Chương 30: Sau ánh hào quang
Cũng ngày này, ba năm về trước, thầy tôi theo lời mẹ cưới người đàn bà kia làm lẽ.
Tôi không nói chuyện với thầy cả tháng trời, càng không nhìn mặt mẹ. Giận thầy một, tôi lại giận mẹ mười, bởi tôi biết rõ chính bà là người đã mang cái chết ra ép thầy làm thế. Bà không yêu thầy, bà sẵn sàng đẩy thầy cho người khác. Chưa bao giờ thầy nặng lời với mẹ, nhưng ngày ấy, qua khe cửa sổ, tôi đã nhìn thấy ánh mắt thầy vừa lạnh lùng vừa cay nghiệt: “Không có tôi, mạng nàng đã mất từ lâu, vậy mà hôm nay nàng còn muốn mang nó ra để uy hiếp tôi sao? Cách trả ơn của nàng cũng thú vị quá đấy.”
Thế nhưng rốt cuộc thầy vẫn cưới. Mặc cho tôi khóc, mặc cho tôi doạ cả đời này sẽ không tha thứ cho thầy. Hai tháng sau, người làng hớt hải khiêng thầy từ ngoài chợ huyện về. Mắt thầy thâm quầng, môi thầy tím tái. Thầy sốt đến mê man suốt mấy ngày sau đó, để rồi cuối cùng ra đi vào một ngày nắng ấm trời xanh duy nhất trong tháng Chạp.
Người thầy thuốc nổi tiếng nhất huyện Đông Sơn ấy từ giã cõi đời lúc tuổi còn chưa đến bốn mươi.
Lúc bé tôi vẫn thường vỗ ngực bảo rằng sau này sẽ kiếm thật nhiều tiền để thầy hưởng phúc, để thầy không phải lên núi hái thuốc, không phải đi khắp nơi chữa bệnh, nhưng thầy đã chẳng đợi được đến ngày này. Tôi không yêu mẹ như thầy, thậm chí còn có chút oán hận bà – người vợ đã không rơi đến một giọt nước mắt lúc người ta chôn chồng mình xuống đất, nhưng tôi sợ có một ngày rồi mẹ cũng như thầy. Ở đời sinh tử khó lường. Năm tháng vô tình, đến một ngày, quyết định quay đầu lại, biết đâu tôi còn chẳng có dịp nhìn mặt bà lần cuối.
Biết đâu, bà cũng nghĩ về tôi như thế…
Tiếng thét cảnh giới báo hiệu tan chầu lanh lảnh vang lên. Mùa đông, bình minh dường như cũng lười nhác hơn hẳn ngày thường. Đã qua thời điểm thiết triều mà mặt trời vẫn còn thoắt ẩn thoắt hiện sau những áng mây xám xịt, cái lạnh so với đêm qua chỉ có hơn chứ không có kém. Đình Vĩnh Ninh nằm cạnh bên hồ, ngoài mấy chiếc cột lớn thì chẳng có gì che chắn, cái lạnh cứ thế ùa vào, khiến tôi cứ chốc chốc lại phải xoa hai bàn tay vào nhau giữ ấm.
Gió vi vu luồn qua hàng liễu xanh um. Mỗi trận phất phơ, lại một trận rét căm căm. Dưới sương mờ nắng nhạt, người người vật vật chốn cấm cung đều nhoà đi như ảo ảnh, khiến những hối hả cũng thành khoan thai, khiến những gai góc cũng biến dịu dàng. Cũng có lẽ vì vậy mà khi Lê Sát thình lình bước ra từ phía sau rặng liễu, với ánh mắt thoáng chút mơ màng, với nụ cười phảng phất như có như không, tôi đã nghĩ, người đàn ông này thật ra không hề ngông cuồng hiếu sát như người ta vẫn ngầm liên tưởng tính tình ông với cái tên ông.
Tôi cất vội chiếc vòng ngọc vừa nhờ người ta mua tặng mẹ vào túi gấm, sau đó nhanh chân bước ra khỏi đình cúi đầu chào. Nhìn thấy tôi, Lê Sát ậm ừ khẽ gật đầu, nhưng có vẻ chẳng lưu tâm lắm. Chỉ thơ thẩn nhìn đông nhìn tây giống như đang ngắm cảnh, rồi thuận miệng lẩm bẩm mấy câu:
“Tương kiến thì nan biệt diệc nan,
Đông phong vô lực bách hoa tàn.
Xuân tàm đáo tử ty phương tận…
Đáo tử ty phương tận…
Ty phương tận…”(1)
Nhìn ông ta cứ ngẩn người, nhẩn nha lặp đi lặp lại mấy chữ cuối giống như đang cố nhớ nhưng nhớ mãi không ra, tôi sốt cả ruột lên, trong lúc bốc đồng bèn quên mất cả tôn ti, chợt lên tiếng nhắc:
“Lạp cự thành hôi lệ thuỷ can.”
Lúc Lê Sát quay đầu lại, ánh mắt thâm trầm rọi thẳng vào tôi, tôi chỉ hận không thể dùng chỉ khâu môi mình lại mấy đường. Tôi sống trong cung cũng đã ngần ấy thời gian, những tưởng đã tu tâm dưỡng tính, nói năng thuần thục lắm rồi, không ngờ cái tật hay khoe chữ lúc còn quanh quẩn bên luỹ tre làng đến giờ vẫn chưa dứt được. Đi nhắc thơ một người quyền quý bình thường vốn đã chẳng phải việc sáng suốt gì, đằng này người tôi nhắc lại còn là Lê Sát, một kẻ- quyền- quý- không- biết– chữ, đúng là ngu không tả nổi. Huống hồ, chức quyền, tuổi tác giữa chúng tôi lại chênh lệch nhau như vậy. Tôi làm thế, khác nào đang giễu cợt ông ta?
Lê Sát vẫn nhìn tôi không nói, khiến tôi càng sợ ông ta ngoài miệng nhẫn nhịn nhưng trong bụng ghi thù. Trong lúc bối rối, ngoài cách giả dốt để tự đạp mình xuống ngang bằng với ông ta, tôi thấy mình chẳng còn con đường nào khác.
“Thơ của Lý Bạch con cũng thích bài này nhất ạ.” Tôi mỉm cười liến thoắn, ra vẻ vừa thấy người sang đã bắt quàng làm họ.
Kẻ có học đều biết, tác giả bài này là Lý Thương Ẩn, người sinh sau Lý Bạch cả trăm năm.
“Ra là thơ Lý Bạch à…” Ông ta dường như cũng chỉ hỏi cho có lệ.
“Đông phong, đông phong… Cảnh hợp với thơ, chỉ là ý thơ buồn quá nên con cũng ngại ngâm.” Nói xong, tôi khẽ thở dài.
Kẻ có học đều biết, chữ ĐÔNG trong câu “Đông phong vô lực bách hoa tàn” ấy chỉ hướng đông, không phải mùa đông, nên làm gì có chuyện cảnh hợp với thơ.
“Ừ, tao cũng chỉ từng nghe người khác ngâm thôi, cũng không rõ lắm…”
Ông ta không nhận ra tôi dốt, lại còn điềm nhiên tiếp nhận mớ kiến thức râu ông nọ cắm cằm bà kia của tôi, không khỏi khiến tôi vừa áy náy lại vừa dở khóc dở cười.
Tính Lê Sát tự cao tự đại, nhưng không vờ hiểu biết, cũng chẳng giả cao sang, có lẽ vì vậy mà tôi có chút thiện cảm với ông ta dù lẽ ra tôi phải rất ghét ông ta. Thiên hạ đua nhau trồng hoa, tự cho là tao nhã, ông ta lại chỉ thích trồng cây ăn quả, vừa có bóng mát vừa có quả ăn. Thiên hạ đua nhau sắm lụa sắm là, tự cho là cao quý, ông ta thì hở tan triều lại cởi ngay áo ra ném vào một góc, mình trần chân đất đi bắn chim làm mồi nhậu. Thậm chí, ông ta còn có thể vừa khinh ghét một người vừa thưởng thức tài năng người ấy, giống như có lần ông ta khen bài “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi viết nghe rất sướng tai, câu nào câu nấy ông ta đều thuộc nằm lòng, dù những chữ Hán trong bài ông ta chẳng hiểu được bao nhiêu.
Tôi lẳng lặng ôm sách nhìn Lê Sát chuyển dần ánh mắt sang phía mặt hồ, nhịp nhàng búng tay, thứ động tác gần như vô thức. Giữa hồ có chiếc cầu gỗ mới xây, có lẽ ông ta đang nhìn ra đấy. Cạnh bên cầu lại có một mái đình nho nhỏ, giữa đình có cô cung nữ đang chăm cá, có lẽ đấy mới là thứ đang thu hút sự chú ý của ông ta. Cũng có thể, ông ta chỉ đơn giản đang nhìn cây liễu ủ rũ dưới sương, cây liễu cách chúng tôi mấy bước chân. Cây liễu to nhất con đường, cây liễu sau cơn giông đêm qua đã trở nên tơi tả đến đáng thương.
Ðô môn hồi thủ thụ thương thương,
Lập mã tần châm khuyến khách trường.
Nhát đoạn ly tình câm bất đắc,
Tân đầu chiết liễu hựu tà dương. (2)
(Ngoảnh lại đế đô rợp bóng xanh
Dừng ngựa mời nhau chén tiễn hành
Ly biệt mà tình sao chẳng dứt
Bên sông bẻ liễu bóng chiều tan.)
