Gác Sách yêu tiếng Việt

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
À, mình sẽ rút kinh nghiệm ^^.
Hì hì, không sao. Ở đây mọi người đều có thế đưa ra mọi thắc mắc của mình, đưa ra lập luận của mình. Nếu có dẫn chứng thì càng tốt bạn a. Bạn cứ thoải mái nhé. Đừng gò bó quá. Đôi khi mọi người cũng tranh cãi gay gắt lắm. Bạn có thể quay lại #1 để xem danh sách từ mà mình đã thảo luận nhé.>:D<
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Tên loại bệnh không viết hoa như bệnh cảm, sổ mũi...
Nhưng với ví dụ trên bạn phải viết hoa tên bệnh Aplastic anemia, đồng thời viết theo kiểu in nghiêng, đây là quy đinh chung khi viết tên khoa học.
Mình không rành quy luật trong văn bản khoa học ở Việt Nam nhưng trong văn bản khoa học ở nước ngoài thì họ in nghiêng chỉ khi nó là tên khoa học như tên của giống loài động vật hoặc thực vật (genus, species), ví dụ hoa oải hương lavendar thuộc giống loài Lavandula angustifolia thì chỗ "lavandula angustifolia" đó viết in nghiêng. Còn tên bệnh như aplastic anemia chỉ là một tên bình thường thì không in nghiêng, viết thường giống như khi ta nói về bệnh cảm cúm, bệnh bạch cầu vậy thôi. Một số căn bệnh lấy từ tên các nhà khoa học/bác sĩ phát hiện ra thì mới in hoa chữ đầu, ví dụ bệnh Alzeimer hay bệnh Parkinson. Cho nên chỗ này mình nghĩ như chị Catcat ghi ở trên (không in nghiêng, không in hoa) là đúng.
 

Catcat

Why so serious?
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
30/12/13
Bài viết
684
Gạo
13.406,1
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Mình không rành quy luật trong văn bản khoa học ở Việt Nam nhưng trong văn bản khoa học ở nước ngoài thì họ in nghiêng chỉ khi nó là tên khoa học như tên của giống loài động vật hoặc thực vật (genus, species), ví dụ hoa oải hương lavendar thuộc giống loài Lavandula angustifolia thì chỗ "lavandula angustifolia" đó viết in nghiêng. Còn tên bệnh như aplastic anemia chỉ là một tên bình thường thì không in nghiêng, viết thường giống như khi ta nói về bệnh cảm cúm, bệnh bạch cầu vậy thôi. Một số căn bệnh lấy từ tên các nhà khoa học/bác sĩ phát hiện ra thì mới in hoa chữ đầu, ví dụ bệnh Alzeimer hay bệnh Parkinson. Cho nên chỗ này mình nghĩ như chị Catcat ghi ở trên (không in nghiêng, không in hoa) là đúng.
Chị cũng nghĩ vậy đó Ruồi.
 

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.510
Gạo
7.759,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Hình như không có tài liệu chính thức đâu chị Du Ca. Các tài liệu em có (sách môn ngôn ngữ cho ngành XB) đều nêu các trường hợp viết hoa, loại trừ ra thì các trường hợp còn lại sẽ không viết hoa.
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Nhân tiện đánh Dự án sách hiếm số 6, Tim có gặp mấy từ như sau nên đưa vào để chúng ta cùng thảo luận:

Bờ giậu hay bờ dậu => sách là bờ giậu
"Tý vừa lách người khỏi bờ giậu."

Hàng giậu hay hàng dậu => cũng sách đó nhưng là hàng dậu
"Có bóng người thấp thoáng qua hàng dậu góc vườn, phía cây nhãn."
=> Tim đã chủ động sửa chỗ này là hàng giậu.

Và cũng thật tình cờ và bất ngờ là hàng giậu hay bờ giậu khi search bác Gồ thì kết quả đều thấp hơn hai từ còn lại.

Nặng chình chịch hay nặng trình trịch
Tim vẫn hay dùng nặng trình trịch, nhưng trong sách này là nặng chình chịch, thế là Tim lại bác Gồ thẳng tiến và thấy.
 

Linhoang

Gà ngẫn
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
3/1/14
Bài viết
1.566
Gạo
7.865,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Nặng chình chịch hay nặng trình trịch
Tim vẫn hay dùng nặng trình trịch, nhưng trong sách này là nặng chình chịch, thế là Tim lại bác Gồ thẳng tiến và thấy.
Mình trước giờ cũng toàn dùng "nặng trình trịch", chưa bao giờ nghĩ rằng lại là "chình chịch", vì ngay bản thân phụ âm đầu "tr" cũng đã cho người nghe cảm giác "nặng" rồi.
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Giờ mình mới ngồi máy để trả lời Tim được.:D
Nhân tiện đánh Dự án sách hiếm số 6, Tim có gặp mấy từ như sau nên đưa vào để chúng ta cùng thảo luận:

Bờ giậu hay bờ dậu => sách là bờ giậu
"Tý vừa lách người khỏi bờ giậu."

Hàng giậu hay hàng dậu => cũng sách đó nhưng là hàng dậu
"Có bóng người thấp thoáng qua hàng dậu góc vườn, phía cây nhãn."
=> Tim đã chủ động sửa chỗ này là hàng giậu.

Và cũng thật tình cờ và bất ngờ là hàng giậu hay bờ giậu khi search bác Gồ thì kết quả đều thấp hơn hai từ còn lại.
Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, xuất bản năm 2003.
Dậu: xem Nghĩa 1 & 2
Dậu (3)
: (ít dùng) xem Giậu
Giậu:
Danh từ: Tấm tre nứa đan hoặc hàng cây nhỏ và rậm để ngăn sân, vườn.
VD: Đan giậu, bờ giậu.

=> Bờ giậu: CÓ LẼ ĐÚNG & Bờ dậu: CÓ LẼ ĐÚNG (ít dùng)
Hàng giậu: CÓ LẼ ĐÚNG & Hàng dậu: CÓ LẼ ĐÚNG (ít dùng)

Nặng chình chịch hay nặng trình trịch
Tim vẫn hay dùng nặng trình trịch, nhưng trong sách này là nặng chình chịch, thế là Tim lại bác Gồ thẳng tiến và thấy.
Nặng trình trịch: láy (xem Nặng trịch)
Nặng trịch:
Tính từ: Nặng đến mức như không sao nhấc lên nổi.
VD: Cối đá nặng trịch./ Bước đi nặng trịch./ Lòng nặng trịch những lo âu.// Láy: Nặng trình trịch (ý mức độ nặng nhiều.)

=> Nặng trình trịch: CÓ LẼ ĐÚNG & Nặng chình chịch: CÓ LẼ SAI
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên