Gác Sách yêu tiếng Việt

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
3.100,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Vào đây xin hỏi cao nhân từ chí lự, Tim gặp nó khi ngồi rà soát lỗi trong Ngang trái phủ Tây Hồ, Tim không có từ điển sách và google thần chưởng thì cũng không có vẻ như nó là từ cổ. :-ss
Đầu tiên, em xin thông báo là từ điển của em không có từ chí lự. Sau nữa là em xin xác nhận nó là từ Hán Việt. Vì vậy mà từ chí ở đây phải là tính từ, lự là danh từ.
Từ chí có rất nhiều nghĩa nhưng em xin lấy nghĩa này:
  • chí ht. (khd) Rất: Chí tình, chí thân.
    2. Đến: Từ lớn chí bé.
    3. Xt. Đông chí, hạ chí

    Đông chí, hạ chí [Từ điển có nhưng em xin phép không đưa vào đây, tránh làm loãng.]
  • lự dt. 1. ht (khd) Suy nghĩ, tính toán: Tư lự
    2. Do dự: lưỡng lự

    Tư lự tt. Lo nghĩ.
Theo tối kiến của em, em đồng ý với suy nghĩ của chị timbuondoncoi rằng nó gần nghĩa với chí lớn, mà theo cách giải nghĩa như trên thì là rất biết tính toán, suy nghĩ thấu đáo. Chí lớn là từ thuần Việt, chí trong chí lớn không đồng nghĩa với chí trong chí lự.

Tuy nhiên thì đây là em mò. Chính vì vậy mà em không hiểu vì sao câu bên dưới có thêm từ lớn.
Bước vào tuổi năm mươi, Nguyễn Trãi vẫn còn những chí lự lớn.

Em Ariko Yuta có từ điển Hán Việt. Có từ chí lự trong đó không em?
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Văn cảnh:

Đời người là tổng hòa của những điều trái khoáy. Bước vào tuổi năm mươi, Nguyễn Trãi vẫn còn những chí lự lớn. Ông coi lợi danh thật nhỏ. Ông cũng chẳng muốn ganh đua quyền chức với ai! Danh vọng của ông tự tạo lấy. Nợ nước, thù nhà coi như đã trả… Nếu học kiểu chơi năm hồ như Phạm Lãi, thì một Côn Sơn của ông cũng đủ thanh nhàn.

Hay

- Vậy là ông chọn cái thênh thang của một mình ông, mà quên đại nghĩa. Viết Bình Ngô đại cáo, chí lự chẳng lẽ lại tồi tệ vậy sao?

Hay

- Ông tài hoa, chí lự nào kém gì tôi, sao chỉ đẩy người ra đối mặt, còn mình thì lại đứng ở sau cánh gà. Nghĩa lớn một người không làm nổi! Ông luôn luôn nói điều ấy, để rồi xem, ông có phải là người dám ghé vai trước những chuyện tày trời không?
Nghĩa của cặp từ Chí lự tối qua mình có tra thêm nhưng vẫn không tìm ra, chỉ tìm ra nghĩa của từ Lự, cũng như Chim Cụt đã nêu ở trên, ở dưới mình chỉ nêu rõ thêm hơn một chút nữa để mọi người tham khảo nhé.