Người xưa lúc chia ly vẫn thường bẻ liễu trao nhau để tỏ lòng lưu luyến. Tôi không rõ nơi hoàng cung hoa lệ này từng chứng kiến và chôn vùi bao nhiêu cuộc chia ly. Chỉ biết, vì nơi này, đã có quá nhiều máu đổ, cũng có quá nhiều người đã phải lạc mất nhau.
Hơi lạnh run rẩy tràn qua chóp mũi tôi, mang theo hương cúc nhè nhẹ phả ra từ mấy chiếc chậu sành con con đặt dọc lối đi. Tôi vốn không thích mùi hoa cúc, vừa ngửi thấy liền bước lên phía trước, nhăn mặt dùng tay áo che mũi lại. Trong lúc vội vàng, đi đứng thế nào lại suýt nữa va vào Lê Sát.
“Thằng nội thị chết tiệt nào quản lý khu này thế? Đặt cúc đầy đường thế này không sợ người ta hăng chết à?” Ông ta chợt chuyển sang mặt hầm hầm, vung chân đá một phát vào hòn sỏi nhỏ đang lăn lóc nằm dưới đất. “Hừ, mới sáng đã gặp chuyện bực mình.”
Nói xong, lại tiếp tục nghiền nát một chiếc nhánh khô bên cạnh, sau đó băng băng phất tay áo rời đi, bỏ lại tôi hết dụi mắt lại lắc đầu liên tục.
Chẳng phải mới đấy ông ta vẫn còn đang trầm tư phóng tầm mắt về phía xa sao?
Ánh mắt rất dịu dàng mà? Phong thái rất nhã nhặn mà?
Nghe đâu phụ nữ rất khó hiểu. Tôi không rõ phụ nữ thế nào, nhưng có vẻ đàn ông cũng khó hiểu chẳng kém đâu. Trên đời này chỉ có thầy tôi là tốt nhất thôi!
Tôi xoay xoay quyển sách trong tay, bước ra giữa ngã ba. Nhìn về phía cổng, nơi sẽ dẫn tôi đến Quốc Tử Giám, lại nhìn về phía vườn hoa, nơi sẽ dẫn tôi về chiếc giường ấm áp có túi trứng cút chấm muối tiêu.
Giắt sách vào cạp quần, tôi hất tóc, xăm xăm tiến về phía trước.
“Thầy ơi, bé Phương trốn học đây!”
…
Cuối tháng mười, Phạm Vấn cáo bệnh nghỉ chầu. Nghe đâu là do tuổi tác đã cao, việc nước nặng nề, lúc theo vua đến cửa Đông xem trăm quân thi vượt sông lại gặp phải cơn gió lạnh nên bị cảm suốt mấy hôm chưa khỏi.
Phạm Nguyên nghe tin xong liền tức tốc sai Đinh Thắng đi truyền ngự y đến chữa cho Phạm Vấn. Tuy lần trước Lê Sát cáo bệnh cậu ta cũng gọi ngự y, nhưng nét mặt của cậu ta lần này là lo lắng thật, nên tôi nghĩ Phạm Vấn không phải giả vờ. Dạo gần đây cậu tao giao công vụ cho Phạm Vấn hơi nhiều, hết thẩm án các quan viên phạm tội lại đến kiểm tra việc luyện tập của các trấn quân năm đạo, có lẽ vì vậy mà sức khoẻ ông ấy không chống đỡ nổi. Dự định chia rẽ Phạm Vấn và Lê Sát của cậu ta cũng đứt gánh giữa chừng.
Tuy Phạm Vấn và Lê Sát đều là quan phụ chính, giữ quyền tể tướng, nhưng vai trò của Phạm Vấn từ lúc tiên đế qua đời lại mờ nhạt hơn hơn nhiều. Ấn tượng của tôi về Phạm Vấn cũng chỉ có mỗi lần ông ấy cùng Lê Ngân xin gỡ tội cho một công thần khác là Lê Thụ – người đã vi phạm lệnh cấm, trong lúc cả nước đang để tang tiên đế lại cưới vợ lẽ xây nhà mới. Trong triều, Phạm Vấn cũng chỉ là người tập hợp ý kiến các quan, hầu như chưa từng tranh cãi với ai, cũng hiếm khi có thái độ gay gắt đối với việc gì. Điều ấy khiến tôi nhiều lúc quên mất ông ấy mới là người địa vị cao nhất trong các triều thần.
Cũng không hẳn là Phạm Vấn bị Lê Sát chèn ép đến nỗi không ngóc đầu lên được. Ngược lại, nhiều lần tôi còn thấy Lê Sát nghe lời Phạm Vấn khuyên, xử xự nhờ đấy mà bớt nóng nảy hơn, thái độ khi nói chuyện với Phạm Nguyên cũng có tôn ti hơn hẳn. Với một người vừa được thiện cảm của Phạm Nguyên vừa được người của Lê Sát xem là vây cánh như Phạm Vấn, tôi nghĩ, nguyên nhân chính khiến ông ấy đổ bệnh thật ra chẳng phải là do quốc sự nặng nề, mà chính là vì ngày ngày đều phải lao tâm khổ trí để được lòng cả hai phe. Bốn chữ “ngư ông đắc lợi” không phải cứ nói được là làm được. Dù làm được, cũng chẳng phải dễ dàng gì.
Nếu Phạm Vấn chết đi, trong triều sẽ không còn ai đủ sức kiềm hãm Lê Sát nữa, đây chính là điều khiến Phạm Nguyên lo lắng nhất. Thế nên cứ cách hai ngày cậu ta lại sai tôi đến phủ thăm ông ấy, đồng thời ra lệnh cho mật thám tích cực tra xét trong ngoài phủ, có gì khả nghi đều phải bẩm báo ngay lập tức. Có lẽ cậu ta đang sợ Lê Sát thấy Phạm Vấn được trọng dụng sẽ mang lòng ghen ghét, rồi ám hại, giống như ông ta đã từng làm với Lưu Nhân Chú, dù cái chết của Lưu Nhân Chú đến nay vẫn chưa xác minh được có đúng là do Lê Sát làm không.
Hôm trước vừa có nhật thực nên Phạm Nguyên sợ lòng dân không yên, sai tôi sau khi thăm Phạm Vấn thì rảo qua rảo lại quanh kinh thành xem xét dân tình một chút, đề phòng có kẻ lợi dụng việc này gieo rắc tin đồn có hại đối với cậu ta. Thấy có dịp xuất cung, tôi tranh thủ đi lòng vòng tìm xem có thứ gì mua được làm quà cho mẹ nữa không, rồi ghé vào hàng bún chả làm một bát to, sau đó bước vào quán trọ gọi một đĩa vịt quay, hai đĩa bánh phục linh, rồi thuê phòng ngả lưng một chút.
Tôi thuê phòng là vì nhìn thấy Đỗ Huy.
Chúng tôi theo cách cũ rời khỏi quán trọ trong bí mật, sau đó tôi ghé một cái miếu hoang, lấy bộ tóc giả anh ta đã chuẩn bị sẵn từ lâu để đội lên, cuối cùng đi bộ đến một quán trà nhỏ ở bến thuyền.
Càng nghĩ, tôi càng thấy những lời Đỗ Huy nói hôm nọ là có lý.
Thật ra trước đấy tôi cũng từng hoài nghi cái danh sách tham quan từ trên trời rơi xuống nọ, chỉ là không thể hỏi thẳng Phạm Nguyên, cũng không tiện bàn bạc với ai nên việc suy luận chẳng có tiến triển gì. Tôi đoán đến chín phần thì người trực tiếp chỉ huy việc điều tra không phải Phạm Nguyên, vì cậu ta suốt ngày ở kinh thành, dù có nhận được tin tức từ mật thám cũng rất khó có cái nhìn tổng thể và chính xác, càng không đủ kinh nghiệm để vạch ra một chiến dịch tung lưới tóm gọn nhiều quan viên tại khắp các địa phương như vậy. Tổng quản Cung cũng có một chút khả năng, nhưng suy cho cùng vẫn là người suốt ngày quanh quẩn ở điện Trường Xuân, trong thời gian ấy lại đang bị Lê Sát chèn ép, rất khó hành động, hơn nữa trước đây ông ấy quản lý đội mật thám, mà theo tôi biết thì danh sách ấy không xuất phát từ đội mật thám tôi tiếp quản. Ngoài ra, tôi cũng loại bỏ cả anh em Đinh Thắng và Đinh Phúc. Họ hầu hạ Phạm Nguyên chưa lâu, sẽ không đủ được tín nhiệm để phụ trách việc này.
Vừa có lực lượng, vừa có kinh nghiệm, người này rất có khả năng là quan lại trong triều, lấy danh nghĩa ra vào ngự thư phòng bàn việc nước để ngầm thảo luận tình hình điều tra với Phạm Nguyên.
Gió từ hồ Dâm Đàm lồng lộng thổi vào thuyền, khiến tôi khẽ rùng mình, vội vã kéo kín tấm áo bông lại che lấy cổ cho bớt lạnh. Ngồi đối diện tôi, người thành niên với gương mặt xương xương, khoé môi luôn thấp thoáng thứ nụ cười hờ hững đang liên tục vân vê miệng bát trà nghi ngút khói. Chỉ khi nào tôi hỏi anh ta mới trả lời. Suốt quãng thời gian còn lại, anh ta đều dành cho việc rót trà vào mấy chiếc ly nho nhỏ vừa xin được của bà chủ quán, dùng đũa gõ tới gõ lui mấy bận như tấu nhạc giết thời gian.
“Dạo này thái độ ông Nguyễn Trãi thế nào? Vẫn bất đắc chí như trước hay là tâm trạng đã tốt hơn?”
Chiếc đũa trên tay anh ta vẫn không buông xuống, chỉ liếc mắt nhìn tôi một thoáng rồi lại nhanh chóng trở về với ly trà, giọng hơi chán nản: “Nãy giờ tôi đã cho em thông tin gia đình của ba vị đại thần, vậy mà em chỉ đãi tôi uống trà. Em không thể rộng rãi hơn một chút, gọi cho tôi một đĩa bánh đậu xanh sao?”
Tôi lạnh giọng: “Chúng ta đến đây không phải để uống trà ngắm cảnh. Nếu không phải vì tránh người ta chú ý thì tôi cũng chẳng giả gái ngồi đây dây dưa này nọ với anh.”
Chiếc đũa trên tay anh ta lúc này mới trượt xuống bàn: “Này, em vừa nói GIẢ GÁI phải không?” Hỏi xong lại tủm tỉm cười ra vẻ lịch sự, nhưng lịch sự đâu chẳng thấy, chỉ thấy đôi mắt kia càng nhìn càng gian tà, khoé miệng kia càng trông càng đểu giả, nếu không phải tham quan thì cũng là chủ chứa. Chả trách anh ta lại phải hoá trang khi chu du khắp nơi chữa bệnh.
Không phải anh ta sợ bại lộ thân thế của mình. Chẳng qua là mặt mũi không được lương thiện lắm, sợ người ta không tin tưởng nên hoá trang thôi.
Nhận được cái liếc xéo của tôi, anh ta cũng không đùa nữa: “Ông ấy vẫn chẳng có gì khác trước. Vẫn nghiêm khắc với con cái, thỉnh thoảng làm vài bài thơ khuyên vợ dạy con, nói chung là vẫn còn trong tình trạng bất đắc chí mà em nói, dù bề ngoài luôn ra vẻ không lo nghĩ.”
Tôi gật đầu lắc lắc bát trà.
Nếu Nguyễn Trãi vẫn không có gì thay đổi, điều này chứng tỏ ông ta không phải là người vạch ra kế hoạch điều tra. Từ sau vụ Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo bị giết vì nghi ngờ mưu phản, vai trò của Nguyễn Trãi trong triều đã mờ nhạt rất nhiều, không còn khả năng ảnh hưởng việc triều chính như xưa nữa, chức thượng thư bộ Lại đảm nhiệm từ hồi kháng chiến cũng rơi vào tay người khác(3). Tiên đế băng hà, tình thế của ông ấy lại càng khó khăn hơn trước, ngay cả bọn chỉ giỏi khua môi múa mép trong Nội mật viện cũng có thể nấp bóng Lê Sát bắt bẻ ông ấy được. Giả sử việc điều tra lần này là do Nguyễn Trãi bí mật tiến hành, lẽ ra ông ấy phải thấy hứng khởi vì lại được tin dùng mới phải.
Đây chính là nguyên nhân tôi cần có Đỗ Huy.
Chưa kể đến việc không phải mật thám nào cũng trà trộn đuợc vào nhà các đại thần, có được một địa vị tương đối cao để điều tra họ. Sau sự kiện tra xét tham quan hồi đầu tháng bảy, các đại thần đa số đều an phận hơn trước rất nhiều, đấy là theo báo cáo của các mật thám kinh thành. Những người leo được lên địa vị cao dần dần đều học được cách sống kín kẽ, có nhiều chuyện kẻ hầu người hạ trong nhà không biết được. Các đại thần kia có thể đã luyện thành tinh, nhưng con cái họ đa số đều ăn sung mặc sướng không lo nghĩ, hoặc ít trải đời, dễ khai thác điểm yếu hơn nhiều. Đỗ Huy là con cái nhà quan, tính tình phóng khoáng, kết giao nhiều, sẽ có thể từ những cậu công tử còn non nớt ấy tra xét được tình hình gia đình họ.
Có lẽ chờ mãi vẫn thấy tôi keo kiệt không gọi bánh, rốt cuộc anh ta cũng đứng dậy, lững thững bước lên bờ mua một khúc mía người ta vừa gánh đi ngang, sau đó ngồi nhai ngon lành, cứ như đang cố tình chọc tức tôi.
“Chỉ có trẻ con mới thích mấy thứ này.” Tôi bĩu môi.
Anh ta quay sang tôi, nhún vai cười: “Tôi trẻ con, tôi thích ăn mía, thế thì can hệ gì em?”
Tôi lơ đễnh nhìn sang hướng khác.
Ngay từ đầu tôi đã không có ý định giết Đỗ Huy, càng không mang theo tâm trạng yếu đuối và đau khổ đến nỗi khóc sướt mướt để đến gặp anh ta. Có thất vọng thì cũng đã thất vọng đủ vào đêm trước đấy rồi.
Anh ta đã có gan đưa cặp chuông ngọc vào cung để cảnh báo tôi, thì hẳn cũng từng nghĩ đến khả năng tôi muốn giết người diệt khẩu. Theo kinh nghiệm của tôi từ những lần tiếp xúc với anh ta ở Lạng Sơn, người như anh ta thể nào cũng đã sớm đào sẵn một lối thoát cho mình, và rất có thể ngay sau khi tôi giết anh ta, bí mật của tôi cũng sẽ bị kẻ khác công khai. Vả lại, nếu ra tay, tôi lại cảm giác dường như mình đang làm chuyện có lỗi với thầy.
Đến khi gặp lại anh ta ở quán trọ, rồi cả hai cùng đến ngôi nhà hoang nọ, thứ linh cảm “Không nên giết” ấy lại càng thôi thúc tôi mãnh liệt.
Tôi nhận ra anh ta DÙNG ĐƯỢC.
Thứ Phạm Nguyên thiếu nhất, cũng là thứ Lê Sát dư dả nhất, chính là hậu thuẫn. Lê Sát chinh chiến nhiều năm, từng cùng bao tướng sĩ vào sinh ra tử. Những kẻ theo phe ông ta hôm nay phần nhiều là nịnh hót vì tư lợi, nhưng những người chịu ơn hay ngưỡng mộ ông ta, thật ra cũng không phải ít. Chưa kể thứ tâm lý “Ta cứu nước nên ta có quyền” của ông ta cũng là tâm lý chung của nhiều người, nên việc lật đổ Lê Sát không phải chỉ là giết hay bãi chức một người, mà phía sau đấy còn là vô số nhân vật sẵn sàng chống lưng cho một quyền thần có khả năng giúp họ giữ được lợi ích của mình. Lúc Lê Sát cầm đầu mấy chục đại thần cáo bệnh nghỉ chầu để bức Phạm Nguyên giết tổng quản Cung, chúng tôi đã thấm thía sự thật nghiệt ngã này. Thứ mà tiên đế truyền cho Phạm Nguyên chỉ là ngai vị, không phải giang sơn. Thứ mà cậu ta nắm trong tay chỉ là ngọc ấn, chứ không phải là quyền lực.
Cậu ta cần những người thật sự xem cậu ta là lãnh đạo.
Thế nhưng, người không theo phe Lê Sát tuy không hiếm, người dám chống đối ông ta lại chẳng mấy ai. Sau khi Lưu Nhân Chú chết không rõ ràng, Trịnh Khắc Phục bị tước binh quyền, Bùi Ư Đài lưu đày biệt xứ, Trịnh Khả và Bùi Cẩm Hổ bị đẩy đến Lạng Sơn, nỗi sợ của những người định theo “chính nghĩa” đã lên đến đỉnh điểm(4). Lòng trung của họ đối với thiên tử giờ đây chỉ gói gọn vào việc không làm gì sai trái. Họ không dám thay đổi, cũng không dám đứng lên. Ngay cả người từng quyền cao chức trọng, nổi tiếng vì nhân nghĩa như Nguyễn Trãi cũng chỉ dám hành động cầm chừng. Hoàng thân quốc thích như Lê Khôi, Đinh Liệt cũng chỉ dám quyền ai nấy giữ(5).
Đặt cược mạng sống của bản thân vào một ấu chúa chưa rõ tài năng đức độ thế nào, họ thấy không xứng đáng.
Phạm Nguyên muốn chứng tỏ mình cũng quan tâm quốc sự để thử lòng Lê Sát và các đại thần, nên công khai danh sách quan viên phạm tội, tuyên bố rằng mình đã ngầm phái người tra hỏi nên dò la được. Tôi thuận nước đẩy thuyền, trong danh sách vốn dĩ chỉ có bốn mươi tám cái tên, tôi kiến nghị đưa vào thêm năm tên nữa, để những quan viên tốt nhưng quá an phận thủ thường cũng bị cuốn vào vòng xoáy.
Cây xanh tốt quá thì khó mà ra quả. Phải để những người này chịu oan một chút, khiến họ thất vọng và phẫn nộ, sau đó tôi mới xuất hiện, đóng vai kẻ ngưỡng mộ vì nghe tiếng họ từ lâu, dựa vào thanh thế Phạm Nguyên để chạy đi tìm người này người nọ giúp họ giải oan. Cuối cùng, âm thầm chuyển lời xin lỗi của Phạm Nguyên đến họ vì đã tiếp nhận nguồn tin không chính xác, khiến những thanh quan như họ bị hàm oan, đồng thời nhắn nhủ họ tiếp tục dốc lòng lo cho dân cho nước, ngoài họ ra cậu ta chẳng còn biết trông cậy vào ai giữa một rừng quan lại bất lương này.
Nghe tôi nói xong, có người còn rơm rớm nước mắt lúc rời đi.
Việc cha của Đỗ Huy vô tình có tên trong số ấy thật ra không nằm trong dự tính của tôi, vì tuy viết thêm tên là do tôi đề xuất, nhưng viết tên ai lại do Phạm Nguyên quyết định. Không ngờ, vì việc ấy, tôi lại gặp anh ta.
