11.2
Loạnh xoạch…
Phụng nắm chặt quai cặp xách, quay lại.
Quyền mặc áo sơ mi trắng tinh, bỏ thùng gọn gàng, tóc cắt chải ngôi lệch rõ ràng, ngồi trên xe đạp cũ, nhếch mép nói:
- Trông tao bảnh không?
Phụng bật cười:
- Biết đi xe đạp rồi à? Tập lúc nào thế?
Quyền vênh mặt:
- Xời, cần gì tập. Tao cứ ngồi lên rồi đạp đến đây thôi.
Đoạn ngoắc Phụng:
- Lên, tao chở.
Rồi như để củng cố niềm tin ở Phụng, Quyền nhấc bổng đầu xe, xoay tròn bằng hai chân và bánh sau như ngựa hí, cậu còn định biểu diễn bằng một tay nếu Phụng không sợ quá mà cản lại:
- Được rồi, đi học thôi.
- Ừ đi chứ! – Quyền vui vẻ bơi hai chân, đẩy xe đến sát chỗ Phụng đứng.
Phụng ngồi sau, bám vào gác baga sắt, lạnh thấu xương. Quyền chậm rãi đạp, miệng huýt sáo hết bài này đến bài khác. Một lúc, không thấy Phụng nói gì, liền bảo:
- Sao thế? Sợ à?
- Không. – Phụng nấc cục.
Quyền thắng cái kít, ngoái người lại:
- Lạnh à? – Mắt cậu nhanh chóng nhìn bàn tay ửng đỏ đang nắm chặt vào gác baga.
- Đưa tay đây.
- Chi?
- Thì cứ đưa đây.
Phụng không duỗi nổi các ngón tay, nên cứ khum khum như vậy mà giơ lên. Quyền chả nói chả rằng, xoay người lại như cũ, rồi chụp lấy tay Phụng, nhét vào túi áo khoác của mình.
- Đấy, cứ để thế này, đến trường rồi bỏ ra. – Quyền nói chắc nịch.
- Hở?
Phụng định rụt lại nhưng Quyền bất thình lình cho xe chạy khiến cô mất thăng bằng, phải túm chặt túi áo Quyền. Sau đó thì Quyền dọa:
- Mày mà rụt tay lại, tao cho xe xuống ruộng luôn đấy, liệu hồn.
Phụng không biết Quyền có dám làm thế không nhưng tay cô đã ấm dần lên, các ngón tay có thể thoải mái cứ động, vì thế cô không muốn chúng bị đông cứng lần nữa.
Quyền thấy Phụng ngoan ngoãn nghe lời mình thì sướng lắm, co giò đạp liên hồi. Xe lao đi vun vút, gió quật vào mặt Phụng ran rát, tóc xổ tung.
Bịch!
Bịch!
Roẹt… Roẹt…
Bánh xe quay mòng mòng, càng xe méo mó. Còn Phụng với Quyền dù bay lên với tư thế khác nhau thì khi chạm đất xong cũng đều lăn lông lốc xuống ruộng. Người ngợm ướt sũng hết cả. Đau và lạnh, Phụng lóp ngóp bò dậy, cảm thấy đầu óc choáng váng.
Quyền lăn xa hơn và tiếp nước sâu hơn Phụng nên khi đứng dậy được, cậu khạc nhổ liên hồi. Thấy Phụng tay cứ chới với tìm điểm bám, cậu vội nuốt ực rồi chạy lại. Nuốt xong mới biết mình dại, cái thứ nước ấy có mùi thật kinh khủng. Kiểu này đánh tưa lợi chắc cũng không hết mùi.
Kéo được Phụng lên bờ, Quyền vội vã giúp cô vắt bớt nước trên quần áo ra. Phụng tuy run cầm cập vì lạnh và tức, nhưng thấy Quyền ướt nhiều hơn mà vẫn chăm chăm lo cho cô, cơn tức mau chóng nguội đi. Tựa như đốm lửa vừa nhen lên, chưa kịp bùng cháy thì một cơn gió mát mẻ ập đến thổi tắt. Tức giận như làn khói, hòa lẫn vào không khí, biến mất chẳng tì vết.
Phụng túm lấy cổ áo Quyền, kéo cậu đứng dậy:
- Lo cho mày đi… - Đoạn cúi xuống nhặt mấy cuốn tập rơi trên đường nhét vào cặp.
Trên trời đột nhiên xuất hiện cầu vồng dù sáng chưa có giọt mưa nào. Phụng ngạc nhiên nhìn sắc màu diệu kì ấy đến quên cả bỏ vở vào cặp. Sau đó cô lẩm nhẩm lời bài hát mà bất cứ đứa trẻ nào trong làng cũng sẽ ngân nga khi thấy cầu vồng:
- Cầu vồng lên rồi, mưa tạnh rồi.
Cây lá xanh tươi hơn sau cơn mưa.
Hoa sẽ ra và góp hương thơm cho đời…
Trong khi Phụng vui vẻ hát thì Quyền cởi áo khoác, vắt nước rồi mặc trở lại. Sau đó dựng xe, kẹp bánh xe vào giữa hai chân, rồi dùng lực tay bẻ lại ghi đông xe cho thẳng.
- Á… a… a…
Tiếng la thất thanh của Quyền kèm theo tiếng xe đạp ngã xuống đất khiến Phụng giật mình, bỏ dở bài hát mà quay lại. Lúc này, Quyền lăn lộn giữa đường, hai tay kẹp chặt giữa hai chân, mặt nhăn nhó vô cùng đau đớn.
- Sao thế? Sao thế? – Phụng hốt hoảng quăng cặp đấy, chạy lại chỗ Quyền. Cô mới hát có mấy câu mà sao Quyền ra nông nỗi này?
Quyền mặt đỏ tận mang tai, mặc cho Phụng hỏi dồn dập, cậu vẫn chưa lên tiếng nổi. Mà có lên tiếng nổi cũng không dám nói. Chả nhẽ, chả nhẽ lại bảo tao bị dập “bi” rồi?
Vậy là Phụng một bên gặng hỏi, Quyền một chỗ co rúm người, cắn răng mong cơn đau nhanh qua.
…
Phụng rửa rau muống xong ngắt thành từng khúc nhỏ bỏ vào nấu canh chua. Nhét thêm rơm vào bếp xong Phụng dịch lại phía sau, giơ tay gần thành nồi, sưởi lòng bàn tay cho ấm.
Ọc ọc…
Phụng vội vã mở nắp nồi, cô tưởng canh tràn ra ngoài, nhưng rau trong đó xanh ngắt và nước chưa sôi. Vậy âm thanh kia từ đâu phát ra thế? Cô ngẩng lên, nhìn ra cửa bếp. Quyền dựa hẳn vai vào mép cửa, xoa bụng, nhăn nhở:
- Hì hì, chưa chín à?
- Hừ, mày đòi ăn còn nhiều hơn lợn nhà tao nữa. Hở ra là đói. – Phụng làu bàu.
Mấy bữa nay Quyền khi thì qua nhà cô, khi thì qua nhà hàng xóm ăn nhờ. Chả là bác Cần bán quách cái vườn vải đi để lấy tiền mua chuyến đất sét mới về xưởng. Bác Nhu biết được tru tréo chửi liền hai ngày hai đêm, nào là vải đương tươi tốt, năm sau sẽ sai quả biết bao, nào là sao không bán luôn cái nhà này rồi dọn sang xưởng mà ở luôn đi… Chửi mỏi miệng mà tiền cũng chẳng trở về, bác Cần gái ấm ức xách quần áo về nhà mẹ đẻ, cách làng Phụng mấy con đê rồi ở tiệt bên ấy chẳng về.
Bác Cần qua nài nỉ mấy lần cũng không cách nào rước vợ về được. Bao nhiêu năm nay bác chỉ biết làm gốm, trồng cây, nào có tới lui cái bếp nấu nướng cái gì đâu. Nên cuối cùng hai bố con đành muối mặt đi ăn nhờ. Lại còn chu đáo chia ra mỗi người một nhà.
- Bố tao xin bà mày rồi mà, sao mày cứ cằn nhằn hoài thế? – Quyền thả bó rơm trên tay rớt cạnh chỗ Phụng, ngồi lên.
- Mẹ mày sẽ giận trong bao lâu? Bà ấy sẽ về với bố con mày chứ? – Phụng có chút lo lắng thay cho Quyền.
Quyền nghe Phụng hỏi, nghĩ nghĩ rồi nói chắc nịch:
- Sẽ về thôi, bố tao kêu chẳng có bà mẹ nào trên đời lại có thể bỏ mặc con cái cả.
- Vậy à? – Phụng cười cười. Cô định nói: có một bà mẹ như thế trên đời đấy, và bà mẹ ấy mày cũng biết nữa. Nhưng, thôi.
- Xưởng hoạt động lại rồi mày vui không?
- Vui chứ! – Phụng nhớ đến cảm giác chạm vào lớp đất mịn màng, ươn ướt rồi tùy ý thành hình. Thứ cảm giác ấy không giống như khi thấy điểm mười tròn trĩnh trên bài kiểm tra, hay một thời gian dài mới gặp lại ánh mắt ấm áp của Chức. Thứ cảm giác ấy, còn hơn cả những thứ đó.
- Nhưng mà lần này làm bốn cái chậu gì to lắm, chỉ có mấy người lớn làm thôi. – Quyền nhắc lại lời bác Cả nói với bố mình.