Lự:
  • Từ điển phổ thông: lo âu
  • Từ điển trích dẫn:
1. (Danh) Nỗi lo, mối ưu tư. ◇Luận Ngữ : "Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu" , (Vệ Linh Công ) Người không có nỗi lo xa, ắt có mối ưu tư gần.
2. (Danh) Tâm tư, ý niệm. ◇Khuất Nguyên : "Tâm phiền lự loạn, bất tri sở tòng" , (Sở từ , Bốc cư ) Lòng phiền ý loạn, không biết xử sự thế nào.
3. (Danh) Họ "Lự".
4. (Động) Nghĩ toan, mưu toan. ◇Chiến quốc sách : "Nguyện túc hạ cánh lự chi" (Yên sách tam ) Mong túc hạ suy nghĩ kĩ thêm cho.
5. (Động) Lo lắng, ưu sầu. ◎Như: "ưu lự" lo nghĩ.
6. (Động) Thẩm sát, xem xét. ◇Liêu trai chí dị : "Lệnh phương lự tù, hốt nhất nhân trực thượng công đường, nộ mục thị lệnh nhi đại mạ" , , (Oan ngục ) Quan lệnh đang tra xét tù phạm, chợt có một người lên thẳng công đường, trợn mắt nhìn quan lệnh và lớn tiếng mắng.
7. Một âm là "lư". (Danh) "Chư lư" tên một thứ cây.
8. (Danh) "Vô Lư" tên đất.​
  • Từ điển Thiều Chửu:
Nghĩ toan. Nghĩ định toan làm một sự gì gọi là lự.
Lo, như nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu người không lo xa, ắt có sự lo đến ngay.
Vô lự gồm gộp cả, lời tính gộp, kể qua cái số đại lược.
Một âm là lư. Chư lư tên một thứ cây, vô lư tên đất.​
  • Từ điển Trần Văn Chánh:
Suy nghĩ, suy xét, cân nhắc: Tính kĩ lo xa, suy sâu nghĩ rộng;
Lo, lo âu, lo nghĩ: Âu sầu; Lo ngại; Không đáng phải lo; Lo xa.​
  • Từ điển Nguyễn Quốc Hùng:
Suy tính nghĩ ngợi. Td: Tự lự ( lo nghĩ )​
Nguồn: Hán Việt từ điển
---
* Trong những từ ghép với từ Lự, có từ Trí lự, nghĩa của nó là:
  • Từ điển Nguyễn Quốc Hùng: Điều suy nghĩ và sự hiểu biết.
  • Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, xuất bản năm 2003. Hoàng Phê chủ biên.
Danh từ (hoặc tính từ): Khả năng suy xét, suy tính.
VD: Người có trí lự.​
----
Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, xuất bản năm 2003. Hoàng Phê chủ biên.
Chí: Có 4 nghĩa, ở đây mình chỉ nêu ra nghĩa số 2 và số 4 được nêu trong từ điển:
  • Chí (2):
Danh từ: ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích, hoặc điều gì tốt đẹp.
VD: Nuôi chí lớn. Có chí thì nên. (thành ngữ)​
  • Chí(4):
I. (kết từ - Thường dùng đi đôi với từ): Từ biểu thị điều sắp nêu ra là điểm cuối cùng, phải đến tận đó mới hết, của phạm vi đang đề cập; cho đến.
VD: Từ Bắc chí Nam./ Từ già chí trẻ./ Từ đầu chí cuối.

II.
(phụ từ - Dùng phụ trước từ, kết hợp hạn chế): Từ biểu thị mức độ cao nhất, không còn có thể hơn; hết sức.
VD: Nói chí phải./ Người bạn chí thân.​

=> Tối qua mình có thảo luận với conruoinho về cặp từ này, vì không bình luận bằng điện thoại được nên không thể bê lên đây bình luận cùng mọi người. Mình thì nghĩ từ Chí lự này cũng tương tự như từ Chí hướng nhưng nó ở mức độ lớn hơn, mạnh hơn. Còn conruoinho thì cho rằng ở trong 3 ngữ cảnh này thì từ Trí lự hợp nghĩa hơn.

Mọi người thấy thế nào về cặp từ Trí lựChí lự trong 3 ngữ cảnh mà timbuondoncoi đã nêu ở trên?
 

Ariko Yuta

Động thực vật (có vẻ) quý hiếm
Nhóm Tác giả
Nhóm Biên tập
Tham gia
29/12/13
Bài viết
1.529
Gạo
27.974,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Đầu tiên, em xin thông báo là từ điển của em không có từ chí lự. Sau nữa là em xin xác nhận nó là từ Hán Việt. Vì vậy mà từ chí ở đây phải là tính từ, lự là danh từ.
Từ chí có rất nhiều nghĩa nhưng em xin lấy nghĩa này:
  • chí ht. (khd) Rất: Chí tình, chí thân.
    2. Đến: Từ lớn chí bé.
    3. Xt. Đông chí, hạ chí

    Đông chí, hạ chí [Từ điển có nhưng em xin phép không đưa vào đây, tránh làm loãng.]
  • lự dt. 1. ht (khd) Suy nghĩ, tính toán: Tư lự
    2. Do dự: lưỡng lự

    Tư lự tt. Lo nghĩ.
Theo tối kiến của em, em đồng ý với suy nghĩ của chị timbuondoncoi rằng nó gần nghĩa với chí lớn, mà theo cách giải nghĩa như trên thì là rất biết tính toán, suy nghĩ thấu đáo. Chí lớn là từ thuần Việt, chí trong chí lớn không đồng nghĩa với chí trong chí lự.

Tuy nhiên thì đây là em mò. Chính vì vậy mà em không hiểu vì sao câu bên dưới có thêm từ lớn.