À không, phải nói là GẶP LẠI.
“Triều đình lúc này vẫn còn rất loạn, không phải là nơi tốt để dung thân.” Anh ta chợt nghiêm túc nhìn tôi, chậm rãi cất lời. “Tôi chịu ơn cha em, tôi không mong em chọn con đường tự làm khổ chính mình. Nếu muốn, có thể đến nhà tôi, gia đình tôi nhất định sẽ đối xử tốt với em. Tuy không thể cho em vinh hoa phú quý, nhưng chắc chắn em sẽ được ăn học đến nơi đến chốn, sống trong sung túc, cả đời không cần lo nghĩ.”
“Tôi không có hứng thú làm vợ của anh.” Tôi khoanh tay, nghiêng đầu kiêu ngạo đáp.
Đã phải chịu bao nguy hiểm, cố gắng nhiều như thế, sao tôi có thể vì một cuộc sống an nhàn mà bỏ qua tất cả?
Anh ta phì cười: “Này bé con, tôi có bảo em về làm vợ tôi đâu, ý tôi là em về làm em gái nuôi mà. Em nghĩ đi đâu vậy?” Rồi lại làm ra vẻ lịch sự dùng tay áo cố giấu nụ cười đang lan toả trên môi.
Tôi cúi xuống dán mắt vào bát trà, sau đó lại ngẩng mặt lên: “Anh có tiếp cận được đứa con nào của Lê Ngân không?”
“Vẫn chưa.” Anh ta lắc đầu, nhưng vẫn che tay áo. Tức là vẫn đang cười.
Tôi uống cạn chén trà rồi đứng dậy ra về. Lúc đi ngang qua anh ta, thấy anh ta lại bắt đầu gặm mía, tức mình lầm bầm trù ẻo: Ăn đi, ăn đi, ăn cho kiếp sau thành cây mía luôn đi!
…
Trên đường trở về cung, lúc đi tắt qua một con ngõ vắng, tôi tình cờ đụng phải một tên móc túi đang bị người ta truy đuổi, khiến cả hai đều ngã sóng soài. Những người phía sau đã đuổi đến rất gần nên tên móc túi vừa đứng dậy được đã hốt hoảng vụt đi ngay, quên mất cả tang vật vừa bị rơi ra.
Tôi cũng đứng dậy.
Vừa nhìn thấy thứ tang vật rơi trên mặt đất, ánh mắt liền bị hút chặt vào.
Đây chẳng phải là mảnh ngọc thầy trao cho tôi trước lúc lâm chung sao?
Mảnh ngọc quý giá mà thầy từng bảo được đựng trong tã lót của tôi lúc nhặt tôi về, đẹp đến nỗi hai năm trước cả tiên đế cũng từng nhìn không rời mắt.
Không lâu sau đó, bị người ta trộm mất cùng gia tài nhỏ bé mà tôi dành dụm dược.
“Chào cậu, cậu có thể cho tôi nhận lại mảnh ngọc được không, tôi xin hậu tạ.” Một cô gái áo nâu xinh đẹp thở hổn hển dừng lại trước mặt tôi, dịu dàng cất tiếng. “Mảnh ngọc này là của phu nhân tôi đang đứng ở kia, vừa ra phố chưa được bao lâu thì bị người ta giật mất.”
Tôi tò mò nhìn theo ánh mắt cô gái nọ, trong lòng ngổn ngang những câu hỏi không tìm nổi lời giải đáp.
Bóng dáng người thiếu phụ dần hiện lên rõ rệt theo mỗi bước chân bà tiến đến gần tôi.
Xiêm áo trang nhã nhưng phấn son nhợt nhạt, cử chỉ cao quý nhưng điềm đạm giản đơn. Có chút gì đấy giống như người bệnh.
Ánh mắt bà ấy, cũng giống như tôi ban nãy, chăm chăm dán vào mảnh ngọc.
Chú thích:
(1) Đây là bài “Tương kiến thì nan biệt diệc nan” của nhà thơ Lý Thương Ẩn (813-858) thời Đường.
Nguyên tác:
“Tương kiến thì nan biệt diệc nan,
Đông phong vô lực bách hoa tàn.
Xuân tàm đáo tử ty phương tận,
Lạp cự thành hôi lệ thuỷ can.
Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải,
Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn.
Bồng Lai thử khứ vô đa lộ,
Thanh điểu ân cần vị thám khan.”
Bản dịch thơ của Trần Trọng Kim:
“Khó thay khi hợp khi tan,
Gió đông yếu ớt để tàn trăm hoa.
Con tằm đến chết hết tơ,
Sáp cây chảy cạn, lệ đà ráo ngay.
Sáng soi mái tóc đổi thay,
Đêm ngâm dưới nguyệt, mới hay lạnh lùng.
Một đường đi đến non Bồng,
Chim xanh đưa đón cậy lòng dò thăm.”
(2) Đây là bài thơ “Tống nhân bắc hành” (Tiễn người đi phương Bắc) của nhà thơ Nguyễn Ức thời Trần.
(3) Đầu thời Lê nước ta chỉ có hai bộ: bộ Lễ và bộ Lại. Trong đó chức năng của bộ Lại là tìm kiếm nhân tài, bổ nhiệm, bãi miễn, kiểm tra, thăng giáng và điều động các quan.
Năm 1427 (Năm cuối cùng của khởi nghĩa Lam Sơn), Lê Lợi phong Hàn lâm viện thừa chỉ học sĩ Nguyễn Trãi làm Triều liệt đại phu, Nhập nội hành khiển, Lại bộ thượng thư kiêm hành Khu mật viện sự. (ĐVSKTT)
Năm 1429, ra lệnh bắt Hữu tướng quốc Trần Nguyên Hãn để giao quan lại xét hỏi. Trên đường về kinh, Trần Nguyên Hãn nhảy khỏi thuyền tự sát.
Trần Nguyên Hãn là cháu Trần Nguyên Đán (tức em cô cậu với Nguyễn Trãi), có học thức, giỏi binh pháp, giúp Lê Thái Tổ khởi nghĩa, từng lập được chiến công. Về sau thấy Lê Lợi không phải là người có thể cùng hưởng phú quý nên xin về hưu sớm, được nhà ưng thuận; nhưng vì là dòng dõi nhà Trần nên bị nghi kỵ. Khi đã về ấp Sơn Đông, Trần Nguyên Hãn xây dựng phủ đệ xa hoa, đóng thuyền lớn, nên có người mật tấu ông tạo phản.
Bọn Đinh Bang Bản, Lê Quốc Khí, Trình Hoành Bá, Nguyễn Tông Chí, Lê Đức Dư trong Nội mật viện đón biết ý vua, dâng sớ mật khuyên Lê Lợi quyết ý giết đi. Nếu có ai không vui, bọn Quốc Khí liền chỉ vào họ mà bảo họ là bè đảng của hai nhà ấy, nên rất nhiều người bị xử tử và đi đày. Các quan đều sợ miệng bọn chúng không dám nói gì. Nhưng Lê Lợi biết rất rõ bọn Quốc Khí đều là loại tiểu nhân xảo quyệt, trong bụng vẫn ghét chúng. Sau này bọn chúng đều có tội, lần lượt bị đuổi đi, song lại lo chúng đuợc dùng lại cho nên ra lệnh sau này triều đình không được dùng chúng nữa. (Khi Lê Thái Tông lên ngôi, Lê Sát từng tâu xin cho bọn này về làm quan lại vì thấy chúng có tài, nhưng các ngôn quan đã lấy ý chỉ của tiên đế ra ngăn lại.)
Năm 1431, thượng thư bộ Lại là Hà Lật, không phải là Nguyễn Trãi nữa. (ĐVSKTT)
(4) Lưu Nhân Chú là một trong những công thần lớn nhất của khởi nghĩa Lam Sơn, từng được Lê Lợi ban chế văn phong làm tể tướng, nắm binh quyền. Ông chết một cách bí ẩn không lâu sau khi Lê Thái Tông lên ngôi, có người viết thư nặc danh dán ở chợ, kết tội Lê Sát và Phạm Vấn đã giết Lưu Nhân Chú. Sau đó Lê Sát đã đề nghị giết một nho sinh bị xem là chủ bức thư, nhưng người tra án kết luận không đủ chứng cứ rằng bức thư ấy của anh ta viết, nên này chỉ bị xử tội lưu đày.
Trịnh Khắc Phục là em cùng mẹ khác cha của Lưu Nhân Chú, bị Lê Sát bãi chức Nam đạo Hành khiển, cho làm chứ Phán đại tông chính.
Những sự kiện của Bùi Ư Đài, Trịnh Khả, Bùi Cầm Hổ truyện đều đã đề cập qua. Họ là những người có xích mích, hoặc có tư tưởng trái với Lê Sát nên bị Lê Sát tâu vua giáng chức hoặc lưu đày.
(5) Đinh Liệt là cháu gọi Lê Lợi bằng cậu, cũng là một khai quốc công thần.
Lê Khôi là cháu gọi Lê Lợi bằng chú, cũng là một khai quốc công thần, tính tình thâm trầm ít nói, rất được Lê Lợi tin yêu. Lúc cuối đời, Lê Lợi đã gọi Lê Khôi đến bàn xem nên truyền ngôi cho Quận vương Lê Tư Tề hay cho Thái tử Lê Nguyên Long, Lê Khôi đã khuyên Lê Lợi chọn Nguyên Long. Cuối cùng Lê Nguyên Long được truyền ngôi.