Phụng cười:
- Ừ, có sao. Miễn xưởng còn hoạt động là được.
Quyền cười hiền, rồi chỉ vào nồi canh:
- Canh chín chưa?
- Thôi chết!
Phụng nhào tới, nhón lấy nắp vung mở ra.
- A!
Vì vội, cô cứ thế để tay trần mà cầm vào nắp nên bị bỏng, rát đành đạch. Quyền lập tức cầm tay cô thọc vào lỗ tai mình. Tay cô nóng đến nỗi Quyền cũng thấy ran rát trong tai, trong vài giây cậu tự hỏi không biết làm thế màng nhĩ của cậu có bị bỏng không nữa.
- Mày làm gì thế?
- Mẹ tao bảo bị bỏng ở ngón tay thì nhét vào lỗ tai là hết.
- …
Phụng dùng chân khều rơm ra, để canh không bị cạn, còn tay thì vẫn để tạm trong lỗ tai Quyền. Cô cảm thấy tay mình dịu dần đi thật.
Ướm chừng cũng đủ lâu, cô bảo:
- Thôi, hết rát rồi, bỏ ra đi.
- Ừ.
Quyền thả tay Phụng ra. Cô liền giơ ngón bị bỏng lên chỗ sáng nhìn. Ngoài vệt hồng hồng, tuyệt nhiên không bị rộp nước hay rát nữa.
- Mày giỏi thật. – Phụng vui vẻ tán dương.
Quyền vênh mặt, cái mũi hếch lên:
- Chuyện. Tao mà lị. Hề hề.
Bữa ấy, bà Tỉnh cứ khen mãi món canh sém chút nữa cháy này. Bà bảo nay làm rau kho, lạ miệng và ngon nữa. Quyền thấy thế cứ phải bấm bụng để không phì cười. Dì Tiến thì liếc Phụng đầy ý nhị. Còn Phụng thì cứ giả lả cười nói, mong sao bữa cơm mau qua.
…
Phụng đứng ở gốc cây bồ đề ngàn năm tuổi chờ Quyền. Rễ của nó rủ xuống dày đặc và nhăn nheo, già nua như tuổi đời của nó. Ở lưng chừng gốc cây, chỗ bằng phẳng nhất, người ta gác một mảnh gỗ ngắn vuông vức để đỡ bát nhang. Bát nhang làm bằng gốm, men rạn, trổ rồng phụng xanh mướt. Phụng nhớ có lần bà kể rằng, bát nhang này là do ông tổ nghề gốm làm ra. Sinh thời ông làm rất nhiều vật dụng hàng ngày, rồi truyền lại cho đệ tử mỗi người vài món. Làng Phụng có bát nhang với hai bức phù điêu. Bức phù điêu một người đàn bà vác lúa đặt trên cổng làng, bức phù điêu người đàn ông cầm thoi đất cạnh bàn xoay đặt ở cửa vào nhà tổ. Hồi bé, cô thường được bố dẫn đến nhà tổ, nhưng vì thân là con gái nên không được vào trong. Phụng đành ngoan ngoãn ngồi trên thềm chờ. Trong lúc chờ, Phụng quay ngang quay dọc, có khi ngửa cả mặt lên vuông góc với trời mà tìm kiếm cái gì đó nhìn cho đỡ chán. Và cô đã vô tình thấy bức phù điêu. Chỉ toàn là những mảnh gốm mộc, thô được chấm men riêng lẻ rồi nung lộ thiên bằng than củi thôi, vậy mà ghép lại với nhau lại trùng khít không một khe hở. Màu sắc chỗ đậm nhạt tùy ý do lửa liếm và cháy khác nhau nhưng hòa vào tổng thể lại trở nên độc đáo vô cùng. Sau này, làng Phụng chưa ai làm thêm được bức phù điêu nào, cho đến tận bây giờ.
- Xôi bắp nè, thơm chưa? – Quyền dúi bọc lá chuối về phía Phụng, cười.
Phụng cầm bó xôi mở ra, bên trong bắp nở đều, trắng nõn, trên có rắc ít đường với dừa bào.
- Xôi ở đâu vậy?
- Bác hàng xóm đơm cho.
Phụng nhón thử một hạt ăn, bùi và ngọt đến mê man đầu lưỡi. Cô suýt xoa khen:
- Ngon quá, ngon quá. Tao phải học làm món này mới được
Quyền hí hửng hùa theo:
- Ừ, làm đi, làm tao ăn với.
Phụng gật đầu, tiếp tục ăn miếng lớn. Cái bụng có ngũ cốc vào êm hẳn, không thấy réo nữa. Bụng no, tâm tính cũng dễ chịu hơn, Phụng quên luôn việc Quyền đã để cô chờ lâu thế nào, dù ban nãy còn lầm bầm đòi tính sổ cậu.
