Vạn Dặm Xuân - Cập nhật - Bí Bứt Bông

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.511
Gạo
2.620,0
Vị vua này còn trẻ con mà cơ hội quá, chẹp... chẹp...
 

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.511
Gạo
2.620,0
Khổ, bạn Phương cũng ngây thơ quá cơ. :v
 

Starlight

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/5/14
Bài viết
3.149
Gạo
300,0
Bạn ấy có vẻ thích chuyện "ngửi mùi" này mà. :))
Áp dụng chiêu này mốt đi cưa troai mói được. =))
 

bupbecaumua

gà luộc
Nhóm Biên tập
Tham gia
9/12/13
Bài viết
3.401
Gạo
2.000,0
Vua con mà nguy hiểm ghê, chưa gì đã biết cách tán gái rồi.
Đình Phương kinh khủng thật, haizz, trừ mấy đứa bánh bèo tiểu tam thì có lẽ là nữ chính đáng sợ nhất.
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
1.000,0
Đình Phương thực sự quá tinh tế trước cái lắc đầu của Trịnh thái phi rồi. =D>

Có phải chương trước không nói rõ Phạm Nguyên xử lý cái xác thế nào không nhỉ? :-/ Vậy coi bộ không hợp lý lắm với cái đầu của cả hai bạn nhỏ này. Nếu Đình Phương đã nghĩ ra được việc đập đá vào đầu Thúy Điệp để tạo chứng cớ giả thì việc không suy tính đến di dời cái xác quả là một sai lầm to lớn. Cái này có phần hơi khiêng cưỡng.

Nhưng cứ cho là sự việc lúc đó đều để Phạm Nguyên giải quyết, Đình Phương không biết được Phạm Nguyên sẽ xử lý thế nào nên ý kiến di dời cái xác (của Đình Phương) không thành lập đi chăng nữa, thì cũng vẫn là một sai sót quá lớn so với cái đầu thâm sâu của Phạm Nguyên vào thời điểm này. Vẫn cứ là tạo cho độc giả cảm giác tác giả cố ý tạo ra sai sót lớn đó, chứ không phải Phạm Nguyên sơ sót.

Tác giả hiểu ý Chim không nhỉ? :-w

Việc chưa tìm ra tung tích thích khách hợp lý với cái sự khôn mà chưa khôn ở tuổi của hai bạn nhỏ nhưng không di dời cái xác lại là quá khập khiễng so với suy nghĩ mưu mô của cả Phạm Nguyên và Đình Phương.
 

Bí Bứt Bông

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
30/9/14
Bài viết
163
Gạo
40,0
Đình Phương thực sự quá tinh tế trước cái lắc đầu của Trịnh thái phi rồi. =D>

Có phải chương trước không nói rõ Phạm Nguyên xử lý cái xác thế nào không nhỉ? :-/ Vậy coi bộ không hợp lý lắm với cái đầu của cả hai bạn nhỏ này. Nếu Đình Phương đã nghĩ ra được việc đập đá vào đầu Thúy Điệp để tạo chứng cớ giả thì việc không suy tính đến di dời cái xác quả là một sai lầm to lớn. Cái này có phần hơi khiêng cưỡng.

Nhưng cứ cho là sự việc lúc đó đều để Phạm Nguyên giải quyết, Đình Phương không biết được Phạm Nguyên sẽ xử lý thế nào nên ý kiến di dời cái xác (của Đình Phương) không thành lập đi chăng nữa, thì cũng vẫn là một sai sót quá lớn so với cái đầu thâm sâu của Phạm Nguyên vào thời điểm này. Vẫn cứ là tạo cho độc giả cảm giác tác giả cố ý tạo ra sai sót lớn đó, chứ không phải Phạm Nguyên sơ sót.

Tác giả hiểu ý Chim không nhỉ? :-w

Việc chưa tìm ra tung tích thích khách hợp lý với cái sự khôn mà chưa khôn ở tuổi của hai bạn nhỏ nhưng không di dời cái xác lại là quá khập khiễng so với suy nghĩ mưu mô của cả Phạm Nguyên và Đình Phương.

