Mưa bay trong đời - Dừng - U Huyễn.

Triêu Nhan

Gà BT
Tham gia
7/7/14
Bài viết
1.267
Gạo
100,0
U cũng muốn ngắt lắm nhưng không biết phải ngắt ở đoạn nào cho thích hợp nhất. Mà lý do vì sao thì em hiểu rồi đó. Nói chung là U sắp loạn não vì "Mưa bay..." rồi. :confused:
Ai bảo U đào lắm hố quá làm chi, U qua viết Mùa Hạ cho con khỏi hóng đi U 8->.
 

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
U cũng muốn ngắt lắm nhưng không biết phải ngắt ở đoạn nào cho thích hợp nhất. Mà lý do vì sao thì em hiểu rồi đó. Nói chung là U sắp loạn não vì "Mưa bay..." rồi. :confused:
Em cũng tìm chỗ để ngắt thử mà không được U. Nhưng chỗ có thể ngắt đều có từ thay thế mất rồi. Nếu dùng thêm dấu câu nữa thì vô duyên. Nói chung đọc chương này phải chuẩn bị hơi cho dài dài, ha ha:D.
 

U Huyễn

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
11/4/14
Bài viết
909
Gạo
900,0
Ai bảo U đào lắm hố quá làm chi, U qua viết Mùa Hạ cho con khỏi hóng đi U 8->.

Mùa Hạ thì con cứ ở dưới hố chơi với kiến đi nhé Quăn. U xong hố này, còn phải mua siêu xe với Iphone cho các trai bên Xúc Xắc xong rồi lấp nốt mùa Đông mới đến bé Hạ nhà con.

P/s: Nếu con ngoan thì U sẽ lấp hố kéo con lên, không thì U cũng lấp nhưng vùi luôn Quăn dưới hố với kiến.

Du Ca, coi như luyện giọng vậy. Há há...
 

Triêu Nhan

Gà BT
Tham gia
7/7/14
Bài viết
1.267
Gạo
100,0
Mùa Hạ thì con cứ ở dưới hố chơi với kiến đi nhé Quăn. U xong hố này, còn phải mua siêu xe với Iphone cho các trai bên Xúc Xắc xong rồi lấp nốt mùa Đông mới đến bé Hạ nhà con.

P/s: Nếu con ngoan thì U sẽ lấp hố kéo con lên, không thì U cũng lấp nhưng vùi luôn Quăn dưới hố với kiến.

Du Ca, coi như luyện giọng vậy. Há há...
Ớ, sao U tàn nhẫn thế ToT .
Con ngoan mà U?
 

Kem Dâu

...Cô hàng xóm...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
11/7/14
Bài viết
1.290
Gạo
0,0
Tranh thủ com-men luôn xí. Cái a vờ tờ của U nhìn biến thái quá đê. Mà mùa đông rồi U mặc thêm áo vào cho em nó chớ, để thế này lạnh chết... :D
Ca quên cái tên truyện . Đợt trước nó tên Loãng.
Em có tí ý kiến là câu văn trkng chương 7 này hơi dài quá U. Nhiều khi đọc bị hụt hơi dù có vài từ để ngắt nhịp.8->
Ca lâu lắm mới vào box Truyện dài chơi mà Ca làm em... nhức mắt với ngứa tay quá!@-)@-)@-)
 

U Huyễn

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
11/4/14
Bài viết
909
Gạo
900,0
8.

"Ngày mới an bình, Vũ của tôi!" Chàng hấp háy mắt, đón chào những hạt nắng nhạt màu ban mai len lỏi qua tấm rèm cửa sổ. Cách chàng khoảng tay với, người vẫn đang say cơn miên viễn trong chiếc váy lụa dài trắng tinh có diềm quanh cổ. Nổi bật trên nền khăn rải xanh ngọc, người tựa như đóa lan gầy kiêu kỳ khiến chàng chưa từng thôi đắm say. Hình như đã thật lâu rồi, chàng mới có được giấc ngủ tròn đầy chẳng mộng mị trằn trọc như đêm qua.

Chàng khoan khoái vươn vai, vùng cơ bụng dẻo dai uốn lượn chạy dọc theo hai bên hông kéo dài đến tận bờ vai trần rắn chắc dù thân hình chàng trông có phần hơi cao gầy với trang phục thường nhật. Khoác thêm chiếc áo choàng dài bên ngoài và âu yếm trao người nụ hôn đầu ngày, trước khi chăm chú dõi theo những thông số trên màn hình theo dõi, mắt chàng lướt chậm trên những con số cùng nét mặt yên ổn. "Hôm nay em thật đẹp," chàng dùng phần thịt mềm mại của mu bàn tay lướt nhẹ theo khuôn mặt thanh trầm của người, mắt chàng ánh lên nét cười nhè nhẹ, "mười phút em nhé, tôi sẽ quay lại ngay."

Sáng nay, ngày đầu tiên chàng bắt đầu lại cuộc sống có gia đình, có một người để chăm nom sau năm năm dài quá vãng. Ngày xưa, chàng vẫn luôn thức giấc sớm nhất vào mỗi buổi sớm tinh mơ, nhẹ nhàng rời khỏi giường, kéo chăn đắp ấm lại cho người rồi ra sân chung của dãy trọ tập vài động tác thể dục và đánh thức người khi bữa sáng sẵn sàng. Khi ấy, cả hai lâm vào cảnh thiếu trước hụt sau triền miên nên bữa sáng thường chỉ là ít cháo nấu từ cơm nguội hôm trước hoặc bát mì ăn liền. Nhưng người đã cười tít mắt, phô hai chiếc răng thỏ đáng yêu khi nũng nịu vùi khuôn mặt còn ngái ngủ vào ngực chàng mà rằng, "Triết của em đảm đang nhất nhà! Nhỡ mai này... vẫn còn sống chung, dù điều kiện có tốt hơn thì em vẫn muốn ăn bữa sáng do chính tay anh nấu." Với quần jean bạc màu, áo sơ-mi trắng, chàng rời khỏi phòng, nụ cười le lói cũng tắt lịm trên môi khi nhớ về ngày tháng cũ.

"Bác Đa!" Giọng chàng rền vang, vọng xuống từ sảnh thông tầng lửng. Bóng ông Đa lập tức xuất hiện cùng hai phụ nữ Á Đông vận đồng phục màu trắng, một trạc tuổi năm mươi, người còn lại khá trẻ. Chàng lạnh nhạt đưa mắt nhìn, "Bác đưa cả hai lên phòng tôi!"

Hai phụ nữ nhanh nhẹn di chuyển theo sau ông Đa. Họ là bác sĩ và y tá gia đình chuyên nghiệp do chính ông Keaser giới thiệu. Người nữ trung niên tên Hân, có thâm niên chăm sóc bệnh nhân hôn mê sâu đã hơn hai mươi năm; Thu là tên của cô gái trẻ hơn, học trò cưng của ông Keaser.

"Bệnh án của vợ tôi, có lẽ hai cô đây đều đã nắm rõ nên tôi sẽ không nói thêm. Từ nay, nhờ hai cô dốc sức chăm sóc cô ấy cùng tôi. Ngoài những trường hợp đột xuất, hai cô chỉ cần ghé qua nhà tôi hai lần mỗi ngày nhưng vì đề phòng những lây nhiễm không mong muốn, tôi muốn hai cô trở thành bác sĩ và y tá riêng cho gia đình tôi. Không hiểu ý hai cô thế nào?" Chàng vừa dẫn họ vào phòng người, vừa thẳng thắn đưa ra ý kiến của mình với tư thái gần như áp đặt.

Bà Hân đưa mắt hội ý cùng Thu. Thu gật đầu và hướng mắt nhìn chàng, "Tất nhiên là chúng tôi có thể nhưng theo lời thầy Keaser cho hay, tình trạng hiện nay của bà nhà là khá ổn định nên ông không nhất thiết phải cần một bác sĩ riêng, phần nào sẽ tránh được những chi phí phát sinh."

Chàng đưa tay tỏ ý đã hiểu, "Như đã nói, tôi tất nhiên không nghi ngờ y đức của hai cô nhưng chỉ muốn giảm thiểu thấp nhất mọi rủi ro có thể ảnh hướng đến sức khỏe vợ tôi. Về mặt thù lao, tôi sẽ chi trả xứng đáng."

Ba người bàn bạc thêm vài vấn đề cần thống nhất khác khi Thu và bà Hân xem xét lần nữa bệnh án của người. Chàng tỏ ý hài lòng, hướng tay về phía ông Đa, "Đây là bác Đa, quản gia của nhà chúng tôi. Hai cô có thể liên lạc với bác ấy để ký hết hợp đồng và cách thức nhận lương hoặc cần hỗ trợ gì khác. Thêm nữa, vì vợ tôi là người Việt nên tôi muốn hai cô chỉ trao đổi bằng tiếng Việt khi chăm sóc cô ấy."

Hai người họ, ông Đa đồng loạt đều tỏ thái độ khó hiểu trước quy định kia của chàng. Vấn đề này, ông Keaser cũng từng đặt câu hỏi khi chàng khăng khăng muốn tìm nữ bác sĩ, y tá gốc Việt, có khả năng nói tiếng Việt tốt và nhận được câu trả lời rằng, "Tôi muốn khơi gợi tiềm thức của Vũ bằng mọi cách thức, kể cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất. Là người con rất yêu mẹ, biết đâu khi nghe được tiếng Việt qua những giọng nữ sẽ khiến ý chí sinh tồn của cô ấy thêm mãnh liệt."

Sau khi tiến hành những công việc cần thiết, bà Hân và Thu đã ra về. Căn phòng lại là của riêng chàng cùng người. Ban đầu, khi tiến hành ghép phòng ngủ vào không gian phòng làm việc, chàng cũng hiểu được những bất tiện khi ai đó không thân thiết xâm phạm khoảng cách cá nhân nhưng cuối cùng, vì người, vì những khoảnh khắc trân quý bên người, chàng đã tự khắc phục dẫu phần nào chưa thể thích nghi. Chàng vuốt thẳng lại nếp váy cho người rồi thầm thì dịu dàng, "Hôm nay tôi phải giải quyết khá nhiều việc nên sẽ không có nhiều thời gian cạnh bên em. Xin lỗi em, Vũ của tôi! Quãng đường phía trước của chúng ta còn rất dài, tôi muốn yêu chiều em như một bà hoàng thực thụ sau giấc ngủ dài này nên tôi cần phải nỗ lực hơn vạn lần. Em hiểu mà, đúng không em?" Dù chẳng nỡ rời xa, chàng vẫn lướt nụ hôn dài mang tràn ngập vị ngọt qua môi người và dứt khoát đứng lên. Điều chỉnh lại thông số của hệ thống thanh lọc không khí lần nữa, chàng khép kín cửa, bước ra phòng ngoài.

Suốt năm năm đằng đẵng đã qua, bất kể nắng mưa hay bận rộn đến đâu thì mỗi sáng chàng luôn tự tay chuẩn bị hai phần điểm tâm nhỏ rồi lặng lẽ ăn thay cả phần người vắng mặt. Hôm nay cũng không là ngoại lệ, đặt hai chiếc đĩa chứa khẩu phần giống nhau bao gồm thịt gà, cá, một ít rau trộn và bánh mì nâu cùng hai cốc nước ép lên bàn, chàng vừa ngồi vào ghế vừa nhanh tay thao tác khởi động hệ thống camera trực tuyến từ phòng ngủ nối vào máy tính bảng. Trên màn hình, người vẫn đang khép mi hững hờ, bỏ mặc riêng chàng giữa bàn ăn rộng lớn.

Chàng đặt chiếc cốc nước ép rỗng thứ hai xuống bàn, chăm chú quan sát người thêm lần nữa trước khi tạm đóng cửa sổ hình ảnh để thay bằng hộp thư điện tử. Gần một trăm thư gửi đến, hầu hết đều xuất phát từ các nhà đầu tư hội họa hoặc điện ảnh. Lướt mắt nhanh qua và ngón tay chàng dừng lại nơi tiêu đề "Con trai!". Bức thư chỉ vỏn vẹn dăm dòng ngắn ngủi viết rằng, "... ta đã nghe bố con nói qua về quyết định của con. Thôi thì kẻ làm mẹ như ta cũng chẳng có quyền sống hộ đời con mình nên nếu con cho rằng đó là điều con cần và muốn thì hãy đi đến tận cùng. Thật tâm, ta chẳng hài lòng, chắc con hiểu vì sao tuy nhiên ta mãi mãi là mẹ của con. Hãy luôn nhớ điều này con trai của ta ạ! Tái bút: Nếu con có vô tình nhận được món quà từ ai đó, đừng truy cứu và cứ mặc nhiên nhận lấy." Chàng đọc đi đọc lại những dòng thư ấy dăm lần để rồi bật cười bằng ánh mắt.

Hình như kể từ ngày chàng tìm lại được Vũ đến nay, đều đặn mỗi tuần đều nhận được một bức thư ngắn với tiêu đề "Con trai!" tương tự. Ngày trước, những tưởng bố chàng sẽ là người phản ứng kịch liệt nhất khi hay biết mối gắn kết sâu sắc giữa chàng và người. Nhưng ngược lại, mẹ chàng lại là người gay gắt hơn cả, không ít lần đôi bên tranh cãi kịch liệt, thậm chí tránh mặt nhau cả khoảng thời gian khá dài sau lần bà ghé thăm người nhân dịp chàng vắng nhà. Buổi gặp gỡ ấy, câu lời của bà rất dịu nhẹ, rất chân tình mà sao đớn đau, nguyên nhân cũng như bao bà mẹ thuộc giới thượng lưu khác - môn đăng hộ đối; khác chăng, bà chẳng ngại gia cảnh hay sự chênh lệch về nhận thức mà chỉ xoáy vào quá khứ chẳng mấy vẹn toàn của người. Chàng hoàn toàn cảm thông cho nỗi lòng người mẹ xót con, tuy nhiên tình yêu vốn chẳng có quá khứ hay đúng sai và một khi tình yêu ấy biến thân thành sự ám ảnh nơi chàng thì chẳng ai đủ sức đổi thay. Hố sâu ngăn cách tình thân lại càng nhân lên gấp bội, từ sau ngày người quyết định rời xa chàng. Chàng điên cuồng vẽ, điên cuồng viết để cõi lòng thêm rỗng không, hơi ấm gia đình hóa thành điều gì đó xa vợi. Một gia đình ba người, ba cuộc đời, ba nơi đi về.

Giấu lại nụ cười hiền hòa vào sau vẻ mặt dửng dưng vốn có, chàng đứng lên và ra hiệu cho ông Đa vẫn đang đứng gần đó lên phòng sách cùng mình. Có lẽ chàng chưa bao giờ tự nhận mình là nghệ sĩ chân chính bởi lịch trình mỗi ngày dường như đều theo một quỹ đạo nhất định. Mỗi sáng thức giấc lúc bảy giờ sáng, tự nấu điểm tâm, xem thư, giải quyết các công việc còn tồn đọng hoặc ra ngoài gặp gỡ vị khách nào đó rồi dành một đến hai giờ đồng hồ cho việc luyện tập thể thao. Sau bữa trưa vào đúng mười ba giờ, chàng buông trôi trí não theo cọ, màu, câu chữ bay bổng và khi đêm buông sẽ mang theo nỗi nhớ về người. Ngày lại qua ngày cho đến hôm nay, chàng biết bản thân sẽ phải điều chỉnh lại nhịp sống bởi chàng đã thôi độc thân lần nữa.

Dẫu bên trong căn phòng nơi người đang tịnh dưỡng đã được thiết kế cách âm tuyệt đối nhưng chàng vẫn nhẹ nhàng khép cửa lớn bên ngoài. Tay chàng chỉ về hướng bàn làm việc, ý chừng bảo ông Đa chờ khi chân chàng đang di chuyển về phía cánh cửa nhỏ bên tay trái. Qua khe hẹp chỉ đủ tầm nhìn bao quát, chàng dịu dàng gửi ánh mắt đến người trước khi quay về bàn. Đẩy một tập hồ sơ đến trước mặt ông Đa, chàng nói "Tôi đã xem thư mời tham gia buổi triển lãm tranh tại Milan vào trung tuần tháng Năm, các điều khoản của nhà tổ chức đưa ra khá tốt chỉ ngoại trừ lịch trình tương tác với giới truyền thông quá dài. Bác hãy thương thuyết lại cùng họ! Thêm nữa, hội thảo giữa các nhà văn trẻ vào cuối tháng này, có thể tôi sẽ không tham gia."

"Thưa, về triển lãm Milan, cậu muốn từ chối hẳn hay chỉ rút ngắn thời gian? Bên tổ chức muốn cậu gửi năm bức tranh trước hạn cuối là tháng Ba, cậu đã dự định sẽ chọn bức nào, xin cho tôi biết để còn thu xếp. Còn về hội thảo văn học, theo thiển ý của tôi là cậu nên xén chút thời gian để tham gia, điều ấy hoàn toàn có lợi cho sự nghiệp văn chương mai này." Ông Đa điềm đạm đáp lời chàng trong tư thế nhất nhất lễ độ xưa nay vốn đã.

"Tôi sẽ không thể xa nhà quá dài ngày nhưng rất khó lòng tránh mặt truyền thông hoàn toàn nên bác chỉ cần rút ngắn tối đa thời gian cho những cuộc họp báo tẻ nhạt ấy. Và chính vì năm bức tranh cho triển lãm tại Milan mà tôi cho rằng mình không còn thời gian sang New York tham gia hội thảo kia."

Ông Đa đưa ánh nhìn dò xét kín đáo dẫu âm giọng vẫn đều đều, "Thưa, ý cậu là sẽ dùng thời gian hơn một tháng để hoàn thành cả năm bức tranh?"

Chàng thản nhiên im lặng như thể chuyện ấy vốn dĩ phải diễn ra, cũng là cách kết thúc vấn đề cần bàn luận. Một tập hồ sơ khác được đẩy về phía ông Đa, chàng nhẹ giọng hơn, "Đây là hợp đồng ủy quyền đầu tư mới vừa được tôi ký kết với quỹ tín dụng HSS, sau này phiền bác lưu ý giúp. Tương lai, tôi sẽ còn bận rộn hơn nên nếu lượng công việc quá nhiều, bác hãy lên tiếng để tôi có hướng thu xếp."

"Cậu cho rằng tôi chưa tròn chức trách?" Ông Đa tỏ ý không vui trước câu đề nghị của chàng. Lần đầu tiên ông hơi cao giọng và quên câu "thưa" thường trực trong mỗi câu nói.

Chàng lắc đầu, ôn tồn nhìn ông Đa bằng ánh mắt có chút thân thiết, "Tôi chưa từng có ý nghĩ ấy! Chỉ là ngại bác căng thẳng hoặc mệt mỏi, tôi sẽ còn bận rộn hơn nếu thiếu sự hổ trợ của bác."

Nụ cười ẩn hiện sau nét mặt luôn nghiêm túc của ông Đa. "Thưa, tôi vẫn còn đủ sức đảm nhiệm chức trách của mình, mong cậu đừng bận tâm." Sẵn tiện, ông không quên bày tỏ suy nghĩ có phần cá nhân của mình,"Cậu dù còn trẻ nhưng cũng nên giữ gìn sức khỏe, một tháng với năm bức tranh, tôi e là hơi quá sức."

Lần này nụ cười nhẹ đã thực sự hiện lên nét mặt trầm ổn thường trực, chàng hơi tựa cằm vào bàn tay chống lên mặt bàn dù âm giọng không mấy thay đổi, "Tôi không nói mình sẽ hoàn thành cả năm bức tranh trong vòng một tháng sắp tới bởi hiện tại đã có một bức hoàn chỉnh, bức thứ hai chỉ cần chỉnh sửa thêm đôi nét."

"Thưa, cậu muốn triển lãm riêng lẻ từng bức trong một bộ tranh nào đó?" Ông Đa lấy làm ngạc nhiên lắm bởi chàng chưa từng công khai tất cả các bộ tranh của mình nhưng ông hiểu chàng không có thói quen vẽ tranh không theo chủ đề, mỗi chủ đề thường có trên hai bức và luôn được triển lãm đồng bộ.

Chàng lắc đầu, "Tuyệt đối không! Hai bức này tôi vừa vẽ vào đêm qua, cùng chủ đề với bộ tranh gửi đến triển lãm lần này." Nói đoạn, chàng hướng mắt về căn phòng có bức tường màu xanh tím cách đó chừng mươi bước chân. Đêm đầu tiên người về lại nhà, chàng dùng ba giờ để vẽ nên hai bức tranh trên nền lụa thô bằng tất cả cảm hứng dành riêng cho người.

Chừng ba mươi phút sau, những công việc cần giải quyết đã được chàng thu xếp ổn thỏa phần nào, ông Đa cũng cáo lui. Ra đến cửa, ông khẽ hướng ánh mắt ẩn ý về căn phòng nhỏ phía trái trước khi dừng bước, cất lời thăm dò khép nép, "Thưa, nếu cậu có việc phải rời nhà qua đêm thì mọi việc vẫn như thường nhật hay...?"

Vốn khá tinh tế nên chàng lập tức hiểu ẩn ý còn lại trong câu hỏi kia. Có lẽ ông Đa vốn tính trời sinh là cẩn trọng nên lo ngại bản thân ông không thể quản tốt tài sản trong thư phòng khi bà Hân và bác sĩ Thu mỗi ngày đều ra vào nơi này. Rời tay khỏi bàn phím máy tính, chàng hơi ưỡn ngực khiến tư thế ngồi có phần nghiêm nghị hơn và cất giọng nói chậm, nhấn mạnh từng âm tiết, "Từ nay, hãy gọi cô ấy là Mợ! Nếu tôi rời nhà dài ngày, cửa chính phía sau lưng ông được khóa lại, ông giữ chìa khóa cửa phụ và chịu trách nhiệm đóng mở cho hai người kia. Những vấn đề khác như chăm sóc, quan sát, điều chỉnh hệ thống máy,... tôi sẽ nói khi cần."

"Thưa vâng! Tôi xin phép." Ông Đa chờ chàng gật đầu rồi lẳng lặng rời khỏi. Vừa bước đi, ông vừa miên man nghĩ, càng nghĩ lại càng khâm phục cách xử lý công việc lẫn cuộc sống rất bài bản của chàng. Ngay từ việc bài trí hệ thống cửa, chàng cũng đã tính toán không ít. Phòng ngủ có hai cửa, một thông vào thư phòng, cửa còn lại dẫn ra hành lang bên ngoài để khi chàng ở nhà, căn phòng sẽ thành một thể thống nhất và khi chàng vắng mặt, thư phòng trở thành căn hầm khóa kín tuyệt mật. Hệ thống ghi hình an ninh được lắp đặt hầu khắp nhà, ngoại trừ thư phòng của chàng cũng như phòng riêng dành cho gia nhân. Biết chàng coi trọng người phụ nữ bên trong kia đến nhường nào nên ông tự răn bản thân phải luôn ra sức để ý trước sau, thành toàn mọi việc trong nhà thay cả vị trí của một mợ chủ.

Ông Đa đi khỏi được chập lát, chàng cũng tạm gác lại công việc trong buổi sáng để ở cùng người. Cứ ba tiếng đến bốn tiếng một lần, chàng sẽ thay đổi tư thế nằm, thoa thuốc kháng khuẩn nhằm tránh những viêm nhiễm có thể xảy ra cho người và kiểm tra lại các thông số. Hoàn thành xong những việc ấy, chàng ngồi xuống ghế bành cạnh giường, vừa nhẹ nhàng xoa nắn cánh tay của người vừa thì thầm chuyện trò. Chàng nhắc về ngày tháng cũ bằng âm giọng dịu dàng tựa dòng suối chảy róc rách, lúc lại như đang trách yêu người. Cứ thế, chàng lần lượt xoa nắn cánh tay còn lại, hai chân và toàn thân người, cử chỉ vẫn hết mực yêu thương trong ánh mắt biết cười biết đớn đau mà chẳng ai bên ngoài căn phòng này có thể bắt gặp.

"Vũ, em thật nhẫn tâm!" Chàng trượt dài môi hôn bi thương lên trán, lên môi, lên tay người. Bên ngoài khung cửa sổ, nắng sao nhạt nhòa đến thế...
 
Chỉnh sửa lần cuối:

U Huyễn

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
11/4/14
Bài viết
909
Gạo
900,0
9.

"Ngày 2 tháng 8...
Mưa rả rích từ đêm trước đến tận chiều rồi bỗng nặng hạt hơn vào khoảnh khắc mình gặp Triết.

Dưới làn mưa, Triết gợi nhớ thật nhiều đến Phong. Thằng bé cũng cao gầy và ánh mắt ngời sáng như Triết.

Nếu chẳng có tai nạn năm ấy hoặc giả ông ta còn chút tình thâm thì biết đâu thằng bé đã vào năm nhất. Tuy nhiên, "nếu như" hay "biết đâu" chẳng miễn phí giữa cuộc đời này..."

Chiều, ả bó gối nhìn mưa qua song cửa sổ bằng sắt xù xì gỉ sét, bong tróc sơn. Vài giọt hắt vào làn da tai tái trên gương mặt dài hơi góc cạnh của ả. Quẳng chiếc nhíp tỉa lông mày xuống giường, ả lẩm bẩm "Mưa gió thế này thì ma cũng chẳng buồn ra khỏi mộ, huống gì đàn ông." Liên tục cả tuần nay, cứ hễ đêm đến là mưa cũng đến, trong túi ả chỉ còn non trăm nghìn trong khi hạn định hằng tháng đang đến gần.

Ả lười nhát lục tìm trong túi áo khoác treo trên tường, lấy ra điếu thuốc lá cong vênh rồi hững hờ châm lửa. Mùi thuốc lá hăng hắc trộn lẫn vào mùi ngai ngái của không khí ẩm thấp trong căn phòng trọ bé xíu, chưa đến mười mét vuông bao gồm cả khu công trình phụ. Ngay cạnh cửa ra vào, ả kê chiếc giường đơn cùng chiếc bàn sứt mẻ tứ tung nhặt về từ bãi rác gần nhà, cuối giường là chiếc tủ be bé. Bên kia khoảng trống gần nhà vệ sinh, ả đặt kệ bếp với chiếc bếp ga đơn, dăm cái bát đĩa. Đấy, giang sơn của ả chỉ gói gọn bấy nhiêu, cũ kĩ nhưng sạch sẽ ngăn nắp. Ả nhả khói, hết nhìn mưa lại nhìn quanh quẩn căn phòng dẫu lòng cồn cào không yên.

Sáu giờ chiều, ả lần lựa mãi rồi cũng quyết định đi làm. Chải lại mớ tóc nhạt màu bẩm sinh, búi lên cao để lộ chiếc cổ cao, ả tô son hồng đậm, dặm phấn má trước khi thay bộ đồ vải giản dị thường mặc ở nhà bằng chiếc váy ống ngắn trên gối, nền đen hoa đỏ. Ả mặc thêm chiếc quần tất bên trong váy, khoác chiếc áo ấm bên ngoài và không quên đặt đôi giày cao chênh vênh vào túi bóng để mang theo. Kéo mũ áo trùm qua đầu, ả bước nhanh qua hành lang bì bõm nước của dãy trọ. Ngoài đường, đèn đóm giăng giăng.

"Ê Gái, mưa vầy cũng ra đứng hả?" Gã đàn ông thấp người đang ngồi vắt vẻo trên chiếc xe máy dán đề-can đủ màu vừa hất hàm hỏi vừa chìa bàn tay ám vàng khói thuốc lá về phía ả.

Ả phẩy tay, trừng mắt nhìn gã kia với vẻ nửa đùa nửa thật, "Cả tuần nay có mấy mống đâu mà ngửa tay mượn tiền, ông định ăn luôn xương hả?"

"Má, con xin điếu thuốc thôi má." Nói đoạn, gã đàn ông ngoác miệng ngáp dài, "Tao định ra kiếm vài cuốc xe đỡ vã mà còn ngáp ruồi trưa giờ, huống gì tụi đàn ông đi chơi đĩ."

Đưa cho gã kia một điếu thuốc, ả cũng gắn một điếu khác lên môi. Giọng ả sệt vị cay của khói, "Cầu may, ở nhà cũng vậy!" Nói xong, ả tựa vào đầu xe gã kia rồi thản nhiên cởi quần tất, đi đôi giày cao gót vào chân, xếp gọn chiếc quần tất cùng đôi giày bệt vào túi và treo lên góc khuất dưới nhánh cây gần đó.

Gã đàn ông dường đã quen thuộc với tất cả các hành động đều đặn lặp đi lặp lại, từ ngày này qua ngày khác suốt ba năm qua của ả nên cũng chẳng buồn nhìn hay thắc mắc thêm, chỉ chán nản đưa đôi mắt đục ngầu quan sát đoạn đường ướt mưa vắng bóng người qua lại trước mặt. Điếu thuốc trên tay tàn đến gần đót, gã vẫn tiếc nuối hít hơi dài cuối cùng trước khi búng tàn bay vút lên không trung. Cứ ngồi như thế hồi lâu, gã bắt đầu vặn vẹo thân hình, ngáp dài đến chảy cả nước mắt rồi nói to, "Mẹ cái ông trời, mưa chó gì mà mưa miết, làm hại tao bị cha Đại lùng mấy bữa nay."

Cách đó chừng hai thân cây, đôi môi tô son đậm màu của ả nhếch lên thành đường cong mệt mỏi. Mưa vẫn bay bay, dòng đời vẫn trôi, ả đứng đây - dưới ánh đèn vàng nhạt nhòa, chờ đợi điều gì chẳng rõ nơi tương lai nhưng chỉ biết hiện tại ả đang cần tiền, rất cần. Mặc kệ mấy lời lải nhải từ gã đàn ông kia, ả đảo mắt liên tục. Hễ thấy đàn ông đi một mình, ả lập tức uốn éo thân hình, vẫy tay chào mời trong ánh mắt lúng liếng gợi tình."Một... hai... ba... bốn... năm... sáu," ả nhẩm đếm, sáu tên đàn ông đã lướt ngang qua nhưng chẳng ai dừng lại, eo và chân ả đau nhức, người ả như muốn lả đi vì lạnh vì đói.

"Nhiêu?" Vị khách thứ bảy ghé vào là gã đàn ông béo nung núc với hơi thở nồng nặc hơi men.

Ả áp sát thân mình vào tên kia, môi nở cười ngọt ngào, "Đi về liền trăm hai, nhà nghỉ em lo."

Gã khách nheo nheo đôi mắt hí nhìn từ đầu đến chân rồi đưa tay đánh đét vào mông ả như người ta đang định giá lợn con trong chuồng và trề môi, "Ốm nhách vầy làm ăn được gì không đây? Một trăm đi!"

Tay ả vuốt ve bộ ngực chảy xệ, toàn mỡ của gã khách rồi cất giọng chả chớt, "Người ta nói gầy gầy thầy chơi đó anh. Mập ốm quan trọng gì, miễn em làm anh sướng là được rồi, đúng hông nà? Thương em, cho em trăm hai nghen anh đẹp trai." Như sợ gã khách đổi ý, ả vừa dứt câu liền nhón chân, hôn chụt vào má gã rồi cười lả lơi thêm lần nữa.

"Ngọt gì mà ngọt quá chừng, lên xe đi người đẹp." Gã khách cười hỉ hả, nói to đến độ nước bọt bắn đầy vào mặt ả.

Ả giữ nụ cười lả lơi đông cứng trên gương mặt mình mà nghe mắt cay cay khi ngoan ngoãn ngồi lên xe, vòng tay em eo chặt cứng gã khách như đôi tình nhân đang đi bát phố đêm mưa bay. Chao ôi, cảnh tượng mới đẹp làm sao!

Gần bốn mươi phút sau, gã đàn ông ban chiều chở ả về góc cây cũ trên chiếc xe xanh đỏ sặc sỡ. Ả dúi vào tay gã hai mươi nghìn rồi nhanh chóng dặm lại son trôi phấn nhạt sau cuộc vui thoáng chốc vừa qua. Mưa dường nặng hạt thêm, ả co ro bật lửa mồi thuốc, vừa nhả khói vừa nghĩ ngợi hồi lâu rồi quay sang gã kia,"Con ông đỡ chưa?"

Gã đàn ông lắc đầu, đôi mắt cụp xuống buồn xo, "Bệnh viện kêu ở lại theo dõi mà moi đâu ra tiền? Tới đâu hay tới đó vậy!"

Quay mặt vào vách tường sau lưng, ả lúi húi móc mấy tờ tiền cuộn tròn từ trong áo ngực ra, lấy tờ mười nghìn còn chưa kịp phai hơi ấm rồi chìa về phía gã, "Mua cháo cho thằng nhỏ!"

Tay gã lừng khừng chốc lát trước khi cầm lấy tiền. "Coi bộ mưa to, để tao đưa mày cái áo mưa," gã vội vàng mở yên xe, lấy chiếc áo mưa loại mặc một lần ra.

"Mặc vầy còn ngoắc gẫy tay mới có khách, trùm cái áo mưa vô thì có chó nó thèm." Ả vừa nói vừa cười như đang mỉa mai những hạt mưa đang chảy dài trên tóc, trên mặt mình. Cũng máu thịt như bao người nên ả cũng biết lạnh, khác chăng ả còn có nỗi lo khác, đau đáu và lớn hơn cơn lạnh. Đưa điếu thuốc còn gần nửa cho gã, ả lặng lẽ quay trở lại gốc cây của riêng mình.

Chừng dăm phút sau, tiếng máy xe rề đến gần nơi ả đang đứng, giọng đàn ông cất lên chán chường, "Tao chạy về nhà coi thằng nhỏ ra sao, có gì thì gọi tao."

Ả gật đầu, mắt vẫn dõi theo những bóng người lướt qua làn mưa xiên xiên màu vàng võ.

Hết đứng lại đi, hết đi lại đứng, vị khách thứ hai trong đêm vẫn chưa ghé thăm ả, chỉ riêng mưa dường đang nặng hạt hơn khiến trời về đêm thêm lạnh. "Chổ này ngay cạnh biên giới nên nếu trời đẹp, ắt hẳn đêm cuối tuần như đêm nay sẽ rất tấp nập, thậm chí kiếm cả chục khách cũng không phải là quá khó khăn," ả vẫn chong mắt nhìn đường và lan man ao ước linh tinh cho tạm quên những âu lo của ngày mai...

"Bốp... Huỵch..."

Chuỗi âm thanh vang lên sau những bước chân đuổi bắt khiến ả giật thót tim vì ngỡ công an truy quét. Nhưng không phải, trước mặt ả, gã đàn ông ban chiều cùng thêm hai tên khác đang quây lấy một cậu thanh niên trắng trẻo. Cậu ta mặc chiếc áo sơ-mi trắng lấm lem đất sình, nằm co quắp trên lòng đường, môi mấp máy điều gì đó bằng tiếng Anh. Ả đưa mắt nhìn ba gã đàn ông đều quen mặt kia và cậu ta rồi nhún vai, quay đi như chưa từng chứng kiến.

"Thằng ranh này say mèm rồi mà còn khỏe ghê," gã đàn ông ban chiều kêu lên.

Một tên khác trong bọn thêm vào, "Đánh chết bà nó đi..."

"Mày ngu, nhìn nó trắng trẻo đẹp trai vầy, bán cho bà Thắm cũng được một mớ," tên thứ ba nạt ngang bằng chất giọng lè nhè đặc trưng của dân nghiện cần sa lâu năm.

"Bán?" Một luồng hơi tê buốt chạy dọc theo sóng lưng ả khi âm từ kia vang lên. Ả thầm hướng mắt về cậu thanh niên kém may, người sẽ trở thành một gã điếm đực chỉ trong nay mai. Gương mặt tái xanh của ả bỗng nhợt nhạt hơn. Cậu ta đang gắng gượng đứng lên, vóc người cao gầy, mái tóc đen tuyền, khuôn mặt xương và làn da trắng nhưng điều khiến tim ả như có ai đang bóp chặt lại chính là đôi mắt hơi xếch có ánh nhìn sáng ngời kiên định, đong đầy hoài bão và những ước vọng.

"Phong ơi!?" Cổ họng ả bất giác bật lên những âm thanh chẳng có chủ đích. Ngay lúc này, ả chỉ ước rằng mình chưa từng nhìn cậu thanh niên kia bởi luật giang hồ rất rõ ràng, đời ai nấy sống - chuyện ai nấy làm và ả đang phá vỡ quy tắc ấy khi đôi chân càng lúc càng bước ra xa vụ rắc rối, còn tay ả đang bấm phím điện thoại. Giọng ả thì thầm nho nhỏ với người bên kia đầu dây, mắt láo liên quan sát xem có ai trong ba gã kia chú ý đến mình hay không.

Thời gian trôi qua thật nặng nề dưới màn mưa lúc càng nặng hạt hơn. May mà ba gã kia vẫn chưa thể khống chế hoàn toàn cậu thanh niên, ả cứ đứng nơi gốc cây của mình, vờ hờ hững đốt thuốc nhưng thính giác lại đang chờ đợi một âm thanh vốn luôn đáng sợ với phận gái điếm, vọng đến từ xa xôi.

Phải đến ba mươi phút sau, tiếng hú mới xuất hiện và bắt đầu lớn dần, ả che giấu sự mừng rỡ qua âm giọng hốt hoảng, "Công an, công an!"

"Chó chết!..." Một gã trong bọn kia nhanh chân băng sang đường, lẩn khuất vào con hẻm nhỏ. Tên thứ hai vẫn hung hăn đá mạnh vào cậu thanh niên thêm phát nữa rồi cũng vội vã biến mất.

Gã đàn ông ban chiều lần chần thoáng chốc và hét to, "Gái! Xe tao ở chỗ ngã tư dưới. Mày còn đứng đó làm gì?"

"Tui biết rồi, ông chạy trước đi." Ả túm lấy chiếc túi treo trên nhánh cây với dáng vẻ hoảng loạn, vội vã chạy theo sau gã. Tuy nhiên chỉ chờ gã ta quay lưng, cắm đầu bỏ chạy thì ả lại tỏ ra bình tĩnh lạ kỳ. Dừng lại bên cạnh cậu thanh niên, ả nhếch mày trái, cất giọng nói nhanh bằng thứ tiếng Anh bồi rất chuẩn, "Ổn không?". Cậu ta cũng vừa lồm cồm ngồi lên và đưa ánh mắt ngạc nhiên nhìn ả, xong gật đầu. Chẳng bận đến ánh mắt ấy, ả nhún vai, đưa tay tháo đôi giày cao gót cho vào túi. Vừa bước đi, ả vừa xỏ đôi giày bệt vào chân, mắt không ngoái nhìn phía sau thêm tích tắc nào nữa. Nhưng được một đoạn ngắn, ả đột nhiên dừng bước rồi quẳng nốt cả đôi giày bệt vào túi, với đôi chân trần, ả quay lại, nghiến răng dốc sức đỡ cậu thanh niên đứng lên. Một dấu chấm - một dấu phẩy hối hả dắt díu nhau trên đoạn hè phố bì bõm nước; được chừng mươi mét và rẽ vào hốc khuất phía sau hai bức tường uốn cong, tạo thành hình tam giác che chắn tầm nhìn từ bên ngoài của một căn nhà vắng chủ nào đó. Nơi này là nơi ẩn nấp hữu hiệu của ả và đám gái đồng nghiệp trong những lần bị truy quét.

Cậu thanh niên ngồi tựa lưng vào tường, nói trong tiếng thở dốc đứt quãng, "Cảm ơn cô!"

Ả cũng ngồi bệch xuống nền gạch ẩm ướt, đưa tay vuốt ngực rồi bỗng trợn mắt lên khi nghe được lời cảm ơn bằng tiếng Việt hơi lơ lớ của cậu thanh niên. "Cậu nói được tiếng Việt?"

Vành môi sưng vều cong cong thành nụ cười nhẹ khi cậu thanh niên gật đầu, "Một chút!"

Tiếng còi hú của xe công an đến gần rồi lướt qua, ánh đèn xanh đỏ quét ngang cả hai rất nhanh, ả thở phào nhẹ nhõm nhưng vẫn cẩn trọng ghé mắt vào khe hẹp giữa hai bức tường để quan sát động tĩnh bên ngoài thêm chập lát."Thoát rồi," ả đứng lên và quét mắt khắp lượt thân thể tả tơi của cậu thanh niên rồi tặc lưỡi, "Cậu ở đâu? Tôi đưa cậu về." Ả muốn mặc kệ tất cả để về nhà, tuy nhiên dáng vẻ khá thư sinh, trông không giống con nhà hư hỏng dẫu có chút lạnh lùng trong đáy mắt của cậu ta khiến ả không đành lòng, hơn nữa những vết thương kia có vẻ không nhẹ khi máu từ đầu vẫn chưa ngừng chảy.

"Vô gia cư!" Âm giọng vô cảm vang lên cùng nụ cười nửa miệng, cậu thanh niên vịn tường đứng dậy. Ả cao chưa đến vai cậu ta.

Ả không tỏ thái độ gì khác lạ, quay lưng bước đi rất nhanh, bóng đổ dài dưới những hạt mưa đêm nhạt nhòa. Đi được hơn mươi bước, ả quay ngoắt lại, xẵng giọng, "Sao còn đứng đó?"

"Tôi không còn nơi nào để về," cậu thanh niên nhún vai, đưa tay vuốt dòng nước hòa máu đỏ đang chảy tràn vào mắt, để lộ ra đường xương chân mày nhô ra chứa đựng ánh nhìn sâu thẳm, bàng bạc, rỗng không.

Giữa hoàn cảnh ấy, bỗng dưng ả có một hành động thật chẳng hợp lý khi lục tung túi xách, lấy ra bao thuốc nhăn nhúm rồi mặc kệ cậu ta có hút hay không, ả mồi một điếu, nhét vào tay cậu ta, "Hút cho đỡ lạnh, nhà tôi rất xa nơi này."

Một dấu chấm - một dấu phẩy lại tựa vai nhau, bước đi trong mưa...

******
Chàng gập lại cuốn sổ bì giả da màu đen rồi chạm tay vào khuôn mặt người. Ngón tay chàng như dải lụa mềm mại trượt dài theo viền xương hàm và dừng lại nơi hõm quai xanh. Mắt chàng gợn lên nét cười hạnh phúc mà sao vẫn bi ai khôn xiết. Bên ngoài khung cửa sổ, đêm đã phủ hồn chàng một màu huyền như đêm của năm tháng cũ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Sao U nói qua tuần sau mới có chương mới mà. Hí hí, U thiệt là năng suất nha, em đi đọc chương mới đây.;))
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Triêu Nhan

Gà BT
Tham gia
7/7/14
Bài viết
1.267
Gạo
100,0
Sao U nói qua tuần sau mới có chương moqis mà. Hí hí, U thiệt là năng suất nha, em đi đọc chương mới đây.;))
Sai chính tả kìa Ca :v dạo này thấy Ca hay sai chính tả ;)).
 
Bên trên