12.
"Ngày Mười tháng Tám!
Triết đã gặp Phong. Thằng bé ngô nghê cười hềnh hệch, lẽo đẽo theo sau Triết còn Triết luôn nắm chặt tay bàn tay khòng khoèo của thằng bé. Họ chẳng là ruột thịt sao vẫn đối xử với nhau được như thế? Ôi! Yếm trá thay cái gọi là tình thân...
Thủ tục xin cấp lại hộ chiếu chẳng giản đơn như mình nghĩ. Ngồi bên cạnh, nhìn Triết gõ những dòng thư điện tử bằng ngôn ngữ lạ, bỗng dưng khoảng cách giữa mình và Triết cũng thêm xa.
Phong à! Em phải cố gắng uống thuốc, nghe lời các dì nghe không? Chị chỉ có em là chỗ tựa, là người thân duy nhất..."
*****
"Bây giờ, tôi là người thân duy nhất của em nhưng em lại là chỗ tựa duy nhất cho linh hồn tôi. Em nhất định phải tỉnh dậy, Vũ nhé!" Chàng đặt cuốn nhật ký xuống bên cạnh, rồi dịu dàng áp gò má nóng ấm của mình vào bàn tay chẳng chút sinh khí của người. Thời gian cứ thế trôi đi, trong vòng tay người, cõi lòng chàng bình yên lạ. Những ngón tay chàng di chuyển thật chậm, thật chậm, trượt dài theo khuôn mặt người, xuống chiếc cổ cao, quẩn quanh nơi vùng xương quai xanh và chạm khẽ khàng vào bầu ngực bé nhỏ, lần theo từng vùng cơ thể đến tận đầu ngón chân. Môi chàng cũng hòa nhịp, trong tận cùng trân trọng của yêu thương.
Đã gần mười quá vãng, trí nhớ của chàng vẫn không lạc mất chi tiết nào về chuyến đi ấy. Gương mặt ngô nghê của Phong, nụ cười vẹn nguyên thuần khiết của người khi vui đùa cũng như lúc dỗ dành cậu em trai đang quấy khóc, cả cái cúi gập hàm ơn trước những dì Phước trong làng trẻ mồ côi khi người từ biệt họ, để hàng đêm trở lại gốc cây quen thuộc. Giọng kể đứt đoạn, lúc rên xiết đớn đau lúc bàng bạc khói sương đó cứ quẩn quanh, ôm lấy tâm trí chàng tựa muôn vàn mũi kim, khâu vào đời nhau những mảnh vá.
Thuở ấy, Việt Nam vừa tạm lắng chiến tranh dẫu vùng biên giới phía Tây - Nam vẫn chưa im tiếng súng, cuộc sống người dân thì chạy vạy từng bữa ăn, thiếu trước hụt sau thành bức tranh chung của toàn xã hội. Mẹ ả, nàng thiếu nữ nơi vùng đất sương phủ thông reo cũng đành ẩn giấu những yêu đương hoa mộng vào đáy tim để gắn chặt đời với mảnh vườn hoa màu, con lợn con gà. Dòng thời gian cứ thế lặng lẽ trôi đi, thoáng chốc mẹ ả đã bước vào tuổi hai mươi bảy, cái tuổi cứ hễ ai nhắc đến chuyện chồng con thì lại thở dài rồi cười buồn mà rằng, "Duyên chưa đến thì biết làm sao hơn? Lấy chồng chứ có phải mua mớ rau, bán con lợn đâu mà đại mà đùa."
Bà ngoại bạc phần mất sớm, thời thế loạn lạc tứ tán nên gia đình mẹ ả chỉ còn hai bố con nương tựa nhau. Ông ngoại ả vốn xuất thân từ nhà Nho, trước đây ông là thầy giáo kiêm dịch giả tiếng Pháp. Sau này vì vài lí do, cộng thêm cái chết oan khiên của người vợ thân yêu nên đâm nhụt chí, chẳng còn thiết tha chi với sách bút. Nhưng dẫu có thể nào, ông vẫn luôn là người bố thương con hết mực. Trong thời buổi, nhà nhà chạy ăn từng bữa, ông lén hàng xóm, qua mắt chính quyền, mang hẵn một con lợn con lên rừng thông âm u cách nhà cả cây số để xẻ thịt rồi đi đi lại lại những mươi lần chỉ để mang thịt về nhà cất giấu, mong con gái có thêm chút thức ăn ngon mỗi ngày. Ông bảo, "Chỉ cần con vui cười, đời bố mẹ coi như không phí hoài," nên cô rất hay cười. Cho đến một đêm, có tốp người lạ ghé ngang nhà - họ đi bắt kẻ trốn lính và kẻ trốn lính kia lại bắt mất trái tim mẹ ả...
"Là nam nhi, đến nghĩa vụ quốc gia còn trốn tránh, thì hỏi làm sao chu toàn trách nhiệm gia can? Bố không chê cậu ta nghèo, không chê gia đình cậu ta người miền ngoài nhưng tư cách, nhân tướng của cậu ta không thể trở thành người chồng yêu vợ, người bố yêu con được. Mở mắt to ra mà nhìn, mà gạn đục lắng trong, con gái ơi là con gái!" Ông ngoại ả quát to, hai tay chắp sau lưng ra bộ nghiêm trọng rồi chỉ biết đưa ánh mắt xót xa nhìn cô con gái non dại của mình đang nước mắt vắn nước mắt dài. Từ hôm người thanh niên trốn lính kia trốn sau vườn đến nay đã non nửa tuần trăng, nhà chẳng được mấy hôm yên ổn, nụ cười cũng thưa dần trên nét môi cô con gái.
Mẹ ả yêu người thanh niê nhỏ hơn mình hai tuổi ấy mất rồi, yêu đôi mắt có đuôi biết cười, yêu giọng nói dịu dàng và cả ý chí cầu tiến mạnh mẽ của anh. Sau khi nghe anh giải trích lí do phải bất chấp hiểm nguy để trốn tránh quân dịch, mẹ ả đã hoàn toàn thấu hiểu nhưng ông ngoại ả thuộc thế hệ trước, suy nghĩ có phần khác nên vẫn nhất mực phản đối. Giữa tình thâm và tình yêu, mẹ ả biết phải làm sao cho vẹn toàn? Với màn lệ vẫn lả chả rơi, mẹ ả khép nép nhìn gương mặt đang bừng bừng tức giận của bố mình, "Bố, xin bố hãy nghe con nói. Anh Lợi trốn lính vì không muốn những kiến thức nhọc công học hành bao năm bị mai một. Yêu quốc gia, có nghĩa vụ với đất nước đâu chỉ cần cầm súng là đủ, phát triển kinh tế cũng quan trọng không kém. Chúng con thật lòng yêu nhau và sẽ hạnh phúc, bố tin con lần này, được không bố?"
Ông ngoại thở hắt ra từng hơi dài, lẳng lặng đến trước bàn thờ vợ, đưa ánh mắt thiết tha nhìn người phụ nữ trẻ đang mỉm cười nhè nhẹ trong tấm ảnh đen trắng hồi lâu rồi nhẫn nại phân tách đúng sai thêm lần nữa với con gái. "Hay cho lí do mai một kiến thức kia! Kiến thức nếu thật sự là của cậu ta thì dù năm năm, mười năm vẫn sẽ không mất đi. Thời buổi loạn lạc, tiếng súng còn chưa im thì kinh tế phát triển thế nào được? Đây là chức trách của người trai thời loạn, là liêm sĩ, là tôn nghiêm! Bố đã nói rồi, đàn ông có nhân tướng mắt tam bạch, mày rậm lại ngắn, môi trên mỏng hơn môi dưới là loại người gian giảo, tham sang phụ khó, dâm ô khó lường, sao con còn u mê vậy hả Lan?" Nói xong, ông lại hướng mắt lên di ảnh vợ, "Bà nó ơi, tôi phải nói sao để con gái hiểu ra hả bà?"
Đưa hai tay ôm đầu chán nản, mẹ ả kêu lên nho nhỏ nhưng tỏ ý phản khán kịch liệt, "Bố ơi, thời đại nào rồi mà bố còn tin vào tướng số? Con nhớ bố hay dạy con rằng, muốn biết người đàn ông ra sao, hãy nhìn vào cách anh ta đối xử với mẹ mình. Anh Lợi vẫn thường nhắc đến mẹ, kể về mẹ với tất cả kính yêu nên con tin anh ấy không thể là loại người như bố đoán."
Giờ thì đã vỡ nhẽ, đúng là ông ngoại ả đã nói như vậy nhưng lại chưa kịp dạy con gái cách phân biệt thực hư, đâu là thật lòng đâu là điêu toa, cộng thêm sự thiếu thốn tình mẫu tử từ bé khiến cô gái trẻ lần đầu sa chân vào hố yêu càng thêm cố chấp. Dẫu vậy, ông vẫn muốn tin tình thân sẽ chiến thắng nên gay gắt áp đặt, "Không tranh cãi thêm nữa! Bố đã nói là không chấp nhận thì sẽ không thay đổi. Ngày mai, nó phải rời khỏi đây, nếu không bố báo chính quyền, đừng trách."
Ông ngoại ả đâu ngờ rằng, đó là quyết định sai lầm nhất đời mình. Sáng hôm sau, anh chàng tên Lợi kia rời đi thật, mang cả con gái ông theo cùng. Đông qua Xuân đến, thắm thoát đã bảy năm, ông bặt tin con. Thân già vò võ một mình, ngày ngày ra vào ngóng trông về hướng cổng. Đôi khi, ông muốn đi tìm con gái dẫu chân trời góc bể, tuy nhiên lại lo sợ con gái đột ngột trở về, bố con thêm lần nữa thất lạc nhau. Cứ thế cho đến một chiều mưa phùn Đà Lạt, Lan của ông trở về, hao gầy ốm yếu cùng chiếc bụng tròn lấp ló sau mép áo tả tơi với đứa bé trai khóc lả đi vì đói trên tay, tay bên kia dắt đứa bé gái gầy gò, đen đúa nhưng tuyệt nhiên chẳng thấy bóng dáng người đàn ông tên Lợi kia đâu. Đứa bé gái kia chính là ả.
Đón mẹ con ả vào nhà, bố con ôm nhau mừng mừng tủi tủi, cả bốn người cùng khóc. Ông ngoại ả chẳng kịp hỏi chuyện trước sau đã vội vã nhóm bếp, giết gà nấu cháo. Chẳng hiểu vì khói bếp cay hay vì nỗi lòng người bố, nước mắt cứ từ đâu rơi xuống, mằn mặn khóe môi ông. Về nhà được dăm hôm, mẹ ả vẫn im lặng vào ra, thi thoảng đưa mắt vọng trông về hướng trời Nam xa vời. Nhưng rồi ông ngoại cũng biết được sự tình, thì ra ngày ấy cả hai dắt díu nhau lên Buôn Mê Thuột tìm kế sinh nhai. Chui nhủi được mấy năm, cả hai cùng vài người bạn của Lợi xuôi về Tây Ninh vì chiến tranh biên giới đã kết thúc, người Việt chiến thắng nên hi vọng tìm được những lợi thế nhất định. Lúc này, hai chị em đã ra đời, một nhà bốn người không giấy tờ nhân thân, không công việc, không tương lai. Lợi ngày càng đổi tánh nết, thường xuyên cặp kè với những phụ nữ đi buôn hàng lậu, bỏ bê vợ con chẳng quan tâm. Mẹ ả nhọc nhằn làm thuê làm mướn nuôi con, chờ chồng hồi tâm chuyển ý với niềm tin hết sức mông muội tự dỗ dành bản thân rằng, Lợi là người tự tin, cầu tiến nên chỉ bất đắc chí mà sanh hư và tình yêu chân thành sẽ thay đổi được một con người. Đến khi đứa con thứ ba thành hình được gần bốn tháng, Lợi đã nhẫn tâm ép mẹ ả phá thai...