Cảm ơn Chim đã đọc kỹ và góp ý phần này. Chương này Bí viết cũng cả năm rồi nên không nhớ rõ lúc ấy mình bày bố ra sao, truyện cũng không giải thích rõ vì viết ở ngôi thứ 1. Giờ nhìn lại thì chỉ có thể giải thích thế này:

1/ Đình Phương sau khi dùng đá đập đầu cô cung nữ thì mang xác giấu tạm vào chỗ khuất, để người ta đi ngang không thấy (truyện có đề cập).

2/ Trước mặt Phạm Nguyên, Đình Phương giả vờ ngộ sát (trong khi thật ra là con bé cố sát) nên không muốn thể hiện sự mưu mô của mình ra, mà phải đóng vai bất đắc dĩ, ra vẻ còn rất sợ hãi, cần che chở, không dám nghĩ về việc đã xảy ra, nói chung là đang giả bánh bèo. Vì nguyên nhân này, nó không bàn bạc việc giải quyết cái xác với Phạm Nguyên, mà hoàn toàn giao phó cho bạn ấu chúa làm, với tâm lý: Cu cậu thông minh hơn mình, lại có tay chân, đã nhận lời giúp chắc chắn làm được việc, không cần lo lắng quá nhiều. Vả lại, dù đây không phải lần đầu nó giết người, nhưng hoàn cảnh trong cung nguy hiểm, nó cũng lo này sợ nọ thật (gặp ác mộng), nên nếu ỷ lại được thì nó chọn ỷ lại một lần.

3/ Bí không nhớ rõ lúc ấy dự tính thế nào, nhưng định hướng nhân vật trước giờ thì là Đình Phương giỏi về chiến thuật, thiên về tiểu tiết, trong khi Phạm Nguyên giỏi về chiến lược, thiên về tổng thể, vì vậy bảo đứa này làm việc của đứa kia thì không thể nào giỏi bằng đứa kia được. Tình huống cụ thể ở chương này là vụ xử lý cái xác Bí cũng không nhớ mình cho thằng bé sơ suất thật vì không có kinh nghiệm, hay là có âm mưu. Nếu theo hướng có âm mưu thì vụ này chắc theo phương pháp yêu thích của nó xưa nay đó: Để cái xác ở khu vực X nào đó của ngự hoa viên (nhưng không phải chỗ ban đầu), rồi truy cứu người đội trưởng giữ nhiệm vụ bảo vệ an ninh khu vực ấy, giáng chức, đưa người "phe mình" lên giữ chức để dần dần cài người của mình vào các vị trí chỉ huy trong đội bảo vệ hoàng cung.

Trí nhớ cá vàng khổ thật!
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
1.000,0
nhưng định hướng nhân vật trước giờ thì là Đình Phương giỏi về chiến thuật, thiên về tiểu tiết, trong khi Phạm Nguyên giỏi về chiến lược, thiên về tổng thể, vì vậy bảo đứa này làm việc của đứa kia thì không thể nào giỏi bằng đứa kia được
Chim hiểu rồi. Cứ phải giao lưu với tác giả mới biết được những cái tương tự thế này, còn đâu là tự suy ra hết. >:D<
 

Bí Bứt Bông

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
30/9/14
Bài viết
163
Gạo
40,0
Lê La giovotinh_ji bupbecaumua ngocnungocnu Chim Cụt Ánh Tuyết Triều Dương Starlight mEothMeoth Lâm Diệu Anh có chương mới nhé.

Chương 19: Quyền mưu


Môi tôi dừng lại trên má Phạm Nguyên một hồi lâu, nhè nhẹ cọ qua cọ lại, còn cậu ta lại giống như không hề hay biết, cứ ngồi yên chờ đợi. Mãi đến khi cảm giác lành lạnh thấm vào da, tôi mới chợt nhận ra chẳng biết tự bao giờ bàn tay gầy guộc của Phạm Nguyên đã bao lấy chiếc cổ tay nhỏ xíu của tôi.

Tôi nhanh chóng đứng thẳng dậy, nhìn cậu ta bằng ánh mắt thản nhiên cứ như nãy giờ mình chỉ biết nghiêm túc thi hành nhiệm vụ, sau đó chuyển sang giọng quan tâm: “Bệ hạ, người thấy lạnh à?”

Cậu ta rụt tay lại, lắc đầu, sau đó lại gật đầu, rồi lắc đầu lần nữa, cuối cùng nhìn sang hướng khác.

Tôi đưa tay sờ trán cậu ta, cậu ta cũng tránh đi.

“Thần về phòng đây, bệ hạ nghỉ ngơi đi nhé.” Năm nay chúng tôi cũng đã gần mười ba tuổi. Chưa trưởng thành, nhưng cũng không còn là trẻ con ngây ngô chưa hiểu sự đời. Sự cảnh giác của Lê Sát và Phạm thái phi đối với chúng tôi nay đã lớn hơn nhiều so với trước. Nếu tôi nán lại phòng Phạm Nguyên lâu quá, có thể họ sẽ nghĩ chúng tôi đang bày mưu tính kế. Tôi không muốn bị đày đến nơi hẻo lánh như Trịnh Khả và Bùi Cầm Hổ, càng không muốn hưởng vinh hoa phú quý chưa được bao lâu đã phải bỏ mình như Lưu Nhân Chú.

Phạm Nguyên “Ừm” nhẹ một tiếng, rồi chậm rãi nhắm mắt lại.

Tôi cúi đầu, định rời đi, nhưng chưa kịp dời bước, cổ tay đã bị cậu ta nắm chặt.

“Đình Phương, ngươi có biết tình cảnh của trẫm hiện giờ không?” Lúc hỏi tôi câu ấy, đôi bờ mi cậu ta vẫn khép hờ, dường như cố ý không mở mắt nhìn tôi. Giọng cậu ta nhẹ như nước, tĩnh như nước, cũng thâm trầm như nước. Khiến người ta thanh thản, nhưng cũng ngay sau đó lại khiến người ta choáng ngộp. Căn phòng rộng lớn lúc này yên ắng đến độ có thể nghe rõ tiếng than nổ lép bép trong chiếc lò nhỏ dưới giường.

Những lúc thế này, tôi cảm thấy cậu ta rất đáng sợ, nhưng cảm giác hồi hộp phấn khích ấy đồng thời cũng khiến tôi thích thú.

“Thần chưa bao giờ cảm thấy theo bệ hạ là một sai lầm.” Tôi mỉm cười đáp lại, dẫu cậu ta sẽ không nhìn thấy nụ cười này.

Tôi hiểu ẩn ý đằng sau câu hỏi ấy của Phạm Nguyên.

Cậu ta không sợ bị kẻ khác tấn công, nhưng sợ tôi âm thầm theo giặc, lẳng lặng đâm cậu ta một nhát sau lưng.

“Nếu thần đầu quân cho Lê Sát hay Phạm thái phi, người nghĩ họ sẽ hỏi một đứa trẻ như thần câu ‘Ngươi có biết tình cảnh của ta hiện giờ không’ sao?”

Khoé môi cậu ta thoáng nét cười nhàn nhạt.

Xem ra đã hiểu ý tôi.

Phạm Nguyên sống trong hoàng tộc đã bấy nhiêu năm. Đối với cậu ta, những thứ mang tính cảm xúc như tình nghĩa đều rất mơ hồ, khó nắm bắt, không thể tin tưởng được. Chỉ có lợi ích mới là sợi dây gắn kết đôi bên bền chặt nhất. Tôi chắc chắn Phạm Nguyên có thế lực riêng, hay ít nhất là có một người nào đó đứng trong bóng tối giúp đỡ cậu ta. Thế nhưng đến giờ, ngay cả việc liên quan mật thiết nhất đến mình là ai đã giả làm thích khách để giúp tôi thoát khỏi vụ án mạng kia, tôi vẫn chưa mở miệng hỏi nửa lời. Tôi biết cậu ta chưa bao giờ hoàn toàn tin tưởng tôi.

Dù sao tôi cũng không vì vậy mà thấy tủi thân hay thất vọng. Thứ nhất, tủi thân và thất vọng không mang lại lợi ích gì. Thứ hai, nếu thật sự cậu ta dễ dàng tin tưởng một người như vậy, cậu ta còn đáng để tôi nương tựa nữa sao? Tôi không có hứng thú đi theo kẻ ngốc, cũng không vĩ đại đến độ liều mình giúp một kẻ ngốc đoạt lại vương quyền.