Hai đứa đi bộ tới xưởng gốm phụ việc vặt. Bây giờ mới là giai đoạn lọc đất, phải cả tháng nữa mới có đất mịn để nặn xương gốm. Bác Đại cùng bác Cần quần xắn quá bẹn, hùng hục đứng giữa bể, luôn tay bóp đất cho tơi. Trên thành bể, cô Sương đội nón, chăm chú theo dõi, lâu lâu lại thò tay vón một ít đất vân vê, rồi nói gì đó với bác Đại.
- Anh Tiến đâu nhỉ? – Phụng thắc mắc.
Quyền ngạc nhiên:
- Ơ, mày chưa biết à?
- Biết gì? – Phụng tò mò.
- Anh Tiến đi làm ăn rồi, không ở làng nữa.
Lần này đến lượt Phụng ngạc nhiên. Cô lắc đầu:
- Không thể thế.
Rồi lại lắc đầu:
- Không phải, có thể như thế.
- Là sao? – Quyền chau mày.
- Anh Tiến đi từ khi nào?
Quyền gãi mái tóc đen bón, ráng nhớ lại:
- Hình như là sau khi anh Mạnh vớt dì Tiến dưới ao lên vài hôm.
- …
Phụng thừ người. Vậy là mấy bà bán cá tôm ngoài chợ không đặt điều. Họ bảo bác Nàn treo thòng lọng lên cột, một hai đòi chết nếu anh Tiến vẫn một mực muốn ở với dì Tiến. Nói lí không được, anh bực mình bỏ đi. Vừa bước đến cửa thì nghe tiếng ghế ngã. Quay lại thấy mắt mẹ mình trợn ngược, hai tay níu chỗ dây thừng ngay cổ, chân khua khoắng loạn xạ.
Sau lần tự tự hụt ấy, bác Nàn ốm nằm một chỗ. Anh Tiến bị mẹ dọa đến mức như thế thì chịu không nổi, đành gọi dì ra bờ ao nói chuyện. Dì tuy ngỡ ngàng nhưng cũng hiểu và còn dặn anh chăm sóc tốt cho bác Nàn. Anh nghe thế mới yên tâm đi về. Ai ngờ, về nhà một lúc thì hay tin dữ. Anh sợ đến mức tay chân nhũn cả ra, rồi tự giam mình trong phòng, không ăn không uống không ngủ cho tới khi bác Nàn thở dài thông báo dì sống rồi.
Dì còn, nhưng đứa con của hai người thì mất. Giá như bác Nàn biết dì đang mang máu mủ của anh, giá như anh biết dì mang máu mủ của mình… thì có lẽ cục diện đã khác.
Có lẽ đó là cú đả kích lớn đối với anh Tiến, nên anh đã chọn ra đi. Ở làng, anh không dám nhìn mặt dì, không dám nhìn mặt ai cả. Anh đi, nhưng day dứt và tội lỗi sẽ ám ảnh anh cả đời.
- Mẹ tao bảo ai mà làm dâu bác Nàn thì chỉ có nước mắt chan rau mà ăn thôi. – Quyền đột nhiên lên tiếng.
Phụng nhìn cậu, hỏi lại:
- Nước mắt chan rau?
- Ừ, mẹ tao nói chỉ ăn rau thôi, cơm cũng đừng mong.
Phụng rùng mình trước lời nói của Quyền. Còn Quyền thì không biết nghĩ gì, nhe răng cười:
- Mẹ tao tốt lắm, mẹ bảo dâu mẹ cũng coi như con cái trong nhà.
- Thì sao? – Phụng bẻ tay cho đỡ mỏi, nhìn Quyền hỏi.
- Mẹ tao thương tao nhất nhà ấy! – Quyền cười cười.
Đang khoe có mẹ nên được thương với cô sao? Phụng lườm Quyền một cái rồi bỏ ra chỗ mấy bác đang đánh đất, ngồi xuống cạnh cô Sương.
Quyền ngồi ở bậc thềm của xưởng, tiu nghỉu nhìn Phụng vui vẻ nói chuyện với cô Sương. Cậu có nói chỗ nào sai đâu? Quyền gãi đầu, rồi vò đầu, cảm thấy bực bội. Xa xa, mặt trời dần thu hết những chói chang lại rồi đem cất vào trong lòng mây, khiến những đám mây trắng muốt trong tích tắc nhuộm màu đỏ ối, trông như nắm xôi gấc mẹ cậu thường nấu mỗi khi giỗ chạp. Quyền bất giác nuốt nước bọt vì thèm. Cậu xoa bụng, nhìn Phụng rồi tự hỏi khi nào cô mới về nhà nấu cơm.
Tag: Ivy_Nguyen Lâm Diệu Anh
Loạnh xoạch…
Phụng nắm chặt quai cặp xách, quay lại.
Quyền mặc áo sơ mi trắng tinh, bỏ thùng gọn gàng, tóc cắt chải ngôi lệch rõ ràng, ngồi trên xe đạp cũ, nhếch mép nói:
- Trông tao bảnh không?
Phụng bật cười:
- Biết đi xe đạp rồi à? Tập lúc nào thế?
Quyền vênh mặt:
- Xời, cần gì tập. Tao cứ ngồi lên rồi đạp đến đây thôi.
Đoạn ngoắc Phụng:
- Lên, tao chở.
Rồi như để củng cố niềm tin ở Phụng, Quyền nhấc bổng đầu xe, xoay tròn bằng hai chân và bánh sau như ngựa hí, cậu còn định biểu diễn bằng một tay nếu Phụng không sợ quá mà cản lại:
- Được rồi, đi học thôi.
- Ừ đi chứ! – Quyền vui vẻ bơi hai chân, đẩy xe đến sát chỗ Phụng đứng.
Phụng ngồi sau, bám vào gác baga sắt, lạnh thấu xương. Quyền chậm rãi đạp, miệng huýt sáo hết bài này đến bài khác. Một lúc, không thấy Phụng nói gì, liền bảo:
- Sao thế? Sợ à?
- Không. – Phụng nấc cục.
Quyền thắng cái kít, ngoái người lại:
- Lạnh à? – Mắt cậu nhanh chóng nhìn bàn tay ửng đỏ đang nắm chặt vào gác baga.
- Đưa tay đây.
- Chi?
- Thì cứ đưa đây.
Phụng không duỗi nổi các ngón tay, nên cứ khum khum như vậy mà giơ lên. Quyền chả nói chả rằng, xoay người lại như cũ, rồi chụp lấy tay Phụng, nhét vào túi áo khoác của mình.
- Đấy, cứ để thế này, đến trường rồi bỏ ra. – Quyền nói chắc nịch.
- Hở?
Phụng định rụt lại nhưng Quyền bất thình lình cho xe chạy khiến cô mất thăng bằng, phải túm chặt túi áo Quyền. Sau đó thì Quyền dọa:
- Mày mà rụt tay lại, tao cho xe xuống ruộng luôn đấy, liệu hồn.
Phụng không biết Quyền có dám làm thế không nhưng tay cô đã ấm dần lên, các ngón tay có thể thoải mái cứ động, vì thế cô không muốn chúng bị đông cứng lần nữa.
Quyền thấy Phụng ngoan ngoãn nghe lời mình thì sướng lắm, co giò đạp liên hồi. Xe lao đi vun vút, gió quật vào mặt Phụng ran rát, tóc xổ tung.
Bịch!
Bịch!
Roẹt… Roẹt…
Bánh xe quay mòng mòng, càng xe méo mó. Còn Phụng với Quyền dù bay lên với tư thế khác nhau thì khi chạm đất xong cũng đều lăn lông lốc xuống ruộng. Người ngợm ướt sũng hết cả. Đau và lạnh, Phụng lóp ngóp bò dậy, cảm thấy đầu óc choáng váng.
Quyền lăn xa hơn và tiếp nước sâu hơn Phụng nên khi đứng dậy được, cậu khạc nhổ liên hồi. Thấy Phụng tay cứ chới với tìm điểm bám, cậu vội nuốt ực rồi chạy lại. Nuốt xong mới biết mình dại, cái thứ nước ấy có mùi thật kinh khủng. Kiểu này đánh tưa lợi chắc cũng không hết mùi.
Kéo được Phụng lên bờ, Quyền vội vã giúp cô vắt bớt nước trên quần áo ra. Phụng tuy run cầm cập vì lạnh và tức, nhưng thấy Quyền ướt nhiều hơn mà vẫn chăm chăm lo cho cô, cơn tức mau chóng nguội đi. Tựa như đốm lửa vừa nhen lên, chưa kịp bùng cháy thì một cơn gió mát mẻ ập đến thổi tắt. Tức giận như làn khói, hòa lẫn vào không khí, biến mất chẳng tì vết.
Phụng túm lấy cổ áo Quyền, kéo cậu đứng dậy:
- Lo cho mày đi… - Đoạn cúi xuống nhặt mấy cuốn tập rơi trên đường nhét vào cặp.
Trên trời đột nhiên xuất hiện cầu vồng dù sáng chưa có giọt mưa nào. Phụng ngạc nhiên nhìn sắc màu diệu kì ấy đến quên cả bỏ vở vào cặp. Sau đó cô lẩm nhẩm lời bài hát mà bất cứ đứa trẻ nào trong làng cũng sẽ ngân nga khi thấy cầu vồng:
- Cầu vồng lên rồi, mưa tạnh rồi.
Cây lá xanh tươi hơn sau cơn mưa.
Hoa sẽ ra và góp hương thơm cho đời…
Trong khi Phụng vui vẻ hát thì Quyền cởi áo khoác, vắt nước rồi mặc trở lại. Sau đó dựng xe, kẹp bánh xe vào giữa hai chân, rồi dùng lực tay bẻ lại ghi đông xe cho thẳng.
- Á… a… a…
Tiếng la thất thanh của Quyền kèm theo tiếng xe đạp ngã xuống đất khiến Phụng giật mình, bỏ dở bài hát mà quay lại. Lúc này, Quyền lăn lộn giữa đường, hai tay kẹp chặt giữa hai chân, mặt nhăn nhó vô cùng đau đớn.
- Sao thế? Sao thế? – Phụng hốt hoảng quăng cặp đấy, chạy lại chỗ Quyền. Cô mới hát có mấy câu mà sao Quyền ra nông nỗi này?
Quyền mặt đỏ tận mang tai, mặc cho Phụng hỏi dồn dập, cậu vẫn chưa lên tiếng nổi. Mà có lên tiếng nổi cũng không dám nói. Chả nhẽ, chả nhẽ lại bảo tao bị dập “bi” rồi?
Vậy là Phụng một bên gặng hỏi, Quyền một chỗ co rúm người, cắn răng mong cơn đau nhanh qua.
…
Phụng rửa rau muống xong ngắt thành từng khúc nhỏ bỏ vào nấu canh chua. Nhét thêm rơm vào bếp xong Phụng dịch lại phía sau, giơ tay gần thành nồi, sưởi lòng bàn tay cho ấm.
Ọc ọc…
Phụng vội vã mở nắp nồi, cô tưởng canh tràn ra ngoài, nhưng rau trong đó xanh ngắt và nước chưa sôi. Vậy âm thanh kia từ đâu phát ra thế? Cô ngẩng lên, nhìn ra cửa bếp. Quyền dựa hẳn vai vào mép cửa, xoa bụng, nhăn nhở:
- Hì hì, chưa chín à?
- Hừ, mày đòi ăn còn nhiều hơn lợn nhà tao nữa. Hở ra là đói. – Phụng làu bàu.
Mấy bữa nay Quyền khi thì qua nhà cô, khi thì qua nhà hàng xóm ăn nhờ. Chả là bác Cần bán quách cái vườn vải đi để lấy tiền mua chuyến đất sét mới về xưởng. Bác Nhu biết được tru tréo chửi liền hai ngày hai đêm, nào là vải đương tươi tốt, năm sau sẽ sai quả biết bao, nào là sao không bán luôn cái nhà này rồi dọn sang xưởng mà ở luôn đi… Chửi mỏi miệng mà tiền cũng chẳng trở về, bác Cần gái ấm ức xách quần áo về nhà mẹ đẻ, cách làng Phụng mấy con đê rồi ở tiệt bên ấy chẳng về.
Bác Cần qua nài nỉ mấy lần cũng không cách nào rước vợ về được. Bao nhiêu năm nay bác chỉ biết làm gốm, trồng cây, nào có tới lui cái bếp nấu nướng cái gì đâu. Nên cuối cùng hai bố con đành muối mặt đi ăn nhờ. Lại còn chu đáo chia ra mỗi người một nhà.
- Bố tao xin bà mày rồi mà, sao mày cứ cằn nhằn hoài thế? – Quyền thả bó rơm trên tay rớt cạnh chỗ Phụng, ngồi lên.
- Mẹ mày sẽ giận trong bao lâu? Bà ấy sẽ về với bố con mày chứ? – Phụng có chút lo lắng thay cho Quyền.
Quyền nghe Phụng hỏi, nghĩ nghĩ rồi nói chắc nịch:
- Sẽ về thôi, bố tao kêu chẳng có bà mẹ nào trên đời lại có thể bỏ mặc con cái cả.
- Vậy à? – Phụng cười cười. Cô định nói: có một bà mẹ như thế trên đời đấy, và bà mẹ ấy mày cũng biết nữa. Nhưng, thôi.
- Xưởng hoạt động lại rồi mày vui không?
- Vui chứ! – Phụng nhớ đến cảm giác chạm vào lớp đất mịn màng, ươn ướt rồi tùy ý thành hình. Thứ cảm giác ấy không giống như khi thấy điểm mười tròn trĩnh trên bài kiểm tra, hay một thời gian dài mới gặp lại ánh mắt ấm áp của Chức. Thứ cảm giác ấy, còn hơn cả những thứ đó.
- Nhưng mà lần này làm bốn cái chậu gì to lắm, chỉ có mấy người lớn làm thôi. – Quyền nhắc lại lời bác Cả nói với bố mình.
Phụng cười:
- Ừ, có sao. Miễn xưởng còn hoạt động là được.
Quyền cười hiền, rồi chỉ vào nồi canh:
- Canh chín chưa?
- Thôi chết!
Phụng nhào tới, nhón lấy nắp vung mở ra.
- A!
Vì vội, cô cứ thế để tay trần mà cầm vào nắp nên bị bỏng, rát đành đạch. Quyền lập tức cầm tay cô thọc vào lỗ tai mình. Tay cô nóng đến nỗi Quyền cũng thấy ran rát trong tai, trong vài giây cậu tự hỏi không biết làm thế màng nhĩ của cậu có bị bỏng không nữa.
- Mày làm gì thế?
- Mẹ tao bảo bị bỏng ở ngón tay thì nhét vào lỗ tai là hết.
- …
Phụng dùng chân khều rơm ra, để canh không bị cạn, còn tay thì vẫn để tạm trong lỗ tai Quyền. Cô cảm thấy tay mình dịu dần đi thật.
Ướm chừng cũng đủ lâu, cô bảo:
- Thôi, hết rát rồi, bỏ ra đi.
- Ừ.
Quyền thả tay Phụng ra. Cô liền giơ ngón bị bỏng lên chỗ sáng nhìn. Ngoài vệt hồng hồng, tuyệt nhiên không bị rộp nước hay rát nữa.
- Mày giỏi thật. – Phụng vui vẻ tán dương.
Quyền vênh mặt, cái mũi hếch lên:
- Chuyện. Tao mà lị. Hề hề.
Bữa ấy, bà Tỉnh cứ khen mãi món canh sém chút nữa cháy này. Bà bảo nay làm rau kho, lạ miệng và ngon nữa. Quyền thấy thế cứ phải bấm bụng để không phì cười. Dì Tiến thì liếc Phụng đầy ý nhị. Còn Phụng thì cứ giả lả cười nói, mong sao bữa cơm mau qua.
…
Phụng đứng ở gốc cây bồ đề ngàn năm tuổi chờ Quyền. Rễ của nó rủ xuống dày đặc và nhăn nheo, già nua như tuổi đời của nó. Ở lưng chừng gốc cây, chỗ bằng phẳng nhất, người ta gác một mảnh gỗ ngắn vuông vức để đỡ bát nhang. Bát nhang làm bằng gốm, men rạn, trổ rồng phụng xanh mướt. Phụng nhớ có lần bà kể rằng, bát nhang này là do ông tổ nghề gốm làm ra. Sinh thời ông làm rất nhiều vật dụng hàng ngày, rồi truyền lại cho đệ tử mỗi người vài món. Làng Phụng có bát nhang với hai bức phù điêu. Bức phù điêu một người đàn bà vác lúa đặt trên cổng làng, bức phù điêu người đàn ông cầm thoi đất cạnh bàn xoay đặt ở cửa vào nhà tổ. Hồi bé, cô thường được bố dẫn đến nhà tổ, nhưng vì thân là con gái nên không được vào trong. Phụng đành ngoan ngoãn ngồi trên thềm chờ. Trong lúc chờ, Phụng quay ngang quay dọc, có khi ngửa cả mặt lên vuông góc với trời mà tìm kiếm cái gì đó nhìn cho đỡ chán. Và cô đã vô tình thấy bức phù điêu. Chỉ toàn là những mảnh gốm mộc, thô được chấm men riêng lẻ rồi nung lộ thiên bằng than củi thôi, vậy mà ghép lại với nhau lại trùng khít không một khe hở. Màu sắc chỗ đậm nhạt tùy ý do lửa liếm và cháy khác nhau nhưng hòa vào tổng thể lại trở nên độc đáo vô cùng. Sau này, làng Phụng chưa ai làm thêm được bức phù điêu nào, cho đến tận bây giờ.
- Xôi bắp nè, thơm chưa? – Quyền dúi bọc lá chuối về phía Phụng, cười.
Phụng cầm bó xôi mở ra, bên trong bắp nở đều, trắng nõn, trên có rắc ít đường với dừa bào.
- Xôi ở đâu vậy?
- Bác hàng xóm đơm cho.
Phụng nhón thử một hạt ăn, bùi và ngọt đến mê man đầu lưỡi. Cô suýt xoa khen:
- Ngon quá, ngon quá. Tao phải học làm món này mới được
Quyền hí hửng hùa theo:
- Ừ, làm đi, làm tao ăn với.
Phụng gật đầu, tiếp tục ăn miếng lớn. Cái bụng có ngũ cốc vào êm hẳn, không thấy réo nữa. Bụng no, tâm tính cũng dễ chịu hơn, Phụng quên luôn việc Quyền đã để cô chờ lâu thế nào, dù ban nãy còn lầm bầm đòi tính sổ cậu.