Nghe mẹ ả kể đến đâu, lòng ông ngoại như bị dao cắt đến đó. Tại sao sau ngần ấy đắng cay, con gái ông vẫn chưa thức tỉnh mà còn phung phí lòng tin vào sự hoán cải từ một người chồng, người bố như vậy? Bởi qua từng câu lời, ông hiểu mẹ ả còn rất yêu kẻ đốn mạt kia, tìm về với ông chỉ là muốn Lợi thức tỉnh và đi tìm mẹ con ả. Ông nhìn sang đứa cháu trai tròn ba tuổi gầy gò trơ da bọc xương, chưa thể đi vững còn đứa cháu gái đã lên sáu mà nom như trẻ con lên ba, bụng trương to, da vàng sạm, để nghe máu huyết như ngừng lưu thông, bao nhiêu tức giận chực tuông trào qua vành môi nhăn nheo bóng thời gian của người đàn ông hơn sáu mươi tuổi vẫn đang nhọc lòng vì con vì cháu. Nhưng ông sợ sai lầm bảy năm trước lặp lại nên đành im lặng, dùng tình thương xoa dịu đớn đau.
Có lẽ vì tâm lý sản phụ không tốt cộng thêm thời gian lao lực quá sức trước khi nên đứa em chưa kịp chào đời đã từ biệt mẹ mà ra đi ở tháng thứ sáu, cũng là lúc Lợi quay về tìm lại mẹ con ả. Anh ta quỳ dưới chân ông ngoại, dập đầu tạ lỗi đến độ trán bật máu, rồi ngọt nhạt van xin mẹ ả bằng những lời có cánh, hứa hẹn tin yêu cao đẹp lẫn sự chăm nom chu toàn không thể chê trách bất cứ điểm nào. Mỗi ngày, anh ta tranh đảm đương hết thảy việc nhà đến vườn tược, chăn nuôi; giặt cho vợ con từng manh quần tấm áo; đêm hôm túc trực bên giường hai đứa trẻ vì lo con quấy khiến vợ tỉnh giấc; mặc thái độ lạnh nhạt, câu lời chua cay từ ông ngoại, anh ta vẫn dạ vâng ngoan ngoãn, cúi đầu khom lưng chưa lần tỏ thái độ bất kính. Dần dần, ông ngoại cũng bắt đầu cảm thấy thành kiến của mình xưa kia dường như chưa hẳn là đúng. Không khí gia đình le lói nhóm lên ngọn lửa ấm áp, mẹ ả cười nhiều hơn nên ông ngoại quyết định mang tất cả số tiền tích cóp được bấy lâu nay ra, chạy vạy xuôi ngược nhằm hợp thức hóa danh phận cho đôi vợ chồng trẻ, cho cháu ông có được nhân thân rõ ràng. Cháu gái ông mang tên Nguyễn Khuê Vũ, Nguyễn Nam Phong là tên cháu trai với hi vọng mai này trưởng thành, Khuê Vũ sẽ như hạt mưa sa vào giếng nhà khuê các còn Nam Phong sẽ mạnh mẽ, rắn rỏi tựa ngọn gió nước Nam.
Đời người nào ai có đoán được bể dâu. Hai năm sau, chính trị dần bình thường hóa quan hệ với các nước Tư bản nên kinh tế bắt đầu mở cửa. Mảnh vườn xưa nay cỏ hoang phủ vùi của ông ngoại ả bỗng hóa vàng ròng bởi nằm ngay trong khu du lịch sầm uất. Với đầu óc sặc mùi đầu tư của mình, Lợi lập tức nảy ra kế hoạch mở cửa hàng kinh doanh ăn uống kiêm nhà nghỉ thay vì bán đất, lấy tiền như những hộ khác. Nhà chỉ đủ ăn xưa nay chứ chẳng mấy dư dả nên lần nữa, ông ngoại xiêu lòng trước những giọt nước mắt của mẹ ả, quyết định giao đất vườn lại cho con gái. Và anh ta đã thành công, vinh hoa tiền tài cứ như suối đổ vào nhà. Từ kẻ trắng tay, anh ta thành ông chủ, đi về kẻ đón người đưa, cười cười nói nói cùng các chức sắc cấp cao mỗi ngày. Gia đình bên nội ả lần lượt mua nhà, sắm xe, mở cửa hàng cửa hiệu; chỉ ông ngoại ả, mẹ ả và hai chị em bỗng chốc hóa thành kẻ đi ở trong chính căn nhà mình. À không! Chính xác phải là căn nhà đã từng là của mình vì mẹ ả đã lén ông sang tên chủ quyền cho chồng, nhằm thuận lợi trong các thủ tục hành chánh doanh nghiệp, vay vốn ngân hàng - theo lời thuyết phục như rót mật vào tai của Lợi. Những lời đường mật ấy đã đánh đổi bằng chính mạng sống của ông ngoại - ông lên cơn trụy tim khi sự thật phơi bày - sau một lần Lợi say khướt, trở về nhà với cô nàng trẻ trung xuân sắc bên cạnh rồi đưa ra yêu cầu muốn đường hoàng cưới vợ hai. Mẹ ả không đồng ý, đôi bên tranh cãi to tiếng, anh ta đã chỉ thẳng tay vào mặt mẹ ả mà mắng. Hóa ra, cả sự hồi tâm bao tháng ngày trước kia cũng chỉ là giả dối bởi qua người anh họ làm trong chính phủ, hắn biết được vài thông tin mật nên manh nha ý đồ cưỡng đoạt từ sớm.
Lúc ấy, ả mười tuổi, ngồi co ro nơi góc giường, tay ôm chặt đứa em trai lên bảy vào lòng, đưa ánh mắt kinh hoàng còn non nớt nhìn bàn tay thô bạo của Lợi giáng vào mẹ mình những đòn thù bạc ác lẫn trong nụ cười chiến thắng của người phụ nữ lạ và tiếng kêu tắc nghẹn khi ông ngoại từ từ đổ xuống nền nhà.
"Đừng sợ, bé Vũ, đừng sợ..." Đó là câu nói cuối cùng ông ngoại để lại cho ả. Mắt ông trợn trừng, làn da tím tái khi hai tay ôm lấy ngực.
Đưa tang ông ngoại vào một ngày mưa nhạt màu cỏ cây. Lạ thay, vẻ mặt nhẫn tâm của Lợi mới hôm nào đã được thay bằng sự tiếc thương vô hạn, thậm chí còn rơi cả lệ. Ả giương mắt nhìn người mẹ xanh xao ngất lên ngất xuống, ngồi rũ rượi trên chiếc ghế đặt gần áo quan bằng gỗ nâu bóng, mạ vàng óng ánh đang gói trọn hình hài người ông đã ra đi vẫn chưa mang theo nét mặt yên bình của mình. Em trai ả đứng nép sau lưng mẹ, sợ hãi nhìn quanh, nước mắt lưng tròng. Chỉ riêng ả là không khóc!
Sau ngày đưa ông về với đất, mẹ ả khóc nhiều hơn xưa, ngày càng tiều tụy xơ xác. Còn Lợi miệt mài say men tình mới bên ngoài, chỉ về nhà khi người đã nồng nặc mùi rượu và sáng ngày hôm sau, trên mặt mẹ ả lại có thêm vết thương. Đôi khi ả chẳng có lỗi gì cũng bị lôi ra trách phạt, đòn roi. Ả vẫn không khóc! Riêng em trai ả là thi thoảng còn được dăm lời hỏi thăm hoặc vài món quà nho nhỏ.
Rồi giỗ đầu ông ngoại chưa kịp đến, mẹ ả đã phải nén tiếng thét thấu tận trời xanh để đặt bút ký vào đơn ly hôn - cuộc hôn nhân đổi bằng mạng sống của bố mình. Lợi cần danh chánh ngôn thuận cưới vợ mới, chính là cô gái hôm nọ. Cô ta trẻ trung ngời ngời, có học vị, là con gái rượu của một quan chức cấp cao trong ngành giao thông vận tải, lại đang mang trong châu thân giọt máu ngọc ngà của anh ta. Mẹ ả có gì để so sánh, ngoài hai đứa con dại. Ối dào, Lợi chưa già, cô gái kia quá trẻ, họ còn khối thời gian để nhân giống nên tất nhiên, mẹ con ả phải biến mất tầm mắt, càng không được ảnh hưởng đến tiền đồ rộng mở của họ. Lợi ra điều kiện nếu mẹ ả chấp nhận ly hôn, im lặng ôm con đi xa, sẽ được một khoảng tiền kha khá; nếu vẫn ngoan cố sẽ sống không yên, thậm chí mộ phần của ông ngoại ả cũng được đào lên nếu cần thiết và ly hôn chỉ là sớm muộn, tuy nhiên sẽ không còn dễ dàng nhận được quyền nuôi bé Phong như lúc này. Tất thảy những điều ấy đều nằm trong tầm tay có tiền, có quyền của anh ta. Lần đầu tiên trong đời, mẹ ả dồn hết sức tàn, mím chặt môi khi vung tay tát mạnh vào bộ mặt nhơn nhơn tự đắc kia, dẫu sau đó phải nhận lãnh trận đòn thù như bao lần trước.
Trước khi khai huyệt, hốt cốt ông ngoại, mẹ ả phủ phục trên nền đất, trước nấm mồ vừa xanh cỏ của bố mình mà kêu khóc xé lòng, "Bố ơi, con gái ngu muội, con gái bất hiếu. Con hại bố, hại cả đời hai đứa trẻ rồi, bố ơi..." Quả thật, da thịt còn chưa tang, người nằm dưới mộ đã phải chịu tủi hờn bởi quyết định của người sống. Đàn bà yêu sai chỉ gây họa cho bản thân nhưng kết hôn sai lại là đại họa cho cả gia can.
Vì chẳng còn người thân nào khác nên mẹ ả đành cầu may khi quay lại mảnh đất Tây Ninh, nơi đó, nhiều năm về trước có một người phụ nữ góa bụa đã yêu thương, giúp đỡ mẹ ả như con gái. Thật phúc đức, bà vẫn còn nhớ đến mẹ ả, vẫn đưa tay bảo bọc mẹ con ả. Ngày ngày, mẹ ả cùng bà ngoại nuôi tảo tần buôn bán hàng rau ngoài chợ. Ả ngoài giờ đến trường đều dành hết thời gian để chu toàn công việc nhà, trông em, học bài. Mười ba tuổi, ả đã ra biết nấu cơm, giặt giũ, nuôi gà thay những buổi rong chơi cùng chúng bạn. Mười lăm tuổi, ả đã thôi thơ ngây, bắt đầu nghĩ ngợi xa xôi về quá khứ - hiện tại lẫn tương lai. Có lẽ... hình ảnh ông ngoại nằm co quắp trên nền gạch vẫn chưa từng phai phôi trong tâm trí ả.
Những tưởng cuộc sống cứ mãi êm đềm cho đến khi bà ngoại nuôi mất sau trận bạo bệnh. Tài sản trong nhà đã chẳng còn gì, căn nhà che nắng che mưa thuộc về người khác, thêm phần nợ nần tứ phía, mẹ ả đành cắn răng cho ả nghỉ học, ra chợ phụ chạy việc. Ả im lặng làm theo, không buồn cũng chẳng khóc bởi ả hiểu, phụ nữ là phải hi sinh. Hi sinh như một thiên mệnh trong đời mỗi người phụ nữ, từ lúc sinh ra cho đến khi giã biệt cõi trần ai này. Em trai ả là ngọn gió nước Nam, mẹ ả khổ hạnh cả nửa đời người nên ả toàn tâm toàn ý mà hi sinh, chẳng lần thở than hay trách hờn. Đổi lại, mẹ ả không còn thở dài như xưa, khóe môi đã biết cười; em trai ả học rất giỏi, luôn là học sinh suất xắc nhất nhìn toàn khối. Ả cũng hay cười, nụ cười bằng mắt! Căn phòng trọ bé xíu dung dưỡng ba con người với cùng một kì vọng vào ngày mai nắng sẽ lên.
Một buổi chiều mưa xám nhòa hư không, hai mẹ con ả đứng ngồi không yên trông cậu em trai mười bốn tuổi của ả trở về nhà sau giờ học như thường nhật...
"Mẹ, sao mẹ nói dối con? Rõ ràng đây là bố, còn bên cạnh là vợ con bố, vậy mẹ là ai, chị em con là ai?" Gần mười hai giờ đêm, em trai ả mới trở về nhà, hơi thở vẫn phả ra mùi men rượu dẫu toàn thân ướt sũng. Gương mặt cậu thiếu niên đang bước vào độ tuổi biết nhìn nhận hằn lên những nét phẫn nộ xen lẫn thất vọng khi run run hướng tờ báo in màu trên nền giấy bóng loáng đến trước mặt mẹ ả.
Trên báo, hình ảnh Lợi và vợ con đang cười thật tươi kèm theo tiêu đề "Mái ấm gia đình chính là nguyên nhân giúp tôi có được thành công của ngày hôm nay" - đoạn trích dẫn đắt giá từ cuộc phỏng vấn giữa phóng viên và doanh nhân thành đạt Nguyễn Công Lợi, nhà thành lập kiêm tổng giám đốc công ty vận tải đường biển vừa lọt danh sách mười công ty phát triển vượt bậc nhất toàn Đông Nam Á. Mẹ ả chẳng dám nhìn lâu vào bài báo kia, thẫn thờ nhất cánh tay lên như cố ôm em trai ả vào lòng rồi lại rụt tay về. Giọng bà nghèn nghẹn, "Mẹ... Mẹ xin lỗi con, Phong!"
Phong vứt mạnh chiếc cặp sách trên tay xuống nền nhà, mắt vằn lên những tia đỏ ai oán, "Ước gì con đừng được sinh ra trên cõi đời này..."
"Bốp!"
Lòng bàn tay ả bỏng rát sau cú bạt tai trời giáng, môi ả khô khốc khi đang quắt mắt nhìn em trai, "Sao em có thể...? Mẹ không nói dối, chỉ là chưa nói ra toàn bộ sự thật." Ả muốn giải thích cho Phong hiểu rằng, ngày trước vì không muốn tổn thương tuổi thơ êm đềm của các con nên từ sau khi chuyển về Tây Ninh, mẹ ả luôn đưa ra lí do bố đi công tác nước ngoài vì một sứ mệnh rất cao cả nên không thể liên lạc hay về thăm nhà được, mỗi khi em trai ả hỏi đến. Tất nhiên ả hiểu sự thật là gì nhưng thương mẹ, thương em, thương cả thân mình nên chưa lần tỏ thái độ khác lạ, luôn vờ tin, vờ hi vọng. Lâu dần, em trai ả cũng đã quen với sự vắng mặt của người đàn ông gọi là bố kia trong gia đình và câu chuyện dần trôi vào quên lãng. Ai có ngờ...
Nhưng sự thật chưa kịp nói ra thì đã muộn mất rồi, Phong đưa tay ôm gò má đau rát của mình, quét ánh nhìn oán hận lên mẹ ả, lên ả rồi lao ra khỏi nhà, dưới màn mưa trút nước. Ả vội vã chạy theo sau, miệng không ngừng kêu gào, "Phong, chị xin lỗi..."
Đêm ấy, Phong đã không trở về dẫu mẹ con ả cùng những người hàng xóm tốt bụng đã chia nhau tìm kiếm cho đến tận sáng hôm sau. Hai ngày kế tiếp, mẹ ả như mất hồn, lang thang khắp hang cùng ngõ hẹp từ sáng tinh mơ đến tận tối mịt, mặc cho ả van xin hết lời. Ả thì sợ bà nghĩ quẩn nên chẳng dám rời đến nửa bước.
Đêm ngày thứ ba, bộ đội biên phòng báo tin, họ nghi ngờ Phong chính là nạn nhân nam vừa được tìm thấy trong một cuộc truy bắt bọn buôn người đêm qua. Hai mẹ con ả tất tả lao đi trong đêm, đến bệnh viện thị xã. Đúng là Phong! Cậu bé chia chiếc giường hẹp cùng một bệnh nhân khác. Đầu cậu bé quấn băng trắng toát, vùng bụng để trống lộ ra vết thương dài độ hơn gan tay với những vết khâu vội vã. Bác sĩ cho hay não bộ của Phong bị chấn thương nghiêm trọng do những tác động mạnh vào đầu, gây xuất huyết nội. Ngoài ra, khi được cứu, khoang bụng đã có dấu hiệu bị mở, qua thăm khám, họ phát hiện Phong mất thận trái. Kết luận cuối cùng, Phong cần được chuyển viện và theo dõi chặt chẽ hơn vì vẫn chưa vượt qua nguy hiểm. Mẹ ả ngất ngay dưới chân vị bác sĩ kia. Ả vẫn không dám bật khóc, chỉ đưa ánh mắt trống rỗng, lơ láo nhìn quanh. Từng nhân ảnh như nhạt mờ dần.
Được sự giúp đỡ của cơ quan biên phòng cùng xóm giềng, hai mẹ ả vay mượn thêm vài nơi, tức tốc chuyển Phong về Sài Gòn. Ban ngày, hai mẹ con ả thay phiên nhau chăm sóc Phong, khi màn đêm buông phủ lại thay phiên nhau ngủ vạ vật ngoài ghế đá bệnh viện. Đến ngày thứ năm, số tiền ít mang theo đã cạn cũng là khi các bác sĩ cho hay, Phong cần phẫu thuật gấp. Tuy nhiên, khả năng phục hồi như bình thường là rất thấp, nói cách khác, Phong sẽ phải gánh chịu một số tổn thương về mặt trí não đến suốt đời.
Sau một đêm trắng, mẹ ả như già đi mươi tuổi. Mái tóc vừa chớm bạc của bà bạc hơn, khóe mắt hằn sâu những dấu vết âu lo. Bà vuốt tóc ả, nói bằng giọng nấc nghẹn, "Vũ, hôm trước mẹ có nhỡ miệng nói rằng, tại vì con mà Phong mới ra nông nỗi này, mẹ xin lỗi! Tất cả đều không phải là lỗi của con nên con đừng để tâm, nghe không?"
Ả lẳng lặng gật đầu. Mẹ ả dặn dò thêm vài câu rồi bươn bả quay lưng đi. Dẫu chẳng hỏi, mẹ ả cũng chẳng nói ra nhưng ả biết bà đi tìm Lợi - người bố sinh học của chị em ả. Và đó cũng là lần cuối bà còn có thể vuốt tóc ả. Chiều ấy, bà thất thần rời khỏi văn phòng sang trọng của người đã từng là chồng mình sau khi nhận được những câu lời phũ phàng rằng, "Cô không nuôi dạy được con, đó là lỗi của cô, đừng vác mặt đến làm phiền tôi. Tôi không ngu dại chi ra cả mớ tiền để cứu về một thằng con ngơ ngơ ngáo ngáo, có khi còn phải tốn thêm tiền trợ cấp đến lúc nó chết. Còn con Vũ, nó là con gái rồi cũng giống như cô nên tôi xem như nó đã chết từ lúc mới sinh ra." Nói xong, ông ta quẳng cho mẹ ả dăm tờ tiền, gọi thư ký vào đưa bà ra đến tận cửa lớn công ty như sợ bà sẽ làm loạn. Lúc băng ngang qua đường, bà bị một chiếc xe đâm phải. Dẫu lỗi là do bà sang đường không đúng vạch, khi đèn tín hiệu chưa bật xanh, tuy nhiên, sau khi hiểu ra hoàn cảnh tang thương của mẹ con ả cũng như không muốn kéo dài sự vụ nên chủ xe đã rất tử tế, chi trả toàn bộ chi phí mai táng và tặng ả một khoảng tiền không nhỏ mà chẳng hề để lại danh tính cụ thể. Người mà đến mãi về sau, ả vẫn chưa bao giờ dám quên ơn. Mạng sống của mẹ ả đáng giá bằng chi phí cuộc phẫu thuật của Phong!
Ôm hủ sành chứa nắm tro tàn mang hơi ấm của mẹ trên tay, ả đến tìm Lợi bởi ả biết mẹ vẫn xem ông ta là chồng, là bố của chị em ả. Nếu không, sao đến tận cùng những hơi thở tàn, bà vẫn dặn ả không được thù hận bố, đàn ông rong chơi đến lúc mỏi gối sẽ quay đầu nhìn lại, chỉ là bà không đủ phước phần chờ đến ngày ấy. Hay đúng hơn, ả đang cố bám víu vào hi vọng le lói rằng, ông ta sẽ niệm tình nghĩa một thời mà đến thăm Phong hoặc giả nói được vài lời phân ưu, nhằm ủi an vong hồn của người đàn bà hơn nửa đời bất hạnh, dẫu hành động ấy có là thương vay đi chăng nữa. Nhưng ông ta đã cướp mất chút tình thâm tận tuyệt trong tim ả, qua cái cười khẩy nửa vành môi khi trơ tráo kể lại những lời đã ném ra, trước lúc mẹ ả ra đi rồi thản nhiên đứng nhìn cô vợ trẻ của mình lên tiếng, "Xin lỗi cô, chúng tôi không quen biết bà Vũ Nguyệt Lan nào cả! Ông Nguyễn Công Lợi chỉ có một người vợ hợp pháp, đó là tôi - bà Lê Thị Kim Chi."
Ả không khóc, môi chỉ nở nụ cười man dại, bước thật từ tốn ra khỏi căn biệt thự nguy nga, nép mình bên dòng Sài Gòn êm đềm.
Phong đã tỉnh. Tất cả chỉ còn lại thân xác của cậu thiếu niên mười bốn tuổi ngày nào, bởi ánh mắt sáng ngời được thay bằng đôi mắt không tiêu cự, không hoài bão; đôi tay khòng khoèo, chẳng thể cầm nắm chắc chắn vật gì thế chỗ cho đôi tay cầm viết, đẩy xe giúp mẹ mang rau ra chợ mỗi sáng; trí não cậu chỉ như đứa bé lên ba, cười hềnh hệch khi được chơi đùa, được ăn, khóc la khi đói khi đau, thậm chí đến việc vệ sinh cá nhân cũng phải có người giúp. Những đứa trẻ lên ba khác rồi cũng sẽ trưởng thành nhưng em ả thì vĩnh viễn không. Cuộc phẫu thuật của Phong đã diễn ra muộn hơn hạn định cho phép đến năm hôm.
Ả dắt em về lại Tây Ninh. Không còn tiền thuê sạp ngoài chợ nên mỗi ngày, ả dùng cọng dây cao su buộc vào người Phong, đầu còn lại buộc vào tay mình rồi chị em rong rủi khắp nơi với gánh rau trên đôi vai gầy còm. Được gần nửa năm thì Phong ốm nặng bởi nắng mưa biên thùy và một quả thận còn lại hoạt động rất kém. Sau nhiều lần suy tính, thương em, ả tìm người mua chiếc màng sinh học mỏng manh của mình. Lần đầu tiên ấy, ả chẳng khóc, he hé mi mắt nhìn gã đàn ông đầu hói, đeo vàng khắp người đang hì hục bên trên. Nhẹ tênh!
Với số tiền ấy, ả dự định sẽ thuê lại sạp ngoài chợ, tiếp tục bán rau như mẹ, như bà ngoại nuôi ngày xưa nhưng tính đi tính lại vẫn chẳng ổn vì Phong thi thoảng lại lên cơn động kinh, bàng quang viêm nhiễm lúc càng nặng hơn. Ả lại dắt em về Sài Gòn, ả bán nốt đời mình để em có được cuộc sống tốt hơn. Cũng nhờ sự chỉ dẫn của mấy cô đồng nghiệp, ả đã tìm được trại trẻ mồ côi của các dì Phước mở ra, nơi đó luôn mở rộng vòng tay đón chào những phận đời như em trai ả. Đưa em đến đó, ả phát hiện ra rằng chẳng phải chỉ mỗi mình chị em ả là bất hạnh nhất cõi đời này, còn biết bao hoàn cảnh tương tự. Một khuôn viên vừa đủ rộng với hơn năm mươi đứa trẻ, từ mười lăm tuổi đến vài ngày tuổi, có bé linh lợi hoạt bát, có bé sẽ mãi mãi chẳng thể lớn lên, có bé khỏe mạnh bình thường, có bé cuộc sống chỉ đếm bằng ngày bằng tháng và sáu dì. Các dì vừa là mẹ, vừa là cô giáo, vừa là y tá kiêm người kiếm kế sinh nhai bằng việc trồng rau, nuôi gà nuôi lợn. Nguồn viện trợ có nhưng chẳng đủ, trong khi chi phí phát sinh lại quá lớn.
Ngày chào từ biệt các dì và Phong, ả tự hứa sẽ đều đặn đóng góp một khoảng nhất định mỗi tháng cho đến khi không còn khả năng, dẫu chẳng ai yêu cầu. Bỏ lại đứa em khờ, mảnh đất Sài Gòn hoa đèn chẳng dành cho một đứa con gái thiếu nhan sắc bán vốn tự có, ả quay về vùng biên giới xa xôi, ít cạnh tranh - nơi có mẹ, có ông ngoại, có bà ngoại nuôi để ả tựa vào mỗi khi rã rời xác thân. Ả đã khóc, dưới màn mưa tháng Mười nhòa đất trời!
"Cô có hận ông ta không?" Đó là câu đầu tiên chàng hỏi sau khi nghe được câu chuyện cuộc đời ả.
Ả lắc đầu chầm chậm, mắt nhìn mông lung vào màn đêm rồi thành thật đáp, "Dẫu chỉ là con tinh trùng không mong muốn thì con tinh trùng ấy vẫn là của ông ta nên tôi sẽ tha thứ một lần và chỉ một lần. Hơn nữa, đây cũng là di nguyện của mẹ tôi."
Thật lạ kỳ, sau ngần ấy tang thương, ả vẫn có thể bao dung đến nhường này hay sao? Chàng quả thật không hiểu. Là một người ngoài cuộc nhưng nghe qua câu chuyện, chàng còn bừng bừng cơn giận, quyết rằng ngay sau khi liên lạc lại với gia đình, ổn định những việc cần thiết xong sẽ không quên con người mang tên Nguyễn Công Lợi kia. Nhìn nụ cười thuần khiết nhưng bàng bạc nét buồn chớm nở trên môi ả, chàng nghe lòng thêm căm phẫn nên nghiến răng hỏi thêm, "Nếu được quyền, cô có muốn ông ta phải trả giá?"
Lại lắc đầu, ả tựa hẳn cằm vào hai đầu gối, giọng nửa hoài niệm nửa đắng cay, "Sau khi đưa Phong vào viện mồ côi, tôi trở về, chấp nhận mất một số tiền không nhỏ để đổi từ họ Nguyễn sang họ Vũ của mẹ. Ngày nhận được giấy tờ tùy thân mới, tôi gọi cho ông ta và báo tin, bố tôi đã chết, chết đêm qua. Nên tôi sẽ không bận tâm đến tất cả những gì thuộc về ông ta trong quá khứ nhưng ở tương lai, nếu ông ta tổn thương tôi - tôi nhất định sẽ ghi thù và buộc ông ta trả giá đắt nhất khi có thể." Ả dứt lời bằng chất giọng khản đặc, lạnh lẽo mà bi ai cùng cực.
*****
"Vũ của tôi, chúng ta hãy tin lời mẹ một lần nhé em? Nếu mẹ đã từng hi vọng ông ta sẽ quay đầu nhìn lại thì hôm nay, tôi muốn cho ông ta một cơ hội. Em ngủ quá lâu rồi và tôi không thể cứ ngồi yên thế này thêm nữa. Nếu chẳng thể tha thứ cho ông ta, em không nhất thiết phải tha thứ, chỉ cần em tỉnh lại, được không em?" Âm giọng chàng trầm ấm, thủ thỉ vào tai người những câu lời như van nài, khi đôi tay chàng đang cẩn trọng thay đổi vị trí nằm, thoa thuốc và nắn bóp khắp cơ thể người, giúp máu có thể lưu thông tốt hơn. Đối với chàng, công việc này đã gắn liền vào nhịp sống mỗi ngày, là thời gian chàng ở cạnh người, chạm vào người và người thực sự thuộc về chàng. Một mối quan hệ hôn nhân được duy trì qua những lời tâm sự độc thoại!
Chàng lưu luyến đưa mắt nhìn người thêm đôi giây trước khi khép cửa. Bước ra phòng ngoài, chàng tìm gặp ông Đa và lập tức lên tiếng. Giọng chàng trầm nhưng chẳng còn ấm, "Ngày xưa bác làm việc với bố tôi, ắt hẳn đã gặp gỡ không ít đối tác trong ngành hàng hải nên tôi muốn bác tìm giúp thông tin chi tiết về một người. Ông ta tên Nguyễn Công Lợi, tổng giám đốc công ty vận tải Công Thành, trụ sở chính tại Sài Gòn - Việt Nam và một vài văn phòng đại diện tại các nước Đông Nam Á."
"Loi Nguyen Cong..." Ông Đa thầm liên tưởng đến một người rồi cẩn trọng hỏi lại, "Thưa, ông ta độ khoảng sáu mươi tuổi, dáng người tầm tầm, vợ là người phụ nữ rất khéo giao tiếp và họ có hai con, một trai một gái?"
Nhân dạng ông Đa vừa nhắc đến chính là người chàng đang nói đến, không thể sai! Sau ngày người rời xa, chàng đã về lại trại cô nhi ngày trước Phong ở, đến tận bệnh viện Phong thường khám, rủi rong khắp Tây Ninh, Sài Gòn lên tận Đà Lạt vẫn bặt tin nhau. Người như tan loãng vào hư vô nên chàng đã dăm lần nhờ thám tử tư theo dõi người mang tên Nguyễn Công Lợi kia, dẫu tin chắc người sẽ chẳng bao giờ tìm đến ông ta. Lần này, chàng hoàn toàn có thể nhờ đến thám tử tư nhưng vì những lí do khác, chàng muốn ông Đa là người thi hành. Toan tính hồi lâu, chàng khẽ gật đầu, "Không nhiều doanh nhân thành đạt trong giới hàng hải mang tên này nên ắt hẳn là vậy. Tôi cần tất cả thông tin về ông ta và những người thân bên cạnh ông ta. Đừng bỏ sót chi tiết nào, nhờ bác!"
Ông Đa ý nhị quan sát nét mặt lặng như mặt nước hồ thu của chàng. Cảm giác rờn rợn bỗng chạy dọc sóng lưng bởi ông tin chắc, trước bão trời thường rất yên và cậu chủ của ông sẽ không chỉ là bão. Từ nhiều năm trước, công ty Công Thành được xem như là đối tác tin cậy với một vài công ty con, trực thuộc Chử Gia; giao hảo giữa đôi bên khá tốt. Lợi tuy là loại người háo danh, tham tiền nhưng luôn khôn khéo, biết nhìn trước ngó sau, chưa từng khiến ông Chử phải thất vọng. Vậy rốt cuộc mối liên quan giữa cậu chủ nhà ông và Lợi là gì? Với trách nhiệm một quản gia, ông thấy mình cần phải làm rõ nên mạnh dạn lên tiếng, "Thưa! Chẳng dám giấu gì cậu, Công Thành là đối tác lớn của STC - một trong những công ty con thuộc gia đình ta nên tôi bạo gan muốn hỏi, nên tìm hiểu về Nguyễn Công Lợi với tư cách như thế nào cho phù hợp."
"Là bạn hay là thù vẫn chưa nói trước được! Vì thế, bác chưa cần bận tâm đến động cơ của tôi là gì. Tôi cần kết quả sớm, trước khi lên đường sang Milan." Chàng hướng mắt đến ông Đa, trao cho ông ánh nhìn nửa tin tưởng nửa quyền lệnh. Nói đoạn, chàng hạ giọng thấp xuống hơn đôi phần, "Hình như, từ Tết năm trước đến nay, bác vẫn chưa có được kỳ nghỉ phép đúng nghĩa nào. Bác hãy nghĩ xem bản thân muốn đi đâu hoặc làm gì, tôi sẽ sắp xếp sau khi từ Milan trở về." Theo thông lệ, mỗi năm ông Đa đều có bốn tuần nghỉ phép thực sự, nghĩa là buông bỏ tất cả công sự, tự do làm những bản thân muốn nhưng lịch trình của chàng dày đặc, cần ông hỗ trợ không ít việc, sau đó lại thêm chuyện của người nên ông đành chịu thiệt thòi.
"Thưa, tôi chỉ cần về Singapore viếng mộ bà cụ thân sinh rồi ghé qua nhà dăm hôm là đủ, khi nào thuận tiện, tôi sẽ đi. Xin cậu đừng bận tâm!" Chữ "nhà" được ông nhắc đến với vẻ trịnh trọng hết mực dẫu ai cũng hiểu, ngôi nhà kia chính là Chử gia bởi quê gốc ông ở Bắc Triều Tiên nhưng vì nhiều nguồn cơn biến loạn, quê chỉ tồn tại qua những hồi ức kém vui. Ông càng không muốn xa chàng trong hoàn cảnh này, khi người phụ nữ trong nhà có mà như không có, trăm công nghìn việc đều do chàng đưa vai gánh.
Chàng xua tay, âm giọng thân thiết hơn, "Không được, việc nào ra việc nấy. Nhẽ ra, trong thời gian chúng ta sang Milan, bác có thể thu xếp thời gian để thưởng ngoạn nhiều nơi nhưng tôi lại không an tâm để cô ấy ở nhà với người ngoài. Thế nên khi tôi về, bác cần phải được nghỉ ngơi."
"Thưa vâng!" Ông Đa khe khẽ cười, giọng nói cũng vui hơn, "Nếu không còn việc gì, tôi xin phép ra ngoài để cậu nghỉ ngơi." Vẫn như bao lần trước, ông chờ chàng gật đầu liền lễ độ rời đi.
Giữa đêm muộn, chàng phóng cọ, hoàn thành bức tranh thứ tư trong bộ sưu tập gửi đến triển lãm Milan. Vẫn là chủ đề nữ giới nhưng không phải là người, là mẹ chàng. Những cánh hoa Diên Vĩ mang nắng rực rỡ trải dài trên nền lụa trắng thay tuyết tháng Hai, ẩn hiện hình ảnh người mẹ ôm trọn đứa con bé bỏng trong vòng tay ấm áp của bà. Dù theo cách khác biệt, mẹ vẫn luôn yêu thương, bảo vệ chàng và thật hạnh phúc, chàng còn có mẹ trong cuộc đời này.
"Ngày Mười tháng Tám!
Triết đã gặp Phong. Thằng bé ngô nghê cười hềnh hệch, lẽo đẽo theo sau Triết còn Triết luôn nắm chặt tay bàn tay khòng khoèo của thằng bé. Họ chẳng là ruột thịt sao vẫn đối xử với nhau được như thế? Ôi! Yếm trá thay cái gọi là tình thân...
Thủ tục xin cấp lại hộ chiếu chẳng giản đơn như mình nghĩ. Ngồi bên cạnh, nhìn Triết gõ những dòng thư điện tử bằng ngôn ngữ lạ, bỗng dưng khoảng cách giữa mình và Triết cũng thêm xa.
Phong à! Em phải cố gắng uống thuốc, nghe lời các dì nghe không? Chị chỉ có em là chỗ tựa, là người thân duy nhất..."
*****
"Bây giờ, tôi là người thân duy nhất của em nhưng em lại là chỗ tựa duy nhất cho linh hồn tôi. Em nhất định phải tỉnh dậy, Vũ nhé!" Chàng đặt cuốn nhật ký xuống bên cạnh, rồi dịu dàng áp gò má nóng ấm của mình vào bàn tay chẳng chút sinh khí của người. Thời gian cứ thế trôi đi, trong vòng tay người, cõi lòng chàng bình yên lạ. Những ngón tay chàng di chuyển thật chậm, thật chậm, trượt dài theo khuôn mặt người, xuống chiếc cổ cao, quẩn quanh nơi vùng xương quai xanh và chạm khẽ khàng vào bầu ngực bé nhỏ, lần theo từng vùng cơ thể đến tận đầu ngón chân. Môi chàng cũng hòa nhịp, trong tận cùng trân trọng của yêu thương.
Đã gần mười quá vãng, trí nhớ của chàng vẫn không lạc mất chi tiết nào về chuyến đi ấy. Gương mặt ngô nghê của Phong, nụ cười vẹn nguyên thuần khiết của người khi vui đùa cũng như lúc dỗ dành cậu em trai đang quấy khóc, cả cái cúi gập hàm ơn trước những dì Phước trong làng trẻ mồ côi khi người từ biệt họ, để hàng đêm trở lại gốc cây quen thuộc. Giọng kể đứt đoạn, lúc rên xiết đớn đau lúc bàng bạc khói sương đó cứ quẩn quanh, ôm lấy tâm trí chàng tựa muôn vàn mũi kim, khâu vào đời nhau những mảnh vá.
Thuở ấy, Việt Nam vừa tạm lắng chiến tranh dẫu vùng biên giới phía Tây - Nam vẫn chưa im tiếng súng, cuộc sống người dân thì chạy vạy từng bữa ăn, thiếu trước hụt sau thành bức tranh chung của toàn xã hội. Mẹ ả, nàng thiếu nữ nơi vùng đất sương phủ thông reo cũng đành ẩn giấu những yêu đương hoa mộng vào đáy tim để gắn chặt đời với mảnh vườn hoa màu, con lợn con gà. Dòng thời gian cứ thế lặng lẽ trôi đi, thoáng chốc mẹ ả đã bước vào tuổi hai mươi bảy, cái tuổi cứ hễ ai nhắc đến chuyện chồng con thì lại thở dài rồi cười buồn mà rằng, "Duyên chưa đến thì biết làm sao hơn? Lấy chồng chứ có phải mua mớ rau, bán con lợn đâu mà đại mà đùa."
Bà ngoại bạc phần mất sớm, thời thế loạn lạc tứ tán nên gia đình mẹ ả chỉ còn hai bố con nương tựa nhau. Ông ngoại ả vốn xuất thân từ nhà Nho, trước đây ông là thầy giáo kiêm dịch giả tiếng Pháp. Sau này vì vài lí do, cộng thêm cái chết oan khiên của người vợ thân yêu nên đâm nhụt chí, chẳng còn thiết tha chi với sách bút. Nhưng dẫu có thể nào, ông vẫn luôn là người bố thương con hết mực. Trong thời buổi, nhà nhà chạy ăn từng bữa, ông lén hàng xóm, qua mắt chính quyền, mang hẵn một con lợn con lên rừng thông âm u cách nhà cả cây số để xẻ thịt rồi đi đi lại lại những mươi lần chỉ để mang thịt về nhà cất giấu, mong con gái có thêm chút thức ăn ngon mỗi ngày. Ông bảo, "Chỉ cần con vui cười, đời bố mẹ coi như không phí hoài," nên cô rất hay cười. Cho đến một đêm, có tốp người lạ ghé ngang nhà - họ đi bắt kẻ trốn lính và kẻ trốn lính kia lại bắt mất trái tim mẹ ả...
"Là nam nhi, đến nghĩa vụ quốc gia còn trốn tránh, thì hỏi làm sao chu toàn trách nhiệm gia can? Bố không chê cậu ta nghèo, không chê gia đình cậu ta người miền ngoài nhưng tư cách, nhân tướng của cậu ta không thể trở thành người chồng yêu vợ, người bố yêu con được. Mở mắt to ra mà nhìn, mà gạn đục lắng trong, con gái ơi là con gái!" Ông ngoại ả quát to, hai tay chắp sau lưng ra bộ nghiêm trọng rồi chỉ biết đưa ánh mắt xót xa nhìn cô con gái non dại của mình đang nước mắt vắn nước mắt dài. Từ hôm người thanh niên trốn lính kia trốn sau vườn đến nay đã non nửa tuần trăng, nhà chẳng được mấy hôm yên ổn, nụ cười cũng thưa dần trên nét môi cô con gái.
Mẹ ả yêu người thanh niê nhỏ hơn mình hai tuổi ấy mất rồi, yêu đôi mắt có đuôi biết cười, yêu giọng nói dịu dàng và cả ý chí cầu tiến mạnh mẽ của anh. Sau khi nghe anh giải trích lí do phải bất chấp hiểm nguy để trốn tránh quân dịch, mẹ ả đã hoàn toàn thấu hiểu nhưng ông ngoại ả thuộc thế hệ trước, suy nghĩ có phần khác nên vẫn nhất mực phản đối. Giữa tình thâm và tình yêu, mẹ ả biết phải làm sao cho vẹn toàn? Với màn lệ vẫn lả chả rơi, mẹ ả khép nép nhìn gương mặt đang bừng bừng tức giận của bố mình, "Bố, xin bố hãy nghe con nói. Anh Lợi trốn lính vì không muốn những kiến thức nhọc công học hành bao năm bị mai một. Yêu quốc gia, có nghĩa vụ với đất nước đâu chỉ cần cầm súng là đủ, phát triển kinh tế cũng quan trọng không kém. Chúng con thật lòng yêu nhau và sẽ hạnh phúc, bố tin con lần này, được không bố?"
Ông ngoại thở hắt ra từng hơi dài, lẳng lặng đến trước bàn thờ vợ, đưa ánh mắt thiết tha nhìn người phụ nữ trẻ đang mỉm cười nhè nhẹ trong tấm ảnh đen trắng hồi lâu rồi nhẫn nại phân tách đúng sai thêm lần nữa với con gái. "Hay cho lí do mai một kiến thức kia! Kiến thức nếu thật sự là của cậu ta thì dù năm năm, mười năm vẫn sẽ không mất đi. Thời buổi loạn lạc, tiếng súng còn chưa im thì kinh tế phát triển thế nào được? Đây là chức trách của người trai thời loạn, là liêm sĩ, là tôn nghiêm! Bố đã nói rồi, đàn ông có nhân tướng mắt tam bạch, mày rậm lại ngắn, môi trên mỏng hơn môi dưới là loại người gian giảo, tham sang phụ khó, dâm ô khó lường, sao con còn u mê vậy hả Lan?" Nói xong, ông lại hướng mắt lên di ảnh vợ, "Bà nó ơi, tôi phải nói sao để con gái hiểu ra hả bà?"
Đưa hai tay ôm đầu chán nản, mẹ ả kêu lên nho nhỏ nhưng tỏ ý phản khán kịch liệt, "Bố ơi, thời đại nào rồi mà bố còn tin vào tướng số? Con nhớ bố hay dạy con rằng, muốn biết người đàn ông ra sao, hãy nhìn vào cách anh ta đối xử với mẹ mình. Anh Lợi vẫn thường nhắc đến mẹ, kể về mẹ với tất cả kính yêu nên con tin anh ấy không thể là loại người như bố đoán."
Giờ thì đã vỡ nhẽ, đúng là ông ngoại ả đã nói như vậy nhưng lại chưa kịp dạy con gái cách phân biệt thực hư, đâu là thật lòng đâu là điêu toa, cộng thêm sự thiếu thốn tình mẫu tử từ bé khiến cô gái trẻ lần đầu sa chân vào hố yêu càng thêm cố chấp. Dẫu vậy, ông vẫn muốn tin tình thân sẽ chiến thắng nên gay gắt áp đặt, "Không tranh cãi thêm nữa! Bố đã nói là không chấp nhận thì sẽ không thay đổi. Ngày mai, nó phải rời khỏi đây, nếu không bố báo chính quyền, đừng trách."
Ông ngoại ả đâu ngờ rằng, đó là quyết định sai lầm nhất đời mình. Sáng hôm sau, anh chàng tên Lợi kia rời đi thật, mang cả con gái ông theo cùng. Đông qua Xuân đến, thắm thoát đã bảy năm, ông bặt tin con. Thân già vò võ một mình, ngày ngày ra vào ngóng trông về hướng cổng. Đôi khi, ông muốn đi tìm con gái dẫu chân trời góc bể, tuy nhiên lại lo sợ con gái đột ngột trở về, bố con thêm lần nữa thất lạc nhau. Cứ thế cho đến một chiều mưa phùn Đà Lạt, Lan của ông trở về, hao gầy ốm yếu cùng chiếc bụng tròn lấp ló sau mép áo tả tơi với đứa bé trai khóc lả đi vì đói trên tay, tay bên kia dắt đứa bé gái gầy gò, đen đúa nhưng tuyệt nhiên chẳng thấy bóng dáng người đàn ông tên Lợi kia đâu. Đứa bé gái kia chính là ả.
Đón mẹ con ả vào nhà, bố con ôm nhau mừng mừng tủi tủi, cả bốn người cùng khóc. Ông ngoại ả chẳng kịp hỏi chuyện trước sau đã vội vã nhóm bếp, giết gà nấu cháo. Chẳng hiểu vì khói bếp cay hay vì nỗi lòng người bố, nước mắt cứ từ đâu rơi xuống, mằn mặn khóe môi ông. Về nhà được dăm hôm, mẹ ả vẫn im lặng vào ra, thi thoảng đưa mắt vọng trông về hướng trời Nam xa vời. Nhưng rồi ông ngoại cũng biết được sự tình, thì ra ngày ấy cả hai dắt díu nhau lên Buôn Mê Thuột tìm kế sinh nhai. Chui nhủi được mấy năm, cả hai cùng vài người bạn của Lợi xuôi về Tây Ninh vì chiến tranh biên giới đã kết thúc, người Việt chiến thắng nên hi vọng tìm được những lợi thế nhất định. Lúc này, hai chị em đã ra đời, một nhà bốn người không giấy tờ nhân thân, không công việc, không tương lai. Lợi ngày càng đổi tánh nết, thường xuyên cặp kè với những phụ nữ đi buôn hàng lậu, bỏ bê vợ con chẳng quan tâm. Mẹ ả nhọc nhằn làm thuê làm mướn nuôi con, chờ chồng hồi tâm chuyển ý với niềm tin hết sức mông muội tự dỗ dành bản thân rằng, Lợi là người tự tin, cầu tiến nên chỉ bất đắc chí mà sanh hư và tình yêu chân thành sẽ thay đổi được một con người. Đến khi đứa con thứ ba thành hình được gần bốn tháng, Lợi đã nhẫn tâm ép mẹ ả phá thai...