“Ngươi mà phản trẫm, trẫm cho ngươi chơi với con cuốn chiếu.”

Đó là những lời làu bàu của cậu ta trước lúc tôi vén màn bước ra ngoài.

Tôi nghĩ, việc làm đầu tiên của tôi khi đạt được vinh quang có lẽ sẽ là khiến loài cuốn chiếu hoàn toàn tuyệt chủng ở Đại Việt này, sau đó giúp Phạm Nguyên chinh phạt Chiêm Thành, đánh chiếm Ai Lao, diệt sạch tất cả cuốn chiếu ở hai nước ấy.



Lúc tôi bước ra sân, trăng đã lên cao. Ánh trăng chênh chếch rọi xuống góc hành lang, phản chiếu sắc hồng nhạt từ những chiếc cột màu son thâm nghiêm trải dọc lối đi. Tôi ngẩng đầu nhìn trăng, lại nhìn dải hành lang dài hun hút, chợt nhớ đến những ngày đầu mới vào cung, nửa đêm háo hức một mình chạy khắp Đông cung, bắt gặp Phạm Nguyên đang buồn xo ngồi dưới tán cây si nhai ngấu nghiến mấy chiếc bánh gai.

Lâu rồi, dường như tôi cũng quên mất cảm giác nhớ nhà.





Bệnh tình của Phạm Nguyên tiến triển rất chậm, có lẽ một phần do cậu ta giấu bệnh, không tịnh dưỡng mà vẫn vui đùa ngoài vườn với đám hoạn quan dưới cái lạnh cuối tháng giêng.

Ba ngày sau, cuối cùng cậu ta cũng phải gọi ngự y.

“Sức khoẻ của bệ hạ thế nào rồi?” Người lên tiếng là Trịnh thái phi.

Ngự y cẩn trọng cúi đầu: “Bẩm lệnh bà, bệ hạ bị nhiễm lạnh nên sốt cao, nhưng nhìn chung long thể người vẫn không có gì đáng ngại.”

Đôi chân mày hơi cau lại của Trịnh thái phi lúc này cũng giãn ra, dịu dàng đến bên giường của Phạm Nguyên nhìn nét mặt đang say ngủ của cậu ta một lúc, sau đó mới rời đi.

Phạm thái phi không đến.

Hôm sau, Trịnh thái phi lại tiếp tục mang một ít dược thiện đến điện Trường Xuân.

Lúc này Phạm Nguyên đã tỉnh dậy từ lâu, đang nằm nghiêng trên giường nghe tôi đọc lại những tấu chương mà Phạm Vấn và Lê Sát vừa xử lý. Thấy bóng Trịnh thái phi, cậu ta lười nhác xuống giường hành lễ, sau đó ánh mắt tình cờ đảo qua một cô cung nữ chừng mười bốn, mười lăm tuổi đang đứng phía sau.

Ánh mắt ấy không giấu nổi một người đàn bà từng trải như Trịnh thái phi.

“Đám hoạn quan dù sao cũng là đàn ông, đúng là không thể tỉ mỉ chu đáo như đàn bà được.” Trịnh thái phi vừa nói vừa khẽ liếc sang Đinh Thắng, có ý khiển trách. Đinh Thắng thấy vậy liền chột dạ cúi gầm mặt xuống, sau đó nghĩ đi nghĩ lại, cuối cùng quỳ sụp xuống lạy bà ta: “Lệnh bà tha tội.”

Phạm Nguyên sợ Đinh Thắng bị phạt nên vội lên tiếng nói đỡ cho anh ta: “Là con đòi ra vườn câu cá, không liên quan đến hắn.”

