Gác Sách yêu tiếng Việt

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Mọi người ơi em không phân biệt được hai từ "bảo hộ" với "bảo vệ". Ai biết chỉ giùm em với!
Ví dụ có một câu thế này:

Chỗ này tác giả dùng là "bảo hộ", nhưng em nghĩ là "bảo vệ" thì hợp hơn chứ nhỉ.

Theo từ điển online Soha:

Bảo hộ

Động từ
che chở, không để bị tổn thất
bảo hộ quyền tác giả
(Ít dùng) cai trị bằng cách dùng bộ máy chính quyền thực dân, đặt lên trên chính quyền bản xứ còn tồn tại về hình thức
chính phủ bảo hộ
chế độ bảo hộ


Bảo vệ

Động từ
chống lại mọi sự hủy hoại, xâm phạm để giữ cho được nguyên vẹn
bảo vệ đê điều
phun thuốc bảo vệ thực vật
bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

bênh vực bằng lí lẽ để giữ vững (ý kiến, quan điểm, v.v.)
bảo vệ chân lí
bảo vệ luận án

Danh từ
người làm công tác bảo vệ
thuê bảo vệ
làm bảo vệ ở một trường học


Đây là phân biệt theo từ điển. Liên quan đến trẻ em, cũng hay xuất hiện thuật ngữ bảo hộ trong các quy định về quyền trẻ em. Liên quan đến ví dụ em đưa ra, văn cảnh chưa bao quát nên chị chưa có câu trả lời cuối cùng. Tuy nhiên, dựa vào câu trích dẫn đầu tiên: "Ngọc nhi, lần này ta cùng nàng không thể không đối mặt." chị đoán là hai người này đang có ý định ly hôn phải không? Nếu đúng, từ bảo hộ sẽ chuẩn hơn trong trường hợp này.
 

Kem Dâu

...Cô hàng xóm...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
11/7/14
Bài viết
1.290
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Đây là phân biệt theo từ điển. Liên quan đến trẻ em, cũng hay xuất hiện thuật ngữ bảo hộ trong các quy định về quyền trẻ em. Liên quan đến ví dụ em đưa ra, văn cảnh chưa bao quát nên chị chưa có câu trả lời cuối cùng. Tuy nhiên, dựa vào câu trích dẫn đầu tiên: "Ngọc nhi, lần này ta cùng nàng không thể không đối mặt." chị đoán là hai người này đang có ý định ly hôn phải không? Nếu đúng, từ bảo hộ sẽ chuẩn hơn trong trường hợp này.
Văn cảnh của câu này là cặp hoàng thượng - hoàng hậu đang gặp phải thế lực thù địch tấn công kinh thành, khi đó Hoàng hậu vừa hạ sinh một đứa trẻ chị ạ. Tại em thấy từ bảo hộ hay mang tính là bảo vệ một cái gì đó của người khác hơn, còn bảo vệ thì thường gắn với lợi ích của bản thân mình hoặc mang tính tự nguyện. Hic, em cũng không biết diễn đạt sao nữa.
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Văn cảnh của câu này là cặp hoàng thượng - hoàng hậu đang gặp phải thế lực thù địch tấn công kinh thành, khi đó Hoàng hậu vừa hạ sinh một đứa trẻ chị ạ. Tại em thấy từ bảo hộ hay mang tính là bảo vệ một cái gì đó của người khác hơn, còn bảo vệ thì thường gắn với lợi ích của bản thân mình hoặc mang tính tự nguyện. Hic, em cũng không biết diễn đạt sao nữa.
Vì chị suy đoán tình huống đường ai nấy đi của cha mẹ đứa trẻ này nên chị có câu trả lời trên. Còn khi em nêu ra văn cảnh cụ thể, nếu theo cảm nhận chủ quan của chị về ngôn ngữ thì đúng là bảo vệ hợp với văn cảnh hơn, do chúng ta đã quen dùng từ bảo hộ với hàm nghĩa xác nhận quyền và bảo vệ lợi ích chính đáng của một đối tượng cụ thể như em nói, ví như: bảo hộ mậu dịch, bảo hộ quyền tác giả,...
Nhưng xét về cấu trúc từ, cả hai từ này đồng nghĩa với nhau:
保護 Bảo: giữ gìn, hộ: che chở.
Bảo: giữ, vệ: che chở.
Truyện này nếu là truyện Trung Quốc, thì cái từ bảo hộ kia có lẽ là chính xác hơn.
 

