Gác Sách yêu tiếng Việt

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
  • kìm chế [không có]
  • kềm chế Xt. Kiềm chế.
  • kiềm chế đt. Bó buộc, không cho tự do.
Với mấy phương án như xem từ, đồng nghĩa kiểu này, em thường không thích dùng. Em dùng từ kiềm chế chị ạ.
kiềm chế (CÓ LẼ ĐÚNG) # kìm chế (CÓ LẼ SAI)
Cảm ơn em Chim nhé >:D<. Đại khái Gồ thẳng tiến thì sẽ thấy "kìm chế" xuất hiện rất phổ biến, đặc biệt là những phương tiện thông tin đại chúng. :(
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Cảm ơn em Chim nhé >:D<. Đại khái Gồ thẳng tiến thì sẽ thấy "kìm chế" xuất hiện rất phổ biến, đặc biệt là những phương tiện thông tin đại chúng. :(
Dạ, em khi nào bí, không có từ điển giấy mới tra từ điển online. Em khá là không tin tưởng chúng. :D
Ví dụ như từ tán loạn mà bảo đồng nghĩa là toán loạn thì em cũng chịu :v
 

Mưa Mùa Hạ

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
6/8/14
Bài viết
2.926
Gạo
12.468,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Ôi, em đọc mà hoa mắt chóng mặt với phong ba bão táp của ngữ pháp Việt Nam. Chị Chim, Du Ca và Tim thật là "từ điển sống" cho các bạn có thắc mắc. Em đánh dấu để nghiên cứu dần dần.
Mục này rất hay ạ. :x
 

Haiiro

Gà BT
☆☆☆
Tham gia
9/12/13
Bài viết
2.021
Gạo
27.979,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
3 từ này chị nào cũng đưa ra ở trên rồi ấy ạ. Quan điểm của em cứ là không cần phức tạp hóa vấn đề. Từ "kìm" với từ "kềm", "kiềm" có nghĩa tương đồng nên theo em thì 3 từ đó từ nào cũng không sai.
Ví dụ nói "Tôi muốn xông vào đánh nhau với hắn lắm nhưng phải kìm lại.", nếu thay bằng "kềm" hoặc "kiềm" vào em lại thấy không thích hợp, lọt tai bằng.
Từ "toán loạn" mặc dù em không dùng nhưng tra từ điển vẫn có, nhưng mà nó được cho là khẩu ngữ. Cái khẩu ngữ thì do mình phát âm mà thành nên nó thiên biến vạn hóa vậy. Theo em mình giới hạn trong văn viết, chỉ dùng trong ngữ cảnh có chủ ý là được mà?
Em thấy ngôn ngữ được hình thành trong đời sống thì phần không nhỏ là do thói quen, dùng nhiều từ nào thì đương nhiên sẽ thấy từ khác mặc dù đồng nghĩa nhưng thấy xa lạ hơn thôi. Lại nói thêm từ "hoang hoải" mình thảo luận ở trên, tuy gặp nhiều, dùng nhiều nhưng từ điển làm gì có. Cả từ "chênh chao"... nữa. Rất nhiều từ hình thành từ đời sống mà hình như chúng ta cho nó là đương nhiên tồn tại không cần viện đến văn bản. Nếu từ lớn như thế không có trong từ điển mà còn chấp nhận được thì sao lại không chấp nhận được từ "kìm chế" ạ? :D
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Fuju: Quan điểm của chị khác em.

Ngôn ngữ biến hóa theo thời gian, chị đồng ý. Hoang hoải hay chênh chao không có trong từ điển là lỗi của những người biên tập chăng? Ví dụ như selfie của tiếng Anh, trước đâu có, giờ mới được Oxford đưa vào từ điển. Theo chị, cái này mới gọi là ngôn ngữ biến hóa.

Còn như toán loạn thì ứ được. Đó là dùng sai. Hồi lâu, chị đọc được một bài viết về sự khác nhau trong cách dùng từ, ví dụ như quá trình tiến trình. Chúng ta phần nhiều dùng quá trình cho cả việc ở tương lai lẫn quá khứ. Nhưng mấy ai quan tâm quá trong quá trình nghĩa là gì đâu.

Chị cũng không dám tìm hiểu chuyên sâu gì cả nhưng để tránh rối thì về từ ngữ, chị thích những phương án đúng nhất chứ không thích tương tự. :v
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
3 từ này chị nào cũng đưa ra ở trên rồi ấy ạ. Quan điểm của em cứ là không cần phức tạp hóa vấn đề. Từ "kìm" với từ "kềm", "kiềm" có nghĩa tương đồng nên theo em thì 3 từ đó từ nào cũng không sai.
Ví dụ nói "Tôi muốn xông vào đánh nhau với hắn lắm nhưng phải kìm lại.", nếu thay bằng "kềm" hoặc "kiềm" vào em lại thấy không thích hợp, lọt tai bằng.
Từ "toán loạn" mặc dù em không dùng nhưng tra từ điển vẫn có, nhưng mà nó được cho là khẩu ngữ. Cái khẩu ngữ thì do mình phát âm mà thành nên nó thiên biến vạn hóa vậy. Theo em mình giới hạn trong văn viết, chỉ dùng trong ngữ cảnh có chủ ý là được mà?
Em thấy ngôn ngữ được hình thành trong đời sống thì phần không nhỏ là do thói quen, dùng nhiều từ nào thì đương nhiên sẽ thấy từ khác mặc dù đồng nghĩa nhưng thấy xa lạ hơn thôi. Lại nói thêm từ "hoang hoải" mình thảo luận ở trên, tuy gặp nhiều, dùng nhiều nhưng từ điển làm gì có. Cả từ "chênh chao"... nữa. Rất nhiều từ hình thành từ đời sống mà hình như chúng ta cho nó là đương nhiên tồn tại không cần viện đến văn bản. Nếu từ lớn như thế không có trong từ điển mà còn chấp nhận được thì sao lại không chấp nhận được từ "kìm chế" ạ? :D
Như em nói, trước khi đưa ra thảo luận ở đây, chị cũng tra từ này trên một số diễn đàn, cũng thấy khá nhiều tranh luận khác nhau và phần đông ai cũng chấp nhận cả ba, dù từ "kìm chế" chị đưa ra thảo luận không có trong từ điển tiếng Việt như đã phân tích ở trên. Vậy nên chị mới đưa nó vào để lấy thêm ý kiến của mọi người trên Gác.