Em Ariko Yuta có từ điển Hán Việt. Có từ chí lự trong đó không em?
Không thấy ạ, từ riêng lự cũng không có giải thích.
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Vào đây xin hỏi cao nhân từ chí lự, Tim gặp nó khi ngồi rà soát lỗi trong Ngang trái phủ Tây Hồ, Tim không có từ điển sách và google thần chưởng thì cũng không có vẻ như nó là từ cổ. :-ss

Văn cảnh:

Đời người là tổng hòa của những điều trái khoáy. Bước vào tuổi năm mươi, Nguyễn Trãi vẫn còn những chí lự lớn. Ông coi lợi danh thật nhỏ. Ông cũng chẳng muốn ganh đua quyền chức với ai! Danh vọng của ông tự tạo lấy. Nợ nước, thù nhà coi như đã trả… Nếu học kiểu chơi năm hồ như Phạm Lãi, thì một Côn Sơn của ông cũng đủ thanh nhàn.

Hay

- Vậy là ông chọn cái thênh thang của một mình ông, mà quên đại nghĩa. Viết Bình Ngô đại cáo, chí lự chẳng lẽ lại tồi tệ vậy sao?

Hay

- Ông tài hoa, chí lự nào kém gì tôi, sao chỉ đẩy người ra đối mặt, còn mình thì lại đứng ở sau cánh gà. Nghĩa lớn một người không làm nổi! Ông luôn luôn nói điều ấy, để rồi xem, ông có phải là người dám ghé vai trước những chuyện tày trời không?

Theo ý kiến cá nhân thì từ chí lự ở đây hàm nghĩa là chí lớn, nhưng tìm mãi không thấy nó trong từ điển nào. @@
Mình có đi hỏi ở trang web Tuấn Công Thư phòng, và nhận được sự giải thích nghĩa của từ Chí lự này, các bạn tham khảo nhé.;)
upload_2015-1-18_15-43-2.png

Vậy là từ Chí này có nghĩa như Chim Cụt đã đề cập, nó khác với Chí trong Chí hướng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Hom nay chúng ta cùng thảo luận thử từ nào là đúng nhất trong những cặp từ dưới đây nhé cả nhà:

Mô típ (Mô-típ) hay Mô tuýp
Ngữ cảnh:
Một trong những mô-típ thuộc vào hàng "gạo cội" của phim truyền hình Hàn Quốc chính là cảnh gái nghèo yêu đại công tử nhà giàu, và năm 2013, khán giả cũng đã chứng kiến không ít chuyện tình kiểu này. Trong phim, nàng Lọ Lem luôn được xây dựng với cá tính kiên cường, hài hước, lạc quan, chăm chỉ và chân thành trong tình yêu, trong khi đó, các nam chính kiêm công tử nhà giàu lại điển trai, giàu có, khá ngạo mạn và kiêu căng.

Mình hay dùng từ Mô tuýp, không biết có đúng không nhưng tra trong từ điển Hoàng Phê không thấy.:-s
 

ngocnungocnu

Gà trùm
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
11/9/14
Bài viết
5.250
Gạo
5.253,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Ta dùng "cành lá xum xuê" đúng không hả các chị? Còn "xum xoe nịnh hót" thì có đúng chính tả không ạ? Mọi người giúp em với. Em cảm ơn mọi người nhiều ạ. :)
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Ta dùng "cành lá xum xuê" đúng không hả các chị? Còn "xum xoe nịnh hót" thì có đúng chính tả không ạ? Mọi người giúp em với. Em cảm ơn mọi người nhiều ạ. :)
Em bổ sung cho chị ngữ cảnh của những từ này nhé Ngọc.
 

ngocnungocnu

Gà trùm
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
11/9/14
Bài viết
5.250
Gạo
5.253,0
Re: Gác Sách yêu tiếng Việt
Em bổ sung cho chị ngữ cảnh của những từ này nhé Ngọc.
Dạ, ví dụ trong câu văn tả cảnh cây cối: "Cành lá xum xuê vươn dài trong nắng sớm" có đúng không ạ.
Còn khi kể chuyện về một tên quan xấu, chuyên nịnh hót các cấp trên thì mình sẽ dùng là "Hắn xum xoe nịnh hót: Quan lớn làm thơ thật gọi là tuyệt thế, tuyệt đỉnh, trên cả tuyệt vời". Đại ý là hai cái từ in nghiêng ấy có đúng chính tả không hả chị?
 
Bên trên