xiaofang

Gà nhập
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
27/2/14
Bài viết
2.426
Gạo
11.231,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Nhắc đến Trung Quốc, gọi conruoinho với bé xiaofang vào đi, mình hổng biết gì hết. @@
Em có mặt ạ.
Xét về nghĩa thì "bảo hộ" và "bảo vệ" đồng nghĩa với nhau. Em chưa chia rõ nghĩa của nó bao giờ. :3
Trong tiếng Trung thường dùng từ "bảo hộ" chứ không dùng "bảo vệ" ạ.
Hộ: che chở, nâng đỡ.
Vệ: che chở, bao bọc.
=> Mọi người thấy nó khác nhau chưa ạ?
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Em có mặt ạ.
Xét về nghĩa thì "bảo hộ" và "bảo vệ" đồng nghĩa với nhau. Em chưa chia rõ nghĩa của nó bao giờ. :3
Trong tiếng Trung thường dùng từ "bảo hộ" chứ không dùng "bảo vệ" ạ.
Hộ: che chở, nâng đỡ.
Vệ: che chở, bao bọc.
=> Mọi người thấy nó khác nhau chưa ạ?
Vì đây là từ Hán Việt nên chị mới hú em đó, như em nói (và chị cũng nói ở trên), bảo hộ và bảo vệ đồng nghĩa với nhau, tuy nhiên, có thể do quy ước sử dụng của người Việt chúng ta nên nó có sự tách biệt nhất định, ví như người ta nói bảo hộ mậu dịch chứ không ai nói bảo vệ mậu dịch, hay dụng cụ bảo hộ lao động chứ không là dụng cụ bảo vệ lao động... Là như vậy đó, nên em Kem Dâu mới cảm thấy từ bảo hộ xuất hiện trong ngữ cảnh này là không hợp.
 

xiaofang

Gà nhập
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
27/2/14
Bài viết
2.426
Gạo
11.231,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Theo ngữ cảnh Kem Dâu đưa ra thì em chia thế này:
Bảo vệ sử dụng khi biết chắc mình đang bảo vệ đối tượng khỏi cái gì, ví dụ như khi kẻ thù đáng tới cửa, trong lúc giao chiến hoàng thuợng cùng hoàng hậu đều liều mình bảo vệ đứa nhỏ. Nhưng khi chưa biết rõ mình phải chống lại cái gì thì dùng từ bảo hộ vì "hộ" còn có nghĩa chờ đợi nữa, ví dụ hoàng thượng và hoàng hậu ra sức bảo hộ đứa nhỏ, sẽ không để nó bị tổn thương.
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Theo ngữ cảnh Kem Dâu đưa ra thì em chia thế này:
Bảo vệ sử dụng khi biết chắc mình đang bảo vệ đối tượng khỏi cái gì, ví dụ như khi kẻ thù đáng tới cửa, trong lúc giao chiến hoàng thuợng cùng hoàng hậu đều liều mình bảo vệ đứa nhỏ. Nhưng khi chưa biết rõ mình phải chống lại cái gì thì dùng từ bảo hộ vì "hộ" còn có nghĩa chờ đợi nữa, ví dụ hoàng thượng và hoàng hậu ra sức bảo hộ đứa nhỏ, sẽ không để nó bị tổn thương.
Về cách sử dụng từ này bên tiếng Trung chị không am hiểu bằng em. Tuy nhiên, bảo vệ trong tiếng Việt mình cũng bao hàm những sự kiện sắp diễn ra trong tương lai. Ta vẫn thường đọc được rất nhiều câu tương tự như sau: Bố mẹ sẽ suốt đời bảo vệ và che chở cho con. Bản thân câu này đã đủ nghĩa, mà không cần nêu rõ bảo vệ thoát khỏi điều gì và tất nhiên trong ngữ cảnh này nó cũng như bảo hộ mà em phân tích trong ngữ cảnh trên.
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Mọi người ơi em không phân biệt được hai từ "bảo hộ" với "bảo vệ". Ai biết chỉ giùm em với!
Ví dụ có một câu thế này:
“Ngọc nhi, lần này ta cùng nàng không thể không đối mặt. Tin tưởng ta, ta sẽ bảo hộ con chúng ta, được không?”
Chỗ này tác giả dùng là "bảo hộ", nhưng em nghĩ là "bảo vệ" thì hợp hơn chứ nhỉ.

Em có mặt ạ.
Xét về nghĩa thì "bảo hộ" và "bảo vệ" đồng nghĩa với nhau. Em chưa chia rõ nghĩa của nó bao giờ. :3
Trong tiếng Trung thường dùng từ "bảo hộ" chứ không dùng "bảo vệ" ạ.
Hộ: che chở, nâng đỡ.
Vệ: che chở, bao bọc.
=> Mọi người thấy nó khác nhau chưa ạ?

Theo ngữ cảnh Kem Dâu đưa ra thì em chia thế này:
Bảo vệ sử dụng khi biết chắc mình đang bảo vệ đối tượng khỏi cái gì, ví dụ như khi kẻ thù đáng tới cửa, trong lúc giao chiến hoàng thuợng cùng hoàng hậu đều liều mình bảo vệ đứa nhỏ. Nhưng khi chưa biết rõ mình phải chống lại cái gì thì dùng từ bảo hộ vì "hộ" còn có nghĩa chờ đợi nữa, ví dụ hoàng thượng và hoàng hậu ra sức bảo hộ đứa nhỏ, sẽ không để nó bị tổn thương.


Theo từ điển online Soha:

Bảo hộ

Động từ
che chở, không để bị tổn thất
bảo hộ quyền tác giả
(Ít dùng) cai trị bằng cách dùng bộ máy chính quyền thực dân, đặt lên trên chính quyền bản xứ còn tồn tại về hình thức
chính phủ bảo hộ
chế độ bảo hộ


Bảo vệ

Động từ
chống lại mọi sự hủy hoại, xâm phạm để giữ cho được nguyên vẹn
bảo vệ đê điều
phun thuốc bảo vệ thực vật
bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

bênh vực bằng lí lẽ để giữ vững (ý kiến, quan điểm, v.v.)
bảo vệ chân lí
bảo vệ luận án

Danh từ
người làm công tác bảo vệ
thuê bảo vệ
làm bảo vệ ở một trường học


Đây là phân biệt theo từ điển. Liên quan đến trẻ em, cũng hay xuất hiện thuật ngữ bảo hộ trong các quy định về quyền trẻ em. Liên quan đến ví dụ em đưa ra, văn cảnh chưa bao quát nên chị chưa có câu trả lời cuối cùng. Tuy nhiên, dựa vào câu trích dẫn đầu tiên: "Ngọc nhi, lần này ta cùng nàng không thể không đối mặt." chị đoán là hai người này đang có ý định ly hôn phải không? Nếu đúng, từ bảo hộ sẽ chuẩn hơn trong trường hợp này.

Sau một hồi tìm hiểu chút xíu thì em nghĩ cách sử dụng của hai từ bảo hộbảo vệ có khác. Theo cách dùng từ (Anh-Trung, Trung-Anh), em có kết luận (không tuyệt đối) như sau:
保護 (tiếng Việt: bảo hộ, bảo vệ) - to protect (che chở thiên về ý bảo toàn)
保卫 (bảo vệ) - to defend, to guard (che chở thiên về ý phòng thủ)

Như trong một số ví dụ của chị Tim từ tương ứng trong tiếng Anh:
- bảo hộ quyền tác giả: copyright protection
- sự bảo hộ của chính phủ: government protection
- bảo hộ mậu dịch: protectionsim
- bảo vệ độc lập: defend liberty
- bảo vệ luận án: defend thesis
- nhân viên bảo vệ trường học: school guard

Đương nhiên, cách dùng từ em đưa ra như trên cũng là tương đối thôi ạ, nhưng trong tiếng Trung dùng từ bảo hộ nhiều, dù khi dịch sang tiếng Việt có khi nên dùng bảo hộ, có khi nên dùng bảo vệ. Trong ngữ cảnh Kem Dâu đưa ra, em đồng ý với Kem là từ bảo vệ có vẻ hợp lý hơn. :3
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
保護 (tiếng Việt: bảo hộ, bảo vệ) - to protect (che chở thiên về ý bảo toàn)
保卫 (bảo vệ) - to defend, to guard (che chở thiên về ý phòng thủ)
Ờ, giải thích vầy thì phân biệt dễ hơn nè Ruồi. Từ nãy đến giờ theo dõi mà bí quá, chả biết giải thích sao. :">
 
Bên trên