“Bệ hạ còn nhỏ ham vui, nhưng ngươi đã mười bảy mười tám tuổi rồi, lẽ ra phải biết chừng mực mà lên tiếng khuyên người.” Giọng điệu Trịnh thái phi từ tốn nhẹ nhàng, nhưng Đinh Thắng vẫn còn sợ tội nên chỉ lí nhí được mấy tiếng vâng vâng dạ dạ, chứ không dám ngẩng đầu lên. Trịnh thái phi thấy vậy cũng không chú ý đến anh ta nữa, mà quay sang tôi: “Ngươi thân là thư đồng, có ăn có học, nên gần gũi khuyên can bệ hạ điều hay lẽ phải, không nên chỉ biết chiều theo ý thích của người.”

Giờ lại đến lượt tôi quỳ xuống: “Lệnh bà dạy bảo rất phải, con biết sai rồi ạ.”, dù tôi chẳng mấy khi có mặt cùng Phạm Nguyên vui đùa với đám hoạn quan. Đó là giờ học ở Quốc Tử Giám của tôi.

Giọng điệu của Trịnh thái phi khi nhắc đến tôi và Đinh Thắng rất khác nhau. Bà ta thật ra không phải trách tôi, mà là nhắc nhở, hơn nữa còn cố ý nhấn mạnh tôi là người có học, xứng đáng được xem trọng hơn những kẻ hầu cận khác.

Trịnh thái phi không nán lại lâu, nhưng để lại cô cung nữ tên Thu Hà giúp chúng tôi chăm sóc Phạm Nguyên, chính là cô cung nữ mà cậu ta thoáng nhìn qua ban nãy. Điện Trường Xuân không thiếu cung nữ, nhưng lại không có người trạc tuổi Phạm Nguyên. Những người đã trưởng thành, nhất là những người có chút tâm cơ đối với chuyện hậu cung, không khó để nhìn ra ý định phía sau sự sắp xếp này của Trịnh thái phi.



Phạm Nguyên vốn kén ăn, lúc bệnh bị nhạt miệng lại càng chán ghét thịt cá, chỉ chấm mút một chút bát sâm cầm tiềm táo đỏ yêu thích của mình, mặc cho bọn kẻ hầu người hạ chúng tôi nài nỉ đến khô cả cổ. Cứ như thế hết hôm này đến hôm khác, trên dưới điện Trường Xuân đều sợ hai vị thái phi nghe tin sẽ đến đây trách phạt.

Thấy cậu ta sắp ra hiệu cho cung nữ dọn bàn, Thu Hà vội nhanh trí cất cao giọng ca thánh thót:

Nước triều ai tát mà vơi

Lòng ta ai đắp ai khơi mà đầy

Đố ai nắm cát nên hòn

Để ta vẽ nguyệt, nguyệt tròn như mây

Nước lên cho chóng nước ơi

Cho thuyền ông ngoại ngoài khơi chèo vào

Chèo qua cửa biển Diêm Điền

Anh trông gương mặt em hiền làm sao

Lòng anh luống những ước ao

Gương kia lấp lánh soi vào lòng anh…”(1)


Hát đến đây, bỗng cô nàng im bặt, mặt đỏ như gấc lấm lét nhìn Phạm Nguyên, sau đó vội quay đi.

“Này, đang hay sao không hát nữa?” Phạm Nguyên cười tủm tỉm nhìn gương mặt ngượng ngùng của Thu Hà.

“Bệ hạ, đây là thứ nhạc thô lậu của kẻ nhà quê như bọn thần, không thích hợp để hát trước mặt người.” Tôi nói nhỏ bên tai cậu ta, nhưng mọi người trong phòng đều nghe thấy. “Người bắt Thu Hà hát tiếp, lỡ chị ấy bị phạt thì sao?”

“Trẫm là vua. Trẫm bảo hát, ai dám phạt?” Cậu ta chỉnh lại dáng ngồi cho oai vệ, rồi nghiêm nghị nhìn về phía Thu Hà: “Hát đi, có trẫm ở đây, ai dám phạt ngươi trẫm sẽ không tha cho kẻ ấy!”

Lúc này Thu Hà mới bạo gan ra điều kiện với cậu ta: “Bài này là dân ca đánh cá của quê nô tỳ, phải vừa nghe hát vừa ăn cá, tận hưởng hương vị của biển khơi mới cảm nhận được hết cái hay.”

Phạm Nguyên đập bàn thị uy, sau đó lại cười thích thú: “Dám dụ cả vua, tội này đáng phạt!” Cậu ta chỉ tay vào Thu Hà: “Phạt ngươi ngày ngày đều phải hát trẫm nghe, hát không hay sẽ phải một mình ăn hết bàn ngự thiện này.”

Thu Hà quỳ xuống, giọng điệu vô cùng cung kính: “Tạ ơn bệ hạ cho phép nô tỳ làm con ma no ạ.”

Cả tôi và Đinh Thắng đều cười.

Cảnh tượng vui vẻ hôm nay xem ra chẳng mấy chốc sẽ đến tai người cần đến.





Mấy ngày trước, Phạm Nguyên lệnh cho thiếu bảo Bùi Quốc Hưng làm lễ tế Khổng Tử, từ đấy về sau xem là thường lệ. Đề luận của chúng tôi ở trường vì vậy đều liên quan đến việc so sánh Nho giáo nguyên thuỷ với Hán Nho và Tống Nho(2), áp dụng vào việc an bang trị quốc.

Vương triều này được lập nên nhờ chinh chiến, địa vị quan võ hơn hẳn quan văn. Tuy trước nay hai bên chưa từng xảy ra xung đột gì đáng kể, nhưng việc ngấm ngầm khinh nhau là có thật. Kẻ tự cho mình cao sang, người tự cho mình tài giỏi có công với nước. Buổi lễ tế ấy thật ra quy mô không lớn, nhưng việc đặt ra lệ tế hằng năm đã khiến chúng nho sĩ trong triều được dịp nở mày nở mặt. Việc khoa cử một lần nữa được Bùi Quốc Hưng đưa ra bàn bạc. Các quan văn hôm ấy hào hứng hẳn, vừa đoàn kết vừa khách sáo, liên tục tiến cử nhau làm quan chủ khảo. Quan thừa chỉ Nguyễn Trãi tương đối nhận được nhiều lời khen ngợi hơn những quan viên khác, nhưng lại khiêm tốn lấy cớ mình tài thô học thiển mà từ chối đảm nhiệm vị trí kia. Xem ra ông ấy vẫn còn chưa quên vụ xích mích với bọn tay sai của Lê Sát ở Nội mật viện hồi năm ngoái(3).

Quả nhiên, chưa đầy nửa tháng sau, giữa họ lại nảy sinh mâu thuẫn.

Trong ngục có bảy tên ăn trộm can tội tái phạm, đều còn ít tuổi, nhưng theo luật định ra từ thời tiên đế, hình quan không còn cách nào khác đành hạ lệnh mang chúng đi xử chém. Lê Sát thấy một lúc giết nhiều người quá, lại toàn trẻ con nên ngần ngại, báo việc ấy với Phạm Nguyên. Cậu ta nghe xong thì truyền Nguyễn Trãi vào hỏi ý. Nguyễn Trãi tâu:

“Pháp lệnh không bằng nhân nghĩa. Nay một lúc giết bảy người, e không phải là hành vi của bậc đại đức. Kinh Thư có câu: “An nhữ chỉ”, sách truyện có câu “Tri chỉ nhi hậu hữu định”. Thần xin thuật lại nghĩa của chữ “chỉ” để bệ hạ nghe: “Chỉ” có nghĩa là yên với chỗ đứng của mình, như trong cung là chỗ đứng của bệ hạ, thỉnh thoảng bệ hạ có ngự ra nơi khác, thì mới yên chỗ đứng của mình được. Người làm vua đối với nhân nghĩa cũng vậy, phải để lòng nơi nhân nghĩa, coi nhân nghĩa là chỗ đứng của mình. Tuy có lúc ra oai giận dữ, nhưng không thể như thế mãi được, xin bệ hạ lưu ý những lời của thần.”

Lê Sát và Lê Ngân có vẻ giễu cợt nhìn Nguyễn Trãi:

“Ông có nhân nghĩa, có thể cảm hóa kẻ ác thành người thiện, vậy chúng tôi xin giao chúng cho ông, phiền ông cảm hóa cho.”

Lúc bấy giờ Nguyễn Trãi mới nhận ra họ định đẩy việc khó cho mình. Nếu cảm hoá bọn trộm trẻ con này không thành công, chẳng những uy tín của ông bị tổn hại, mà về sau những lời trong sách thánh hiền cũng sẽ không còn được xem trọng như trước nữa, chưa kể đến việc sẽ ảnh hưởng không tốt đến tư tưởng trị nước của Phạm Nguyên.

“Chúng là hạng trẻ con ương ngạnh, ranh mãnh, pháp chế của triều đình còn không trừng trị được, huống hồ bọn chúng tôi đức mỏng, cảm hóa thế nào được.”

Những lời cam chịu và bất lực của Nguyễn Trãi hoàn toàn đối lập với vẻ đắc thắng trong ánh mắt Lê Ngân và Lê Sát.

Phạm Nguyên ngẫm nghĩ một lúc, sau quyết định xử chém hai tên, còn lại thì xử lưu đày. Cả Lê Sát, Lê Ngân và Nguyễn Trãi đều tán đồng với ý kiến này.



Cuối tháng ba, tấu chương chất cao như núi. Những tấu chương này đều liên quan đến việc hệ trọng nên Phạm Nguyên cũng không dám lơ là. Sau khi nhìn chữ hồi lâu, mi mắt cậu ta dần dần sụp xuống, bèn nằm trên phản nghỉ ngơi một chút, bảo tôi đọc cho cậu ta nghe.

Dạo này hai lộ Lạng Sơn và Nam Sách dịch bệnh hoành hành. Tuy trước đó triều đình đã gửi thuốc men cứu trợ, nhưng nơi ấy đất nghèo dân đói, tình hình vẫn không mấy khả quan. Lạng Sơn tiếp giáp với phía nam của nhà Minh, lại có nhiều dân từ các tộc khác không quen với pháp chế của triều đình sống lẫn với người miền xuôi. Nếu không ổn định được lòng dân, sau này xảy ra chinh chiến sẽ có nguy cơ dân chúng ở đây tiếp tay cho giặc. Đất tuy nhỏ, nhưng can hệ lớn.

Phạm Nguyên vân vê quả mơ trong tay, sau đó gọi tôi đến gần, ra hiệu cho tôi ngồi xuống.

“Lê Khắc cũng đang ở Lạng Sơn, trẫm không muốn hắn lập công.” Cậu ta đặt quả mơ lên đầu tôi, khẽ mỉm cười. “Người trẫm muốn, là ngươi.”

Đầu tháng tư năm ấy, tôi khởi hành đến Lạng Sơn.

Ban đầu vốn chỉ nghĩ gặp lại cố nhân là Lê Khắc. Không ngờ, nơi ấy, tôi còn gặp lại một người.


Chú thích:


(1) Đây là một bài dân ca của tỉnh Thái Bình

(2) Quá trình phát triển của Nho giáo

a/ Nho giáo nguyên thủy: Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh. Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử, tạo thành Khổng giáo hay “tư tưởng Khổng-Mạnh”.

b/ Hán Nho: Đến đời Hán, Hán Vũ Đế đưa Nho giáo lên hàng quốc giáo và dùng nó làm công cụ thống nhất đất nước về tư tưởng. Từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa trong suốt hai ngàn năm. Nho giáo thời kỳ này được gọi là Hán Nho, chủ trương “ngoại Nho, nội pháp”, tức là chủ trương nhân trị chỉ còn là hình thức mà thực chất là pháp trị. Hán Vũ đế giao cho nhóm người do Lưu Hâm cầm đầu, cải tạo và biến đổi Nho giáo để phục vụ vương triều. Nhóm của Lưu Hâm làm ba việc:

~Hạ thấp nhân trị, đề cao lễ trị. Vì nhân trị là cốt lõi của Khổng Tử nên họ không thể loại bỏ hoàn toàn mà dùng nhân trị như một cái vỏ bao bọc lễ trị.

~Loại bỏ tính dân chủ của Nho giáo nguyên thủy. Dân là chủ bị lờ đi mà thay vào đó họ đề cao “trời”, tạo ra thuyết “thiên mệnh”. Vua là “thiên tử” (con trời), không nghe theo vua là phản lại trời. “Ngũ luân” trong Nho giáo nguyên thủy được rút gọn thành “tam cương”: vua-tôi, cha-con, vợ-chồng.

~Quan hệ “trung dung” trong ngũ luân được chuyển thành quan hệ một chiều duy nhất được tóm gọn trong bốn chữ “trung-hiếu-tiết nghĩa”. Bề tôi phải tuyệt đối phục tùng vua, con phải tuyệt đối nghe lời cha, vợ phải tuyệt đối phục tùng chồng. “Vua bảo tôi chết, tôi không chết là tôi bất trung; cha bảo con chết, con không chết là con bất hiếu”. Còn trách nhiệm của vợ đối với chồng thì được diễn đạt bằng ba công thức được gọi là tam tòng: “Ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con trai”.

~Hạn chế vai trò của văn hóa sao cho có lợi cho chế độ phong kiến. Quan hệ nam nữ bị giới hạn: “nam nữ thụ thụ bất thân”. Đề cao nam, hạ thấp nữ: “nam tôn, nữ ti”, “dương thiện, âm ác”.

c/ Tống Nho: Đến đời Tống, các sách Đại Học, Trung Dung được tách ra khỏi Lễ Ký và cùng với Luận ngữ và Mạnh Tử tạo nên bộ Tứ Thư, là sách gối đầu giường của các nhà Nho. Điểm khác biệt của Tống nho với Hán Nho trước đó là việc bổ sung các yếu tố “tâm linh” (lấy từ Phật giáo) và các yếu tố “siêu hình” (lấy từ Đạo giáo) phục vụ cho việc đào tạo quan lại và cai trị. Đây là tư tưởng Nho giáo có ảnh hưởng các triều đại phong kiến Việt Nam từ nhà Lê trở về sau nhiều nhất.

Nguồn: http://vietsciences.free.fr/lichsu/nhogiao.htm

(3) Năm Thiệu Bình thứ nhất (1434), vua sai Nguyễn Trãi soạn tờ biểu cầu phong gửi sang nhà Minh về việc kế ngôi. Lúc này Đại Việt đang chịu một đợt hạn hán kéo dài.

Nguyễn Trãi soạn xong tờ tâu, bọn Nội mật viện Nguyễn Thúc Huệ và Học sĩ Lê Cảnh Xước muốn đổi lại mấy chữ. Nguyễn Trãi giận nói:

“Bọn các ngươi là hạng bề tôi vơ vét, nạn hạn hán này là do các ngươi gây nên cả”.

Thúc Huệ tố cáo với Đại tư đồ Lê Sát và Đô đốc Phạm Vấn. Sát và Vấn tức lắm, trách Nguyễn Trãi rằng:

“Làm nên nỗi có thiên tai không phải là do lỗi của bọn ấy, lỗi ở vua và tể tướng thôi, sao ông trách nhau quá như thế?”

Nguyễn Trãi từ tạ nói:

“Thúc Huệ chỉ vì chút tài vét thuế mà chiếm chỗ then chốt của thiên hạ, mỗi khi có sổ sách tâu vào đều muốn vơ của dân về cho quan, để mong hợp ý vua, cho nên tôi nhân việc này mà nói ra thôi, không dám chê bàn gì đến vua và tể tướng cả”.

Lê Sát vẫn chưa nguôi giận. Nhưng bản tâu vẫn theo như của Nguyễn Trãi, không thay đổi.

[Đại Việt sử ký toàn thư]
 

bupbecaumua

gà luộc
Nhóm Biên tập
Tham gia
9/12/13
Bài viết
3.401
Gạo
2.000,0
Đình Phương gặp lại mẹ hay là Đỗ Huy đây? Hóng quá.=P~
Nhìn đống chú thích về lịch sử phía cuối chương của chị mà choáng.@-)@-)@-)@-)
Ước mơ của Đình Phương thật lớn: giúp Phạm Nguyên đánh Cham Pa và Ai Lao, diệt sạch cuốn chiếu ở hai nước ấy. =))=))=))=))=))=))=))Má tôi ơi, cứ nghiêm túc được 1 ít lại độp 1 câu làm em cười đến bò lăn bò toài.:tho128::tho128::tho128::tho128::tho128:
 
Bên trên