Chưa liên lạc được với bạn chị
, vì bạn chị là BTV chuyên đọc bông và sửa trước khi đưa đi in, chị thường thấy ngồi sửa mấy lỗi này.
Cũng như Tim, chị nói theo kinh nghiệm cá nhân thôi.
1/Chị nghiêng về Vật lý.
Trường hợp 1: Tên môn học
Ngữ cảnh:
“Không, tôi đã kiểm tra lịch của lớp mình rồi, ngày mai em không có bài kiểm tra nào cả, ngày kia mới có bài kiểm tra một tiết môn
Vật Lý.”
2/ kiếm đạo (theo ý cô Mắt nắng, là câu lạc bộ kiếm đạo chứ không phải môn Kiếm đạo). Nếu ngữ cảnh là: "Học kỳ tới có thể chúng tôi sẽ được học thêm môn Kiếm đạo" thì có thể viết hoa từ Kiếm. Còn ngữ cảnh câu lạc bộ thì chị nghĩ không cần, nó cũng tương đương câu lạc bộ bơi lội vậy thôi.
Trường hợp 2: Tên một môn võ riêng, loại hình câu lạc bộ, tổ chức:
Ngữ cảnh 1:
Trước khi xuống bến tàu, tôi dặn trước cô ấy rằng khi đến trường nếu có gặp bảo vệ hay thầy cô nào hỏi thì nhớ trả lời rằng mình đến để chuẩn bị cho câu lạc bộ
kiếm đạo.
Trường hợp này như số đông là tổ Tài chính.
Ngữ cảnh 2:
Trong buổi sáng này thu nhập của lớp tôi thực vượt quá sức mong đợi của
tổ Tài Chính rất nhiều.
3/ Tên loài hoa và loại hoa không cần viết hoa. Như hoa hồng, hoa hướng dương, hoa cúc.
Trường hợp 3: Tên một loài hoa
- Baby's breath hay baby's breath
Ngữ cảnh:
Hai bố con tôi dừng lại trước cửa hàng hoa và tôi mua được một bó hoa
baby’s breath thật lớn cùng ba bông hướng dương. Không có ai nhìn thấy những bông hoa này mà không thể không cảm thấy tràn đầy năng lượng cả.
=> Nếu viết hoa Baby's breath thì có phải cũng viết hoa tên hoa Hướng Dương không?
4/ Nếu tên của một bộ bài, loại bài thì chị nghĩ có thể viết hoa đúng hơn, như ý Tim: bài Hoa, theo ngữ cảnh. Còn nếu kiểu chơi bài thì không cần, như chơi bài tiến lên, bài cào...
Trường hợp 4: Tên một loại bài
- Bài Hoa hay bài Hoa hay bài hoa
Ngữ cảnh:
Cuối bữa ăn, tôi và Makoto bị phân công dọn dẹp còn tất cả mọi người kéo nhau qua nhà Yuu chơi
Bài Hoa (Hanafuda).
5/ Chị cũng nghĩ như ý Tim, tên môn thể thao không cần viết hoa trừ phi nó mang tính biểu tượng.
Trường hợp 5: Tên môn thể thao
Ngữ cảnh:
“Tớ cũng không thường xem
bóng chày.” Tôi nói. Nghe kể cũng hơi lạ nhưng đúng là tôi chẳng thường xuyên xem thể thao kể cả bóng chày.
=> Nếu viết thường bóng chày thì môn Karatedo cũng viết thường luôn chứ?
6/ Tên một loại bệnh không viết hoa.
Trường hợp 6: Tên một loại bệnh
Ngữ cảnh 1:
- Aplastic anemia hay aplastic anemia
[Aplastic anemia là nguyên bào cấp tính, bạch cầu]
Hồi đấy tôi nghe loáng thoáng người lớn nói rằng Mizuki bị bệnh
aplastic anemia, một dạng bệnh có liên quan đến thiếu máu gì đấy.
Ngữ cảnh 2:
- Ung thư bạch cầu hay ung thư bạch cầu hay Ung thư Bạch cầu hay ung thư Bạch cầu
Và tôi luôn thắc mắc tại sao chỉ thiếu máu mà cô ấy lại phải nằm viện nhiều hơn cả tôi như thế? Sau này lớn hơn một chút tôi mới biết rằng aplastic anemia còn được gọi là
ung thư bạch cầu.
7/ Tên món ăn không viết hoa. Như ăn cơm, ăn canh vậy thôi. Trừ trường hợp đi cùng danh từ riêng hoặc tên gọi cụ thể: như lẩu Thái, mì Ý...
Trường hợp 7: Tên một món ăn
Ngữ cảnh 1:
“Tớ nghĩ cậu ấy sẽ thích được hoạt động ngoài trời và gặp gỡ mọi người hơn đấy.”
“Như là đi ăn
ramen hay đi hát Karaoke ấy hả?”
Ngữ cảnh 2:
Tôi lại im lặng quay trở về công việc phụ bếp của mình, thầy Sakamoto đang làm
katsudon. Cứ một chốc tôi lại thở hắt ra, khó xử thật đấy.
Ngữ cảnh 3:
Nụ cười của Mizuki lại xoay vòng trong ký ức, khi lần đầu cô ấy mặc bộ đồng phục cấp ba cũ của tôi, khi chúng tôi cùng nhau tách đôi đũa ở tiệm mỳ Iwasaki, lần lang thang trong trường học, bữa tối cùng nấu lẩu
sukiyaki, rồi những buổi chiều chúng tôi cùng nằm trên giường khúc khích trò chuyện đến khi thiếp ngủ lúc nào không hay.
8/ Câu này ý chị cũng giống Tim, tuy có vài lần chị thấy trong văn bản nước ngoài để là The Ao dai.
Trường hợp 8: Tên một loại trang phục đại diện cho một quốc gia
Ngữ cảnh 1:
- Áo dài hay áo dài hay Áo Dài
Bố cũng mang về cho tôi một bộ đồ truyền thống của phụ nữ Việt Nam gọi là
áo dài.
Ngữ cảnh 2:
Chẳng cầu kỳ như
kimono nhưng bộ trang phục này trông vẫn vô cùng đẹp mắt và thanh nhã.