Nghe mẹ ả kể đến đâu, lòng ông ngoại như bị dao cắt đến đó. Tại sao sau ngần ấy đắng cay, con gái ông vẫn chưa thức tỉnh mà còn phung phí lòng tin vào sự hoán cải từ một người chồng, người bố như vậy? Bởi qua từng câu lời, ông hiểu mẹ ả còn rất yêu kẻ đốn mạt kia, tìm về với ông chỉ là muốn Lợi thức tỉnh và đi tìm mẹ con ả. Ông nhìn sang đứa cháu trai tròn ba tuổi gầy gò trơ da bọc xương, chưa thể đi vững còn đứa cháu gái đã lên sáu mà nom như trẻ con lên ba, bụng trương to, da vàng sạm, để nghe máu huyết như ngừng lưu thông, bao nhiêu tức giận chực tuông trào qua vành môi nhăn nheo bóng thời gian của người đàn ông hơn sáu mươi tuổi vẫn đang nhọc lòng vì con vì cháu. Nhưng ông sợ sai lầm bảy năm trước lặp lại nên đành im lặng, dùng tình thương xoa dịu đớn đau.
Có lẽ vì tâm lý sản phụ không tốt cộng thêm thời gian lao lực quá sức trước khi nên đứa em chưa kịp chào đời đã từ biệt mẹ mà ra đi ở tháng thứ sáu, cũng là lúc Lợi quay về tìm lại mẹ con ả. Anh ta quỳ dưới chân ông ngoại, dập đầu tạ lỗi đến độ trán bật máu, rồi ngọt nhạt van xin mẹ ả bằng những lời có cánh, hứa hẹn tin yêu cao đẹp lẫn sự chăm nom chu toàn không thể chê trách bất cứ điểm nào. Mỗi ngày, anh ta tranh đảm đương hết thảy việc nhà đến vườn tược, chăn nuôi; giặt cho vợ con từng manh quần tấm áo; đêm hôm túc trực bên giường hai đứa trẻ vì lo con quấy khiến vợ tỉnh giấc; mặc thái độ lạnh nhạt, câu lời chua cay từ ông ngoại, anh ta vẫn dạ vâng ngoan ngoãn, cúi đầu khom lưng chưa lần tỏ thái độ bất kính. Dần dần, ông ngoại cũng bắt đầu cảm thấy thành kiến của mình xưa kia dường như chưa hẳn là đúng. Không khí gia đình le lói nhóm lên ngọn lửa ấm áp, mẹ ả cười nhiều hơn nên ông ngoại quyết định mang tất cả số tiền tích cóp được bấy lâu nay ra, chạy vạy xuôi ngược nhằm hợp thức hóa danh phận cho đôi vợ chồng trẻ, cho cháu ông có được nhân thân rõ ràng. Cháu gái ông mang tên Nguyễn Khuê Vũ, Nguyễn Nam Phong là tên cháu trai với hi vọng mai này trưởng thành, Khuê Vũ sẽ như hạt mưa sa vào giếng nhà khuê các còn Nam Phong sẽ mạnh mẽ, rắn rỏi tựa ngọn gió nước Nam.
Đời người nào ai có đoán được bể dâu. Hai năm sau, chính trị dần bình thường hóa quan hệ với các nước Tư bản nên kinh tế bắt đầu mở cửa. Mảnh vườn xưa nay cỏ hoang phủ vùi của ông ngoại ả bỗng hóa vàng ròng bởi nằm ngay trong khu du lịch sầm uất. Với đầu óc sặc mùi đầu tư của mình, Lợi lập tức nảy ra kế hoạch mở cửa hàng kinh doanh ăn uống kiêm nhà nghỉ thay vì bán đất, lấy tiền như những hộ khác. Nhà chỉ đủ ăn xưa nay chứ chẳng mấy dư dả nên lần nữa, ông ngoại xiêu lòng trước những giọt nước mắt của mẹ ả, quyết định giao đất vườn lại cho con gái. Và anh ta đã thành công, vinh hoa tiền tài cứ như suối đổ vào nhà. Từ kẻ trắng tay, anh ta thành ông chủ, đi về kẻ đón người đưa, cười cười nói nói cùng các chức sắc cấp cao mỗi ngày. Gia đình bên nội ả lần lượt mua nhà, sắm xe, mở cửa hàng cửa hiệu; chỉ ông ngoại ả, mẹ ả và hai chị em bỗng chốc hóa thành kẻ đi ở trong chính căn nhà mình. À không! Chính xác phải là căn nhà đã từng là của mình vì mẹ ả đã lén ông sang tên chủ quyền cho chồng, nhằm thuận lợi trong các thủ tục hành chánh doanh nghiệp, vay vốn ngân hàng - theo lời thuyết phục như rót mật vào tai của Lợi. Những lời đường mật ấy đã đánh đổi bằng chính mạng sống của ông ngoại - ông lên cơn trụy tim khi sự thật phơi bày - sau một lần Lợi say khướt, trở về nhà với cô nàng trẻ trung xuân sắc bên cạnh rồi đưa ra yêu cầu muốn đường hoàng cưới vợ hai. Mẹ ả không đồng ý, đôi bên tranh cãi to tiếng, anh ta đã chỉ thẳng tay vào mặt mẹ ả mà mắng. Hóa ra, cả sự hồi tâm bao tháng ngày trước kia cũng chỉ là giả dối bởi qua người anh họ làm trong chính phủ, hắn biết được vài thông tin mật nên manh nha ý đồ cưỡng đoạt từ sớm.
Lúc ấy, ả mười tuổi, ngồi co ro nơi góc giường, tay ôm chặt đứa em trai lên bảy vào lòng, đưa ánh mắt kinh hoàng còn non nớt nhìn bàn tay thô bạo của Lợi giáng vào mẹ mình những đòn thù bạc ác lẫn trong nụ cười chiến thắng của người phụ nữ lạ và tiếng kêu tắc nghẹn khi ông ngoại từ từ đổ xuống nền nhà.
"Đừng sợ, bé Vũ, đừng sợ..." Đó là câu nói cuối cùng ông ngoại để lại cho ả. Mắt ông trợn trừng, làn da tím tái khi hai tay ôm lấy ngực.
Đưa tang ông ngoại vào một ngày mưa nhạt màu cỏ cây. Lạ thay, vẻ mặt nhẫn tâm của Lợi mới hôm nào đã được thay bằng sự tiếc thương vô hạn, thậm chí còn rơi cả lệ. Ả giương mắt nhìn người mẹ xanh xao ngất lên ngất xuống, ngồi rũ rượi trên chiếc ghế đặt gần áo quan bằng gỗ nâu bóng, mạ vàng óng ánh đang gói trọn hình hài người ông đã ra đi vẫn chưa mang theo nét mặt yên bình của mình. Em trai ả đứng nép sau lưng mẹ, sợ hãi nhìn quanh, nước mắt lưng tròng. Chỉ riêng ả là không khóc!
Sau ngày đưa ông về với đất, mẹ ả khóc nhiều hơn xưa, ngày càng tiều tụy xơ xác. Còn Lợi miệt mài say men tình mới bên ngoài, chỉ về nhà khi người đã nồng nặc mùi rượu và sáng ngày hôm sau, trên mặt mẹ ả lại có thêm vết thương. Đôi khi ả chẳng có lỗi gì cũng bị lôi ra trách phạt, đòn roi. Ả vẫn không khóc! Riêng em trai ả là thi thoảng còn được dăm lời hỏi thăm hoặc vài món quà nho nhỏ.
Rồi giỗ đầu ông ngoại chưa kịp đến, mẹ ả đã phải nén tiếng thét thấu tận trời xanh để đặt bút ký vào đơn ly hôn - cuộc hôn nhân đổi bằng mạng sống của bố mình. Lợi cần danh chánh ngôn thuận cưới vợ mới, chính là cô gái hôm nọ. Cô ta trẻ trung ngời ngời, có học vị, là con gái rượu của một quan chức cấp cao trong ngành giao thông vận tải, lại đang mang trong châu thân giọt máu ngọc ngà của anh ta. Mẹ ả có gì để so sánh, ngoài hai đứa con dại. Ối dào, Lợi chưa già, cô gái kia quá trẻ, họ còn khối thời gian để nhân giống nên tất nhiên, mẹ con ả phải biến mất tầm mắt, càng không được ảnh hưởng đến tiền đồ rộng mở của họ. Lợi ra điều kiện nếu mẹ ả chấp nhận ly hôn, im lặng ôm con đi xa, sẽ được một khoảng tiền kha khá; nếu vẫn ngoan cố sẽ sống không yên, thậm chí mộ phần của ông ngoại ả cũng được đào lên nếu cần thiết và ly hôn chỉ là sớm muộn, tuy nhiên sẽ không còn dễ dàng nhận được quyền nuôi bé Phong như lúc này. Tất thảy những điều ấy đều nằm trong tầm tay có tiền, có quyền của anh ta. Lần đầu tiên trong đời, mẹ ả dồn hết sức tàn, mím chặt môi khi vung tay tát mạnh vào bộ mặt nhơn nhơn tự đắc kia, dẫu sau đó phải nhận lãnh trận đòn thù như bao lần trước.
Trước khi khai huyệt, hốt cốt ông ngoại, mẹ ả phủ phục trên nền đất, trước nấm mồ vừa xanh cỏ của bố mình mà kêu khóc xé lòng, "Bố ơi, con gái ngu muội, con gái bất hiếu. Con hại bố, hại cả đời hai đứa trẻ rồi, bố ơi..." Quả thật, da thịt còn chưa tang, người nằm dưới mộ đã phải chịu tủi hờn bởi quyết định của người sống. Đàn bà yêu sai chỉ gây họa cho bản thân nhưng kết hôn sai lại là đại họa cho cả gia can.
Vì chẳng còn người thân nào khác nên mẹ ả đành cầu may khi quay lại mảnh đất Tây Ninh, nơi đó, nhiều năm về trước có một người phụ nữ góa bụa đã yêu thương, giúp đỡ mẹ ả như con gái. Thật phúc đức, bà vẫn còn nhớ đến mẹ ả, vẫn đưa tay bảo bọc mẹ con ả. Ngày ngày, mẹ ả cùng bà ngoại nuôi tảo tần buôn bán hàng rau ngoài chợ. Ả ngoài giờ đến trường đều dành hết thời gian để chu toàn công việc nhà, trông em, học bài. Mười ba tuổi, ả đã ra biết nấu cơm, giặt giũ, nuôi gà thay những buổi rong chơi cùng chúng bạn. Mười lăm tuổi, ả đã thôi thơ ngây, bắt đầu nghĩ ngợi xa xôi về quá khứ - hiện tại lẫn tương lai. Có lẽ... hình ảnh ông ngoại nằm co quắp trên nền gạch vẫn chưa từng phai phôi trong tâm trí ả.
Những tưởng cuộc sống cứ mãi êm đềm cho đến khi bà ngoại nuôi mất sau trận bạo bệnh. Tài sản trong nhà đã chẳng còn gì, căn nhà che nắng che mưa thuộc về người khác, thêm phần nợ nần tứ phía, mẹ ả đành cắn răng cho ả nghỉ học, ra chợ phụ chạy việc. Ả im lặng làm theo, không buồn cũng chẳng khóc bởi ả hiểu, phụ nữ là phải hi sinh. Hi sinh như một thiên mệnh trong đời mỗi người phụ nữ, từ lúc sinh ra cho đến khi giã biệt cõi trần ai này. Em trai ả là ngọn gió nước Nam, mẹ ả khổ hạnh cả nửa đời người nên ả toàn tâm toàn ý mà hi sinh, chẳng lần thở than hay trách hờn. Đổi lại, mẹ ả không còn thở dài như xưa, khóe môi đã biết cười; em trai ả học rất giỏi, luôn là học sinh suất xắc nhất nhìn toàn khối. Ả cũng hay cười, nụ cười bằng mắt! Căn phòng trọ bé xíu dung dưỡng ba con người với cùng một kì vọng vào ngày mai nắng sẽ lên.
Một buổi chiều mưa xám nhòa hư không, hai mẹ con ả đứng ngồi không yên trông cậu em trai mười bốn tuổi của ả trở về nhà sau giờ học như thường nhật...
"Mẹ, sao mẹ nói dối con? Rõ ràng đây là bố, còn bên cạnh là vợ con bố, vậy mẹ là ai, chị em con là ai?" Gần mười hai giờ đêm, em trai ả mới trở về nhà, hơi thở vẫn phả ra mùi men rượu dẫu toàn thân ướt sũng. Gương mặt cậu thiếu niên đang bước vào độ tuổi biết nhìn nhận hằn lên những nét phẫn nộ xen lẫn thất vọng khi run run hướng tờ báo in màu trên nền giấy bóng loáng đến trước mặt mẹ ả.
Trên báo, hình ảnh Lợi và vợ con đang cười thật tươi kèm theo tiêu đề "Mái ấm gia đình chính là nguyên nhân giúp tôi có được thành công của ngày hôm nay" - đoạn trích dẫn đắt giá từ cuộc phỏng vấn giữa phóng viên và doanh nhân thành đạt Nguyễn Công Lợi, nhà thành lập kiêm tổng giám đốc công ty vận tải đường biển vừa lọt danh sách mười công ty phát triển vượt bậc nhất toàn Đông Nam Á. Mẹ ả chẳng dám nhìn lâu vào bài báo kia, thẫn thờ nhất cánh tay lên như cố ôm em trai ả vào lòng rồi lại rụt tay về. Giọng bà nghèn nghẹn, "Mẹ... Mẹ xin lỗi con, Phong!"
Phong vứt mạnh chiếc cặp sách trên tay xuống nền nhà, mắt vằn lên những tia đỏ ai oán, "Ước gì con đừng được sinh ra trên cõi đời này..."
"Bốp!"
Lòng bàn tay ả bỏng rát sau cú bạt tai trời giáng, môi ả khô khốc khi đang quắt mắt nhìn em trai, "Sao em có thể...? Mẹ không nói dối, chỉ là chưa nói ra toàn bộ sự thật." Ả muốn giải thích cho Phong hiểu rằng, ngày trước vì không muốn tổn thương tuổi thơ êm đềm của các con nên từ sau khi chuyển về Tây Ninh, mẹ ả luôn đưa ra lí do bố đi công tác nước ngoài vì một sứ mệnh rất cao cả nên không thể liên lạc hay về thăm nhà được, mỗi khi em trai ả hỏi đến. Tất nhiên ả hiểu sự thật là gì nhưng thương mẹ, thương em, thương cả thân mình nên chưa lần tỏ thái độ khác lạ, luôn vờ tin, vờ hi vọng. Lâu dần, em trai ả cũng đã quen với sự vắng mặt của người đàn ông gọi là bố kia trong gia đình và câu chuyện dần trôi vào quên lãng. Ai có ngờ...
Nhưng sự thật chưa kịp nói ra thì đã muộn mất rồi, Phong đưa tay ôm gò má đau rát của mình, quét ánh nhìn oán hận lên mẹ ả, lên ả rồi lao ra khỏi nhà, dưới màn mưa trút nước. Ả vội vã chạy theo sau, miệng không ngừng kêu gào, "Phong, chị xin lỗi..."
Đêm ấy, Phong đã không trở về dẫu mẹ con ả cùng những người hàng xóm tốt bụng đã chia nhau tìm kiếm cho đến tận sáng hôm sau. Hai ngày kế tiếp, mẹ ả như mất hồn, lang thang khắp hang cùng ngõ hẹp từ sáng tinh mơ đến tận tối mịt, mặc cho ả van xin hết lời. Ả thì sợ bà nghĩ quẩn nên chẳng dám rời đến nửa bước.
Đêm ngày thứ ba, bộ đội biên phòng báo tin, họ nghi ngờ Phong chính là nạn nhân nam vừa được tìm thấy trong một cuộc truy bắt bọn buôn người đêm qua. Hai mẹ con ả tất tả lao đi trong đêm, đến bệnh viện thị xã. Đúng là Phong! Cậu bé chia chiếc giường hẹp cùng một bệnh nhân khác. Đầu cậu bé quấn băng trắng toát, vùng bụng để trống lộ ra vết thương dài độ hơn gan tay với những vết khâu vội vã. Bác sĩ cho hay não bộ của Phong bị chấn thương nghiêm trọng do những tác động mạnh vào đầu, gây xuất huyết nội. Ngoài ra, khi được cứu, khoang bụng đã có dấu hiệu bị mở, qua thăm khám, họ phát hiện Phong mất thận trái. Kết luận cuối cùng, Phong cần được chuyển viện và theo dõi chặt chẽ hơn vì vẫn chưa vượt qua nguy hiểm. Mẹ ả ngất ngay dưới chân vị bác sĩ kia. Ả vẫn không dám bật khóc, chỉ đưa ánh mắt trống rỗng, lơ láo nhìn quanh. Từng nhân ảnh như nhạt mờ dần.
Được sự giúp đỡ của cơ quan biên phòng cùng xóm giềng, hai mẹ ả vay mượn thêm vài nơi, tức tốc chuyển Phong về Sài Gòn. Ban ngày, hai mẹ con ả thay phiên nhau chăm sóc Phong, khi màn đêm buông phủ lại thay phiên nhau ngủ vạ vật ngoài ghế đá bệnh viện. Đến ngày thứ năm, số tiền ít mang theo đã cạn cũng là khi các bác sĩ cho hay, Phong cần phẫu thuật gấp. Tuy nhiên, khả năng phục hồi như bình thường là rất thấp, nói cách khác, Phong sẽ phải gánh chịu một số tổn thương về mặt trí não đến suốt đời.
Sau một đêm trắng, mẹ ả như già đi mươi tuổi. Mái tóc vừa chớm bạc của bà bạc hơn, khóe mắt hằn sâu những dấu vết âu lo. Bà vuốt tóc ả, nói bằng giọng nấc nghẹn, "Vũ, hôm trước mẹ có nhỡ miệng nói rằng, tại vì con mà Phong mới ra nông nỗi này, mẹ xin lỗi! Tất cả đều không phải là lỗi của con nên con đừng để tâm, nghe không?"
Ả lẳng lặng gật đầu. Mẹ ả dặn dò thêm vài câu rồi bươn bả quay lưng đi. Dẫu chẳng hỏi, mẹ ả cũng chẳng nói ra nhưng ả biết bà đi tìm Lợi - người bố sinh học của chị em ả. Và đó cũng là lần cuối bà còn có thể vuốt tóc ả. Chiều ấy, bà thất thần rời khỏi văn phòng sang trọng của người đã từng là chồng mình sau khi nhận được những câu lời phũ phàng rằng, "Cô không nuôi dạy được con, đó là lỗi của cô, đừng vác mặt đến làm phiền tôi. Tôi không ngu dại chi ra cả mớ tiền để cứu về một thằng con ngơ ngơ ngáo ngáo, có khi còn phải tốn thêm tiền trợ cấp đến lúc nó chết. Còn con Vũ, nó là con gái rồi cũng giống như cô nên tôi xem như nó đã chết từ lúc mới sinh ra." Nói xong, ông ta quẳng cho mẹ ả dăm tờ tiền, gọi thư ký vào đưa bà ra đến tận cửa lớn công ty như sợ bà sẽ làm loạn. Lúc băng ngang qua đường, bà bị một chiếc xe đâm phải. Dẫu lỗi là do bà sang đường không đúng vạch, khi đèn tín hiệu chưa bật xanh, tuy nhiên, sau khi hiểu ra hoàn cảnh tang thương của mẹ con ả cũng như không muốn kéo dài sự vụ nên chủ xe đã rất tử tế, chi trả toàn bộ chi phí mai táng và tặng ả một khoảng tiền không nhỏ mà chẳng hề để lại danh tính cụ thể. Người mà đến mãi về sau, ả vẫn chưa bao giờ dám quên ơn. Mạng sống của mẹ ả đáng giá bằng chi phí cuộc phẫu thuật của Phong!
Ôm hủ sành chứa nắm tro tàn mang hơi ấm của mẹ trên tay, ả đến tìm Lợi bởi ả biết mẹ vẫn xem ông ta là chồng, là bố của chị em ả. Nếu không, sao đến tận cùng những hơi thở tàn, bà vẫn dặn ả không được thù hận bố, đàn ông rong chơi đến lúc mỏi gối sẽ quay đầu nhìn lại, chỉ là bà không đủ phước phần chờ đến ngày ấy. Hay đúng hơn, ả đang cố bám víu vào hi vọng le lói rằng, ông ta sẽ niệm tình nghĩa một thời mà đến thăm Phong hoặc giả nói được vài lời phân ưu, nhằm ủi an vong hồn của người đàn bà hơn nửa đời bất hạnh, dẫu hành động ấy có là thương vay đi chăng nữa. Nhưng ông ta đã cướp mất chút tình thâm tận tuyệt trong tim ả, qua cái cười khẩy nửa vành môi khi trơ tráo kể lại những lời đã ném ra, trước lúc mẹ ả ra đi rồi thản nhiên đứng nhìn cô vợ trẻ của mình lên tiếng, "Xin lỗi cô, chúng tôi không quen biết bà Vũ Nguyệt Lan nào cả! Ông Nguyễn Công Lợi chỉ có một người vợ hợp pháp, đó là tôi - bà Lê Thị Kim Chi."
Ả không khóc, môi chỉ nở nụ cười man dại, bước thật từ tốn ra khỏi căn biệt thự nguy nga, nép mình bên dòng Sài Gòn êm đềm.
Phong đã tỉnh. Tất cả chỉ còn lại thân xác của cậu thiếu niên mười bốn tuổi ngày nào, bởi ánh mắt sáng ngời được thay bằng đôi mắt không tiêu cự, không hoài bão; đôi tay khòng khoèo, chẳng thể cầm nắm chắc chắn vật gì thế chỗ cho đôi tay cầm viết, đẩy xe giúp mẹ mang rau ra chợ mỗi sáng; trí não cậu chỉ như đứa bé lên ba, cười hềnh hệch khi được chơi đùa, được ăn, khóc la khi đói khi đau, thậm chí đến việc vệ sinh cá nhân cũng phải có người giúp. Những đứa trẻ lên ba khác rồi cũng sẽ trưởng thành nhưng em ả thì vĩnh viễn không. Cuộc phẫu thuật của Phong đã diễn ra muộn hơn hạn định cho phép đến năm hôm.
Ả dắt em về lại Tây Ninh. Không còn tiền thuê sạp ngoài chợ nên mỗi ngày, ả dùng cọng dây cao su buộc vào người Phong, đầu còn lại buộc vào tay mình rồi chị em rong rủi khắp nơi với gánh rau trên đôi vai gầy còm. Được gần nửa năm thì Phong ốm nặng bởi nắng mưa biên thùy và một quả thận còn lại hoạt động rất kém. Sau nhiều lần suy tính, thương em, ả tìm người mua chiếc màng sinh học mỏng manh của mình. Lần đầu tiên ấy, ả chẳng khóc, he hé mi mắt nhìn gã đàn ông đầu hói, đeo vàng khắp người đang hì hục bên trên. Nhẹ tênh!