Cũng ngày này, ba năm về trước, thầy tôi theo lời mẹ cưới người đàn bà kia làm lẽ.
Tôi không nói chuyện với thầy cả tháng trời, càng không nhìn mặt mẹ. Giận thầy một, tôi lại giận mẹ mười, bởi tôi biết rõ chính bà là người đã mang cái chết ra ép thầy làm thế. Bà không yêu thầy, bà sẵn sàng đẩy thầy cho người khác. Chưa bao giờ thầy nặng lời với mẹ, nhưng ngày ấy, qua khe cửa sổ, tôi đã nhìn thấy ánh mắt thầy vừa lạnh lùng vừa cay nghiệt: “Không có tôi, mạng nàng đã mất từ lâu, vậy mà hôm nay nàng còn muốn mang nó ra để uy hiếp tôi sao? Cách trả ơn của nàng cũng thú vị quá đấy.”
Thế nhưng rốt cuộc thầy vẫn cưới. Mặc cho tôi khóc, mặc cho tôi doạ cả đời này sẽ không tha thứ cho thầy. Hai tháng sau, người làng hớt hải khiêng thầy từ ngoài chợ huyện về. Mắt thầy thâm quầng, môi thầy tím tái. Thầy sốt đến mê man suốt mấy ngày sau đó, để rồi cuối cùng ra đi vào một ngày nắng ấm trời xanh duy nhất trong tháng Chạp.
Người thầy thuốc nổi tiếng nhất huyện Đông Sơn ấy từ giã cõi đời lúc tuổi còn chưa đến bốn mươi.
Lúc bé tôi vẫn thường vỗ ngực bảo rằng sau này sẽ kiếm thật nhiều tiền để thầy hưởng phúc, để thầy không phải lên núi hái thuốc, không phải đi khắp nơi chữa bệnh, nhưng thầy đã chẳng đợi được đến ngày này. Tôi không yêu mẹ như thầy, thậm chí còn có chút oán hận bà – người vợ đã không rơi đến một giọt nước mắt lúc người ta chôn chồng mình xuống đất, nhưng tôi sợ có một ngày rồi mẹ cũng như thầy. Ở đời sinh tử khó lường. Năm tháng vô tình, đến một ngày, quyết định quay đầu lại, biết đâu tôi còn chẳng có dịp nhìn mặt bà lần cuối.
Biết đâu, bà cũng nghĩ về tôi như thế…
Tiếng thét cảnh giới báo hiệu tan chầu lanh lảnh vang lên. Mùa đông, bình minh dường như cũng lười nhác hơn hẳn ngày thường. Đã qua thời điểm thiết triều mà mặt trời vẫn còn thoắt ẩn thoắt hiện sau những áng mây xám xịt, cái lạnh so với đêm qua chỉ có hơn chứ không có kém. Đình Vĩnh Ninh nằm cạnh bên hồ, ngoài mấy chiếc cột lớn thì chẳng có gì che chắn, cái lạnh cứ thế ùa vào, khiến tôi cứ chốc chốc lại phải xoa hai bàn tay vào nhau giữ ấm.
Gió vi vu luồn qua hàng liễu xanh um. Mỗi trận phất phơ, lại một trận rét căm căm. Dưới sương mờ nắng nhạt, người người vật vật chốn cấm cung đều nhoà đi như ảo ảnh, khiến những hối hả cũng thành khoan thai, khiến những gai góc cũng biến dịu dàng. Cũng có lẽ vì vậy mà khi Lê Sát thình lình bước ra từ phía sau rặng liễu, với ánh mắt thoáng chút mơ màng, với nụ cười phảng phất như có như không, tôi đã nghĩ, người đàn ông này thật ra không hề ngông cuồng hiếu sát như người ta vẫn ngầm liên tưởng tính tình ông với cái tên ông.
Tôi cất vội chiếc vòng ngọc vừa nhờ người ta mua tặng mẹ vào túi gấm, sau đó nhanh chân bước ra khỏi đình cúi đầu chào. Nhìn thấy tôi, Lê Sát ậm ừ khẽ gật đầu, nhưng có vẻ chẳng lưu tâm lắm. Chỉ thơ thẩn nhìn đông nhìn tây giống như đang ngắm cảnh, rồi thuận miệng lẩm bẩm mấy câu:
“Tương kiến thì nan biệt diệc nan,
Đông phong vô lực bách hoa tàn.
Xuân tàm đáo tử ty phương tận…
Đáo tử ty phương tận…
Ty phương tận…”(1)
Nhìn ông ta cứ ngẩn người, nhẩn nha lặp đi lặp lại mấy chữ cuối giống như đang cố nhớ nhưng nhớ mãi không ra, tôi sốt cả ruột lên, trong lúc bốc đồng bèn quên mất cả tôn ti, chợt lên tiếng nhắc:
“Lạp cự thành hôi lệ thuỷ can.”
Lúc Lê Sát quay đầu lại, ánh mắt thâm trầm rọi thẳng vào tôi, tôi chỉ hận không thể dùng chỉ khâu môi mình lại mấy đường. Tôi sống trong cung cũng đã ngần ấy thời gian, những tưởng đã tu tâm dưỡng tính, nói năng thuần thục lắm rồi, không ngờ cái tật hay khoe chữ lúc còn quanh quẩn bên luỹ tre làng đến giờ vẫn chưa dứt được. Đi nhắc thơ một người quyền quý bình thường vốn đã chẳng phải việc sáng suốt gì, đằng này người tôi nhắc lại còn là Lê Sát, một kẻ- quyền- quý- không- biết– chữ, đúng là ngu không tả nổi. Huống hồ, chức quyền, tuổi tác giữa chúng tôi lại chênh lệch nhau như vậy. Tôi làm thế, khác nào đang giễu cợt ông ta?
Lê Sát vẫn nhìn tôi không nói, khiến tôi càng sợ ông ta ngoài miệng nhẫn nhịn nhưng trong bụng ghi thù. Trong lúc bối rối, ngoài cách giả dốt để tự đạp mình xuống ngang bằng với ông ta, tôi thấy mình chẳng còn con đường nào khác.
“Thơ của Lý Bạch con cũng thích bài này nhất ạ.” Tôi mỉm cười liến thoắn, ra vẻ vừa thấy người sang đã bắt quàng làm họ.
Kẻ có học đều biết, tác giả bài này là Lý Thương Ẩn, người sinh sau Lý Bạch cả trăm năm.
“Ra là thơ Lý Bạch à…” Ông ta dường như cũng chỉ hỏi cho có lệ.
“Đông phong, đông phong… Cảnh hợp với thơ, chỉ là ý thơ buồn quá nên con cũng ngại ngâm.” Nói xong, tôi khẽ thở dài.
Kẻ có học đều biết, chữ ĐÔNG trong câu “Đông phong vô lực bách hoa tàn” ấy chỉ hướng đông, không phải mùa đông, nên làm gì có chuyện cảnh hợp với thơ.
“Ừ, tao cũng chỉ từng nghe người khác ngâm thôi, cũng không rõ lắm…”
Ông ta không nhận ra tôi dốt, lại còn điềm nhiên tiếp nhận mớ kiến thức râu ông nọ cắm cằm bà kia của tôi, không khỏi khiến tôi vừa áy náy lại vừa dở khóc dở cười.
Tính Lê Sát tự cao tự đại, nhưng không vờ hiểu biết, cũng chẳng giả cao sang, có lẽ vì vậy mà tôi có chút thiện cảm với ông ta dù lẽ ra tôi phải rất ghét ông ta. Thiên hạ đua nhau trồng hoa, tự cho là tao nhã, ông ta lại chỉ thích trồng cây ăn quả, vừa có bóng mát vừa có quả ăn. Thiên hạ đua nhau sắm lụa sắm là, tự cho là cao quý, ông ta thì hở tan triều lại cởi ngay áo ra ném vào một góc, mình trần chân đất đi bắn chim làm mồi nhậu. Thậm chí, ông ta còn có thể vừa khinh ghét một người vừa thưởng thức tài năng người ấy, giống như có lần ông ta khen bài “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi viết nghe rất sướng tai, câu nào câu nấy ông ta đều thuộc nằm lòng, dù những chữ Hán trong bài ông ta chẳng hiểu được bao nhiêu.
Tôi lẳng lặng ôm sách nhìn Lê Sát chuyển dần ánh mắt sang phía mặt hồ, nhịp nhàng búng tay, thứ động tác gần như vô thức. Giữa hồ có chiếc cầu gỗ mới xây, có lẽ ông ta đang nhìn ra đấy. Cạnh bên cầu lại có một mái đình nho nhỏ, giữa đình có cô cung nữ đang chăm cá, có lẽ đấy mới là thứ đang thu hút sự chú ý của ông ta. Cũng có thể, ông ta chỉ đơn giản đang nhìn cây liễu ủ rũ dưới sương, cây liễu cách chúng tôi mấy bước chân. Cây liễu to nhất con đường, cây liễu sau cơn giông đêm qua đã trở nên tơi tả đến đáng thương.
Ðô môn hồi thủ thụ thương thương,
Lập mã tần châm khuyến khách trường.
Nhát đoạn ly tình câm bất đắc,
Tân đầu chiết liễu hựu tà dương. (2)
(Ngoảnh lại đế đô rợp bóng xanh
Dừng ngựa mời nhau chén tiễn hành
Ly biệt mà tình sao chẳng dứt
Bên sông bẻ liễu bóng chiều tan.)
Người xưa lúc chia ly vẫn thường bẻ liễu trao nhau để tỏ lòng lưu luyến. Tôi không rõ nơi hoàng cung hoa lệ này từng chứng kiến và chôn vùi bao nhiêu cuộc chia ly. Chỉ biết, vì nơi này, đã có quá nhiều máu đổ, cũng có quá nhiều người đã phải lạc mất nhau.
Hơi lạnh run rẩy tràn qua chóp mũi tôi, mang theo hương cúc nhè nhẹ phả ra từ mấy chiếc chậu sành con con đặt dọc lối đi. Tôi vốn không thích mùi hoa cúc, vừa ngửi thấy liền bước lên phía trước, nhăn mặt dùng tay áo che mũi lại. Trong lúc vội vàng, đi đứng thế nào lại suýt nữa va vào Lê Sát.
“Thằng nội thị chết tiệt nào quản lý khu này thế? Đặt cúc đầy đường thế này không sợ người ta hăng chết à?” Ông ta chợt chuyển sang mặt hầm hầm, vung chân đá một phát vào hòn sỏi nhỏ đang lăn lóc nằm dưới đất. “Hừ, mới sáng đã gặp chuyện bực mình.”
Nói xong, lại tiếp tục nghiền nát một chiếc nhánh khô bên cạnh, sau đó băng băng phất tay áo rời đi, bỏ lại tôi hết dụi mắt lại lắc đầu liên tục.
Chẳng phải mới đấy ông ta vẫn còn đang trầm tư phóng tầm mắt về phía xa sao?
Ánh mắt rất dịu dàng mà? Phong thái rất nhã nhặn mà?
Nghe đâu phụ nữ rất khó hiểu. Tôi không rõ phụ nữ thế nào, nhưng có vẻ đàn ông cũng khó hiểu chẳng kém đâu. Trên đời này chỉ có thầy tôi là tốt nhất thôi!
Tôi xoay xoay quyển sách trong tay, bước ra giữa ngã ba. Nhìn về phía cổng, nơi sẽ dẫn tôi đến Quốc Tử Giám, lại nhìn về phía vườn hoa, nơi sẽ dẫn tôi về chiếc giường ấm áp có túi trứng cút chấm muối tiêu.
Giắt sách vào cạp quần, tôi hất tóc, xăm xăm tiến về phía trước.
“Thầy ơi, bé Phương trốn học đây!”
…
Cuối tháng mười, Phạm Vấn cáo bệnh nghỉ chầu. Nghe đâu là do tuổi tác đã cao, việc nước nặng nề, lúc theo vua đến cửa Đông xem trăm quân thi vượt sông lại gặp phải cơn gió lạnh nên bị cảm suốt mấy hôm chưa khỏi.
Phạm Nguyên nghe tin xong liền tức tốc sai Đinh Thắng đi truyền ngự y đến chữa cho Phạm Vấn. Tuy lần trước Lê Sát cáo bệnh cậu ta cũng gọi ngự y, nhưng nét mặt của cậu ta lần này là lo lắng thật, nên tôi nghĩ Phạm Vấn không phải giả vờ. Dạo gần đây cậu tao giao công vụ cho Phạm Vấn hơi nhiều, hết thẩm án các quan viên phạm tội lại đến kiểm tra việc luyện tập của các trấn quân năm đạo, có lẽ vì vậy mà sức khoẻ ông ấy không chống đỡ nổi. Dự định chia rẽ Phạm Vấn và Lê Sát của cậu ta cũng đứt gánh giữa chừng.
Tuy Phạm Vấn và Lê Sát đều là quan phụ chính, giữ quyền tể tướng, nhưng vai trò của Phạm Vấn từ lúc tiên đế qua đời lại mờ nhạt hơn hơn nhiều. Ấn tượng của tôi về Phạm Vấn cũng chỉ có mỗi lần ông ấy cùng Lê Ngân xin gỡ tội cho một công thần khác là Lê Thụ – người đã vi phạm lệnh cấm, trong lúc cả nước đang để tang tiên đế lại cưới vợ lẽ xây nhà mới. Trong triều, Phạm Vấn cũng chỉ là người tập hợp ý kiến các quan, hầu như chưa từng tranh cãi với ai, cũng hiếm khi có thái độ gay gắt đối với việc gì. Điều ấy khiến tôi nhiều lúc quên mất ông ấy mới là người địa vị cao nhất trong các triều thần.
Cũng không hẳn là Phạm Vấn bị Lê Sát chèn ép đến nỗi không ngóc đầu lên được. Ngược lại, nhiều lần tôi còn thấy Lê Sát nghe lời Phạm Vấn khuyên, xử xự nhờ đấy mà bớt nóng nảy hơn, thái độ khi nói chuyện với Phạm Nguyên cũng có tôn ti hơn hẳn. Với một người vừa được thiện cảm của Phạm Nguyên vừa được người của Lê Sát xem là vây cánh như Phạm Vấn, tôi nghĩ, nguyên nhân chính khiến ông ấy đổ bệnh thật ra chẳng phải là do quốc sự nặng nề, mà chính là vì ngày ngày đều phải lao tâm khổ trí để được lòng cả hai phe. Bốn chữ “ngư ông đắc lợi” không phải cứ nói được là làm được. Dù làm được, cũng chẳng phải dễ dàng gì.
Nếu Phạm Vấn chết đi, trong triều sẽ không còn ai đủ sức kiềm hãm Lê Sát nữa, đây chính là điều khiến Phạm Nguyên lo lắng nhất. Thế nên cứ cách hai ngày cậu ta lại sai tôi đến phủ thăm ông ấy, đồng thời ra lệnh cho mật thám tích cực tra xét trong ngoài phủ, có gì khả nghi đều phải bẩm báo ngay lập tức. Có lẽ cậu ta đang sợ Lê Sát thấy Phạm Vấn được trọng dụng sẽ mang lòng ghen ghét, rồi ám hại, giống như ông ta đã từng làm với Lưu Nhân Chú, dù cái chết của Lưu Nhân Chú đến nay vẫn chưa xác minh được có đúng là do Lê Sát làm không.
Hôm trước vừa có nhật thực nên Phạm Nguyên sợ lòng dân không yên, sai tôi sau khi thăm Phạm Vấn thì rảo qua rảo lại quanh kinh thành xem xét dân tình một chút, đề phòng có kẻ lợi dụng việc này gieo rắc tin đồn có hại đối với cậu ta. Thấy có dịp xuất cung, tôi tranh thủ đi lòng vòng tìm xem có thứ gì mua được làm quà cho mẹ nữa không, rồi ghé vào hàng bún chả làm một bát to, sau đó bước vào quán trọ gọi một đĩa vịt quay, hai đĩa bánh phục linh, rồi thuê phòng ngả lưng một chút.
Tôi thuê phòng là vì nhìn thấy Đỗ Huy.
Chúng tôi theo cách cũ rời khỏi quán trọ trong bí mật, sau đó tôi ghé một cái miếu hoang, lấy bộ tóc giả anh ta đã chuẩn bị sẵn từ lâu để đội lên, cuối cùng đi bộ đến một quán trà nhỏ ở bến thuyền.
Càng nghĩ, tôi càng thấy những lời Đỗ Huy nói hôm nọ là có lý.
Thật ra trước đấy tôi cũng từng hoài nghi cái danh sách tham quan từ trên trời rơi xuống nọ, chỉ là không thể hỏi thẳng Phạm Nguyên, cũng không tiện bàn bạc với ai nên việc suy luận chẳng có tiến triển gì. Tôi đoán đến chín phần thì người trực tiếp chỉ huy việc điều tra không phải Phạm Nguyên, vì cậu ta suốt ngày ở kinh thành, dù có nhận được tin tức từ mật thám cũng rất khó có cái nhìn tổng thể và chính xác, càng không đủ kinh nghiệm để vạch ra một chiến dịch tung lưới tóm gọn nhiều quan viên tại khắp các địa phương như vậy. Tổng quản Cung cũng có một chút khả năng, nhưng suy cho cùng vẫn là người suốt ngày quanh quẩn ở điện Trường Xuân, trong thời gian ấy lại đang bị Lê Sát chèn ép, rất khó hành động, hơn nữa trước đây ông ấy quản lý đội mật thám, mà theo tôi biết thì danh sách ấy không xuất phát từ đội mật thám tôi tiếp quản. Ngoài ra, tôi cũng loại bỏ cả anh em Đinh Thắng và Đinh Phúc. Họ hầu hạ Phạm Nguyên chưa lâu, sẽ không đủ được tín nhiệm để phụ trách việc này.
Vừa có lực lượng, vừa có kinh nghiệm, người này rất có khả năng là quan lại trong triều, lấy danh nghĩa ra vào ngự thư phòng bàn việc nước để ngầm thảo luận tình hình điều tra với Phạm Nguyên.
Gió từ hồ Dâm Đàm lồng lộng thổi vào thuyền, khiến tôi khẽ rùng mình, vội vã kéo kín tấm áo bông lại che lấy cổ cho bớt lạnh. Ngồi đối diện tôi, người thành niên với gương mặt xương xương, khoé môi luôn thấp thoáng thứ nụ cười hờ hững đang liên tục vân vê miệng bát trà nghi ngút khói. Chỉ khi nào tôi hỏi anh ta mới trả lời. Suốt quãng thời gian còn lại, anh ta đều dành cho việc rót trà vào mấy chiếc ly nho nhỏ vừa xin được của bà chủ quán, dùng đũa gõ tới gõ lui mấy bận như tấu nhạc giết thời gian.
“Dạo này thái độ ông Nguyễn Trãi thế nào? Vẫn bất đắc chí như trước hay là tâm trạng đã tốt hơn?”
Chiếc đũa trên tay anh ta vẫn không buông xuống, chỉ liếc mắt nhìn tôi một thoáng rồi lại nhanh chóng trở về với ly trà, giọng hơi chán nản: “Nãy giờ tôi đã cho em thông tin gia đình của ba vị đại thần, vậy mà em chỉ đãi tôi uống trà. Em không thể rộng rãi hơn một chút, gọi cho tôi một đĩa bánh đậu xanh sao?”
Tôi lạnh giọng: “Chúng ta đến đây không phải để uống trà ngắm cảnh. Nếu không phải vì tránh người ta chú ý thì tôi cũng chẳng giả gái ngồi đây dây dưa này nọ với anh.”
Chiếc đũa trên tay anh ta lúc này mới trượt xuống bàn: “Này, em vừa nói GIẢ GÁI phải không?” Hỏi xong lại tủm tỉm cười ra vẻ lịch sự, nhưng lịch sự đâu chẳng thấy, chỉ thấy đôi mắt kia càng nhìn càng gian tà, khoé miệng kia càng trông càng đểu giả, nếu không phải tham quan thì cũng là chủ chứa. Chả trách anh ta lại phải hoá trang khi chu du khắp nơi chữa bệnh.
Không phải anh ta sợ bại lộ thân thế của mình. Chẳng qua là mặt mũi không được lương thiện lắm, sợ người ta không tin tưởng nên hoá trang thôi.
Nhận được cái liếc xéo của tôi, anh ta cũng không đùa nữa: “Ông ấy vẫn chẳng có gì khác trước. Vẫn nghiêm khắc với con cái, thỉnh thoảng làm vài bài thơ khuyên vợ dạy con, nói chung là vẫn còn trong tình trạng bất đắc chí mà em nói, dù bề ngoài luôn ra vẻ không lo nghĩ.”
Tôi gật đầu lắc lắc bát trà.
Nếu Nguyễn Trãi vẫn không có gì thay đổi, điều này chứng tỏ ông ta không phải là người vạch ra kế hoạch điều tra. Từ sau vụ Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo bị giết vì nghi ngờ mưu phản, vai trò của Nguyễn Trãi trong triều đã mờ nhạt rất nhiều, không còn khả năng ảnh hưởng việc triều chính như xưa nữa, chức thượng thư bộ Lại đảm nhiệm từ hồi kháng chiến cũng rơi vào tay người khác(3). Tiên đế băng hà, tình thế của ông ấy lại càng khó khăn hơn trước, ngay cả bọn chỉ giỏi khua môi múa mép trong Nội mật viện cũng có thể nấp bóng Lê Sát bắt bẻ ông ấy được. Giả sử việc điều tra lần này là do Nguyễn Trãi bí mật tiến hành, lẽ ra ông ấy phải thấy hứng khởi vì lại được tin dùng mới phải.
Đây chính là nguyên nhân tôi cần có Đỗ Huy.
Chưa kể đến việc không phải mật thám nào cũng trà trộn đuợc vào nhà các đại thần, có được một địa vị tương đối cao để điều tra họ. Sau sự kiện tra xét tham quan hồi đầu tháng bảy, các đại thần đa số đều an phận hơn trước rất nhiều, đấy là theo báo cáo của các mật thám kinh thành. Những người leo được lên địa vị cao dần dần đều học được cách sống kín kẽ, có nhiều chuyện kẻ hầu người hạ trong nhà không biết được. Các đại thần kia có thể đã luyện thành tinh, nhưng con cái họ đa số đều ăn sung mặc sướng không lo nghĩ, hoặc ít trải đời, dễ khai thác điểm yếu hơn nhiều. Đỗ Huy là con cái nhà quan, tính tình phóng khoáng, kết giao nhiều, sẽ có thể từ những cậu công tử còn non nớt ấy tra xét được tình hình gia đình họ.
Có lẽ chờ mãi vẫn thấy tôi keo kiệt không gọi bánh, rốt cuộc anh ta cũng đứng dậy, lững thững bước lên bờ mua một khúc mía người ta vừa gánh đi ngang, sau đó ngồi nhai ngon lành, cứ như đang cố tình chọc tức tôi.
“Chỉ có trẻ con mới thích mấy thứ này.” Tôi bĩu môi.
Anh ta quay sang tôi, nhún vai cười: “Tôi trẻ con, tôi thích ăn mía, thế thì can hệ gì em?”
Tôi lơ đễnh nhìn sang hướng khác.
Ngay từ đầu tôi đã không có ý định giết Đỗ Huy, càng không mang theo tâm trạng yếu đuối và đau khổ đến nỗi khóc sướt mướt để đến gặp anh ta. Có thất vọng thì cũng đã thất vọng đủ vào đêm trước đấy rồi.
Anh ta đã có gan đưa cặp chuông ngọc vào cung để cảnh báo tôi, thì hẳn cũng từng nghĩ đến khả năng tôi muốn giết người diệt khẩu. Theo kinh nghiệm của tôi từ những lần tiếp xúc với anh ta ở Lạng Sơn, người như anh ta thể nào cũng đã sớm đào sẵn một lối thoát cho mình, và rất có thể ngay sau khi tôi giết anh ta, bí mật của tôi cũng sẽ bị kẻ khác công khai. Vả lại, nếu ra tay, tôi lại cảm giác dường như mình đang làm chuyện có lỗi với thầy.
Đến khi gặp lại anh ta ở quán trọ, rồi cả hai cùng đến ngôi nhà hoang nọ, thứ linh cảm “Không nên giết” ấy lại càng thôi thúc tôi mãnh liệt.
Tôi nhận ra anh ta DÙNG ĐƯỢC.
Thứ Phạm Nguyên thiếu nhất, cũng là thứ Lê Sát dư dả nhất, chính là hậu thuẫn. Lê Sát chinh chiến nhiều năm, từng cùng bao tướng sĩ vào sinh ra tử. Những kẻ theo phe ông ta hôm nay phần nhiều là nịnh hót vì tư lợi, nhưng những người chịu ơn hay ngưỡng mộ ông ta, thật ra cũng không phải ít. Chưa kể thứ tâm lý “Ta cứu nước nên ta có quyền” của ông ta cũng là tâm lý chung của nhiều người, nên việc lật đổ Lê Sát không phải chỉ là giết hay bãi chức một người, mà phía sau đấy còn là vô số nhân vật sẵn sàng chống lưng cho một quyền thần có khả năng giúp họ giữ được lợi ích của mình. Lúc Lê Sát cầm đầu mấy chục đại thần cáo bệnh nghỉ chầu để bức Phạm Nguyên giết tổng quản Cung, chúng tôi đã thấm thía sự thật nghiệt ngã này. Thứ mà tiên đế truyền cho Phạm Nguyên chỉ là ngai vị, không phải giang sơn. Thứ mà cậu ta nắm trong tay chỉ là ngọc ấn, chứ không phải là quyền lực.
Cậu ta cần những người thật sự xem cậu ta là lãnh đạo.
Thế nhưng, người không theo phe Lê Sát tuy không hiếm, người dám chống đối ông ta lại chẳng mấy ai. Sau khi Lưu Nhân Chú chết không rõ ràng, Trịnh Khắc Phục bị tước binh quyền, Bùi Ư Đài lưu đày biệt xứ, Trịnh Khả và Bùi Cẩm Hổ bị đẩy đến Lạng Sơn, nỗi sợ của những người định theo “chính nghĩa” đã lên đến đỉnh điểm(4). Lòng trung của họ đối với thiên tử giờ đây chỉ gói gọn vào việc không làm gì sai trái. Họ không dám thay đổi, cũng không dám đứng lên. Ngay cả người từng quyền cao chức trọng, nổi tiếng vì nhân nghĩa như Nguyễn Trãi cũng chỉ dám hành động cầm chừng. Hoàng thân quốc thích như Lê Khôi, Đinh Liệt cũng chỉ dám quyền ai nấy giữ(5).
Đặt cược mạng sống của bản thân vào một ấu chúa chưa rõ tài năng đức độ thế nào, họ thấy không xứng đáng.
Phạm Nguyên muốn chứng tỏ mình cũng quan tâm quốc sự để thử lòng Lê Sát và các đại thần, nên công khai danh sách quan viên phạm tội, tuyên bố rằng mình đã ngầm phái người tra hỏi nên dò la được. Tôi thuận nước đẩy thuyền, trong danh sách vốn dĩ chỉ có bốn mươi tám cái tên, tôi kiến nghị đưa vào thêm năm tên nữa, để những quan viên tốt nhưng quá an phận thủ thường cũng bị cuốn vào vòng xoáy.
Cây xanh tốt quá thì khó mà ra quả. Phải để những người này chịu oan một chút, khiến họ thất vọng và phẫn nộ, sau đó tôi mới xuất hiện, đóng vai kẻ ngưỡng mộ vì nghe tiếng họ từ lâu, dựa vào thanh thế Phạm Nguyên để chạy đi tìm người này người nọ giúp họ giải oan. Cuối cùng, âm thầm chuyển lời xin lỗi của Phạm Nguyên đến họ vì đã tiếp nhận nguồn tin không chính xác, khiến những thanh quan như họ bị hàm oan, đồng thời nhắn nhủ họ tiếp tục dốc lòng lo cho dân cho nước, ngoài họ ra cậu ta chẳng còn biết trông cậy vào ai giữa một rừng quan lại bất lương này.
Nghe tôi nói xong, có người còn rơm rớm nước mắt lúc rời đi.
Việc cha của Đỗ Huy vô tình có tên trong số ấy thật ra không nằm trong dự tính của tôi, vì tuy viết thêm tên là do tôi đề xuất, nhưng viết tên ai lại do Phạm Nguyên quyết định. Không ngờ, vì việc ấy, tôi lại gặp anh ta.
À không, phải nói là GẶP LẠI.
“Triều đình lúc này vẫn còn rất loạn, không phải là nơi tốt để dung thân.” Anh ta chợt nghiêm túc nhìn tôi, chậm rãi cất lời. “Tôi chịu ơn cha em, tôi không mong em chọn con đường tự làm khổ chính mình. Nếu muốn, có thể đến nhà tôi, gia đình tôi nhất định sẽ đối xử tốt với em. Tuy không thể cho em vinh hoa phú quý, nhưng chắc chắn em sẽ được ăn học đến nơi đến chốn, sống trong sung túc, cả đời không cần lo nghĩ.”
“Tôi không có hứng thú làm vợ của anh.” Tôi khoanh tay, nghiêng đầu kiêu ngạo đáp.
Đã phải chịu bao nguy hiểm, cố gắng nhiều như thế, sao tôi có thể vì một cuộc sống an nhàn mà bỏ qua tất cả?
Anh ta phì cười: “Này bé con, tôi có bảo em về làm vợ tôi đâu, ý tôi là em về làm em gái nuôi mà. Em nghĩ đi đâu vậy?” Rồi lại làm ra vẻ lịch sự dùng tay áo cố giấu nụ cười đang lan toả trên môi.
Tôi cúi xuống dán mắt vào bát trà, sau đó lại ngẩng mặt lên: “Anh có tiếp cận được đứa con nào của Lê Ngân không?”
“Vẫn chưa.” Anh ta lắc đầu, nhưng vẫn che tay áo. Tức là vẫn đang cười.
Tôi uống cạn chén trà rồi đứng dậy ra về. Lúc đi ngang qua anh ta, thấy anh ta lại bắt đầu gặm mía, tức mình lầm bầm trù ẻo: Ăn đi, ăn đi, ăn cho kiếp sau thành cây mía luôn đi!
…
Trên đường trở về cung, lúc đi tắt qua một con ngõ vắng, tôi tình cờ đụng phải một tên móc túi đang bị người ta truy đuổi, khiến cả hai đều ngã sóng soài. Những người phía sau đã đuổi đến rất gần nên tên móc túi vừa đứng dậy được đã hốt hoảng vụt đi ngay, quên mất cả tang vật vừa bị rơi ra.
Tôi cũng đứng dậy.
Vừa nhìn thấy thứ tang vật rơi trên mặt đất, ánh mắt liền bị hút chặt vào.
Đây chẳng phải là mảnh ngọc thầy trao cho tôi trước lúc lâm chung sao?
Mảnh ngọc quý giá mà thầy từng bảo được đựng trong tã lót của tôi lúc nhặt tôi về, đẹp đến nỗi hai năm trước cả tiên đế cũng từng nhìn không rời mắt.
Không lâu sau đó, bị người ta trộm mất cùng gia tài nhỏ bé mà tôi dành dụm dược.
“Chào cậu, cậu có thể cho tôi nhận lại mảnh ngọc được không, tôi xin hậu tạ.” Một cô gái áo nâu xinh đẹp thở hổn hển dừng lại trước mặt tôi, dịu dàng cất tiếng. “Mảnh ngọc này là của phu nhân tôi đang đứng ở kia, vừa ra phố chưa được bao lâu thì bị người ta giật mất.”
Tôi tò mò nhìn theo ánh mắt cô gái nọ, trong lòng ngổn ngang những câu hỏi không tìm nổi lời giải đáp.
Bóng dáng người thiếu phụ dần hiện lên rõ rệt theo mỗi bước chân bà tiến đến gần tôi.
Xiêm áo trang nhã nhưng phấn son nhợt nhạt, cử chỉ cao quý nhưng điềm đạm giản đơn. Có chút gì đấy giống như người bệnh.
Ánh mắt bà ấy, cũng giống như tôi ban nãy, chăm chăm dán vào mảnh ngọc.
Chú thích:
(1) Đây là bài “Tương kiến thì nan biệt diệc nan” của nhà thơ Lý Thương Ẩn (813-858) thời Đường.
Nguyên tác:
“Tương kiến thì nan biệt diệc nan,
Đông phong vô lực bách hoa tàn.
Xuân tàm đáo tử ty phương tận,
Lạp cự thành hôi lệ thuỷ can.
Hiểu kính đãn sầu vân mấn cải,
Dạ ngâm ưng giác nguyệt quang hàn.
Bồng Lai thử khứ vô đa lộ,
Thanh điểu ân cần vị thám khan.”
Bản dịch thơ của Trần Trọng Kim:
“Khó thay khi hợp khi tan,
Gió đông yếu ớt để tàn trăm hoa.
Con tằm đến chết hết tơ,
Sáp cây chảy cạn, lệ đà ráo ngay.
Sáng soi mái tóc đổi thay,
Đêm ngâm dưới nguyệt, mới hay lạnh lùng.
Một đường đi đến non Bồng,
Chim xanh đưa đón cậy lòng dò thăm.”
(2) Đây là bài thơ “Tống nhân bắc hành” (Tiễn người đi phương Bắc) của nhà thơ Nguyễn Ức thời Trần.
(3) Đầu thời Lê nước ta chỉ có hai bộ: bộ Lễ và bộ Lại. Trong đó chức năng của bộ Lại là tìm kiếm nhân tài, bổ nhiệm, bãi miễn, kiểm tra, thăng giáng và điều động các quan.
Năm 1427 (Năm cuối cùng của khởi nghĩa Lam Sơn), Lê Lợi phong Hàn lâm viện thừa chỉ học sĩ Nguyễn Trãi làm Triều liệt đại phu, Nhập nội hành khiển, Lại bộ thượng thư kiêm hành Khu mật viện sự. (ĐVSKTT)
Năm 1429, ra lệnh bắt Hữu tướng quốc Trần Nguyên Hãn để giao quan lại xét hỏi. Trên đường về kinh, Trần Nguyên Hãn nhảy khỏi thuyền tự sát.
Trần Nguyên Hãn là cháu Trần Nguyên Đán (tức em cô cậu với Nguyễn Trãi), có học thức, giỏi binh pháp, giúp Lê Thái Tổ khởi nghĩa, từng lập được chiến công. Về sau thấy Lê Lợi không phải là người có thể cùng hưởng phú quý nên xin về hưu sớm, được nhà ưng thuận; nhưng vì là dòng dõi nhà Trần nên bị nghi kỵ. Khi đã về ấp Sơn Đông, Trần Nguyên Hãn xây dựng phủ đệ xa hoa, đóng thuyền lớn, nên có người mật tấu ông tạo phản.
Bọn Đinh Bang Bản, Lê Quốc Khí, Trình Hoành Bá, Nguyễn Tông Chí, Lê Đức Dư trong Nội mật viện đón biết ý vua, dâng sớ mật khuyên Lê Lợi quyết ý giết đi. Nếu có ai không vui, bọn Quốc Khí liền chỉ vào họ mà bảo họ là bè đảng của hai nhà ấy, nên rất nhiều người bị xử tử và đi đày. Các quan đều sợ miệng bọn chúng không dám nói gì. Nhưng Lê Lợi biết rất rõ bọn Quốc Khí đều là loại tiểu nhân xảo quyệt, trong bụng vẫn ghét chúng. Sau này bọn chúng đều có tội, lần lượt bị đuổi đi, song lại lo chúng đuợc dùng lại cho nên ra lệnh sau này triều đình không được dùng chúng nữa. (Khi Lê Thái Tông lên ngôi, Lê Sát từng tâu xin cho bọn này về làm quan lại vì thấy chúng có tài, nhưng các ngôn quan đã lấy ý chỉ của tiên đế ra ngăn lại.)
Năm 1431, thượng thư bộ Lại là Hà Lật, không phải là Nguyễn Trãi nữa. (ĐVSKTT)
(4) Lưu Nhân Chú là một trong những công thần lớn nhất của khởi nghĩa Lam Sơn, từng được Lê Lợi ban chế văn phong làm tể tướng, nắm binh quyền. Ông chết một cách bí ẩn không lâu sau khi Lê Thái Tông lên ngôi, có người viết thư nặc danh dán ở chợ, kết tội Lê Sát và Phạm Vấn đã giết Lưu Nhân Chú. Sau đó Lê Sát đã đề nghị giết một nho sinh bị xem là chủ bức thư, nhưng người tra án kết luận không đủ chứng cứ rằng bức thư ấy của anh ta viết, nên này chỉ bị xử tội lưu đày.
Trịnh Khắc Phục là em cùng mẹ khác cha của Lưu Nhân Chú, bị Lê Sát bãi chức Nam đạo Hành khiển, cho làm chứ Phán đại tông chính.
Những sự kiện của Bùi Ư Đài, Trịnh Khả, Bùi Cầm Hổ truyện đều đã đề cập qua. Họ là những người có xích mích, hoặc có tư tưởng trái với Lê Sát nên bị Lê Sát tâu vua giáng chức hoặc lưu đày.
(5) Đinh Liệt là cháu gọi Lê Lợi bằng cậu, cũng là một khai quốc công thần.
Lê Khôi là cháu gọi Lê Lợi bằng chú, cũng là một khai quốc công thần, tính tình thâm trầm ít nói, rất được Lê Lợi tin yêu. Lúc cuối đời, Lê Lợi đã gọi Lê Khôi đến bàn xem nên truyền ngôi cho Quận vương Lê Tư Tề hay cho Thái tử Lê Nguyên Long, Lê Khôi đã khuyên Lê Lợi chọn Nguyên Long. Cuối cùng Lê Nguyên Long được truyền ngôi.