Cá nhân chị, với tư cách là một người viết, không biết thì thôi, nếu như đã biết, đã tìm hiểu thì chị vẫn muốn mình viết đúng từ điển hơn và sử dụng phương ngữ nếu cần thiết và hợp với văn cảnh.

Nếu những từ hoang hoải và chênh chao chứng minh được tầng nghĩa và giá trị của nó trong một chặng đường văn học nhất định, chị nghĩ không sớm thì muộn chúng ta cũng nên cập nhật thêm vào từ điển tiếng Việt, vì mọi người dùng nhiều, nhưng từ điển lại không có nên chị hiếm (hiện tại là chưa) dùng hai từ này, có thể chị khá cứng nhắc.

Chị ví dụ một từ cụ thể: Giùmdùm, miền Nam chị không ai nói "giùm" cả, nhưng tại sao dùm lại không được xem là một phương ngữ như bao từ khác?
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Em muốn phân biệt hai cụm từ "chót lưỡi đầu môi" và "trót lưỡi đầu môi" ạ, ai giúp em với!
Em cảm ơn chị Chim ạ, em không biết góc này.
Tra nguyên cụm thế này hơi khó. Chị cũng không có từ điển thành ngữ nhưng có thể giải thích cho em theo cách chị hiểu thế này.
  • chót dt. Chỗ cuối cùng: Chót cây, chót núi.
    2. Cuối, sau hết: Hạn chót, sau chót. || Áp chót: Gần chót.
  • trót bt. 1. Trọn vẹn: Đã tu tu trót, qua thì thì thôi (Ng. Du).
    2. đt. Đã lỡ lầm: Cùng nhau đã trót nặng lời (Ng. Du).
Thành ngữ chót lưỡi đầu môi là ý nói không thật lòng, nói cho có, nói rồi để đó làm hàng... Hiểu cách khác là nói láo, không giữ lời...

Xét từ đầu môi thì chót lưỡi là hợp lý. Rất nhiều thành ngữ có kiểu dùng các từ đối lập nhau thế này, ví dụ như đi hỏi già về hỏi trẻ, đổi trắng thay đen, kẻ tung người hứng, năm chìm bảy nổi...

Dó đó, chị nghĩ trót lưỡi đầu môi là không đúng. Rất có thể âm ch tr không được phân biệt rõ ràng trong văn nói nên dẫn đến nhầm lẫn. Cũng có thể nhiều người hiểu sai nghĩa từ chót thành lỡ lời nên sửa thành trót.

Ừm, chị giải thích được vậy thôi, chuyên môn hơn nữa thì chị chịu. :D

chót lưỡi đầu môi (CÓ LẼ ĐÚNG) # trót lưỡi đầu môi (CÓ LẼ SAI)
 

Smigel Nguyễn

Gà BT
☆☆☆
Tham gia
3/7/14
Bài viết
1.234
Gạo
776,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Tra nguyên cụm thế này hơi khó. Chị cũng không có từ điển thành ngữ nhưng có thể giải thích cho em theo cách chị hiểu thế này.
  • chót dt. Chỗ cuối cùng: Chót cây, chót núi.
    2. Cuối, sau hết: Hạn chót, sau chót. || Áp chót: Gần chót.
  • trót bt. 1. Trọn vẹn: Đa tu tu trót, qua thì thì thôi (Ng. Du).
    2. đt. Đã lỡ lầm: Cùng nhau đã trót nặng lời (Ng. Du).
Thành ngữ chót lưỡi đầu môi là ý nói không thật lòng, nói cho có, nói rồi để đó làm hàng... Hiểu cách khác là nói láo, không giữ lời...

Xét từ đầu môi thì chót lưỡi là hợp lý. Rất nhiều thành ngữ có kiểu dùng các từ đối lập nhau thế này, ví dụ như đi hỏi già về hỏi trẻ, đổi trắng thay đen, kẻ tung người hứng, năm chìm bảy nổi...

Dó đó, chị nghĩ trót lưỡi đầu môi là không đúng. Rất có thể âm ch tr không được phân biệt rõ ràng trong văn nói nên dẫn đến nhầm lẫn. Cũng có thể nhiều người hiểu sai nghĩa từ chót thành lỡ lời nên sửa thành trót.

Ừm, chị giải thích được vậy thôi, chuyên môn hơn nữa thì chị chịu. :D

chót lưỡi đầu môi (CÓ LẼ ĐÚNG) # trót lưỡi đầu môi (CÓ LẼ SAI)
Dạ, em hiểu rồi, em cảm ơn chị ạ!
 
Bên trên