Hai đứa đi bộ tới xưởng gốm phụ việc vặt. Bây giờ mới là giai đoạn lọc đất, phải cả tháng nữa mới có đất mịn để nặn xương gốm. Bác Đại cùng bác Cần quần xắn quá bẹn, hùng hục đứng giữa bể, luôn tay bóp đất cho tơi. Trên thành bể, cô Sương đội nón, chăm chú theo dõi, lâu lâu lại thò tay vón một ít đất vân vê, rồi nói gì đó với bác Đại.
- Anh Tiến đâu nhỉ? – Phụng thắc mắc.
Quyền ngạc nhiên:
- Ơ, mày chưa biết à?
- Biết gì? – Phụng tò mò.
- Anh Tiến đi làm ăn rồi, không ở làng nữa.
Lần này đến lượt Phụng ngạc nhiên. Cô lắc đầu:
- Không thể thế.
Rồi lại lắc đầu:
- Không phải, có thể như thế.
- Là sao? – Quyền chau mày.
- Anh Tiến đi từ khi nào?
Quyền gãi mái tóc đen bón, ráng nhớ lại:
- Hình như là sau khi anh Mạnh vớt dì Tiến dưới ao lên vài hôm.
- …
Phụng thừ người. Vậy là mấy bà bán cá tôm ngoài chợ không đặt điều. Họ bảo bác Nàn treo thòng lọng lên cột, một hai đòi chết nếu anh Tiến vẫn một mực muốn ở với dì Tiến. Nói lí không được, anh bực mình bỏ đi. Vừa bước đến cửa thì nghe tiếng ghế ngã. Quay lại thấy mắt mẹ mình trợn ngược, hai tay níu chỗ dây thừng ngay cổ, chân khua khoắng loạn xạ.
Sau lần tự tự hụt ấy, bác Nàn ốm nằm một chỗ. Anh Tiến bị mẹ dọa đến mức như thế thì chịu không nổi, đành gọi dì ra bờ ao nói chuyện. Dì tuy ngỡ ngàng nhưng cũng hiểu và còn dặn anh chăm sóc tốt cho bác Nàn. Anh nghe thế mới yên tâm đi về. Ai ngờ, về nhà một lúc thì hay tin dữ. Anh sợ đến mức tay chân nhũn cả ra, rồi tự giam mình trong phòng, không ăn không uống không ngủ cho tới khi bác Nàn thở dài thông báo dì sống rồi.
Dì còn, nhưng đứa con của hai người thì mất. Giá như bác Nàn biết dì đang mang máu mủ của anh, giá như anh biết dì mang máu mủ của mình… thì có lẽ cục diện đã khác.
Có lẽ đó là cú đả kích lớn đối với anh Tiến, nên anh đã chọn ra đi. Ở làng, anh không dám nhìn mặt dì, không dám nhìn mặt ai cả. Anh đi, nhưng day dứt và tội lỗi sẽ ám ảnh anh cả đời.
- Mẹ tao bảo ai mà làm dâu bác Nàn thì chỉ có nước mắt chan rau mà ăn thôi. – Quyền đột nhiên lên tiếng.
Phụng nhìn cậu, hỏi lại:
- Nước mắt chan rau?
- Ừ, mẹ tao nói chỉ ăn rau thôi, cơm cũng đừng mong.
Phụng rùng mình trước lời nói của Quyền. Còn Quyền thì không biết nghĩ gì, nhe răng cười:
- Mẹ tao tốt lắm, mẹ bảo dâu mẹ cũng coi như con cái trong nhà.
- Thì sao? – Phụng bẻ tay cho đỡ mỏi, nhìn Quyền hỏi.
- Mẹ tao thương tao nhất nhà ấy! – Quyền cười cười.
Đang khoe có mẹ nên được thương với cô sao? Phụng lườm Quyền một cái rồi bỏ ra chỗ mấy bác đang đánh đất, ngồi xuống cạnh cô Sương.
Quyền ngồi ở bậc thềm của xưởng, tiu nghỉu nhìn Phụng vui vẻ nói chuyện với cô Sương. Cậu có nói chỗ nào sai đâu? Quyền gãi đầu, rồi vò đầu, cảm thấy bực bội. Xa xa, mặt trời dần thu hết những chói chang lại rồi đem cất vào trong lòng mây, khiến những đám mây trắng muốt trong tích tắc nhuộm màu đỏ ối, trông như nắm xôi gấc mẹ cậu thường nấu mỗi khi giỗ chạp. Quyền bất giác nuốt nước bọt vì thèm. Cậu xoa bụng, nhìn Phụng rồi tự hỏi khi nào cô mới về nhà nấu cơm.
Tag: Ivy_Nguyen Lâm Diệu Anh