Với số tiền ấy, ả dự định sẽ thuê lại sạp ngoài chợ, tiếp tục bán rau như mẹ, như bà ngoại nuôi ngày xưa nhưng tính đi tính lại vẫn chẳng ổn vì Phong thi thoảng lại lên cơn động kinh, bàng quang viêm nhiễm lúc càng nặng hơn. Ả lại dắt em về Sài Gòn, ả bán nốt đời mình để em có được cuộc sống tốt hơn. Cũng nhờ sự chỉ dẫn của mấy cô đồng nghiệp, ả đã tìm được trại trẻ mồ côi của các dì Phước mở ra, nơi đó luôn mở rộng vòng tay đón chào những phận đời như em trai ả. Đưa em đến đó, ả phát hiện ra rằng chẳng phải chỉ mỗi mình chị em ả là bất hạnh nhất cõi đời này, còn biết bao hoàn cảnh tương tự. Một khuôn viên vừa đủ rộng với hơn năm mươi đứa trẻ, từ mười lăm tuổi đến vài ngày tuổi, có bé linh lợi hoạt bát, có bé sẽ mãi mãi chẳng thể lớn lên, có bé khỏe mạnh bình thường, có bé cuộc sống chỉ đếm bằng ngày bằng tháng và sáu dì. Các dì vừa là mẹ, vừa là cô giáo, vừa là y tá kiêm người kiếm kế sinh nhai bằng việc trồng rau, nuôi gà nuôi lợn. Nguồn viện trợ có nhưng chẳng đủ, trong khi chi phí phát sinh lại quá lớn.
Ngày chào từ biệt các dì và Phong, ả tự hứa sẽ đều đặn đóng góp một khoảng nhất định mỗi tháng cho đến khi không còn khả năng, dẫu chẳng ai yêu cầu. Bỏ lại đứa em khờ, mảnh đất Sài Gòn hoa đèn chẳng dành cho một đứa con gái thiếu nhan sắc bán vốn tự có, ả quay về vùng biên giới xa xôi, ít cạnh tranh - nơi có mẹ, có ông ngoại, có bà ngoại nuôi để ả tựa vào mỗi khi rã rời xác thân. Ả đã khóc, dưới màn mưa tháng Mười nhòa đất trời!
"Cô có hận ông ta không?" Đó là câu đầu tiên chàng hỏi sau khi nghe được câu chuyện cuộc đời ả.
Ả lắc đầu chầm chậm, mắt nhìn mông lung vào màn đêm rồi thành thật đáp, "Dẫu chỉ là con tinh trùng không mong muốn thì con tinh trùng ấy vẫn là của ông ta nên tôi sẽ tha thứ một lần và chỉ một lần. Hơn nữa, đây cũng là di nguyện của mẹ tôi."
Thật lạ kỳ, sau ngần ấy tang thương, ả vẫn có thể bao dung đến nhường này hay sao? Chàng quả thật không hiểu. Là một người ngoài cuộc nhưng nghe qua câu chuyện, chàng còn bừng bừng cơn giận, quyết rằng ngay sau khi liên lạc lại với gia đình, ổn định những việc cần thiết xong sẽ không quên con người mang tên Nguyễn Công Lợi kia. Nhìn nụ cười thuần khiết nhưng bàng bạc nét buồn chớm nở trên môi ả, chàng nghe lòng thêm căm phẫn nên nghiến răng hỏi thêm, "Nếu được quyền, cô có muốn ông ta phải trả giá?"
Lại lắc đầu, ả tựa hẳn cằm vào hai đầu gối, giọng nửa hoài niệm nửa đắng cay, "Sau khi đưa Phong vào viện mồ côi, tôi trở về, chấp nhận mất một số tiền không nhỏ để đổi từ họ Nguyễn sang họ Vũ của mẹ. Ngày nhận được giấy tờ tùy thân mới, tôi gọi cho ông ta và báo tin, bố tôi đã chết, chết đêm qua. Nên tôi sẽ không bận tâm đến tất cả những gì thuộc về ông ta trong quá khứ nhưng ở tương lai, nếu ông ta tổn thương tôi - tôi nhất định sẽ ghi thù và buộc ông ta trả giá đắt nhất khi có thể." Ả dứt lời bằng chất giọng khản đặc, lạnh lẽo mà bi ai cùng cực.
*****
"Vũ của tôi, chúng ta hãy tin lời mẹ một lần nhé em? Nếu mẹ đã từng hi vọng ông ta sẽ quay đầu nhìn lại thì hôm nay, tôi muốn cho ông ta một cơ hội. Em ngủ quá lâu rồi và tôi không thể cứ ngồi yên thế này thêm nữa. Nếu chẳng thể tha thứ cho ông ta, em không nhất thiết phải tha thứ, chỉ cần em tỉnh lại, được không em?" Âm giọng chàng trầm ấm, thủ thỉ vào tai người những câu lời như van nài, khi đôi tay chàng đang cẩn trọng thay đổi vị trí nằm, thoa thuốc và nắn bóp khắp cơ thể người, giúp máu có thể lưu thông tốt hơn. Đối với chàng, công việc này đã gắn liền vào nhịp sống mỗi ngày, là thời gian chàng ở cạnh người, chạm vào người và người thực sự thuộc về chàng. Một mối quan hệ hôn nhân được duy trì qua những lời tâm sự độc thoại!
Chàng lưu luyến đưa mắt nhìn người thêm đôi giây trước khi khép cửa. Bước ra phòng ngoài, chàng tìm gặp ông Đa và lập tức lên tiếng. Giọng chàng trầm nhưng chẳng còn ấm, "Ngày xưa bác làm việc với bố tôi, ắt hẳn đã gặp gỡ không ít đối tác trong ngành hàng hải nên tôi muốn bác tìm giúp thông tin chi tiết về một người. Ông ta tên Nguyễn Công Lợi, tổng giám đốc công ty vận tải Công Thành, trụ sở chính tại Sài Gòn - Việt Nam và một vài văn phòng đại diện tại các nước Đông Nam Á."
"Loi Nguyen Cong..." Ông Đa thầm liên tưởng đến một người rồi cẩn trọng hỏi lại, "Thưa, ông ta độ khoảng sáu mươi tuổi, dáng người tầm tầm, vợ là người phụ nữ rất khéo giao tiếp và họ có hai con, một trai một gái?"
Nhân dạng ông Đa vừa nhắc đến chính là người chàng đang nói đến, không thể sai! Sau ngày người rời xa, chàng đã về lại trại cô nhi ngày trước Phong ở, đến tận bệnh viện Phong thường khám, rủi rong khắp Tây Ninh, Sài Gòn lên tận Đà Lạt vẫn bặt tin nhau. Người như tan loãng vào hư vô nên chàng đã dăm lần nhờ thám tử tư theo dõi người mang tên Nguyễn Công Lợi kia, dẫu tin chắc người sẽ chẳng bao giờ tìm đến ông ta. Lần này, chàng hoàn toàn có thể nhờ đến thám tử tư nhưng vì những lí do khác, chàng muốn ông Đa là người thi hành. Toan tính hồi lâu, chàng khẽ gật đầu, "Không nhiều doanh nhân thành đạt trong giới hàng hải mang tên này nên ắt hẳn là vậy. Tôi cần tất cả thông tin về ông ta và những người thân bên cạnh ông ta. Đừng bỏ sót chi tiết nào, nhờ bác!"
Ông Đa ý nhị quan sát nét mặt lặng như mặt nước hồ thu của chàng. Cảm giác rờn rợn bỗng chạy dọc sóng lưng bởi ông tin chắc, trước bão trời thường rất yên và cậu chủ của ông sẽ không chỉ là bão. Từ nhiều năm trước, công ty Công Thành được xem như là đối tác tin cậy với một vài công ty con, trực thuộc Chử Gia; giao hảo giữa đôi bên khá tốt. Lợi tuy là loại người háo danh, tham tiền nhưng luôn khôn khéo, biết nhìn trước ngó sau, chưa từng khiến ông Chử phải thất vọng. Vậy rốt cuộc mối liên quan giữa cậu chủ nhà ông và Lợi là gì? Với trách nhiệm một quản gia, ông thấy mình cần phải làm rõ nên mạnh dạn lên tiếng, "Thưa! Chẳng dám giấu gì cậu, Công Thành là đối tác lớn của STC - một trong những công ty con thuộc gia đình ta nên tôi bạo gan muốn hỏi, nên tìm hiểu về Nguyễn Công Lợi với tư cách như thế nào cho phù hợp."
"Là bạn hay là thù vẫn chưa nói trước được! Vì thế, bác chưa cần bận tâm đến động cơ của tôi là gì. Tôi cần kết quả sớm, trước khi lên đường sang Milan." Chàng hướng mắt đến ông Đa, trao cho ông ánh nhìn nửa tin tưởng nửa quyền lệnh. Nói đoạn, chàng hạ giọng thấp xuống hơn đôi phần, "Hình như, từ Tết năm trước đến nay, bác vẫn chưa có được kỳ nghỉ phép đúng nghĩa nào. Bác hãy nghĩ xem bản thân muốn đi đâu hoặc làm gì, tôi sẽ sắp xếp sau khi từ Milan trở về." Theo thông lệ, mỗi năm ông Đa đều có bốn tuần nghỉ phép thực sự, nghĩa là buông bỏ tất cả công sự, tự do làm những bản thân muốn nhưng lịch trình của chàng dày đặc, cần ông hỗ trợ không ít việc, sau đó lại thêm chuyện của người nên ông đành chịu thiệt thòi.
"Thưa, tôi chỉ cần về Singapore viếng mộ bà cụ thân sinh rồi ghé qua nhà dăm hôm là đủ, khi nào thuận tiện, tôi sẽ đi. Xin cậu đừng bận tâm!" Chữ "nhà" được ông nhắc đến với vẻ trịnh trọng hết mực dẫu ai cũng hiểu, ngôi nhà kia chính là Chử gia bởi quê gốc ông ở Bắc Triều Tiên nhưng vì nhiều nguồn cơn biến loạn, quê chỉ tồn tại qua những hồi ức kém vui. Ông càng không muốn xa chàng trong hoàn cảnh này, khi người phụ nữ trong nhà có mà như không có, trăm công nghìn việc đều do chàng đưa vai gánh.
Chàng xua tay, âm giọng thân thiết hơn, "Không được, việc nào ra việc nấy. Nhẽ ra, trong thời gian chúng ta sang Milan, bác có thể thu xếp thời gian để thưởng ngoạn nhiều nơi nhưng tôi lại không an tâm để cô ấy ở nhà với người ngoài. Thế nên khi tôi về, bác cần phải được nghỉ ngơi."
"Thưa vâng!" Ông Đa khe khẽ cười, giọng nói cũng vui hơn, "Nếu không còn việc gì, tôi xin phép ra ngoài để cậu nghỉ ngơi." Vẫn như bao lần trước, ông chờ chàng gật đầu liền lễ độ rời đi.
Giữa đêm muộn, chàng phóng cọ, hoàn thành bức tranh thứ tư trong bộ sưu tập gửi đến triển lãm Milan. Vẫn là chủ đề nữ giới nhưng không phải là người, là mẹ chàng. Những cánh hoa Diên Vĩ mang nắng rực rỡ trải dài trên nền lụa trắng thay tuyết tháng Hai, ẩn hiện hình ảnh người mẹ ôm trọn đứa con bé bỏng trong vòng tay ấm áp của bà. Dù theo cách khác biệt, mẹ vẫn luôn yêu thương, bảo vệ chàng và thật hạnh phúc, chàng còn có mẹ trong cuộc đời này.
Chỉnh sửa lần cuối: