùng học hay cùng làm việc với nhau, trong đó một người biết am hiểu hơn về việc đó hoặc môn học đó sẽ giúp đỡ người còn lại.
Ví dụ:
“ Huyền Nhi? Em là Nguyễn Lê Huyền Nhi đúng không?... Được rồi! Minh Phúc sẽ ngồi cùng em. Có gì giúp thầy "kềm kẹp" nó một chút!”
(Trích bạn cùng bàn siêu quậy - MiO)
Tuy nhiên, tác giả trên cho là dùng từ kềm kẹp mà theo em, nó dùng để chỉ việc khống chế người khác.
Một bạn khác lại cho rằng:

Em không có từ điển nên không thể tranh luận bằng "kinh nghiệm" được. Nhờ mọi người xem giúp em ạ.
Theo từ điển online Soha.
Kìm kẹp
Động từ:
đè nén, áp bức một cách nghiệt ngã
sống trong vòng kìm kẹp

Kềm (phương ngữ): kìm
Kềm kẹp (không có trong từ điển)

Kèm cặp
Động từ:
quan tâm, theo sát bên cạnh để chỉ bảo, dìu dắt
kèm cặp con cái
được anh em bạn bè bảo ban, kèm cặp

Đồng nghĩa: kèm
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Cả nhà cho em hỏi ạ.
Trước nay chúng at vẫn dùng từ kèm cặp để chỉ hành động hai người cùng học hay cùng làm việc với nhau, trong đó một người biết am hiểu hơn về việc đó hoặc môn học đó sẽ giúp đỡ người còn lại.
Ví dụ:
“ Huyền Nhi? Em là Nguyễn Lê Huyền Nhi đúng không?... Được rồi! Minh Phúc sẽ ngồi cùng em. Có gì giúp thầy "kềm kẹp" nó một chút!”
(Trích bạn cùng bàn siêu quậy - MiO)
Tuy nhiên, tác giả trên cho là dùng từ kềm kẹp mà theo em, nó dùng để chỉ việc khống chế người khác.
Một bạn khác lại cho rằng:

Em không có từ điển nên không thể tranh luận bằng "kinh nghiệm" được. Nhờ mọi người xem giúp em ạ.
  • kềm kẹp đt. Ngb. Kẹp, giữ chắc.
Xét về nghĩa thì được dùng với nghĩa bóng và tác giả cũng đặt nó trong ngoặc kép thì hẳn là bạn ấy muốn diễn đạt thầy giáo đang có ý nhờ bạn Huyền Nhi chỉnh bạn Minh Phúc em ạ.
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Bạn Du Ca với em Chim Cụt có từ điển bằng sách cho Tim hỏi về từ này một chút vì Tim thấy báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng vẫn hay dùng khiến Tim hơi lăn tăn về nó, tra từ điển online Soha rồi nhưng sợ nó không đầy đủ. Bản thân Tim thì trước giờ không sử dụng từ này.
Đó là kìm chế.
Theo từ điển online Soha:
Kìm chế (không có)
Kềm chế (phương ngữ, ít dùng): xem kiềm chế

Kiềm chế

Động từ:
giữ ở một chừng mực nhất định không cho tự do hoạt động, tự do phát triển
giận quá, không kiềm chế được
Đồng nghĩa: kềm chế, khiên chế, kìm giữ, kìm nén
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Bạn Du Ca với em Chim Cụt có từ điển bằng sách cho Tim hỏi về từ này một chút vì Tim thấy báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng vẫn hay dùng khiến Tim hơi lăn tăn về nó, tra từ điển online Soha rồi nhưng sợ nó không đầy đủ. Bản thân Tim thì trước giờ không sử dụng từ này.
Đó là kìm chế.
Theo từ điển online Soha:
Kìm chế (không có)
Kềm chế (phương ngữ, ít dùng): xem kiềm chế

Kiềm chế

Động từ:
giữ ở một chừng mực nhất định không cho tự do hoạt động, tự do phát triển
giận quá, không kiềm chế được
Đồng nghĩa: kềm chế, khiên chế, kìm giữ, kìm nén
  • kìm chế [không có]
  • kềm chế Xt. Kiềm chế.
  • kiềm chế đt. Bó buộc, không cho tự do.
Với mấy phương án như xem từ, đồng nghĩa kiểu này, em thường không thích dùng. Em dùng từ kiềm chế chị ạ.
kiềm chế (CÓ LẼ ĐÚNG) # kìm chế (CÓ LẼ SAI)
 
Bên trên