Hoàn thành Trần Chân - Hoàn - Búp Bê

Septvn

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
7/5/17
Bài viết
211
Gạo
900,0
Chương 21: Việc “Làm Vợ” thật nặng nề!


Tôi nhìn cảnh hai người trước mặt mình ân ân ái ái, người khóc người dỗ mà chướng hết cả mắt. Người bị trộm là tôi, uất ức là tôi. Kẻ trộm là Bảo Trân, hành vi sai trái là ả. Vậy mà không khí giữa chúng tôi lúc này không khác nào hai người ấy đang đem tôi ra tra khảo như một kẻ tội đồ. Cát hỏi tôi câu ấy, khác nào anh nghĩ tôi cố tình hãm hại Bảo Trân, cố tình dựng chuyện để đưa ả ta vào bẫy. Anh sống với tôi hơn hai năm nay, không hiểu tính tình cũng phải biết tính nết. Tôi dù gì cũng là con nhà có giáo dục đàng hoàng, chẳng lẽ lại biến thành hạng đàn bà xấu xa bày ra chuyện vặt vãnh này để hãm hại người khác. Huỳnh Cát – anh thật sự làm tôi thất vọng quá rồi!

"Anh hỏi vậy là có ý gì? Tôi đã làm gì mà phải giải thích?"

Huỳnh Cát đỡ Bảo Trân ngồi lên ghế, xong mới quay qua tôi, lắc đầu: "Tôi đã nghĩ hai năm chung sống, ít nhiều gì cũng hiểu một phần tính tình của cô. Nhưng xem ra tôi những điều tôi chưa biết vẫn còn quá nhiều. Tôi đã cho cô cơ hội để giải thích, nhưng cô vẫn cố chấp không nói, vậy thì để tôi nói. Mấy hôm trước, tôi thấy cô lén lút vào phòng của Bảo Trân, để làm gì?"

Đến bây giờ tôi mới nhớ ra chuyện hôm trước và cũng đã hiểu những gì Cát muốn hỏi. Thì ra hôm đó, tiếng động trong phòng Bảo Trân chỉ là một cái bẫy để dẫn dụ tôi bước vào, mục đích là cho Cát thấy việc đó. Sau đó ả lấy cây trâm Nguyên phi tặng cho tôi vì đã quan sát thấy tôi có vẻ trân quý nó, nên nếu mất đi hẳn tôi sẽ phải đi tìm. Ả còn để cây trâm ở một nơi dễ dàng tìm thấy như ám thị rằng có người cố tình để nơi đó để khi lục xét thì nhanh chóng phát hiện. Khi làm việc này hẳn ả cũng đã đánh cược một ván lớn. Nếu Cát chỉ cần có một chút tin tưởng tôi thôi, sẽ xem như việc này hoàn toàn do ả gây ra và xử lý thích đáng. Còn bằng ngược lại, như tình thế hiện giờ đây, người nằm trong thế yếu là tôi. Bảo Trân kêu oan ít nhất còn Cát làm chứng, còn tôi kêu oan thì chỉ càng làm anh ta chán ghét hơn mà thôi. Hai năm tình nghĩa phu thê, hóa ra cũng không bằng một cô gái đem từ ngoài đường về chưa đầy hai tháng. Chiếc bẫy này ả đã cố tình giăng ra, tôi có vùng vẫy thế nào cũng chỉ tổ làm mình thêm tổn thương mà thôi. Bảo Trân muốn diễn, tôi cũng không thiết gì nữa, diễn cùng ả ta.

"Thì ra là đã để anh thấy rồi."

Có vẻ như cả Cát và Bảo Trân đều ngạc nhiên với câu trả lời ấy nên hai người đều sững sờ nhìn tôi. Tôi bỗng có thêm một suy nghĩ, việc này ngoài Bảo Trân dựng lên, liệu Cát có nhúng tay vào. Hoặc dã anh đang kiếm chuyện để có một lý do chính đáng để từ hôn tôi chăng?

Chuyện thế này sao có thể không có nguy cơ xảy ra!

Tôi bật cười nhìn Cát: "Vậy anh định xử lý tôi thế nào đây? Đánh gãy tay tôi... hay viết giấy bỏ tôi?"

Cát vẫn nhìn tôi trân trối như nhìn thấy một sinh vật lạ. Tôi liếc đến Bảo Trân, mắt ả sưng nhưng khóe mắt cứ như cười cợt vào mặt tôi. Tôi nói: "Mợ ba nhà họ Huỳnh, không dễ làm. Còn vị trí trong trái tim của người đàn ông này, khó hơn cô nghĩ gấp trăm ngàn lần."

Nói xong tôi quay lưng ra phía cửa. Cát lúc này mới trấn tĩnh lại, hét lên: "Cô đi đâu đó, tôi còn chưa giải quyết xong việc này."

Tôi không buồn quay lại, hời hợt buông lời: "Chuyện này là chuyện cây trâm hay chuyện giữa hai chúng ta? Anh muốn giải quyết chuyện gì thì cứ gặp tôi. Ả ta không có tư cách xen vào."

Tôi lấy hết sức lực bước ra khỏi phòng. Cánh cửa sau lưng vừa khép lại, tôi có cảm giác mình không thể nào đứng nổi nữa, hai chân mềm nhũn đến mức muốn khụy xuống. Xuân Mai nãy giờ vẫn đứng bên ngoài, vừa thấy tôi ra đã vội vàng chạy lại đỡ lấy. Chúng tôi cứ im lặng như thế cho đến khi trở về phòng. Xuân Mai ngại ngùng nhắc lại chuyện khi nãy, chỉ e dè hỏi tôi có muốn ăn gì không. Tôi lắc đầu, Xuân Mai nhẹ nhàng nói: "Vậy mợ nghỉ ngơi một lúc đi. Khi nào tỉnh dậy cứ kêu em."

Xuân Mai đi được vài bước, tôi chợt lên tiếng: "Anh Cát nghĩ rằng tôi bày kế hãm hại Bảo Trân. Chị có nghĩ như vậy không?"

Xuân Mai quay lại nhìn tôi mỉm cười, lần đầu tôi thấy một nụ cười ấm áp từ chị ấy: "Em tin mợ!"

Chỉ một câu nói thôi, chưa cần biết chị thật tâm hay giả dối nhưng tôi cũng cảm thấy nhẹ lòng. Tôi bỗng nhẹ mẹ cha, muốn quay về Diễn Châu để làm con của cha mẹ. Công việc làm vợ này, quá khó nhọc với tôi rồi!

Bên ngoài gia đinh xì xào bàn tán Bảo Trân lấy trâm của mợ ba nhưng vẫn được cậu ba bênh vực ra mặt. Có kẻ còn tò mò hỏi nhau rằng: "Chẳng lẽ cậu ba mới cưới vợ hai năm đã muốn nạp thiếp?"

*
* *

Tôi mở mắt ra, màn đêm tĩnh mịch âm u. Bình thường Xuân Mai luôn chừa một ngọn đèn trong lúc tôi ngủ phòng khi tôi gặp ác mộng, tỉnh dậy trong bóng tối lại lo sợ đủ thứ. Tôi không ngồi dậy ngay, chỉ hờ hững gọi: "Xuân Mai có ngoài đó không, sao để phòng tối vậy?"

Không có âm thanh trả lời, có lẽ chị ấy đã nghỉ ngơi. Tôi định ngồi dậy thắp nến, nhưng để ý kỹ thì nghe hơi rượu phảng phất trong phòng. Im lặng vài giây, tôi để mắt mình tập làm quen với bóng tối. Khi mắt đã bắt đầu trông thấy vài thứ thì tôi cũng phát hiện hình dáng một người đàn ông đứng ở mép giường nơi phía chân đang nhìn tôi đăm đăm.

Tôi nghe nơi ấy nồng đậm mùi rượu trộn lẫn với thương tâm.

Là tôi nhìn nhầm hay trái tim tôi đang đi sai hướng. Trong giây phút ấy, tôi muốn dang tay ra, ôm lấy anh ta.

Nhưng tôi kịp hoàn hồn lại – người đang đứng nơi ấy vốn dĩ là Huỳnh Cát. Tôi đối với Huỳnh Cát giờ đây, sự chán ghét đã dâng đầy!

Phản xạ khiến tôi bật ngồi dậy, kéo tấm chăn che lên người mình.

"Anh nửa đêm vào đây làm gì?"

Trong bóng đêm, thanh âm Huỳnh Cát lẫn với men rượu càng não nề: "Cô nói tôi muốn nói chuyện gì thì cứ trực tiếp đến gặp cô. Chẳng lẽ cô đã quên?"

Tôi nghe Cát nói không biết có thật là anh đơn giản chỉ vào đây để nói chuyện hay không nên vẫn giữ thái độ dè dặt: "Khuya thế này thì nói được gì. Anh về phòng ngủ đi. Có chuyện gì thì sáng mai sẽ giải quyết."

Huỳnh Cát không để tâm lời tôi nói. Anh ta đột nhiên ngồi xuống giường tôi, cả người như đổ dồn về phía tôi, mùi rượu phảng phất đến mức tôi muốn nôn: "Cô rõ ràng là vợ tôi, chẳng lẽ nửa đêm tôi vào phòng vợ mình cũng không được?"

Tôi thấy anh ta có ý cợt nhả liền dùng cả hai tay đẩy anh ta ra: "Cả người anh toàn mùi rượu. Anh đi về phòng đi!"

Huỳnh Cát giữ chặt lấy tay tôi. Dù tôi có cố vùng vẫy cỡ nào thì cũng không chống cự lại được sức mạnh của anh. Đêm đen là thế, nhưng sao tôi vẫn có thể thấy rõ sự giận dữ trộn lẫn đau thương từ sâu trong ánh mắt anh ta.

Tôi không vùng vẫy nữa, trước mặt anh ta, không ngại đề cập đến những chuyện trước nay chúng tôi chưa từng dám đối mặt bao giờ: "Anh giận dữ với tôi như vậy vì lí do gì chứ? Vì bản thân tôi, vì Bảo Trân... hay vì Tú Bình?"

Cát nghe tôi hỏi liền ngẩn người ra, bàn tay đang siết chặt tôi vì thế cũng thả lỏng. Tôi rón rén đặt hai chân xuống đất. Nền gạch lạnh băng như từng mũi dao đâm thẳng vào tim tôi: "Tôi đã nói rồi, nếu anh muốn nạp thiếp thì anh cứ việc. Thậm chí nếu anh bỏ tôi để cưới vợ khác tôi cũng không oán trách nửa lời, chỉ xin anh tôn trọng tôi!"

Giọng Cát ồ ồ không mảy may một chút tình cảm nào: "Cô tưởng tôi vì có cảm giác với cô nên mới ở với cô đến giờ này hay sao? Chẳng qua là anh Phú ép tôi không được bỏ cô, nếu không tôi sẽ không bao giờ ở cạnh một kẻ dối trá như cô. Nếu không phải vì cô thì giờ đây tôi và Tú Bình đã hạnh phúc bên nhau. Nếu không phải vì thương hại cô thì từ lâu tôi đã quay về tìm Tú Bình. Nếu không phải vì cô là em Tú Bình thì cô ấy đã đồng ý gả cho tôi. Tất cả do cô mà ra."

Lời anh nói còn lạnh lẽo hơn nền gạch dưới chân tôi lúc này. Sự thật mà bao lâu nay anh giữ trong lòng đến bây giờ cũng đến hồi phát tán. Có lẽ trước nay anh hiếm khi nói chuyện với tôi là do không muốn vô tình nhắc lại chuyện lúc trước để phải xảy ra cãi vã. Nhưng mọi thứ xảy ra sẽ không bao giờ tan biến, chúng chỉ như ngòi lửa nằm sâu trong lòng, chỉ cần một cơn gió nhẹ lay thôi cũng đủ khiến ngọn lửa bùng cháy, thiêu rụi mọi thứ thành tro tàn.

Tôi lại cười – chẳng biết làm gì khác hơn ngoài cười như một người điên: "Nếu đã không thể sống cùng nhau anh còn bận lòng làm gì? Ngày mai tôi lập tức quay về Diễn Châu."

Giọng Huỳnh Cát càng lúc càng khàn đặc hơn: "Bỏ cô? Cô nghĩ tôi sẽ dễ dàng bỏ cô để cô đi tìm người đàn ông đó à? Cô nói đi, hắn ta là ai? Người mà cô gọi tên trong giấc mơ là ai?"

"Anh..." Tôi kêu lên, nhưng rốt cuộc không biết mình nên nói điều gì. Huỳnh Cát thấy tôi im lặng thì tiếp tục: "Tôi chẳng những không bỏ cô mà còn cả đời này không để cho cô hạnh phúc."

Tôi nghe Cát nói, chín phần có dự cảm không lành nên nhanh chóng đứng dậy định bụng chạy khỏi nơi đây. Chỉ là tôi có nhanh ra sao cũng không so được với Cát. Anh ta nắm lấy tay tôi, một động tác đơn giản thôi đã ném tôi trở lại giường, sau đó không ngần ngại nắm lấy áo tôi xé hết ra.

Đến lúc này tôi mới thật sự sợ hãi. Anh ta điên thật rồi nên mới tìm tôi để sinh sự như thế. Tôi càng vùng vẫy, càng chửi rủa thì anh ta càng hung hăng hơn.

"Anh là đồ khốn. Anh hành hạ tôi thế này thì có ích lợi gì cho anh cơ chứ. Dù anh có giết tôi chết thì Tú Bình cũng sẽ không bao giờ trở lại với anh đâu."

Một bạt tay giáng xuống mặt tôi đau nhói, chất lỏng tanh tưởi từ khóe miệng từ từ tràn ra. Tôi bật cười, tiếng cười xé tan không gian yên ắng. Ông trời quả là trêu ngươi. Nếu ông đã giáng cái họa này xuống cho tôi thì tôi cũng chống mắt lên mà xem giới hạn ấy ở mức nào.

Tôi nằm im, không còn một chút phản kháng. Một tay Cát vẫn giữ lấy hai tay tôi đưa ngược lên đầu, một tay hung hãn bóp lấy cổ tôi. Trong lòng tôi giờ đây, chỉ là một nỗi ghê rợn tột cùng.

Cát đặt lên môi tôi một nụ hôn rồi bỗng chốc nhận ra mùi vị tanh của máu. Anh chợt dừng lại, rời khỏi giường. Trước khi ra khỏi phòng tôi còn buông lại một câu: "Cô muốn tôi đến tìm Bảo Trân thì tôi đến tìm Bảo Trân. Lúc đó cô đừng bao giờ hối hận!"

Tôi không buồn đáp lại nữa, chỉ nhẹ nhàng đưa tay lau đi vết máu còn vương trên miệng rồi ngây ngốc nhìn lên trần nhà.

Bóng đêm đen đặc như chính tâm trạng của tôi lúc này.

Ánh sáng yếu ớt được thắp lên không đủ làm lòng dạ tôi tươi tắn hơn.

Tôi nghe tiếng Xuân Mai thảng thốt kêu lên rồi nhanh chóng khoác cho tôi tấm áo.

Lúc tôi dùng nước ấm lau người thì Xuân Mai cũng nhanh chóng dọn dẹp lại mọi thứ trên giường. Xong, chị đỡ lấy tôi, nói trong vô vọng: "Khi nãy em thấy cậu ba đi đến phòng phía tây..."

Tôi quá mệt mỏi để trả lời hay suy nghĩ thêm điều gì nữa. Vừa đặt lưng lên giường tôi đã nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Giá như tôi mãi mãi không thức dậy nữa, có phải tốt hơn không?!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Septvn

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
7/5/17
Bài viết
211
Gạo
900,0
Chương 22: Tài nữ xứng anh hùng – Tôi là ai?

Tôi nhớ lúc còn ở Hải Đông có một lần Cát lên thuyền đi về Diễn Châu bỏ mặc tôi. Khi ấy tôi ốm một trận ra trò, tỉnh dậy cổ họng cũng khô như bây giờ. Tôi cố gắng lấy hết sức, thều thào: "Nhược Lan ơi em khát nước."

Có người nhẹ nhàng đỡ tôi dậy. Tôi giật mình mở mắt, là Xuân Mai.

"Mợ nằm xuống liền ngủ một mạch ba ngày. Em sợ quá nên đã tìm thầy lang bắt mạch cho mợ. Cũng may chỉ là do tinh thần mợ không được tốt nên suy nhược chứ không có gì nghiêm trọng, chỉ cần bồi bổ vài ngày sẽ khá hơn."

Tôi nhìn ra phía cửa, hỏi: "Anh Cát đâu rồi?"

"Thưa mợ cậu đang ở trong phòng. Để em sang gọi cậu."

Xuân Mai định bỏ đi, tôi nắm lấy tay chị ấy ngăn cản: "Đừng nói gì cả, tôi không muốn gặp anh ấy và cả cô ta."

Mấy ngày sau đó như lời tôi căn dặn, tôi không thấy Cát và Bảo Trân lấy một lần. Cả ngày tôi chỉ ở trong phòng, đếm từng giờ trôi qua trông cô độc. Cho đến lúc tôi tưởng rằng mình sắp chết vì buồn bã thì người ở Hải Đông báo tin ra, chị cả lâm bồn.

Xuân Mai nhanh chóng thu xếp quần áo rồi chải tóc cho tôi để chuẩn bị về Hải Đông. Tôi nhìn mình trong gương, trước đây đã vốn không xinh đẹp, bây giờ càng tiều tụy không ra nổi hình hài con người. Tôi chán nản đến mức không buồn cài trâm, nhưng Xuân Mai ở bên vỗ về: "Có như thế nào mợ cũng đừng nên ngược đãi bản thân mình. Mợ phải đẹp và phải ngẩng cao đầu để đối diện với người ấy nữa."

Tôi nghe lời Xuân Mai cài cây trâm và bặm chút son cho môi có sắc. Nhìn tới nhìn lui tôi lại phát hiện điểm màu xanh trên tai mình thật chói mắt, tôi không chần chừ tháo cặp hoa tai ấy ra. Tôi đúng thật không hợp với cẩm thạch và cũng không thích cẩm thạch, chưa kể thứ mà người khác đã từ chối, tôi cũng không cần thiết phải trân quý làm gì.

Tôi không muốn gặp Cát nên không buồn đi ngang qua phòng anh. Vậy mà ma xui quỷ khiến thế nào anh lại ngồi ở nhà khách khiến tôi khó xử. Tôi lướt ngang qua Cát, lạnh lùng nói một câu: "Chị cả sinh rồi, tôi về Hải Đông."

Tôi bước chân đến cửa thì nghe sau lưng mình vang lên: "Chân à..."

Tôi không định quay lại... chỉ là tôi dừng một bước xem anh muốn nói gì. Nhưng trái lại, anh im lặng, chỉ có thanh âm đáng ghét của Bảo Trân vang lên: "Cậu gọi em sao?"

Chân hay Trân bây giờ cũng có khác gì đâu. Trái tim Huỳnh Cát dành cho Tú Bình, tâm tư anh để chỗ Bảo Trân. Chỉ có tôi là ngốc nghếch hy vọng anh có một câu an ủi. Tình yêu – giả dụ đã từng ươm mầm trong lòng tôi chăng nữa, cũng đã nhanh chóng bị giông bão bên ngoài cuốn đi hết rồi!

*
* *

Chị cả sinh một bé trai bụ bẫm đáng yêu. Anh cả đặt tên cho cháu là Huỳnh Thiên Quý. Từ lúc tôi về lại Hải Đông, hằng ngày chơi đùa với bé con, tâm trạng cũng khá hơn nhiều. Chị cả hay nhìn tôi nâng niu đứa bé mà thúc giục tôi mau chóng sinh cho Cát một đứa, những lúc ấy tôi chỉ còn cách cười trừ.

Hàn Lâm học sỹ phu nhân nghe tin ái nữ sinh cháu, cũng đích thân lặn lội từ kinh thành ra ngoài này chăm lo cho con gái. Hằng ngày tôi nghe bà ấy hướng dẫn chị cả cách chăm sóc trẻ nhỏ mà gần như thuộc lòng.

Một hôm tôi ẵm cháu trên tay, đang nhẹ nhàng đung đưa cho cháu ngủ thì nghe mẹ con chị cả nói chuyện cùng nhau.

"Cha và các anh ngoài ấy vẫn khỏe hả mẹ?"

"Ừm, mọi người vẫn tốt. Cha con còn định thu xếp mọi việc để vào đây gặp cháu ngoại."

"Lại để cha phải bận lòng vì con rồi."

"Con bé này, mẹ thật không hiểu nổi, tại sao sinh nở mà không chịu về nhà để mẹ dễ bề chăm sóc chứ."

"Anh Phú cũng chăm lo cho con tốt lắm mẹ à. Chưa kể ở đây có em Chân phụ con giữ bé, con không phải lo lắng gì cả."

"Đúng là con gái gả đi là như không còn."

Tôi nghe Lưu phu nhân than thở mà không nhịn được phì cười. Bà ấy thấy tôi cười liền hỏi: "Vậy còn cháu, có dự định khi nào làm mẹ chưa?"

Tôi cười khì: "Cháu mới mười lăm tuổi thôi, còn nhỏ lắm bác ạ. Đợi một hai năm nữa vẫn chưa muộn."

Lưu phu nhân nghe tôi nói cũng gật gù: "Nếu thế thì không vội. Đàn bà mỗi lần sinh con là như đi qua cửa tử, cháu cứ chăm sóc cho bản thân thật tốt đã. Hai, ba năm sau sinh liền bảy tám đứa một lúc cho vui cửa vui nhà."

Tôi ngượng ngùng đỏ mặt còn chị cả thì bật cười: "Mẹ này, người ta mà làm như gì ấy, sinh một lần bảy tám đứa, làm sao chịu nổi."

Bà Lưu khẽ chỉ vào giữa trán chị cả: "Cô chỉ được cái cãi mẹ là hay."

Tôi nhìn mẹ con chị cả mà thấy tâm trạng vui lây. Bỗng dưng tôi nhớ đến cha mẹ ở quê, không khỏi ngậm ngùi. Hơn một năm rồi tôi chưa về nhà thăm cha mẹ, chỉ gửi vài phong thư báo tin bình an. Nếu cuối năm nay có thể, tôi muốn về Diễn Châu ăn tết cùng gia đình mình.

Chị cả lại hỏi tiếp: "Ngoài ấy có tin tức gì mới không mẹ?"

Bà Lưu ngẫm nghĩ một lúc rồi nói tiếp: "Biên giới phía tây ổn rồi, Phụng Càn vương đã trên đường về lại Thăng Long. "

Tôi nghe nhắc đến Nhật Trung, lòng bỗng thắt lại, vậy là anh đã chiến thắng và bình an trở về kinh thành. Đúng là ông trời không phụ lòng người, chắc chắn những lời khấn vái của tôi đã được Bồ Tát nghe thấy. Nhưng đó chưa phải là tất cả, bà Lưu còn nói thêm: "Mẹ nghe cha con nói hoàng thượng đang có ý ban hôn trưởng nữ của Binh bộ thượng thư cho tứ vương gia. Đợi khi ngài ấy về sẽ ra thông cáo."

"Trưởng nữ của Binh bộ thị lang – Ngô An Tương?"

"Đúng rồi. Con bé ấy lúc trước có cùng cha mẹ sang nhà chúng ta chơi vài lần. Con có nhớ không?"

"Con còn nhớ. An Tương lúc ấy tuy còn nhỏ nhưng rất xinh xắn và hiểu chuyện. Tứ vương gia lại là một thân nhân trung hào kiệt, nếu nên duyên cùng nhau, quả thật đẹp đôi."

"Lần trước mừng thọ Ngô đại nhân, mẹ có cùng cha con đến Ngô phủ và gặp lại An Tương. Con bé năm nay đã mười tám – xinh đẹp nết na lắm. Mẹ tình cờ nghe được có nhiều mối đến hỏi, nhưng vẫn một lòng một dạ chờ đợi tứ vương, lần này xem ra được toại nguyện rồi."

Tôi có cảm giác tai mình đang dần ù đi, không nghe được gì nữa. Bà Lưu vội vàng chạy lại chỗ tôi, bế lấy Thiên Quý đặt xuống nôi rồi đặt tay lên trán tôi: "Chân à, cháu bị làm sao vậy. Trán đầy mồ hôi rồi."

Tôi biết trả lời làm sao đây. Chẳng lẽ tôi nói tôi đang hoang mang vì tin Nhật Trung sắp lấy vợ hay sao. Trước nay tôi cứ mải mê đeo đuổi theo hình bóng anh, tự dệt cho mình một bức tranh tuyệt đẹp và cứ thế chìm đắm trong ảo tưởng. Tôi chấp nhận tôi không thể vượt quá giới hạn để đến với anh, vì anh là hoàng tử còn tôi chỉ là dân thường và là gái đã có chồng. Nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ đến rằng một ngày anh sẽ có người trong tim, sẽ yêu thương và cưới cô ấy về nhà, cùng nhau sống hết quãng đời này. Để rồi giờ đây, khi chính tai mình nghe những điều ấy, con tim tôi chỉ còn lại sự hụt hẫng vô bến bờ.

Bấy lâu nay tôi mặc kệ mọi chuyện. Dù Huỳnh Cát thờ ơ, đối xử tệ bạc với tôi đến đâu, trong lòng tôi vẫn ôm ấp hình bóng Nhật Trung để làm niềm vui sống tiếp từng ngày. Dẫu rằng tôi biết mình sẽ không còn cơ hội gặp anh, để kể cho anh nghe những đau khổ tâm tư tôi chất chứa, nhưng tôi vẫn nuôi một niềm hy vọng mơ hồ nào đấy. Nhưng giờ đây, tất cả những hy vọng kia, cũng hoàn toàn sụp đổ rồi.

Đến lúc này tôi mới thấy lời của Nguyên phi và chị cả quả thật không sai. Tứ hoàng tử địa vị hơn người, tôi có tư cách gì để sánh bên cạnh anh. Giờ đây tôi chỉ hối hận một điều rằng con tim ngu ngốc này đã mơ mộng quá nhiều, đến khi thực tế phũ phàng đánh thức, nó cũng không còn khả năng chịu đựng được nữa.

Tôi giờ đây, biết phải làm sao?

Mồng tám tháng sáu năm Sùng Hưng thứ nhất (1049), tôi theo chồng đã tròn hai năm. Những lo lắng của một cô gái mười ba tuổi trong lần xuất giá giờ đây thay thế hoàn toàn bằng sự tuyệt vọng của một người phụ nữ không nhìn thấy được đoạn đường tiếp theo. Mười ba tuổi, tôi chỉ nghĩ làm sao để cùng chồng sống yên ả cả quãng đời này. Mười lăm tuổi, trong mỗi cơn mơ tôi ngập tràn nước mắt, không biết ngày tiếp theo mình sẽ ra sao. Chỉ mới hai năm nhưng sao cuộc đời tôi thay đổi quá nhiều?

"Sao lại ngồi đây một mình?"

Anh ngồi xuống đối diện với tôi. Tôi mãi thẩn thờ mà không hay anh đã đến gần mình từ lúc nào. Tôi nhìn anh cả, so với lần đầu tiên tôi về nhà này, anh chẳng có gì thay đổi. Có chăng chỉ là Thiên Quý giúp anh cười nhiều hơn, ngũ quan có vẻ cũng rạng rỡ hơn.

"Thiên Quý còn nhỏ nhưng rất biết nghe lời anh ạ. Chị cả vừa cho ti sữa xong đã ngủ một giấc ngon lành trong kia rồi."

Tôi nói một câu không liên quan gì đến câu hỏi của anh. Chỉ mong sao tôi nhắc đến Thiên Quý, anh cả sẽ vui vẻ mà không đá động gì đến chuyện của tôi nữa. Nhưng không như tôi dự tính, anh hớp một ngụm trà rồi thong thả nói.

"Lúc anh đến Diễn Châu hỏi cưới em cho thằng Cát, anh cũng đã gặp qua em rồi. Em đứng nép bên trong rèm, thỉnh thoảng lại lén nhìn ra anh, có đúng không?"

Tôi ngạc nhiên nhìn anh cả, không nghĩ anh đột nhiên lại nhắc đến chuyện này.

"Lúc ấy anh từng nghĩ không hiểu tại sao Cát lại một hai đòi anh phải hỏi cưới một con bé mới mười ba tuổi, dáng vẻ còn chưa kịp trưởng thành. Nhưng anh nghĩ Cát nó có lý của nó, chỉ cần nó muốn, anh nhất định sẽ đáp ứng. Từ đó giờ đã như vậy, cha mẹ qua đời khi Cát mới lên sáu, anh chẳng khác nào cha của nó. Thương em thiếu thốn tình cảm cha mẹ, nên anh chưa bao giờ để Cát chịu thiệt thòi."

Tôi không hiểu tại sao sao anh cả lại đột ngột nói những chuyện này. Tôi không biết nên hỏi thêm điều gì nên chỉ im lặng, chờ nghe tiếp.

"Nhưng cuối cùng có một chuyện anh không chiều Cát được nữa. Em biết là chuyện gì không?"

Tôi nhìn anh cả, lắc đầu.

"Đó là khi cưới em về rồi Cát lại nói người nó muốn cưới không phải là em, một hai đòi anh phải cho nó viết giấy bỏ vợ. Lúc đấy anh mới hiểu ra lí do Cát cưới em chỉ vì sự nhầm lẫn vô cớ đó. Nhưng lần đó anh đã ra sức ép với Cát rằng, nếu nó bỏ em, anh và Lan Anh sẽ rời khỏi nhà này, để mặc nó muốn làm gì thì làm. Nó nghe như vậy, dĩ nhiên không dám cãi lời anh."

Bây giờ tôi mới biết hiểu nguyên do hôm ấy, sau khi tôi tỉnh dậy thì Cát đã không còn nói gì về chuyện bỏ vợ nữa. Thì ra là anh cả đã dùng điều kiện để khống chế anh ta. Nhưng lí do tại sao anh cả lại làm vậy, tôi hoàn toàn không hiểu.

"Anh cả... tại sao lại như thế?"

"Vì khi nhìn em, anh trông thấy hình bóng của Lan Anh mười năm về trước. Lúc ấy Lan Anh cũng còn rất trẻ, rất xinh đẹp, bao nhiêu vương tôn công tử đến hỏi cưới nhưng em ấy đều từ chối, một lòng một dạ gả cho anh. Anh khi ấy đã định không cưới vợ, ở vậy để chăm sóc cho Cát nên người, huống hồ Lan Anh lại là con nhà quyền quý, gả về đây chưa chắc đã chịu được cuộc sống của bọn dân đen như anh. Nhưng cuối cùng em thấy không, những gì Lan Anh hy sinh cho gia đình này, thậm chí còn tuyệt vời hơn hẳn một cô gái bình thường. Hơn nửa đời anh rong rủi làm ăn, lo toan mọi chuyện, nhưng chuyện anh thấy mình đúng đắn nhất chính là cưới Lan Anh. Và khi anh trông thấy em, anh tin rằng em đủ khả năng để làm Cát thay đổi và chính bản thân em cũng sẽ hết lòng vì gia đình này."

Tôi nghe anh cả giãi bày mà thấy trong lòng hổ thẹn không thôi. Ngay từ đầu anh cả đã tin tưởng tôi như thế, trong khi tôi đã làm được gì đâu, thậm chí lòng dạ này cũng chưa bao giờ đặt lên trên người em trai của anh. Nếu anh biêt được điều ấy, chắc chắn anh sẽ thất vọng về tôi rất nhiều.

"Em không làm anh thất vọng. Những việc em làm cho Cát, anh không thấy, không hỏi không có nghĩa là anh không biết. Em gả về đây khi tuổi đời còn quá nhỏ, nhìn em trưởng thành từng ngày, từ lâu anh đã không nghĩ em là em dâu nữa mà xem em như chính em gái ruột của mình. Anh có hỏi Xuân Mai về chuyện ngoài kia, Xuân Mai cũng đã nói với anh tất cả rồi. Tụi em cưới nhau chưa lâu, ngay lúc bắt đầu cũng là vì hiểu lầm mà đến với nhau nên khó tránh khỏi trong cuộc sống không ít sóng gió. Nhưng nếu chỉ vì vài cơn sóng nhỏ mà thuyền không dám ra khơi, thì làm sao có thể cập bến hạnh phúc được. Bây giờ em trả lời anh thật lòng nhé, em muốn tiếp tục hay dừng lại? Nếu em tin anh và muốn cho cuộc hôn nhân này và cả chính em một cơ hội, thì anh sẽ sắp xếp mọi chuyện, tuyệt đối không để em phải chịu thêm bất kỳ thiệt thòi nào. Còn nếu em nghĩ rằng em không thể tiếp tục được nữa, thì xem như anh em mình không có duyên, anh sẽ đưa em về Diễn Châu, đại diện nhà họ Huỳnh tạ lỗi cùng cha mẹ em. Em suy nghĩ thật kỹ, và nói cho anh nghe quyết định của mình!"

Anh cả dạy cho tôi biết một điều, hôn nhân không chỉ đơn giản là chuyện giữa hai con người với nhau. Bên cạnh người vợ và người chồng thì vẫn còn những mối quan hệ với những người xung quanh ràng buộc họ. Chúng tôi có thể đến với nhau không vì tình yêu, nhưng sau buổi lễ gia tiên, chúng tôi phải cùng nhau gánh trên vai trách nhiệm với đối phương, với gia đình. Ngay cả Cát dù mang tương tư người khác, anh cũng đang cố gắng từng ngày, để làm tròn bổn phận và trách nhiệm dành cho mình. Còn tôi, cứ suy nghĩ về lí do bắt đầu, lại không nghĩ về bản thân ở hiện tại. Tôi có một gia đình chồng môn đăng hộ đối với gia đình mình, tôi có anh chị chồng thương yêu bảo ban không khác gì con gái trong nhà, tôi có một cuộc sống không phải lo toan vất vả. Tất cả những may mắn ấy, đâu phải người nào cũng dễ dàng có được. Tôi còn nặng lòng vì điều gì?

Có lẽ Nhật Trung cũng như tôi. Hỷ sự của anh còn liên quan đến hoàng thượng, đến địa vị, vương quyền và thậm chí là cả chiến tranh. Phàm là con người sống trên đời, làm sao có thể toàn tâm toàn ý nghĩ cho riêng bản thân mình.

Tôi nhìn ánh mắt anh cả, lần đầu tiên với vai trò một người vợ, tôi thấy đôi vai nhỏ bé của mình sao quá đỗi nặng nề...

Đến cuối cùng tôi đành buông xuôi, hứa với anh cả sẽ cho Cát và tôi một cơ hội nữa. Tháng bảy tôi lại lên xe ngựa đi đến châu Lạng. Bên ngoài, những cánh hoa phượng cuối mùa rụng rơi tơi tả; bên trong trái tim tôi từng ngày từng tháng chết dần.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Septvn

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
7/5/17
Bài viết
211
Gạo
900,0
Chương 23: Kẻ lạ mặt


Xe ngựa đến châu Lạng, tôi nói Xuân Mai về nhà trước còn mình thì ghé thăm Nhược Lan. Hoàng phệ đón tôi đến bằng vẻ khinh khỉnh như bình thường: "Cô về đây rồi à? Tôi còn tưởng chuyến này cô ở lại Hài Đông luôn chứ."

Tôi lườm ông ta: "Nếu là ở luôn thì nơi tôi về phải là Diễn Châu cơ!"

Ông ta chưng hửng một lúc rồi bật cười khoái chí: "Còn đùa được là biết cô vẫn ổn. Nhược Lan lo cho cô lắm, nếu biết cô ghé đây chắc vui phát khóc mất. Cô vào nhà trong với cô ấy đi."

Tôi nghe lời Hoàng phệ đi vào trong. Nhược Lan đang ngồi khâu áo cho em bé. Bụng chị ấy hôm nay to thấy rõ. Vừa trông thấy tôi Nhược Lan đã òa lên: "Cô hai ơi sao đi về Hải Đông mà không nói gì với em cả. Em lo cho cô lắm, cô có biết không?"

Tôi đưa tay xoa xoa bụng chị, mỉm cười: "Bây giờ chị nên lo cho đứa trẻ này mới đúng."

Nhược Lan nhìn bụng mình rồi gật đầu với tôi, hỏi tiếp: "Em nghe nói mợ cả trong ấy sinh con trai hả cô?"

Tôi nghĩ đến Thiên Quý mà không khỏi nhung nhớ, nói bằng một giọng rất tự hào: "Đúng rồi, đáng yêu lắm chị ạ. Bé mới hai tháng thôi mà to bằng ngần này này..."

Tôi vừa nói vừa đưa tay lên diễn tả cho Nhược Lan nghe. Tôi kể lại chuyện thằng bé bú sữa như thế nào, hay tè bậy ra sao, đêm đêm có khi còn quấy khóc... Nhược Lan nghe mà bật cười khanh khách cho đến khi mặt trời ngả sang sắc vàng, Hoàng phệ kêu người đưa tôi về nhà, tôi và Nhược Lan đành chia tay trong bịn rịn.

Tôi về đến cổng nhà nhưng không vội bước vào, cứ thẩn thờ ở cửa. Cho đến khi trời nhá nhem tối, một nô bộc ra ngoài châm đèn, thấy tôi liền hoảng hốt kêu lên: "Mợ ba, sao mợ không vào nhà, đứng ngoài đây gió lạnh dễ cảm lắm."

Tôi men theo hành lang đi thẳng về phòng mình, không buồn ghé qua phòng Cát chào hỏi anh. Phòng tôi vẫn được quét dọn sạch sẽ và đồ đạc vẫn ngăn nắp khi tôi rời đi hai tháng trước. Tôi mở cửa sổ cho thoáng, nhìn sang căn phòng ở dãy tây, không biết hiện giờ người trong ấy ra sao. Biết đâu đã trở thành mợ ba thứ hai của nhà này rồi cũng nên.

Xuân Mai bước vào phòng tôi thông báo: "Em chuẩn bị nước nóng rồi, mợ ba tắm đi cho khỏe."

Tôi "Ừm" một hơi nhỏ rồi quay sang hỏi Xuân Mai: "Cô ta đâu rồi?"

"Nghe mọi người trong nhà nói rằng cô ta đã rời khỏi nhà rồi, không biết nguyên do vì sao."

Tôi chợt nhớ đến anh cả, tự hỏi việc này có phải do anh thu xếp hay không. Một lần nữa Cát vì tôi mà xảy ra hiềm khích với anh cả, chắc anh ấy sẽ càng ghét tôi hơn.

Sáng hôm sau biết Cát có việc không ra ruộng nên tôi chuẩn bị thật nhiều quà bánh cùng Xuân Mai đến ruộng bông. Lúc tôi về Hải Đông bông vải đang độ chín, khi tôi trở ra nơi này thì mọi người đang bắt tay vào mùa vụ thứ ba. Một số nông dân trông thấy tôi, kêu to lên: "Mợ ba về rồi mọi người ơi."

Những người khác dừng tay, đổ ánh mắt về phía tôi. Chẳng lâu sau, chúng tôi gần như đứng cùng một chỗ.

Mỗi người một câu, hỏi thăm tôi. Tình cảm chân thành của mọi người khiến tôi rơi nước mắt. Tôi kêu Xuân Mai lấy quà ra biếu mọi người, ai cũng vui vẻ như đón người thân từ phương xa trở về. Thì ra, chính bản thân tôi cũng không hay biết rằng mình quyến luyến những người nông dân chất phác nơi này đến như vậy.

Anh Mộc lại gần tôi, gãi gãi đầu, thật thà nói: "Mợ ba, tôi cảm ơn mợ."

Tôi ngạc nhiên: "Sao lại cảm ơn tôi?"

Anh Mộc cười: "Cuối mùa vụ trước tôi là nông dân chăm chỉ nhất, được cả hai phần tiền lương. Chú Bảy, thím Thu cũng giống tôi, cũng là nông dân chăm chỉ. Mùa này chúng tôi nhất định cố gắng hơn, không phụ tấm lòng của mợ."

Tôi bỗng nhớ đến những gì trước đây đã nói với Cát, có lẽ anh đã thay tôi thưởng cho mọi người. Nhìn họ hăng say làm việc, tôi thấy lòng mình cũng trở nên thư thái làm sao!

*
* *

Rồi một đêm tôi giật mình tỉnh giấc, tiếng sáo thân quen như một buổi tối tại Diễn Châu năm nào. Tôi cố gắng nhắm mắt mình, không nghĩ gì về tiếng sáo ấy nữa. Nhưng lòng dạ tôi như bị ai thiêu đốt, bứt rứt không yên.

Ngày hôm sau tôi tình cờ gặp Cát một lần lúc anh chuẩn bị ra đồng. Chúng tôi nhìn nhau ngượng ngùng, không ai nói lời nào.

Đêm hôm đó tôi lại nghe tiếng sáo vang lên, càng da diết hơn.

Rồi đến đêm thứ ba, tiếng sáo ấy như một lời trách cứ. Tôi bật dậy, khoác chiếc áo vào. Nhưng khi định đưa tay lên mở cửa thì lại không đủ dũng khí để đi tìm người kia. Gặp lại nhau thì sao? Cũng đâu thể thay đổi được gì. Hy vọng anh sẽ quên tôi và hạnh phúc với tiểu thư nhà Binh bộ thượng thư.

Ngày thứ tư, khi tôi ra ruộng bông để cùng mọi người làm việc thì có một người tiến đến chỗ tôi ngồi. Hình dáng ấy từ xa tôi đã có thể nhận ra, dù trên người anh là một bộ quần áo lấm lem bùn đất.

"Tại sao không ra gặp anh?" Lý Nhật Trung đối diện với tôi, hỏi thẳng.

Tôi quay mặc sang chỗ khác, lơ đễnh trả lời: "Tại sao tôi phải ra gặp anh?"

Anh nhìn tôi bằng một ánh mắt buồn: "Đã ba đêm rồi, anh còn nghĩ em không nhận ra tiếng sao của anh nên không ra gặp. Thì ra em đang lẩn tránh anh."

Tôi bức xúc nhìn anh ta: "Tôi không việc gì phải trốn tránh anh và tôi càng không việc gì phải ra gặp anh. Tôi là gái đã có chồng, không phải chỉ vì anh muốn gặp là gặp, anh không muốn gặp là tôi phải ở nhà chờ đợi anh. Còn anh nữa, sao không yên ổn làm tứ hoàng tử của anh đi, chạy đến ruộng bông nhà tôi làm gì?"

Gió làm tóc tôi bay bay, vài sợi tóc mai dính nơi đuôi mắt. Nhật Trung định đưa tay vén ra sau cho tôi nhưng tôi nhanh chóng gạt tay anh ra: "Đừng chạm vào tôi. Xin anh đừng trêu ghẹo tôi nữa, tôi không thấy vui vẻ gì đâu. Anh quay về đi, Ngô tiểu thư đang ở nơi đó đợi anh kìa."

Anh nghe tôi nói, ngẩn người một lúc rồi bật cười: "Thì ra em đang ghen à?"

Tôi lập tức phản bác anh: "Tôi không việc gì phải ghen. Tôi chỉ không muốn anh lãng phí thời gian. Anh làm tôi thấy khó chịu lắm, anh có biết không?"

"Bé con à, hôm nay em sao vậy?" Thái độ của tôi hôm nay có lẽ khác với mọi lần nên Nhật Trung thu lại nụ cười, lo lắng hỏi tôi.

Trong làn gió miên man của một ngày cuối hạ, tôi còn nhớ rõ gương mặt thảng thốt của anh như thế nào khi nghe tôi tuyên bố rằng: "Tôi... có thai rồi."

Trong làn gió ấy, anh đã rời đi, thân ảnh cô liêu xa dần ngay trước mắt tôi. Tình yêu – âu cũng chỉ là một trò đùa của ông trời, có đáng chi để ta phải hoài vấn vương. Nếu một lời nói dối có thể chấm dứt mọi chuyện để không ai phải bận tâm hay đau khổ nữa, thì tôi tình nguyện trở thành một kẻ dối trá. Tôi quay lưng lại, mỉm cười với chính mình. Thì ra buông bỏ, cũng không hẳn là một việc quá khó khăn!

Lý Nhật Trung, hãy quên tôi đi và sống thật hạnh phúc. Tôi cầu mong cho anh vạn sự bình an!

"Sông Bùng nước chảy đầy vơi
Một lần gặp gỡ - trọn đời xa nhau"


*
* *

Không còn suy nghĩ về Lý Nhật Trung, tôi cũng chẳng còn việc gì phải buồn phiền hay vướng bận. Tôi cảm thấy mình dần quay trở lại như Trần Chân trước đây, vô lo vô nghĩ. Ngay cả chuyện Bảo Trân, tôi cũng sớm đem xếp nó vào ngăn tủ ký ức. Nếu ông trời đã định cuộc sống của tôi là với Huỳnh Cát, tôi đã chấp nhận được thì việc anh ấy yêu ai cũng chẳng khiến tôi cảm thấy khó khăn. Từ bỏ được Nhật Trung, cùng lắm tôi chỉ mất đi một hình bóng trong tim. Tôi vẫn ăn uống, đi thăm Nhược Lan hoặc ra ruộng làm việc cùng mọi người như trước đây đã từng. Họa chăng chỉ có vài đêm tôi gặp ác mộng, sau khi bừng tỉnh dậy, cảm thấy tim mình trống trải một chút thôi!

Cứ mỗi khi tôi có gì vui đều chạy sang kể cho em bé trong bụng Nhược Lan nghe, dù rằng những chuyện ấy nhảm nhí hết sức vô cùng. Chẳng hạn như giàn Sử quân tử tôi gieo trồng hôm nào đã bắt đầu ra hoa, hay chuyện con gà mái nhà tôi đẻ một ngày được cả ba cái trứng... Tôi vừa ăn bánh đậu xanh vừa kể chuyện, suýt chút nữa bánh vướng cổ nghẹn chết mất rồi. Nhược Lan đưa cho tôi tách trà rồi vỗ vỗ lưng tôi: "Cô sắp mười sáu tuổi rồi, sao vẫn không khác gì năm mười ba vậy."

Tôi phì cười: "Năm em mười ba thì ai cũng nói nhìn em như lên mười. Bây giờ mười sáu thì chị nói giống mười ba. Vậy cuối cùng em vẫn lớn lên đó thôi."

Nhược Lan không ăn bánh mà cũng nghẹn họng. Chị không còn cách nào nói chuyện với tôi nữa nên chỉ đành vỗ vỗ nhẹ lên cái bụng mình: "Con à, sau này lớn lên đừng có giống cô hai biết không."

Tôi khoái chí bật cười: "Con chị và Hoàng phệ, giống em mới là vấn đề đó chứ."

Nhược Lan cũng bật cười. Đứa bé trong bụng chắc cũng cảm nhận được mẹ đang vui nên đạp vài cái khiến Nhược Lan nhăn mặt. Hôm nay tôi cũng muốn ra ruộng nên không ở lại chơi với Nhược Lan lâu. Uống hết tách trà, tôi cùng Xuân Mai rời khỏi nhà Hoàng phệ, đi thẳng về hướng ruộng bông.

Khi chúng tôi rảo bước đến gần bờ sông thì lại có phát hiện mới – xác một người.

Đáng lẽ tôi định bỏ đi nhưng không hiểu sao lại tò mò đột xuất. Chúng tôi tiến lại gần xem thử. Xác chết nằm úp, không thấy mặt mũi, nhưng qua hình dáng bên ngoài có thể đoán được đó là đàn ông, còn là một gã đàn ông rất cao. Tôi kêu Xuân Mai dùng một nhành cây chọt chọt vào người hắn xem có thật sự chết chưa thì thấy hắn không có động tĩnh gì.

Đầu năm nay có lẽ do tôi chưa giải hạn, hết cãi nhau với Cát giờ lại gặp ách giữa đường. Chẳng biết hắn từ đâu trôi dạt đến đây, cớ làm sao mà chết tức tưởi như thế. Nếu bây giờ tôi còn ở lại đây thì dám chừng tôi không tránh khỏi vạ lây. Tôi kêu Xuân Mai nhanh chóng rời khỏi chỗ này, xem như mình chưa từng thấy qua gì hết. Thế nhưng chưa kịp bước đi đã nghe một tiếng rên nhỏ vang lên từ phía sau.

"Xuân Mai, chị có nghe gì không?" Tôi hỏi.

"Hình như là có" Xuân Mai trả lời.

"Không lẽ có ma?" Tôi lại hỏi tiếp.

Xuân Mai quay đầu lại nhìn nơi phát ra âm thanh, tôi cũng nhìn theo chị. Hắn vẫn nằm im không có gì động tĩnh. Xuân Mai thì thầm với tôi: "Không phải ma đâu mợ, hình như người ấy còn sống!"

Tôi thấy so với việc hắn chết đi, thì việc hắn còn sống còn phức tạp hơn gấp trăm ngàn lần. Tôi đi không nỡ, mà ở lại càng không dám. Tâm trạng rối bời, thầm tự trách bản thân mình: "Trần Chân ơi là Trần Chân, thường ngày niệm Phật làm chi để giờ đây thấy chết không thể không cứu!"

Vậy là tôi đành phải để Xuân Mai đi kêu thêm người đến giúp. Còn tôi thì ngồi lại canh chừng cái xác, à không, cái người sắp sửa thành xác kia. Xuân Mai đi khuất rồi tôi mới hối hận vô cùng, đáng lẽ tôi nên đi để Xuân Mai ngồi lại, chí ít tôi cũng sẽ không sợ như lúc này. Tôi đúng là ngốc đến độ vô phương cứu chữa mà!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Septvn

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
7/5/17
Bài viết
211
Gạo
900,0
Chương 24: Nùng Trí Cao thứ hai?


Tôi mỏi chân nên tìm chỗ ngồi xuống – vẫn giữ một khoảng cách nhất định với kẻ lạ mặt kia. Tôi nhìn chằm chằm vào hắn, không biết hắn có cảm nhận được hay không mà sau một lúc mấy đầu ngón tay hắn khẽ nhúc nhích.

Tôi tự nghĩ hắn nằm úp xuống lâu như vậy, không chết vì bị thương cũng sẽ chết vì ngạt thở nên tiến lại gần, cố gắng dùng sức để lật ngược hắn lại.

Những thứ bày ra trước mắt tôi – khủng khiếp đến rợn người!

Trên người hắn đầy các vết thương. Vậy thôi thì cũng không có gì quá đáng, đằng này trên mặt hắn có một vết thương lớn, chạy dài từ trán bên trái xẹt ngang đến cằm bên phải, sâu đến mức thấy cả huyết tương và mỡ bên trong. Những vùng khác của mặt cũng bị những viên sỏi cứa vào mà bị thương lởm chởm. Máu trên người hắn sắp khô lại, bện thành từng vết vương vãi khắp nơi, mùi tanh xộc lên khiếp đảm. Tôi trông cảnh tượng này, dù bây giờ có cứu chắc hắn cũng không sống nổi. Mà dù có sống nổi thì chắc mặt mày cũng không thể nào nguyên vẹn như lúc đầu được.

Nhìn kĩ hắn thêm lần nữa, tôi chợt nhớ đến một người – Nùng Trí Cao. Năm trước tên họ Nùng ấy cũng bị thương, chạy trốn đến Diễn Châu và được Tú Bình cứu mạng. Sau đó lại tiếp tục âm mưu tạo phản tại Quảng Nguyên hay. Tên này, biết đâu được cũng là loạn đảng, bị binh lính đánh đến thừa sống thiếu chết nơi ấy, chạy ngược về đây trốn. Nghĩ đến đây tôi vô cùng sợ hãi. Nếu bây giờ tôi cứu hắn, có khi thêm một lần tôi gián tiếp tiếp tay cho địch, tội này mà phát hiện thì tôi có ba cái đầu cũng khó tránh khỏi tội danh này.

Không được – thà tôi bỏ tiền xây bảy ngôi chùa chứ không thể cứu nhầm phản tặc. Nếu hắn thật sự là người xấu, xem như tôi không mang lỗi với trời đất, với quốc gia; còn bằng ngược lại, hắn là người tốt, xem như về sau mùng một ngày rằm tôi sẽ ăn chay niệm Phật, cầu cho hắn mau chóng siêu thoát để được đầu thai làm lại con người. Tôi định bụng đứng dậy, chạy theo Xuân Mai. Nhưng chưa đi được bước nào thì chân đã bị một bàn tay giữ chặt khiến tôi ngã nhào xuống. Tên ấy bị thương như vậy mà vẫn cố lấy sức thì thào: "Không được đi!"

Ông tổ của con ơi, ông như gần đất xa trời rồi mà sao sức lực còn khỏe như thế. Tôi cố giật giật chân nhưng không thể nào thoát được. Hắn cố chấp hơn cả tôi. Tôi liền ngồi xuống, dùng hai tay cố gắng gỡ tay hắn ra khỏi chân tôi. Chân tôi vừa được cứu thì cổ tay lại bị hắn giữ lấy, siết chặt đến mức tôi đau đến rụng rời xương cốt. Miệng hắn vẫn lẩm bẩm những từ khi nãy, đứt đoạn hơn: "Không-được-đi!"

Rồi, tôi chấp nhận tôi thua hắn. Tôi không kháng cự nữa, ngồi yên cho hắn giữ lấy tay và chờ đợi Xuân Mai quay lại. Xem như lần này tôi tiết kiệm phần tiền xây bảy ngôi chùa kia, cố gắng giúp hắn giữ mạng. Nếu thương tích hắn nặng đến mức không thể cứu chữa được thì tôi cũng không phải áy náy tâm can. Nếu hắn không chết nhưng lại là Nùng Trí Cao thứ hai, tôi nhất định sẽ trình lên quan, đến lúc đó cũng không thể trách tôi vô tình.

Xuân Mai kêu được bốn người đến để khiêng tên lạ mặt đi đến tìm thầy lang. Thầy lang trông thấy, lắc đầu: "Chắc không cứu nỗi đâu."

Tôi đưa cho lão ấy một nén bạc: "Nhờ ông xem kĩ một chút. Hắn giữ được mạng, tôi trả ông nhiều hơn."

Tôi ngồi lại hiệu thuốc gần hai canh giờ để chờ đợi kết quả. Cuối cùng thầy lang cũng đi ra, chép miệng: "Tôi dùng nén bạc của cô để mua chuộc Hắc Bạch Vô Thường, đã đón được hắn quay về từ cửa Diêm Vương."

Tôi và Xuân Mai vội vã chạy vào, nhìn thấy hắn toàn thân băng bó trắng xóa không khác gì một xác ướp, chỉ còn lại đôi mắt là vẫn còn chừa ra. Nhìn hắn vẫn đang mê man, tôi hỏi thầy lang: "Có thật là cứu được không?"

Ông ta nhìn tôi một cách khinh bỉ: "Không tin thầy thuốc thì đưa đến đây làm gì?"

Xuân Mai hỏi tiếp: "Khi nào anh ta mới tỉnh vậy thầy?"

Đối với Xuân Mai, gã thầy lang có vẻ dịu dàng hơn: "Chuyện đó vẫn còn tùy. Nếu hắn muốn sống thì vài ngày sẽ tỉnh. Còn nếu hắn không muốn sống nữa thì hết đêm nay sẽ chết."

Tôi à lên: "Vậy là chết hay sống thì sáng mai sẽ biết có đúng không. Vậy bây giờ tôi về nhà, mai tôi quay lại."

Thầy lang dùng cây cân thuốc chắn ngang người tôi ngăn lại: "Cô bé à, cô nghĩ đơn giản nhỉ. Cô quăng hắn lại đây cho tôi rồi bỏ đi. Hắn sống thì tốt, còn rủi hắn chết tại đây thì chẳng phải tôi chuốc vạ vào thân à?"

Tôi đứng lại, thắc mắc với ông ta: "Nhưng ông xem hắn như vậy làm sao tôi đưa đi được."

Ông ta nhún vai: "Phải có người ở lại để trông chừng hắn."

Tôi và Xuân Mai nhìn nhau. Dĩ nhiên tôi không thể ở lại đây qua đêm. Vậy thì chỉ còn cách để Xuân Mai ở lại. Nhưng như vậy thì cũng không ổn. Nếu tối nay Cát không thấy Xuân Mai thì tôi biết ăn nói sao. Xuân Mai tiến đến tôi: "Em ở đây cũng không sao đâu mợ. Nếu cậu có hỏi thì mợ nói em có người nhà đến thăm nên đêm nay sẽ ở lại nhà trọ với họ. Mà cậu cũng sẽ không để ý lắm đâu, mợ cứ yên tâm về đi."

Tôi chậm rãi cuốc bộ về nhà. Những chiếc lá thu bị gió thổi rơi xuống vai tôi, tôi cầm chiếc lá lên, không hiểu tại sao những chuyện không đâu cứ xảy đến với mình. Giờ đây chỉ cầu mong sao hắn ta chỉ là một người bình thường, đừng có giao du cấu kết gì với bọn phản tặc.

Hôm đó tôi về nhà cũng không gặp Cát, xem như yên ổn được một đêm.

Ngọc Tố nhanh chóng chuẩn bị thức ăn và nước ấm cho tôi. Tôi định vắt khăn lau mặt thì mới phát hiện bàn tay tôi bị tên kia siết quá chặt đến bây giờ vẫn còn đau. Đúng là cứu người nhưng chỉ hại thân.

Sáng hôm sau tỉnh dậy, Ngọc Tố đến thông báo với tôi Cát có việc phải đi vào Phú Lương. Tâm tư tôi cảm thấy nhẹ nhõm bội phần, ăn qua quýt vài miếng cơm rồi cũng lập tức đi đến y quán với Xuân Mai.

Xuân Mai lắc đầu khi tôi hỏi về hắn: "Vẫn chưa tỉnh thưa mợ."

Tôi nhìn hắn mà cũng thấy thương tâm: "Uống thuốc rồi cũng không chịu tỉnh là sao?"

"Thưa mợ thuốc bón vào bao nhiêu cũng ói ra hết."

Tôi nhìn hai mắt Xuân Mai thâm quầng mà xót trong lòng: "Chị về nhà ăn uống rồi ngủ một giấc đi. Tôi canh chừng ở đây cho."

Xuân Mai dùng dằng nhưng tôi nghiêm túc nhìn chị nên chị ấy cũng đành vâng lệnh. Tên thầy lang dường như có thù với tôi, thấy tôi đến đã đâm lời trêu chọc: "Chắc hắn chờ cô tới mới chịu uống thuốc. Cô thử bón thuốc cho hắn xem."

Tôi đón bát thuốc từ trên tay ông thầy lang, tiến lại gần giường lay lay tên kia dậy: "Này, dậy uống thuốc đi rồi ngủ tiếp."

Ông thầy lang nhìn tôi như nhìn quái vật, sau đó ông ta dùng cán cân thuốc gõ vào đầu tôi một cái: "Cô có bệnh gì không? Hắn đã tỉnh dậy đâu mà ngồi dậy uống thuốc. Cô bón từng muỗng đi."

Tôi nghe lời lão thầy lang ngồi xuống cạnh anh ta, múc từng muỗng thuốc đưa lên miệng. Nhưng anh ấy cứ mím chặt môi, thuốc đút vào bao nhiêu thì tràn lại ra bấy nhiêu. Tôi xem tình hình thế này thì chắc khó lòng qua khỏi.

Lão thầy lang cũng không có thời gian và kiên nhẫn ngồi lại với tôi nên chưa đầy một khắc đã bỏ ra ngoài. Tôi vật vã trong này, nhìn phần thuốc vơi đi một nửa mà tên ấy vẫn không chịu nuốt một giọt nào, buồn bã nói với anh ta: "Anh này, lúc tôi trông thấy anh, anh thê thảm lắm có biết không. Trên người thì bị thương không biết bao nhiêu vết, mặt mày thì cũng không còn lành lặn để nhận dạng. Vậy mà anh vẫn nắm chặt tay tôi, cầu cứu với tôi. Thậm chí cả khi thầy thuốc nói anh không thể sống thì anh vẫn qua khỏi. Giờ đây, sao chỉ có vài muỗng thuốc anh lại không chịu uống. Chẳng lẽ anh chịu đầu hàng sao?"

Tôi nhìn anh ta vẫn không có vẻ gì là nghe những gì tôi nói, cũng tốt, dù gì tôi ngồi ở đây cũng buồn nên nói tiếp: "Chắc anh chưa biết tên tôi, tôi là Trần Chân."

"Nói thật, lúc quyết định cứu anh tôi sợ lắm. Nhưng dù anh có là phản tặc hay cướp của giết người gì đi nữa cũng tỉnh dậy đã. Tôi đã phải đắn đo rất nhiều để giữ lại mạng cho anh. Bây giờ anh chỉ mỗi việc mở mắt ra mà không làm được thì đúng là tệ hại."

"Anh là người châu Lạng, hay người từ vùng khác đến? Tôi thì người Diễn Châu, sau đó gả về Hải Đông. Giờ thì cùng chồng ra châu Lạng này để canh tác bông. Nếu anh không phải người xấu, khi tỉnh lại mà không có nơi nương náu, tôi sẽ giới thiệu cho anh một công việc ngoài ruộng nhà tôi."

"Anh làm gì lại khiến bản thân bị thương đến như thế. Kẻ xuống tay với anh cũng ác độc thật, gần như nhát nào cũng muốn lấy mạng anh. Nếu vì cứu anh mà sau này tôi bị liên lụy, tôi chắc chắn sẽ nguyền rủa anh cả đời."

Tôi vừa lảm nhảm vừa tiếp tục đút từng muỗng thuốc đến miệng anh ta nhưng cũng thành ra vô vọng. Có lẽ anh ta sợ tôi nên không dám uống thuốc, tôi đành phải thử dỗ dành như khi cho Thiên Quý bú sữa: "Thôi thôi, tôi không hờn không trách gì anh đâu. Làm ơn uống thuốc đi, chỉ cần anh chịu mở mắt ra thì sao cũng được."

Tôi tiếp tục đút anh ta những mọi thứ cũng chẳng khả quan hơn. Thuốc sắp cạn mà cứ đổ hết ra ngoài. Tôi uể oải đứng dậy, đi sắc thêm một chén thuốc khác. Tình hình thế này không biết anh ta có qua khỏi không.

Tôi sắc xong thuốc thì Xuân Mai cũng đến. Có lẽ chị ấy sợ tôi mệt nên vội vã quay lại đây. Tôi cũng không buồn tranh giành nhiệm vụ khó khăn này với Xuân Mai nên quyết định để chị ấy ở lại, một mình đi đến nhà thăm Nhược Lan. Dĩ nhiên tôi không hé nửa lời về việc tôi cứu người kia để Nhược Lan lo lắng.

Chiều về tôi ghé ngang hiệu thuốc một chốc để cho Xuân Mai về nhà nghỉ ngơi. Anh ta vẫn không có dấu hiệu khởi sắc. Tôi thật chẳng biết làm sao.

*
* *

Tôi thấy Xuân Mai đi đi về về như vậy mãi thì cực quá nên sáng hôm sau tôi chuẩn bị ít thức ăn và cả quần áo đến y quán cho chị ấy luôn. Lúc tôi đến y quán thì mặt trời đã lên cao, vừa thấy tôi Xuân Mai đã tỏ vẻ hối hả: "Mợ ơi anh ta tỉnh rồi."

Tôi vội vã chạy vào xem, người nằm trên giường đúng thật là đã mở mắt ra rồi.

"Anh ta tỉnh khi nào vậy?" Tôi hỏi.

"Dạ thưa mợ đêm qua em bón thuốc anh ta uống được vài muỗng. Sáng nay khi em tỉnh dậy thì thấy anh ta cứ nằm yên, mở mắt như thế. Nhưng hỏi gì cũng không chịu trả lời."

Tôi ngồi xuống cạnh anh ta, lay nhẹ tay: "Anh thấy trong người thế nào rồi?"

Không hiểu sao vừa nghe giọng tôi, anh ấy lập tức đảo mắt sang nhìn tôi, nhưng miệng vẫn chung thủy ngậm chặt. Tôi hỏi thầy lang: "Có khi nào anh ấy bị câm không?"

Thầy lang lắc đầu: "Câm thì không, nhưng chắc hắn ta không thích cô nên không chịu nói chuyện."

"Thế nãy giờ anh ta nói với ông những gì rồi?"

"Không gì cả."

"Vậy sao ông khẳng định anh ta không thích tôi?"

"Đàn ông chúng tôi thường hiểu lòng của nhau."

Tôi nghe lão thầy lang trả lời mà không khỏi tức tối. Không biết anh ta có không thích tôi hay không nhưng tôi dám chắc lão này có thù với tôi từ kiếp trước. Tôi kêu Xuân Mai ra bàn dùng cơm, còn lão ấy thì tôi nhờ khám lại một lần nữa cho người bị thương. Lão ta khám xong liền khẳng định vấn đề của người này hiện nay chỉ là dưỡng thương cho thật tốt là được, rồi nhanh chóng chạy đi ăn cùng Xuân Mai.

Tôi quay sang định hỏi người đàn ông có muốn ăn uống gì không thì thấy anh ta đã nhắm mắt lại, hơi thở đều đều. Có lẽ anh ấy cần nghỉ ngơi nhiều hơn để lấy lại sức. Tôi bàn với Xuân Mai nếu anh ta đã tỉnh thì cũng nên về nhà nghỉ ngơi, đến giờ cần bón thuốc hay cho ăn thì hãy quay lại. Xuân Mai nghe lời tôi, thu xếp mọi thứ cho vào giỏ rồi rời khỏi đó trong ánh mắt tiếc nuối của lão thầy lang.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Septvn

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
7/5/17
Bài viết
211
Gạo
900,0
Chương 25: Rối bời


Mấy ngày liền tôi đều ghé ngang phủ huyện xem thử có dán thông báo truy nã nào không. Ở đó ngoại trừ mấy tên tội phạm trộm cắp vặt đã bị truy nã từ nhiều tháng trước thì không xuất hiện thêm ai khác. Lòng tôi nhẹ nhõm một chút, hy vọng anh ta thật sự là một người bình thường.

Nhược Lan bị động thai nên tôi qua ở hẳn nhà chăm sóc cho chị ấy tận mười ngày. Mọi việc liên quan đến người kia tôi giao hết cho Xuân Mai, cũng không có thời gian gặp chị ấy để hỏi xem tình hình ra sao. Xuân Mai chưa đến tìm tôi thông báo gì khác, tôi nghĩ hắn ta vẫn nằm lại tại y quán, chưa rời khỏi được.

Sức khỏe Nhược Lan ổn định hơn tôi mới rời khỏi nhà Hoàng phệ. Tôi đi đến ruộng bông để xem xét một lượt tình hình nơi này rồi mới ghé qua y quán. Trên đường đi, tôi không quên lướt ngang qua nha môn một lần nữa để kiểm tra. Vẫn không có thông báo nào mới. Kể ra cũng an tâm hơn đôi ba phần.

Lúc tôi đến y quán thì người đàn ông kia đã ngồi dậy được. Thấy tôi lạ nên anh ta cứ nhìn trân trối. Xuân Mai nhẹ nhàng giải thích cùng anh ấy: "Đây là mợ ba, chính mợ đã cứu anh."

Anh ta nghe Xuân Mai nói thì cặp chân mày dãn ra một chút, gật đầu với tôi: "Cảm ơn."

Giọng anh ta trầm trầm, ấm áp, do còn bị thương nên có một chút khàn khàn. Chỉ tiếc mấy vết sẹo trên mặt anh ta quá đáng sợ, nếu không tôi nghĩ người sở hữu giọng nói như thế hẳn phải là một người dễ nhìn.

Tôi lại gần anh ta hơn một chút, hỏi: "Anh là người ở đâu? Sao lại bị thương đến nông nổi này?"

Anh ta lặng im một lúc. Xuân Mai kéo tay tôi ra, thì thầm: "Mợ ơi, có vẻ không nhớ gì cả."

Lão thầy lang vuốt mấy sợi râu lung phúng trên cằm, nói với tôi: "Lúc bị thương đầu có va chạm, xem ra là ảnh hưởng không nhỏ đến não nên có khả năng quên một số chuyện trước kia."

Tôi nghe mà thấy thật kì lạ, liền hỏi: "Vậy khi nào anh ta mới nhớ lại?"

Lão ấy nhìn về hướng anh ta, lắc đầu: "Chuyện này tôi đành chịu. Có khi ít hôm, ít tháng hoặc cũng có khi cả đời cũng sẽ không nhớ được gì."

"Còn mấy vết thượng trên mặt anh ta?" Tôi hỏi tiếp.

"Chúng quá nặng, dù có lành thì vẫn để lại sẹo."

"Vậy không lẽ anh ấy phải sống với một cái đầu trống rỗng và một diện mạo như vậy sao? Ông không còn cách nào à?"

"Tôi không còn cách, nhưng tôi biết có một người sẽ cứu được hắn"

"Ai vậy?"

"Tiên!"

"Nói chuyện với ông chẳng thà tôi nói với đầu gối của mình còn hơn."

Mặc kệ lão ấy cười sặc sụa tại nơi đó, tôi quay lại chỗ người bị thương kia nghĩ ngợi xem mình nên giúp anh ta như thế nào. Còn anh ta vẫn ngồi im lìm một chỗ, không biết đang suy nghĩ gì. Tôi ngó qua thấy các vết thương trên người anh ta, có vẻ đã khá hơn đôi chút: "Anh thấy trong người như thế nào?"

Anh ta nghe tôi hỏi, trả lời không thừa một chữ: "Đã ổn rồi."

Tôi gật đầu: "Vậy thì tốt. Tôi nghĩ anh đã có thể tự chăm sóc bản thân rồi. Tôi định đợi anh tỉnh dậy, hỏi xem nhà cửa ở đâu, ít ra thì tôi có thể đưa anh về nhà. Nhưng hiện giờ thì..."

Tôi quay qua Xuân Mai, phân phó: "Chị chuẩn bị cho anh ấy một số tièn, để anh ấy có thể lo cho bản thân trong thời gian này."

Xuân Mai nhìn tôi, ngập ngừng: "Nhưng mợ ơi bây giờ anh ta còn không biết bản thân là ai thì có thể đi đâu được đây?"

Tôi liếc nhìn anh ta. Việc anh ta đi đâu thì liên quan gì đến tôi. Mạng sống anh ta tôi đã cứu được, nhưng anh ta còn không biết mình là ai thì sao tôi dám cưu mang. Hiện tại quan phủ chưa có cáo thị gì, nhưng có ai biết được ít hôm nữa có biến chuyển. Thời gian qua chăm sóc anh ta, ít nhiều tôi cũng có chút cảm tình. Nếu lỡ anh ấy là tội phạm thật, làm sao tôi có thể đành lòng giao cho quan phủ. Thôi thì xem như ân nghĩa đến đây cũng nên chấm dứt, không dây dưa nhiều, sẽ không buồn bã!

Anh ta có vẻ cũng thấy được vẻ chần chừ của tôi nên cố đứng dậy. Tôi thấy anh ta hơi cau mày, chắc vết thương bị động dẫn đến đau đớn: "Ơn cứu mạng, có dịp sẽ đền đáp."

Tôi không mong anh ta có thể đền đáp, chỉ mong anh ta là một người bình thường, không liên quan đến việc phản loạn của Nùng Trí Cao.

Anh cố gắng bước đi thật nhanh ra phía cửa, một ít máu chảy ra từ các vết thương trên người, tôi nhìn thấy mà xót dùm. Xuân Mai lại ở bên cạnh tỉ tê: "Mợ à, anh ấy không nhận tiền, nếu cứ vậy mà đi em e chưa được nửa ngày đã bỏ mạng rồi."

Tôi vẫn im lặng. Anh ta đi đến cửa thì gần như sắp ngã nhào. Xuân Mai vội vã chạy đến đỡ lấy phần thân thể to lớn mà yếu ớt ấy: "Cẩn thận!"

Rồi chị ấy quay qua phía tôi, ánh mắt đầy khẩn cầu: "Mợ ơi, hay mình đem anh ta về nhà, đợi ít hôm nữa khi anh ta hoàn toàn bình phục hãy để anh ta đi."

Tên thầy lang nãy giờ ra ngoài chẩn bệnh, không biết quay trở lại từ lúc nào, cũng xỏ xiên bên tai tôi vài câu: "Người ta đã không muốn cứu, cô năn nỉ ích gì. Sống chết âu cũng là số trời thôi. Nếu không muốn cứu thì hôm ấy khiêng đến đây làm gì cho cực thân."

Lần này lão nói lại không khiến tôi khó chịu. Dĩ nhiên nếu là một người bình thường tôi chẳng ngại ngần gì giúp đỡ, thậm chí để anh ta ở lại... Đến cuối cùng, tôi cũng không thể nhẫn tâm bỏ mặc anh ấy. Nếu sống chết có số, mọi sự tùy duyên thì xem như tôi nhận cái duyên này, giúp anh ta thêm một lần. Tôi nói với Xuân Mai: "Đi kêu một chiếc xe ngựa để về nhà. Anh ta bị thương như vậy không đi bộ nổi đâu."

Xuân Mai nghe tôi nói lập tức dìu anh ấy ngồi xuống ghế rồi đi chuẩn bị xe ngựa để chúng tôi về nhà.

*
* *

Thể trạng anh ta thật tốt, nửa tháng trôi qua, các vết thương trên cơ thể gần như khép miệng hoàn toàn. Tuy nhiên mặt mày anh ta thì không khả quan lắm và đầu óc cũng chẳng nhớ ra điều gì. Tôi không thể cứ gọi anh ấy là anh gì ơi mãi được, tiện thể lúc tôi gặp anh là trên sông Lục Nam, nên tôi tạm gọi anh ấy là Nam.

Nam trầm tính, ngày thường không nói chuyện với ai câu nào. Xuân Mai giao việc gì thì anh chăm chăm làm việc ấy. Gia đinh trong nhà tuy thấy anh khó gần, nhưng cũng không đến mức ghét bỏ. Chỉ có mỗi việc mọi người vì ái ngại gương mặt anh nên cũng không ai dám lại gần. Tôi không bắt ép họ phải đon đả với Nam, nhưng cũng căn dặn mọi người giao cho anh những chuyện quá nặng nhọc để tránh ảnh hưởng đến vết thương.

Cát trở về nhà vào một ngày giữa tháng mười, khi vụ bông thứ ba sắp đến kỳ thu hoạch. Tôi nghe tin từ Xuân Mai lúc đang ngồi ngoài sân uống trà. Nam gánh nước ngang qua, dừng lại hỏi vu vơ: "Cậu ba là ai?"

Xuân Mai trả lời Nam: "Cậu ba là chồng của mợ ba, cũng là ông chủ của nhà này."

Đã lâu rồi không gặp Cát nên tôi không biết dùng tâm thế gì để chào đón anh. Trước khi anh đi Phú Lương, chúng tôi vốn hạn chế gặp mặt nhau, bây giờ anh trở về châu Lạng, nếu tôi dùng thái độ niềm nở để chào đón, liệu có quá giả tạo hay không. Tôi suy đi tính lại, cuối cùng cũng ra nhà ngoài, chuyện hôn nhân không phải ngày một ngày hai, tôi cũng không thể cứ thế này mà trốn tránh anh cả đời.

Cát sau chuyến đi dài có vẻ phong trần và mệt mỏi. Dường như lâu rồi tôi chưa kịp nhìn kĩ anh, ngay cả ấn tượng về Mai Xuân Phong trong tôi cũng sắp không còn. Tôi đứng đối diện với Cát, ngượng ngùng cười chào. Anh hơi ngạc nhiên khi thấy tôi, rồi cũng nhanh chóng làm ra điệu bộ lãnh đạm đáp lại. Tôi chưa bao giờ nói với anh rằng tôi ghét dáng vẻ lạnh lùng của anh nhiều ra sao, cũng như anh chưa từng nói với tôi rằng tôi phải làm sao để anh không còn đối xử với tôi lạnh lùng như thế.

"Anh muốn tắm trước hay dùng cơm trước để tôi kêu Xuân Mai chuẩn bị?"

Cát lắc đầu: "Tôi không đói. Nói Xuân Mai chuẩn bị nước đi."

Tôi kêu Xuân Mai đến, cẩn thận dặn dò. Cát cũng không buồn đứng đây với tôi thêm giây phút nào nữa. Lúc anh lướt ngang qua tôi, tôi nghe đâu đó mùi gió bụi bên ngoài. Chuyện làm ăn của anh chắc rất khó khăn!

Cát sau khi tắm xong liền ở lì trong phòng, không buồn bước chân ra khỏi cửa. Tôi đứng dưới góc đào lẳng lặng nhìn về phía ấy mà bản thân cũng không biết mình đang muốn gì. Những chiếc lá cuối cùng còn sót lại, rơi rụng xuống vai tôi. Cũng tại bàn này các đây chưa đầy một năm, Cát cũng từng lấy tay nhặt cánh hoa đào vương trên tóc rồi nhẹ nhàng bế tôi về phòng, tránh đánh thức tôi khỏi giấc ngủ say. Lúc đó tôi đã nghĩ rằng mình và Cát có thể yên ổn làm một đôi vợ chồng bình thường. Đi một vòng thật lớn, hóa ra tôi vẫn chỉ quanh quẩn ở nơi bắt đầu.

Tôi mải mê suy nghĩ mà không hay có ánh mắt đang nhìn về phía này. Đến khi tôi phát hiện thì có lẽ người ấy đã đứng nhìn tôi từ rất lâu. Tôi giật mình nhìn về nơi ấy, thấy Nam đứng yên một chỗ không nói năng gì. Tôi không thích người khác nhìn mình chằm chằm như thế nên mắng anh: "Anh có chuyện gì mà đứng đó nhìn tôi? Xuân Mai không giao việc cho anh hay sao?"

Nam thì ngược lại, chẳng có vẻ gì là sợ hãi tôi, anh chỉ ôn tồn trả lời: "Tôi làm xong hết việc rồi. Tôi cũng không nhìn cô, tôi chỉ nhìn theo hướng cô nhìn thôi."

"Anh biết tôi đang nhìn gì à?"

"Tôi thấy cô nhìn về hướng ấy!"

Tên Nam này nói chuyện chẳng đâu vào đâu, càng nghe càng khó chịu. Không biết do mất trí nên anh ta mới ngây ngốc như thế hay bản chất anh ta vốn là kẻ thật thà. Nhưng nhìn gương mặt của anh, khi nghiêm túc cau mày, những vết sẹo chi chít trên mặt dường như cũng nhăn theo khiến tôi không nhịn được phì cười. Anh ta thấy tôi cười, gương mặt càng tối sầm hơn.

"Cô cười tôi?"

Chẳng lẽ tôi nói với anh tôi cười vì gương mặt của anh. Không khéo anh lại không hiểu ý tôi, nhầm tưởng rằng tôi khinh khi anh xấu xí thì càng phiền phức hơn. Tôi ngồi đây, đơn giản chỉ là muốn tĩnh lặng để có thể suy tư nhưng cũng bị Nam phá hỏng. Tôi đành trả lời qua quýt cho có lệ.

"Trên đời này lại có người thật thà như anh!"

Nam chưa bao giờ kêu tôi một tiếng "Mợ ba", dù cho ngay lần đầu anh gặp tôi thì Xuân Mai đã giới thiệu cho anh biết tôi là mợ ba nhà này nhưng anh vẫn cố chấp, cùng lắm chỉ xưng hô với tôi là cô cô – tôi tôi, nghe chẳng có thể thống gì. Xuân Mai vài lần nhắc nhở nhưng anh ta vẫn không chịu sửa. Tôi thì nghĩ dù gì anh ấy cũng đâu chính thức là nô bộc trong nhà, biết đâu mai anh ta lại nhớ ra mọi chuyện, rời khỏi đây thì giữa chúng tôi cũng nào còn quan hệ chủ tớ nên cứ để mặc. Thành ra giữa những câu "Bẩm mợ ba, Thưa mợ ba" tôi nghe đến mức ngán ngẩm thì việc anh ấy kêu tôi là "Cô" khiến tôi có cảm giác mình vẫn còn là Trần Chân, chứ không phải mợ ba nhà họ Huỳnh. Tôi nhìn Nam, ước gì tôi có thể giống như anh, quên đi hết mọi chuyện để bắt đầu một cuộc sống mới thì có phải sẽ tốt hơn không.

"Gió lạnh rồi, cô còn ngồi ở đây nữa thì sẽ bị bệnh."

Không năn nỉ, không ra lệnh, đó chỉ là một câu nói bình thường nhưng cũng khiến tôi quay về phòng. Giống như khi xưa, lúc tôi dùng dằng đòi theo Tự Khải ra ngoài chơi, anh ấy nói với tôi rằng: "Trời lạnh rồi, ra ngoài sẽ bị bệnh." Tôi đã ngoan ngoãn ở nhà cùng với mẹ. Hóa ra, những câu nói đơn giản như thế, đối với tôi lại ấm áp vô chừng!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Septvn

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
7/5/17
Bài viết
211
Gạo
900,0
Vâng, cơ mà vài ngày nữa em phải nhập học rồi nên sẽ cố gắng hóng hớt truyện. Mong chị cố gắng giữ phong độ. :D:D

Lặp từ nè chị.

Đúng là hồng nhan họa kỷ, Nhược Lan phải nói là đoán như thần. Mới một Bảo Trân mà đã ra thế này thì đời Trần Chân còn khổ dài dài...
Không có lặp đâu em, chị nhấn mạnh đó.
Chị up truyện nhanh lắm, nên ngày nào em vô cũng sẽ có chương.
Truyện hay lắm. Mình đọc xong mà tâm trạng cũng nặng nề theo.
Cảm ơn bạn đã theo dõi. Truyện đến 60 chương lận bạn ạ :D
 

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.511
Gạo
2.620,0
Mỗi chương không dài lắm nên 60 chương cũng không có gì phải băn khoăn. :))
Bạn lấy hình tượng ai làm nguyên mẫu vậy? Đây có vẻ là các nhân vật tưởng tượng.
 

Septvn

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
7/5/17
Bài viết
211
Gạo
900,0
Mỗi chương không dài lắm nên 60 chương cũng không có gì phải băn khoăn. :))
Bạn lấy hình tượng ai làm nguyên mẫu vậy? Đây có vẻ là các nhân vật tưởng tượng.
Nhà Trần Chân và nhà Huỳnh Cát là tưởng tượng, còn các tuyến nhân vật khác, thấy tên đẹp đẹp là lấy từ lịch sử đó bạn. Truyện này là dã sử mà :3
Nhưng về sau thì nhân vật nhiều hơn một chút. Lúc đầu cũng quanh quẩn thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Septvn

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
7/5/17
Bài viết
211
Gạo
900,0
Chương 26: Cô gái họ Dương


Từ lúc Nhược Lan mang thai, Hoàng phệ đã chuẩn bị đầy đủ vật dụng để chào đón con đầu lòng nhưng có vẻ Nhược Lan vẫn cảm thấy chưa đủ. Chị cho người sang nhà tôi, rủ tôi cùng chị đi mua thêm một ít áo quần cho bé con, dĩ nhiên tôi cũng tràn đầy hứng thú. Hai chúng tôi rảo bước trên từng con phố, tốc độ thật chậm để không ảnh hưởng nhiều đến em bé trong bụng Nhược Lan. Mặc dù những chuyện trước đây về Bảo Trân, về thư từ Cát gửi cho Tú Bình hay về chuyện tôi cãi nhau một trận lớn cùng Cát tôi đều chưa một lần nhắc đến trước mặt Nhược Lan nhưng rốt cuộc chị ấy cũng biết. Khi đã biết rồi thì luôn miệng trách cứ tôi.

"Em không phải là muốn nói gì cô đâu. Nhưng cô trải qua nhiều chuyện như vậy, lại không cho em hay gì cả. Cô có biết khi nghe về những ấm ức cô chịu đựng, em đau lòng lắm không? Nếu biết cô như thế em thà rằng không lấy chồng, ở bên chăm sóc cô."

Nếu để Hoàng phệ nghe được những lời này chắc ông ta hận tôi đến suốt đời. Tôi cười trừ với Nhược Lan: "Thì giờ chị cũng đã biết đấy thôi. Quan trọng là tất cả đã qua, em vẫn lạc quan vui vẻ. Còn nhiệm vụ của chị hiện giờ không phải lo lắng cho em nữa, mà là giúp đứa bé này chào đời thật khỏe mạnh."

Nhược Lan vẫn cố chấp lèm bèm thêm vài câu. Tôi giả vờ giận dỗi đi cách xa chị một đoạn để tránh tai mình lùng bùng. Chẳng ngờ ở nơi này lại xuất hiện một người cưỡi ngựa đang phi thẳng về phía tôi. Nhược Lan hét lên một tiếng thì tôi đã bị con ngựa kia hất văng qua bên vệ đường, va vào sạp hàng bán cải, trầy xước cả nửa bên người.

Người trên ngựa vội vàng nhảy xuống, ân cần đỡ lấy tôi: "Xin lỗi em, em có làm sao không?"

Tôi chưa kịp trả lời thì Nhược Lan đã tiến đến, dùng sức đẩy người đó ra, cau có: "Ngươi tránh ra, nam nữ thọ thọ bất thân."

Tôi đứng dậy đàng hoàng rồi mới kịp nhìn người gây ra tai nạn. Mặc dù trước mặt tôi là một ngoại hình của một nam nhân nhưng tôi đủ kinh nghiệm để nhận ra đó thực ra là nữ giả nam. Nàng ấy vẻ ngoài khoảng hai mươi, làm da trắng mịn, mắt to môi nhuận sắc hồng, nhìn sơ cũng đoán được đây ắt hẳn là một cô gái đẹp. Nhược Lan nói tiếp: "Ngươi cưỡi ngựa gì mà bạt mạng thế kia. Rủi đâm người ta chết thì lấy mạng đâu để đền?"

Cô gái kia cúi đầu lí nhí: "Tôi xin lỗi, do tôi có việc gấp quá."

Nhược Lan đang định nói thêm điều gì thì lại có thêm hai người nữa cùng cưỡi ngựa tới. Hai người thấy hiện trường tai nạn, lập tức xuống ngựa, đến chỗ chúng tôi.

"Xảy ra chuyện gì vậy?" Một trong hai người đàn ông đó hỏi.

Cô gái đụng phải tôi lên tiếng: "Ta đụng cô gái này."

Người đàn ông còn lại, dáng vẻ tao nhã hơn hẳn, phe phẩy quạt như người ngoài cuộc: "Đã nói bao nhiêu lần rồi mà không chịu nghe. Đi theo chẳng được gì còn rách việc."

Cô gái đụng tôi cúi đầu xin lỗi: "Em à, thật sự tôi có việc nên mới gấp gáp như vậy, không ngờ lại đụng phải em. Nhưng việc không thể chậm trễ, tôi có thể gửi lại tiền thuốc men cho em không?"

Nhược Lan lại thay tôi ra mặt: "Tiền thì giải quyết được gì. Nhìn cả người cô tôi trầy xước hết đây này."

Người đàn ông cầm quạt nhìn qua Nhược Lan, nói nửa đùa, nửa thật: "Cô à, xin lỗi cũng xin lỗi rồi. Tiền cũng hứa sẽ bồi thường. Tai nạn này có ai muốn xảy ra đâu. Cô có đồng ý hay không cũng chẳng thay đổi được gì."

Nhược Lan định đôi co tiếp, nhưng tôi thấy họ cũng không cố ý, với lại thái độ nhã nhặn của cô gái kia làm tôi có cảm giác họ là người tử tế. Tôi nói với cô ấy: "Tôi không sao, cũng không cần tiền đâu. Các người có việc gấp thì cứ đi đi."

Nhược Lan tức tối lắm nhưng không làm được gì. Tôi cố nhịn đau trêu chị ấy: "Chị cũng bớt dữ dằn lại đi. Không khéo con sinh ra lại giống mẹ lúc này thì khổ."

Cô gái kia vội vã phóng lên ngựa, trước khi đi còn nói với tôi: "Cảm ơn đã không trách cứ. Xử lý xong việc tôi sẽ quay lại đây tìm em để chuộc lỗi ngày hôm nay. Tôi họ Dương, không biết có thể biết quý danh của em không?"

Tôi cúi đầu, giữ lễ nói: "Chuyện nhỏ thôi, không cần bận tâm."

"Vậy xin phép cáo từ!"

Họ đã đi được một đoạn xa mà Nhược Lan vẫn còn nguyền rủa. Tôi nói với chị ấy rằng người đụng tôi là con gái chị mới giật mình: "Ơ, thật sao? Vậy mà em không nhận ra. Dường như từ lúc mang thai em kém tinh tế hơn thì phải."

Tôi bật cười: "Đã vậy còn hung dữ hơn nữa chứ."

Cơn đau tôi được dịp dấy lên. Lúc tôi về nhà đã lén lút giấu Xuân Mai, nhưng rốt cuộc vẫn không qua mắt được chị ấy: "Mợ ba, mợ bị làm sao vậy?"

Tôi đưa tay lên môi ra hiệu cho chị nói khẽ lại: "Tôi bị té ngoài phố. Nhưng đã tìm thầy thuốc rồi, không sao đâu."

Tôi đã nói không sao nhưng Xuân Mai vẫn đè tôi ra thoa thuốc. Thuốc đi đến đâu, tôi cảm nhận được cơn đau rát theo đến đó. Xuân Mai cố gắng gặng hỏi tôi đi đứng làm sao mà lại bị té đến như vậy, nhưng tôi đâu thể nào nói ra hết sự tình, đành cười hề hề cho qua chuyện. Ba người kia đã đi xa, hiện giờ tôi kể lể cũng chẳng để làm gì.

Nhưng nói đi nói lại thì ba người kia từ đâu đến thế nhỉ? Tôi nhìn phục trang trên người họ thì không có nét gì là của châu Lạng. Ngoài cô gái đụng phải tôi rất xinh đẹp thì hai người thanh niên đi theo cũng không hề kém cạnh. Một người nhìn có vẻ ít nói, nhưng từ bên trong tỏa ra một khí chất oai phong, giống như khi xưa tôi được diện kiến Bát vương gia; người còn lại làm Nhược Lan tức giận thì tuy là nam nhân nhưng ngoại hình thu hút không khác gì nữ nhân, thậm chí so với cô gái đụng phải tôi cũng chưa hẳn là thua kém! Người nam dũng mãnh thì có vẻ bênh vực cô gái còn người nam tao nhã thì dường như không cùng phe với hai người kia. Hướng ba người đi cũng chính là Quảng Nguyên. Nơi ấy dạo gần đây luôn dấy lên việc Nùng Trí Cao tạo phản, vậy tôi nghĩ có thể bọn họ có thể liên quan đến cuộc chiến ấy. Hoặc là họ có thân nhân trong quân đội, hoặc chính họ là người tham chiến bên phía triều đình. Còn việc giả sử họ là người bên Nùng Trí Cao, tôi nghĩ khả năng không lớn.

Cơn đau lại kéo tôi về với thực tại. Thôi thì dù họ có là ai cũng không liên quan đến cuộc sống của tôi, không việc gì tôi phải suy nghĩ nhiều. Suốt mấy ngày tôi không dám ra ngoài, chỉ nằm ở nhà chờ cho mấy vết thương kia khỏi, buồn chán đến độ tưởng như phí hết nửa cuộc đời.

*
* *

Mấy ngày tôi bị thương nằm lì ở nhà thì tần suất Cát ra ruộng cũng ít lại. Thỉnh thoảng nhìn ra chiếc bàn đá ngoài sân, tôi thấy anh Thuần cùng một số quản điền hay đến đây để trao đổi thông tin cùng Cát. Nếu mùa vụ thứ ba này ổn thỏa, mọi người đều đã quen việc rồi thì có lẽ chúng tôi cũng sắp sửa trở về Hải Đông. Về lại Hải Đông tôi sẽ có thời gian chơi với Thiên Quý. Nghĩ đến cháu, tôi lại thấy lòng dạ cồn cào, nhớ chết đi được.

Tôi mãi nghĩ vẩn vơ mà Xuân Mai gõ cửa cũng không hay. Chị ấy thấy tôi im lặng nên nhẹ nhàng bước vào nói với tôi: "Mợ ba, cậu cho mời mợ ra nhà trước dùng cơm."

Đã lâu rồi chúng tôi không ăn cơm cùng nhau. Lần này anh đích thân mời mọc, tôi không biết có chuyện không hay nào xảy ra nữa hay không?

Lúc tôi đến nhà trước thì Cát đã ngồi chờ sẵn, đồ ăn trên bàn vẫn nguyên vẹn chưa động vào món nào. Tôi chậm rãi ngồi xuống ghế, dè dặt nhìn anh: "Có chuyện gì sao?"

Lúc này Cát mới cầm đũa lên, gắp một miếng cá chép cho vào miệng: "Nhà có hai người mà cứ phải ăn một mình?"

Tôi cũng cầm đũa lên, lùa miếng cơm rồi thản nhiên nói: "Vậy thì mai mốt cứ về nhà đúng bữa cơm để ăn cùng."

Cát ừm một tiếng thật nhỏ, đến mức tôi nghĩ thanh âm đó là từ mũi anh phát ra. Đoạn anh hỏi tiếp: "Nghe nói cô bị thương?"

"Cũng sắp lành rồi." Tôi trả lời.

"Tôi nghe người khác nói cô bị tai nạn ngoài đường. Từ đây về sau đừng ra đường một mình nữa."

"Xuân Mai có đi cùng tôi thì chuyện phải đến cũng không tránh khỏi được."

"Tôi thấy Nam có vẻ khỏe khoắn, cô đi ra ngoài kêu hắn theo để yên tâm hơn."

Nhắc tới Nam tôi mới nhớ. Lúc Cát về đây có phát hiện ra người lạ mặt trong nhà nên có hỏi qua Xuân Mai. Xuân Mai và tôi đã có chuẩn bị từ trước nên dựng lên câu chuyện Nam là người cùng quê với Xuân Mai, gia cảnh khó khăn, vì nợ người ta một khoản tiền không trả nổi nên bị đánh đến mức mất trí. Xuân Mai thấy đồng hương nên thương tâm, xin tôi cho Nam ở lại phụ giúp công việc trong nhà. Cát có vẻ cũng không quan tâm lắm nên chẳng gặng hỏi gì thêm.

Tôi ậm ừ cho qua chuyện. Cát gắp cho tôi một miếng thịt cuộn trứng muối. Tôi dị ứng với trứng muối, nhưng lại không muốn từ chối Cát. Kết quả cả buổi chiều tôi nôn đến xanh mặt.

Tôi không có ác cảm với Nam. Nhưng việc anh ấy đi theo bảo vệ tôi lại là cả một vấn đề. Những lần đầu cùng tôi đi ngoài đường, con nít thấy Nam liền òa khóc, mọi người cũng chỉ chỉ trỏ trỏ gương mặt anh khiến tôi phiền lòng. Sau đó tôi tìm mua cho anh một cái mạn che mặt, một mặt tôi cũng đổi đường đi, băng qua đồng để hạn chế gặp mọi người.

"Anh đừng để ý đến thái độ của những người ấy. Họ thấy anh khác lạ thì bàn tán, đợi ít hôm quen mặt thì họ sẽ không có nói gì nữa đâu."

Tôi cố gắng giải thích cho Nam nghe để anh ấy không tủi thân. Dù tôi đã tìm nhiều thầy lang hỏi về cách chạy chữa cho gương mặt của Nam nhưng ai nấy đều lắc đầu. Hy vọng những điều tôi nói ít nhiều cũng sẽ an ủi được anh ấy.

"Tôi trông khó nhìn lắm sao?"

Nam hỏi làm tôi giật mình. Tôi biết nếu nói thật thì anh sẽ buồn, còn nói dối thì anh sẽ tổn thương. Nhưng tôi biết làm sao để vẹn toàn bây giờ.

"Nhìn sơ qua thì có hơi đáng sợ. Nhưng khi quen mắt rồi thì cũng bình thường."

"Vậy cô có sợ tôi không?"

Tôi không hiểu sao Nam lại hỏi mình điều ấy. Tôi chưa khi nào để tâm đến những vết sẹo trên mặt anh. Từ nhỏ tôi đã đi theo Tự Khải học chữ, cũng biết không thể đánh giá con người qua dung mạo bên ngoài. Kẻ có dung mạo đẹp đẽ mà lòng dạ dộc ác thì trước sau gì cũng làm hại người khác. Còn về phần Nam, thời gian qua anh ở nhà tôi, chưa bao giờ gây hấn với ai, ai khó chịu với anh thì anh cũng chỉ im lặng, ai chê bai anh cũng không phản ứng, tôi tin rằng bản chất thật sự của anh là một người thiện lương. Bởi vậy, tôi không ngần ngại trả lời anh: "Tính anh hiền lương, tôi chẳng sợ chút nào."

Anh ta nghe tôi nói, im lặng vài giây rồi đưa tay chỉ lên vết sẹo to nhất, chạy dài từ trán đến cằm: "Còn cái này?"

Tôi nhìn vết sẹo anh chỉ, trả lời: "Đã từng sợ."

Nam im lặng, không biết anh đang nghĩ gì. Tôi nói tiếp: "Lúc phát hiện anh bên bờ sông, nhìn thấy vết sẹo ấy, tôi rất sợ anh sẽ không qua khỏi. Nhưng giờ nó đã lành rồi, tôi chẳng việc gì phải lo nữa."

Có cơn gió thổi qua khiến tóc chúng tôi bay trong chiều nắng. Cái nắng những ngày đầu đông nhàn nhạt rọi lên từng nụ vải ngoài đồng. Anh nhìn tôi chăm chú – tôi không biết anh ta có tin những gì tôi nói không, nhưng tôi vẫn hy vọng rằng anh đừng lấy làm buồn vì những gì mình đã trải qua. Cuộc sống phía trước còn dài, thời điểm này bắt đầu lại mọi thứ cũng đâu là quá muộn.

"Tôi sẽ cố tìm người để chữa trị cho anh."

Nam lắc đầu từ chối: "Cô đã cứu tôi một mạng rồi, không phải bận lòng thêm nữa đâu."

Tôi nửa đùa nửa thật: "Tôi giúp đỡ anh lúc này, biết đâu khi anh nhớ ra mọi chuyện thì phát hiện mình thân phận cao quý, sau này tôi lại được cậy nhờ."

Nam chậm chậm bước theo sau tôi, âm thanh thả vào gió, lỡ đãng, xa xăm: "Còn nếu tôi không như cô nghĩ, chỉ là một kẻ bình thường."

"Dù sao tôi đã xây bảy ngôi chùa rồi, xem như là đúc thêm tượng Phật trang trí thôi..."
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Septvn

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
7/5/17
Bài viết
211
Gạo
900,0
Chương 27: Gặp lại Tú Bình


Châu Lạng là miền núi, mùa đông đến càng chất chứa cô liêu. Tôi đưa chiếc áo mình đã may xong từ lâu cho Xuân Mai, bảo chị ta để vào phòng Cát.

Vào một ngày gió lạnh se thắt, thân hình mảnh mai của Tú Bình trong bộ xiêm y màu trà xuất hiện trước cổng nhà tôi. Tôi không tin vào mắt mình, chạy ùa ra đó để kiểm chứng. Quả thật là chị ấy.

"Chị có đến Hải Đông tìm em thì biết em đang ở châu Lạng."

Gặp lại Tú Bình tôi vui mừng thật sự. Tôi vội vàng ôm lấy chị ấy, nước mắt thi nhau lăn dài trên má. Chị lau nước mắt cho tôi, mỉm cười: "Gặp chị không vui sao lại khóc?"

Tôi lắc đầu: "Vui lắm. Vui đến mức không cầm được nước mắt. Chị vào nhà rồi mình nói chuyện."

Tú Bình nhìn vào trong, thăm dò: "Huỳnh Cát có ở nhà không?"

"Không, anh ấy hôm nay có việc ngoài ruộng, chắc chiều tối mới về."

Tú Bình vui vẻ theo tôi vào nhà. Dường như chị ấy cao hơn, gương mặt cũng xinh đẹp hơn lúc trước rất nhiều. Tôi nhận ra mình thật vô tâm, hơn một năm nay không thư từ liên lạc với Tú Bình, không biết chị ở Diễn Hoa ra sao, và cả chuyện với Bát vương gia nữa nên hỏi: "Chị và Bát vương gia thế nào rồi. Sao em không nhận được tin vui từ trong ấy?"

Tú Bình cắn dở miếng bánh chuối, nhún vai: "Chị từ hôn rồi."

Tôi cả kinh nhìn Tú Bình, không hiểu lý do chị làm như vậy. Như hiểu những gì tôi đang nghĩ, Tú Bình nói tiếp: "Chị không yêu Bát vương."

"Nhưng em thấy ngài ấy là một người tốt mà." Tôi thắc mắc.

Tú Bình ngừng ăn, nhìn xa xăm: "Ngài ấy đích thị là một người đàn ông có thể dựa dẫm cả đời. Nhưng sau một quãng thời gian dài suy nghĩ chị vẫn không thể nào yêu ngài ấy được. Nếu không yêu thì khó có thể cùng nhau sống đến răng long bạc đầu."

Tôi nhìn Tú Bình, nghi hoặc hỏi: "Chẳng lẽ... vì Huỳnh Cát?"

Tú Bình nhanh chóng lắc đầu: "Chị quên anh ta lâu rồi. Lần này chị đến đây để thăm em, không phải để tìm Cát. Em đừng suy nghĩ lung tung rồi sinh buồn bã."

Tôi mỉm cười với Tú Bình. Thật ra tôi cũng chưa bao giờ buồn bã vì chuyện của Cát và Tú Bình. Thậm chí lúc trước tôi còn đề nghị chị ấy gả cho Cát, thì chẳng có lí do gì để tôi ghen tuông. Nhưng Tú Bình lặn lội từ Diễn Hoa xa xôi ra đây, tôi không tin chị ấy chỉ có một mục đích là đi thăm tôi.

"Chị à, em hỏi thật, chị ra ngoài này làm gì?"

"Đúng là không giấu được em. Chị định đi một vài nơi du ngoạn để không lãng phí cuộc đời này. Sẵn dịp ra đến đây thì chị ghé thăm em." Tú Bình vừa cười vừa nói, tôi không biết có thể tin được bao nhiêu phần.

Tú Bình đứng dậy, phủi tay cho rơi hết vụn bánh rồi nói tiếp: "Lần đầu ghé thăm nhà, em dắt chị đi dạo một vòng tham quan đi."

Tôi đứng dậy, nắm tay Tú Bình đi ra phía vườn, không quên nói thêm một câu: "Nhà ở đây đơn sơ, không được tiện nghi như ở trong Hải Đông, chị đừng cười chê nhé!"

Tú Bình gõ đầu tôi cái cốc: "Ngốc! Chị mà quan tâm những việc ấy à? Chị chỉ muốn biết em sống có tốt không thôi."

Tôi dẫn Tú Bình đi vòng quanh, thăm quan các gian phòng. Chị chắp tay sau lưng, thong thả vừa đi vừa nghe tôi luyên thuyên đủ chuyện. Ra đến sân, Tú Bình có chút để ý khi thấy Nam. Tôi sợ chị ấy không biết sẽ đụng chạm đến anh ta nên vội vàng giải thích: "Anh ấy là Nam, do một vài tai nạn nên thành ra như vậy."

Tú Bình nhìn Nam một lúc rồi nói: "Anh ta cao thật!"

Tôi đề nghị Tú Bình ra thăm ruộng bông và cả Nhược Lan nhưng chị từ chối. Chị nói còn nhiều việc cần làm nên không thể ở lại lâu. Tôi biết không thể giữ Tú Bình thêm nữa nên đành tiễn chị ra xe, kêu Xuân Mai vào bếp lấy hết số bánh để chị mang theo đi đường. Trước khi xe ngựa lăn bánh, chị còn dúi vào tay tôi một cái túi thơm, căn dặn hôm sau mới được mở. Nhưng cuối cùng sự tò mò của tôi không để tôi chờ đợi thêm được, vừa vào nhà tôi đã vội vã mở túi thơm ra: "Chị đi tìm Nùng Trí Cao. Hy vọng sau này chị em ta còn cơ hội gặp lại."

Tôi hoảng hốt cho người lập tức tìm một chiếc xe ngựa nhưng thời gian quá lâu. Trong nhà tôi có nuôi vài con ngựa, tôi thì lại không biết cưỡi. Sẵn Nam đang đứng bổ củi, tôi hỏi anh ta: "Anh biết cưỡi ngựa không?"

Nam ngạc nhiên giây lát rồi gật đầu. Tôi kêu anh cùng tôi đuổi theo Tú Bình.

Nam ngồi trước cầm cương, tôi ngồi sau ôm lấy eo anh và cố quan sát. Nhưng Nam quá cao nên tôi chỉ có thể nghiêng một bên để lần theo xe ngựa của Tú Bình. Chúng tôi đi gần nửa ngày, ra khỏi ngoại thành tới ngã ba thì mất dấu. Nam dừng lại, hỏi tôi: "Nên đi hướng nào?"

Tôi nhìn vết xe ngựa chằng chịt dưới đường mà không biết nên đi đâu. Nếu chị Bình đi tìm Nùng Trí Cao thật thì chắc chắn sẽ đi ra Quảng Nguyên. Nhưng hiện tại tôi và Nam không thể cứ thế này mà đi được. Tôi nhìn về hướng Quảng Nguyên, thở dài: "Thôi, chúng ta quay về."

Tú Bình là vậy, trước giờ chỉ làm việc theo cảm xúc. Việc Tú Bình muốn không ai có thể cản ngăn, việc Tú Bình không muốn dù trời sập xuống chân cũng không ép buộc được chị. Chỉ là Quảng Nguyên đang chiến tranh loạn lạc, chị ấy đi như vậy sợ rằng lành ít dữ nhiều? Tôi ngồi yên trên lưng ngựa, mải mê suy nghĩ về Tú Bình. Chợt con ngựa quay đầu, Nam phi theo hướng ra Quảng Nguyên.

"Anh đi đâu vậy?" Tôi hoảng hốt kêu lên.

"Đi tìm cô ấy." Nam lãnh đạm trả lời.

"Anh biết ở đâu mà tìm?" Tôi hét to vì tốc độ của ngựa ngày càng nhanh.

"Nếu không tìm được cô ấy cô sẽ không yên lòng."

Nam ngốc. Trời đã sắp tối rồi, nếu bây giờ mà đi vào rừng thì quá là nguy hiểm. Tôi muốn quay về nhà cùng Cát bàn bạc rồi nghĩ cách tìm Tú Bình. Tôi siết chặt lấy eo Nam, ra lệnh: "Quay về nhà ngay. Không thể tìm chị ấy bằng cách này."

Nam lên tiếng hỏi, giọng vẫn kiên định: "Cô chắc chứ?"

"Chắc." Tôi trả lời dứt khoát. Nam nghe đến đây thì cho ngựa dừng lại rồi quay đầu. Chúng tôi nhanh chóng rời khỏi đường mòn trước khi trời tối.

Về đến trấn chúng tôi giảm tốc độ lại, đến khi vào khu chợ đông đúc, Nam liền nhảy xuống ngựa, cầm dây cương đi bộ bên cạnh tôi.

"Anh làm gì vậy?"

"Con ngựa mệt rồi."

"Vậy anh dừng lại để tôi xuống luôn. Dù gì nó cũng chạy một quãng đường dài."

"Không, cô ngồi đó đi. Một mình cô không ảnh hưởng."

Tôi biết lý do anh xuống ngựa không phải vì con ngựa mệt, mà là vì từ lúc vào thị trấn, chúng tôi nghe được tiếng xì xào bàn tán của mọi người. Hộ bàn về dung mạo của anh, bàn về sự thân mật của anh và tôi khi ngồi chung một con ngựa. Tôi nghĩ anh nhạy cảm về việc đó nên tự nguyện xuống đi bộ để giữ thể diện cho tôi. Tôi đã không nghĩ là anh quan tâm những điều ấy, nhưng rốt cuộc thì anh có. Tôi nói như ra lệnh: "Anh dừng ngựa để tôi xuống. Tôi không muộn ngồi trên này một mình."

Nam vẫn như giả câm giả điếc không thèm quan tâm đến lời nói của tôi. Tôi dùng biện pháp mạnh hơn: "Anh không đỡ tôi xuống thì tôi nhảy xuống vậy."

Nam không dừng lại. Tôi giả vờ cho một chân qua bên còn lại để hù dọa anh. Tôi còn nghĩ mình giữ thăng bằng tốt, nhưng ai ngờ con ngựa ngu ngốc thấy tôi động đậy lại tự nhiên hí lên rồi gần như nhảy chồm lên khiến tôi tuột hẳn ra đằng đuôi nó. Tôi nhắm mắt lại, tự nghĩ phen này tiêu rồi, chắc phải nằm dưỡng thương mấy tuần thì bản thân mình đã rơi vào một vòng tay thật chắc chắn. Tôi bàng hoàng mở mắt, gương mặt Nam đang rất gần tôi.

Nam không có vẻ gì là sốt ruột, anh nhẹ nhàng đặt tôi xuống rồi hỏi: "Cô có sao không?"

Tôi lắc đầu: "Không. Cảm... ơn anh."

Nam không ép tôi lên ngựa nữa mà chúng tôi đi bộ cùng nhau. Đoạn đường về nhà tôi đã đi hằng trăm lần nhưng sao hôm nay có vẻ dài hơn. Nhìn từng giọt mồ hôi đọng trên trán Nam, tôi muốn lau cho anh nhưng lại phát giác hành động đó không phù hợp. Tôi đành đưa cho anh ấy chiếc khăn tay: "Anh lau mồ hôi đi."

Nam đón lấy chiếc khăn từ tôi không chút dè dặt: "Cảm ơn."

Cứ thế, chúng tôi tiếp tục cùng nhau, chầm chậm về nhà.

Xuân Mai đứng ở cổng chờ tôi. Vừa trông thấy tôi đã vội vàng chạy lại hỏi han.

Tôi thấy Xuân Mai nhìn Nam, có lẽ cô ấy cũng vừa lo vừa trách anh. Trách anh dám liều mình dẫn tôi đi kiếm Tú Bình, và lo vì đến khi trời tối chúng tôi mới trở về. Nhưng Xuân Mai chưa kịp nói gì thì Nam đã dắt ngựa vào chuồng.

Xuân Mai đột ngột lấy từ tay áo cho tôi một bức thư. Là thư của Tú Bình.

"Đừng tìm chị. Con đường chị chọn, không ai cản được. Không hề hối tiếc."

Tôi nhìn xa xăm về hướng Tây Bắc, nếu năm xưa tôi không cứu Nùng Trí Cao, thì giờ đây Tú Bình của tôi cũng sẽ không chọn con đường này...

Tôi phân vân không biết có nên kể cho Cát nghe chuyện của Tú Bình hay không. Nếu anh biết, không chừng anh sẽ có cách tìm lại Tú Bình. Lần này Tú Bình quyết tâm đến mức rời khỏi Diễn Hoa, rời khỏi cha mình để đi tìm Nùng Trí Cao thì tôi nghĩ chị ấy cũng đã suy nghĩ rất nhiều. Một bên là Bát vương gia quyền cao thế trọng, một bên là loạn thần tặc tử - nếu không thật sự yêu thương, liệu có cô gái nào liều mình mạo hiểm như thế. Tâm trạng tôi rối bời khi bước đến chiếc bàn ngoài sân. Tôi ngồi ở đó chờ Cát vì đã từng hứa với lòng sẽ không bước chân đến phòng anh nên cũng không buồn gõ cửa. Tôi đánh cược một phen, nếu anh bước ra ngoài này trong lúc tôi ngồi đây thì tôi sẽ kể chuyện Tú Bình cho anh nghe. Nhưng tôi đã đợi đến giờ hợi (21 – 23 giờ khuya), đến mức đầu mình gục xuống bàn anh vẫn không bước ra.

Xuân Mai khẽ đánh thức tôi, kêu tôi quay về phòng ngủ. Tôi uể oải đứng dậy, vươn vai một cái làm tấm áo khoác trên người rơi xuống đất. Tôi hỏi Xuân Mai: "Là chị khoác cho tôi à?"

Xuân Mai lắc đầu: "Không, em mới vừa xong công việc ở bếp, định bụng quay về phòng ngủ thì thấy mợ nằm ở đây nên lại đánh thức mợ."

Xuân Mai nhặt áo lên, xem xét rồi nói tiếp: "Là áo của Nam."

Tôi ngáp một hơi dài rồi khoát tay với Xuân Mai: "Tôi tự về phòng được, chị không cần theo tôi. Áo này mai chị đem giặt sạch rồi trả cho Nam. Chắc khi nãy anh ấy thấy tôi ngủ gật nhưng không tiện gọi nên khoác tạm cho tôi thôi."

Tôi rời khỏi sân, đi về phòng mình. Lần này không phải tôi có ý giấu Cát chuyện của Tú Bình, mà là anh không cho tôi cơ hội nói. Nhưng chẳng phải Cát vẫn luôn cho người dõi theo tin tức của Tú Bình hay sao, nhiều khi anh ấy đã biết chuyện này trước tôi rồi cũng nên. Thôi thì... chuyện hai người đó, xem như tôi không can dự.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên